Modun TH23 - Mạng internet: Tìm kiếm và khai thác thông tin

Các chương trình mail client lại chia làm 2 loại: Một loại có nhiệm vụ gửi thư đi,và một loại nhận thư về. Ngày nay, hầu hết các chương trình mail client đều tích hợp cả 2 chức năng này vào cùng một chương trình.

Chương trình gửi thư đi được gọi là chương trình SMTP, sử dụng giao thức SMTP (Simple Mail Transfer Protocol) kết nối tới máy chủ SMTP. Các máy chủ SMTP sẽ sử dụng giao thức này để đưa e-mail của bạn vòng vèo qua các máy chủ khác trên mạng cho đến khi e-mail đến được máy đích, hoặc không thể đến đích được và phải quay trở về nếu không tìm thấy địa chỉ cần gửi đi.

Chương trình nhận thư về có 2 loại: POP (Post Office Protocol) kết nối tới máy chủ POP để nhận thư về. Loại thứ 2 là IMAP, cũng kết nối tới máy chủ IMAP để nhận thư về. Tuỳ theo từng nhà cung cấp dịch vụ e-mail, mà người ta có thể cung cấp cho bạn hoặc là POP, hoặc là IMAP.

 

doc29 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3662 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Modun TH23 - Mạng internet: Tìm kiếm và khai thác thông tin, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cụ tìm kiếm cũng đã hỗ trợ thêm nhiều phép toán lên từ khóa. Dĩ nhiên mỗi công cụ có thể sẽ hỗ trợ những phép toán khác nhau. Ở đây chỉ nêu ra một số phép toán cơ bản được hỗ trợ bởi hầu hết các công cụ tìm kiếm.
Dùng phép cộng + : Để tìm các trang có chứa tất cả các chữ của từ khóa mà không theo thứ tự nào hết thì viết nối các chữ này với nhau bằng dấu +. 
Thí dụ: Tìm trang nói về cách thức viết Linux scripts có thể dùng bộ từ khóa: +Linux +script +tutor
Dùng phép trừ - : Trong số các trang Web tìm được do quy định của từ khóa thì công cụ tìm kiếm sẽ loại bỏ các trang mà nội dung của chúng có chứa chữ (hay cụm từ) đứng ngay sau dấu trừ. 
Thí dụ: Khi tìm tin tức về các loại xe dùng kỹ thuật lai mới chưa có bán trên thị trường nhưng không muốn các trang bán xe hay các trang nói về hai kiểu xe Prius (của Toyota) và kiểu xe Insight (của Honda) lọt vào danh sách truy tìm thì có thể thử từ khóa: +car +hibrid -sale -Prius -Insight
	Dùng dấu ngoặc kép " " : Khi muốn chỉ thị công cụ tìm kiếm nguyên văn của cụm từ, có thể dùng dấu ngoặc kép.Internet là một kho tài nguyên thông tin vô tận được cung cấp bởi hàng triệu trang Web trên khắp thế giới. Các thông tin này rất đa dạng và có thể đúng, cũng có thể sai hoặc chưa đầy đủ, do đó người sử dụng cần phải tìm kiếm thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và sau đó mới so sánh, tổng hợp để có được kết quả như mong muốn. Ngoài ra việc tìm kiếm được đúng thông tin cần thiết cũng không phải là chuyện dễ dàng.
Hiện này có rất nhiều trang web với công cụ hỗ trợ tìm kiếm đã giúp cho người sử dụng Internet rất nhiều trong việc tìm kiếm thông tin. Trong số có thể kể đến các trang Web hỗ trợ tìm kiếm thông dụng như  Google, Yahoo, AltaVista, Lycos, AllTheWeb,...
Để tìm kiếm thông tin, trước tiên cần phải xác định từ khóa (Key Words) của thông tin muốn tìm kiếm, đây là phần rất quan trọng, từ khóa là từ đại diện cho thông tin cần tìm. Nếu từ khóa không rõ ràng và chính xác thì sẽ cho ra kết quả tìm kiếm rất nhiều, rất khó phân biệt và chọn được thông tin như mong muốn, còn nếu từ khóa quá dài kết quả tìm kiếm có thể không có.
Thí dụ:
	Muốn tìm thông tin về cách sử dụng máy vi tính:
Nếu nhập từ khóa vi tính thì kết quả sẽ có rất nhiều bao gồm cả thông tin mua bán, lắp ráp, sửa chữa,... máy vi tính.
Nếu nhập từ khóa cách sử dụng máy vi tính thì sẽ có rất ít hoặc có thể không tìm thấy thông tin về từ khóa này.
Trong trường hợp này nếu dùng từ khóa sử dụng vi tính có thể sẽ cho kết quả tối ưu hơn.
Thông thường chỉ cần nhập từ khóa muốn tìm và nhấn nút Tìm kiếm (Search) hoặc nhấn phím Enter thì sẽ cho ra nhiều kết quả tìm kiếm bao gồm địa chỉ liên kết đến trang Web mà trong tiêu đề hoặc nội dung có chứa từ khóa cần tìm và vài dòng mô tả bên dưới, chỉ cần nhấn trái chuột vào địa chỉ liên kết sẽ mở được trang Web có thông tin muốn tìm.
Để mở rộng các chức năng tìm kiếm, cũng như tạo thêm nhiều tiện dụng cho người dùng, các công cụ tìm kiếm cũng đã hỗ trợ thêm nhiều phép toán lên từ khóa. Dĩ nhiên mỗi công cụ có thể sẽ hỗ trợ những phép toán khác nhau. Ở đây chỉ nêu ra một số phép toán cơ bản được hỗ trợ bởi hầu hết các công cụ tìm kiếm.
Dùng phép cộng + : Để tìm các trang có chứa tất cả các chữ của từ khóa mà không theo thứ tự nào hết thì viết nối các chữ này với nhau bằng dấu +. 
Thí dụ: Tìm trang nói về cách thức viết Linux scripts có thể dùng bộ từ khóa: +Linux +script +tutor
Dùng phép trừ - : Trong số các trang Web tìm được do quy định của từ khóa thì công cụ tìm kiếm sẽ loại bỏ các trang mà nội dung của chúng có chứa chữ (hay cụm từ) đứng ngay sau dấu trừ. 
Thí dụ: Khi tìm tin tức về các loại xe dùng kỹ thuật lai mới chưa có bán trên thị trường nhưng không muốn các trang bán xe hay các trang nói về hai kiểu xe Prius (của Toyota) và kiểu xe Insight (của Honda) lọt vào danh sách 
Thí dụ: Khi muốn tìm hướng dẫn cách cài đặt Hệ điều hành Windows XP thì có thể sử dụng từ khóa "cách cài windows xp" 
Các tham số hỗ trợ tìm kiếm
	Nhiều công cụ tìm kiếm còn hỗ trợ thêm các tham số tìm kiếm. Khi dùng các tham số tìm kiếm như một thành phần của bộ từ khoá thì các trang Web được trả về sẽ thoả mãn các đặc tính chuyên biệt hoá theo ý nghĩa mà các tham số tìm kiếm này. Các tham số hỗ trợ này cho phép kiểm soát được các nội dung hoặc trang nào muốn truy tìm.
Các tham số tìm kiếm kết thúc bằng dấu hai chấm (:) và chữ (hay cụm từ trong ngoặc kép) của bộ từ khoá nào đứng ngay sau dấu này sẽ bị chi phối bởi điều kiện của tham số tìm kiếm, còn các thành phần khác trong từ khoá sẽ không thay đổi ý nghĩa.
Tìm kiếm trong giới hạn tên miền
	Các tham số tìm kiếm giới hạn công cụ tìm kiếm trả về các trang nằm trong một tên miền, hay một miền con. Tùy theo công cụ tìm kiếm mà các tham số tìm kiếm được sử dụng
Altavista hỗ trợ chức năng này bằng từ khoá host: Thí dụ: host:mars.jpl.nasa.gov mars saturn chỉ tìm trong mars.jpl.nasa.gov tất cả các trang có chứa chữ mars và chữ saturn.
Excite, Google, Yahoo hỗ trợ chức năng này bằng từ khoá site:, khi kết hợp với các lệnh khác có thể tìm theo cách chuyên biệt. Thí dụ: "carbon nanotech" -site:www.technologyreview.com cho phép tìm tất cả các trang nào có chứa cụm từ carbon nanotech ngoại trừ các trang xuất sứ từ www.technologyreview.com
AllTheWeb hỗ trợ các từ khoá domain, url, site: cho chức năng này. Thí dụ: để tìm các trang về deutch từ các trang trong nước Đức có thể dùng deutch domain:.de
Tìm kiếm trong giới hạn tiêu đề
	Các tham số tìm kiếm dùng để tìm trang có tựa đề chứa một từ (hay cụm từ) đặc biệt
AltaVista, AllTheWeb, Inktomi (MSN và HotBot) dùng từ khoá title: Thí dụ: title: Mars Landing sẽ giúp truy tìm các trang có đề tựa về Mars Landing.
Google và Teoma hỗ trợ các từ khoá intitle: và allintitle: (allintitle: sẽ ảnh hưởng đến tất cả các chữ đứng sau dấu :).
Tìm kiếm trong giới hạn địa chỉ liên kết (URL)
	Các từ khoá dùng để tìm các địa chỉ Web nào có chứa từ (hay cụm từ) của bộ từ khoá
Google hỗ trợ từ khoá inurl: và allinurl:
Muốn tìm địa chỉ các trang Web có một chữ đặc biệt thì dùng inurl. Thí dụ, inurl:nasa sẽ giúp tìm tất cả các địa chỉ Web nào có chứa chữ nasa.
Nếu cần truy tìm một điạ chỉ có nhiều hơn một chữ thì dùng allinurl: Thí dụ, allinurl:vietnam thetholucbat sẽ giúp tìm tất cả các trang nào mà nội dung địa chỉ của nó chứa chữ vietnam hay là chữ thetholucbat.
Inktomi, AOL, GoTo, HotBot cung cấp từ khoá originurl: cho việc này.
Yahoo thì dùng từ khoá u:
Exite dùng url:
Tìm kiếm trong giới hạn liên kết (Link)
	Các tham số tìm kiếm giúp tìm các trang có cài đặt các liên kết tới địa chỉ trang được ghi trong từ khoá
Google, Yahoo sẽ cung cấp từ khoá link: Tuy nhiên, Yahoo yêu cầu địa chỉ trong từ khoá phải có đủ tiếp đầu ngữ http:// thì mới hoạt động hữu hiệu. Thí dụ: bộ từ khoá link:vi.wikipedia.org sẽ giúp truy ra tất cả các trang Web nào có liên kết tới trang vi.wikipedia.org.
MSN hỗ trợ chức năng này bằng từ khoá linkdomain:
Tìm kiếm trong giới hạn loại (định dạng) của tập tin
	Để truy tìm các loại tập tin có định dạng (format) đặc biệt thì có thể dùng từ khoá filetype:đuôi của tập tin
Google: sẽ hỗ trợ truy tìm các kiểu tập tin: PDF, Word (.doc), Excel (.xls), PowerPoint (.ppt) và Rich Text Format (.rtf) cũng như PostScript (.ps), Text (.txt), HTML (.htm hay .html), WordPerfect (.wpd) và các đuôi khác... Thí dụ: laser filetype:pdf sẽ giúp tìm các trang là các tập tin dạng .pdf (.pdf là loại tập tin đưọc dùng trong cá hồ sơ văn bản của phần mềm Adobe Arcobat).
Yahoo cho phép tìm HTML (htm hay html), PDF, Excel (.xls), PowerPoint (.ppt), Word (.doc), RSS/XML (.xml) và tập tin văn bản dạng (.txt).
MSN chỉ hỗ trợ chuyên tìm các loại tập tin: HTML, PDF, PowerPoint (.pps hay .ppt), các dạng của Word, hay Excel.
	Đối với các công cụ tìm kiếm thì các tập tin có đuôi .htm khác với các tập tin có đuôi .html. Do đó, nếu muốn tìm một cách chắc chắc tất cả các tập tin dạng HTML thì nên tìm làm hai lần, một riêng cho htm và một cho html.
Kí tự thay thế và kí tự ~ trong bộ từ khoá
	Ký tự thay thế (wildcard character) được hiểu là một ký tự có thể dùng để thay thế, hay đại diện cho một tập hợp con của tập các ký tự chưa được xác định hoàn toàn. Một cách đơn giản hơn, ký tự thay thế là ký tự được dùng để đại diện cho một ký tự, hay một chuỗi ký tự trong một từ khoá, mệnh đề, câu hay dãy các ký tự. Nhiều công cụ tìm kiếm hỗ trợ cho việc sử dụng hai loại ký tự thay thế. Đó là dấu sao * và dấu chấm hỏi ?
Dấu sao * : dấu này sẽ thay thế cho một dãy bất kì các kí tự (chữ, số, hay dấu). Thí dụ: trong từ khoá có t*ng thì chữ t*ng có thể hiểu ngầm là tướng, từng, tuồng, ttamxng,...
Cần lưu ý sự khác biệt về ý nghĩa đối với kí tự thay thế * dùng trong các hệ điều hành như là DOS, LINUX, Windows,... Theo cách hiểu của các hệ thống này thì dấu * hoàn toàn không bị lệ thuộc vào giới hạn của một từ. Trong khi đó, dấu * dùng trong công cụ tìm kiếm sẽ được hạn chế trong giới hạn của một từ. 
Ví dụ: Từ khoá My* dùng trong các công cụ tìm kiếm của các hệ điều hành kiểu Windows thì nó có thể là My Downloads, My Documents, My Yahoo!, my_magazines.ico, mysql.php, myth_psychemohop.jpg, mystere,.... Trong khi đó my* trong các công cụ tìm kiếm chỉ giới hạn trong các chữ lập thành bắt đầu với my. 
Như vậy, trong ví dụ trên thì My Downloads, My Documents, My Yahoo! sẽ không được công cụ tìm kiếm xem xét mà chỉ có my_magazines.ico, mysql.php, myth_psychemohop.jpg, mystere là hợp lệ mà thôi. AltaVista, Inktomi (iWon), Northern Light, Gigablast, Google, Yahoo, MSN, ... đều hỗ trợ cho cách dùng dấu * này.
Dấu chấm hỏi ? : dùng thay cho một kí tự duy nhất nào đó. Thí dụ: ph?ng có thể là phong, phặng, ph@ng, ph_ng, ph-ng,... nhưng không thể là phượng, ph ng, phug, phăang. AOL Search, Inktomi (iWon) là các công cụ tìm kiếm có hỗ trợ dấu ? này.
Dấu ngã ~ : Đặc biệt trong Google có một cách để tìm không những các trang có chứa từ khoá mà còn tìm các trang có chứa chữ đồng nghĩa (synonym) Anh ngữ với từ khoá. Ví dụ: ~food facts sẽ giúp truy tìm các dữ liệu có chữ food facts và các chữ tương đương như nutrition facts,... Sự truy tìm theo hỗ trợ này đặc biệt hữu dụng trong trường hợp các tài liệu cần tìm quá hiếm hoi.
Cách sử dụng dịch vụ gửi và nhận thư điện tử:
Thư tín điện tử (Electronic-mail viết tắt là E-mail) là một trong những dịch vụ thông dụng nhất trên Internet hiện nay. Dịch vụ này được triển khai trên các mạng máy tính cho phép người dùng gửi thư cho nhau. 
Khái niệm “thư” ở đây được hiểu là một đoạn văn bản (text) và cũng có thể là các file dữ liệu gửi kèm. Muốn sử dụng được dịch vụ này, bạn phải đăng kí một địa chỉ E-mail (còn gọi là tài khoản E-mail hoặc tên hòm thư) 
Một tài khoản e mail thường bao gồm 2 phần: 
- Tên hòm thư (User Name, hay User ID) là tên được người sử dụng dùng để đăng ký lập hòm thư. Tên này bắt buộc là duy nhất đối với từng nhà cung cấp dịch vụ thư điện tử, để đảm bảo các thư không bị gửi nhầm cho nhau. 
- Tên miền: Là tên máy chủ mail của nhà cung cấp dịch vụ. 
- Hai thành phần này kết hợp với nhau với chữ @ ở giữa sẽ cho ta địa chỉ của hòm thư: ten_hom_thu@ten_mien. 
- Ví dụ: dmu@ccfsc.org.vn, webmaster@yahoo.com, ... 
Muốn có một tài khoản e-mail, bạn phải đăng ký với nhà cung cấp dịch vụ e-mail. Có 2 loại đăng ký: đăng ký sử dụng miễn phí (bạn phải chịu một chút ít quảng cáo) và đăng ký sử dụng trả tiền (bạn phải bỏ tiền thuê bao tài khoản, nhưng bù lại, bạn sẽ có nhiều lợi ích khác như: tính ổn định, bảo mật, chống quảng cáo). 
Để truy cập hòm thư, bạn có thể sử dụng một trong 2 cách: sử dụng hòm thư qua web (được hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ) và truy cập thông qua các chương trình mail Client (chỉ một số ít nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ). 
Các chương trình mail client lại chia làm 2 loại: Một loại có nhiệm vụ gửi thư đi,và một loại nhận thư về. Ngày nay, hầu hết các chương trình mail client đều tích hợp cả 2 chức năng này vào cùng một chương trình. 
Chương trình gửi thư đi được gọi là chương trình SMTP, sử dụng giao thức SMTP (Simple Mail Transfer Protocol) kết nối tới máy chủ SMTP. Các máy chủ SMTP sẽ sử dụng giao thức này để đưa e-mail của bạn vòng vèo qua các máy chủ khác trên mạng cho đến khi e-mail đến được máy đích, hoặc không thể đến đích được và phải quay trở về nếu không tìm thấy địa chỉ cần gửi đi. 
Chương trình nhận thư về có 2 loại: POP (Post Office Protocol) kết nối tới máy chủ POP để nhận thư về. Loại thứ 2 là IMAP, cũng kết nối tới máy chủ IMAP để nhận thư về. Tuỳ theo từng nhà cung cấp dịch vụ e-mail, mà người ta có thể cung cấp cho bạn hoặc là POP, hoặc là IMAP. 
Chức năng chính của một hòm thư điện tử: 
- Nhận và gửi thư điện tử (e-mail). 
- Thực hiện các thao tác đơn giản như xoá e-mail, lưu trữ e-mail, chuyển e-mail đến một hòm thư khác, trả lời lại người gửi, hoặc gửi đến nhiều địa chỉ khác nhau. 
- Chống thư quảng cáo 
- Cho phép thay đổi/khôi phục lại mật khẩu. 
- Cho phép gửi kèm văn bản, hình ảnh, file  
2. Dùng Outlook Express 
a. Cài đặt Internet Mail với Outlook Express 
Bước 1: Cài đặt Modem và tạo kết nối đến nhà cung cấp dịch vụ. Nếu máy tính của bạn đã kết nối Internet rồi thì không cần thực hiện bước này. 
Bước 2: Khai báo Account 
Khởi động Outlook Express, vào menu Tools chọn Accounts..., 
xuất hiện hộp thoại như sau: 
Chọn nút Add để khai thêm Account mới, đây chính là tên người gửi đối với người nhận thư của bạn. Sau đó bạn đặt tên cho email này và khai báo các thông số.
Tại thẻ General, các thông số như sau: 
- Name : Tên hiển thị khi gửi thư đi.
- Email Address : Gõ địa chỉ email của bạn. 
- Reply Address : Gõ địa chỉ bạn sẽ nhận thư. 
Tại thẻ Server gõ các thông số: 
- Outgoing Mail : Gõ địa chỉ máy chủ gửi thư (SMTP) 
- Incoming Mail : Gõ địa chỉ mãy chủ nhận thư (POP3, chỉ thực hiện được với các mail server cho phép dịch vụ POP3) 
Chú ý: Địa chỉ mail server của các nhà cung cấp dịch vụ ở VN 
Tên nhà cung cấp 
Outgoing Mail 
Incoming Mail 
VDC
mail.hn.vnn.vn 
mail.hn.vnn.vn 
FPT
imail.fpt.vn
omail.fpt.vn
NETNAM
pop.netnam.vn 
smtp.netnam.vn 
Mạng CCFSCnet
mail.ccfsc.org.vn 
mail.ccfsc.org.vn
- Login using : gõ tên truy cập vào hòm thư của bạn. 
- Password : gõ mật khẩu của hòm thư (khác với mật khẩu truy cập internet). 
Tại thẻ Connection 
- Chọn một kết nối trong danh sách kết nối, để khi bạn khởi động Outlook Express sẽ tự động quay số kết nối. 
Bước 3: Sau khi khai báo xong các tuỳ chọn ở trên nháy vào nút 
để kết thúc, khi đó bạn có thể sử dụng được Account của mình trong Outlook Express. 
b. Sử dụng Internet Mail 
Khởi động Outlook Express: Nháy đúp vào biểu tượng trên màn hình 
nền.Outlook sẽ tự động quay số kết nối Internet để nhận và gửi thư. 
Giao diện chương trình sau khi khởi động như sau: 
Mỗi khi khởi động nếu có thư mới chưa đọc Outlook sẽ thông báo, chữ số ghi trong mục Inbox chính là số lượng thư mới. 
Gửi thư mới: nháy chuột trái vào mục Compose Message (hoặc Create Mail đối với phiên bản Outlook 6..0), màn hình soạn thảo thư mới xuất hiện như sau:
Sau khi gõ xong nội dung thư và điền đầy đủ các địa chỉ, thì nháy vào nút Send trên thanh công cụ để gửi thư. 
Gửi thư có file đính kèm: Các bước tiến hành vẫn như gửi thư mới, để đính thêm file kèm vào thư thì trước khi gửi thư đi nháy chuột trái vào biểu tượng có hình chiếc gim trên thanh công cụ. 
Khi đó sẽ xuất hiện hộp thoại cho phép bạn chọn đến file cần đính kèm, nháy vào nút Attachs để kết thúc. 
Như vậy: khi gửi thư đi, bức thư của bạn sẽ gửi kèm theo cả file dữ liệu mà bạn vừa gửi đến người nhận. 
Đọc thư: nháy chuột trái lên tên của thư cần đọc, khi đó nội dung bức thư sẽ xuất hiện trong cửa sổ bên dưới, như hình sau: 
Đối với những thư có file đính kèm thì trong cửa sổ bên dưới nội dung thư sẽ có biểu tượng của các đó. Để tải các file này về máy, bạn nháy chuột phải lên biểu tượng và chọn Save as, hoặc mở xem nội dung trực tiếp bằng cách chọn Open. 
Trả lời thư: Khi đang xem nội dung của một bức thư, nếu cần viết email trả lời ngay, bạn chỉ cần nháy chuột trái vào nút Reply, khi đó cửa sổ soạn thảo thư sẽ được mở với phần địa chỉ người nhận đã có, và tiêu đề thư là tiêu đề của bức thưhiện thời có thêm chữ Re: vào trước. 
Xoá các thư đã cũ: Vào Inbox, nháy chuột phải lên thư cần xoá, chọn Delete. 
Nhận thư mới từ Mail Server: Nháy chuột vào nút Send/Recived. 
3. Dùng Web-mail 
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều web mail miễn phí (free), nhưng có hai web mail miễn phí được nhiều người dùng nhất là Yahoo Mail và Hotmail. Dưới đây chúng tôi giới thiệu cách đăng kí và sử dụng địa chỉ mail của Yahoo và Hotmail. 
a. Thiết lập một địa chỉ email miễn phí với Yahoo! 
Bước 1: Truy nhập vào Yahoo Mail bằng địa chỉ:  trang này có dạng như sau: 
Bước 2: Nháy chuột trái vào mục Sign up now , khi đó màn hình hiển thị cho phép bạn lựa chọn thiết lập địa chỉ Email miễn phí hoặc địa chỉ Email phải trả tiền: Đối với địa chỉ email miễn phí thì Yahoo cho dung lượng tối đa của hòm thư là 4Mb, còn địa chỉ trả tiền thì tuỳ thuộc số tiền bạn trả mà có được hòm mail dung lượng tương ứng là 25Mb, 50Mb, 100Mb.... 
Đối với người dùng đơn lẻ thông thường chúng ta chọn loại địa chỉ email 
miễn phí (vùng có khoanh đen trong hình dưới) 
Bước 3: Nháy vào mục Sign Up Now trong vùng Free Yahoo! Mail (vùng có khoanh đen trong hình trên), khi đó xuất hiện cửa sổ có dạng form như sau: 
Bước 4: Điền đầy đủ các thông tin vào các nhóm trên cửa sổ hiện thời, trong đó ý nghĩa của các nhóm như sau: 
Nhóm Choosing your ID: Lựa chọn tên và mật khẩu hòm thư của bạn.
- Yahoo! ID: Gõ tên hòm thư mà bạn lựa chọn, chú ý rằng tên hòm thư có thể chứa chữ cái, chữ số và dấu gạch dưới ‘_’ nhưng không được bắt đầu bằng chữ số. Ví dụ: hungtd, dhsphn, muathu1990, hoa_hong,... Tên hòm thư chính là cái sẽ gắn bó với bạn vì vậy bạn nên đặt một cụm từ có ý nghĩa với bạn. Giả sử bạn đặt tên hòm thư là hungtd thì địa chỉ email của bạn sẽ là: hungtd@yahoo.com
Một chú ý nữa là nếu tên hòm thư bạn đặt trùng với tên một hòm thư đã có, thì Yahoo sẽ không chấp nhận tên đó nữa và đưa ra cho bạn một số tên gợi ý gần giống với tên bạn đã chọn, bạn nên chọn một trong số các tên được Yahoo gợi ý. 
- Password: Gõ mật khẩu hòm thư của bạn vào mục này, mật khẩu hòm thư được dùng để bảo vệ hòm thư của bạn để người dùng khác không truy nhập vào được. Yahoo quy định mật khẩu phải có ít nhất 6 kí tự, bạn nên đặt một cụm từ dễ nhớ. Vì lý do bảo mật mà khi bạn gõ vào ô này thì Yahoo chỉ hiển thị các dấu *, vì thế bước này bạn phải thực hiện thật cẩn thận. Nếu bạn quên mật khẩu thì chính bạn cũng không vào hòm thưcủa mình được. 
- Re-type Password: Gõ lại mật khẩu một lần nữa để tránh nhầm lẫn. 
- Ví dụ: 
Nhóm Recalling your password: Thiết lập các thông tin để lấy lại mật khẩu khi bạn lỡ quên nó. 
- Security Question: Lựa chọn một câu hỏi trong danh sách các câu hỏi có sẵn. Bấm vào nút mũi tên để chọn. 
- Your Answer: Gõ một câu trả lời cho câu hỏi trên, câu trả lời nên có 
nhiều hơn 6 kí tự. 
- Birthday: Chọn ngày tháng năm sinh của bạn. 
- Current Email: Gõ địa chỉ email đã có của bạn, mục này có thể bỏ qua. 
- Ví dụ: 
Nhóm Customizing Yahoo!: Nhập các thông tin khác. 
- First Name: Gõ họ và tên đệm của bạn. 
- Last Name: Gõ tên của bạn. 
- Language & Content: Chỉ định ngôn ngữ, bạn nên để mặc định là: 
English-United States. 
- ZIP/Postal Code: Mục này liên quan đến mục Language & Content bạn 
chọn ở trên, với các ngôn ngữ khác nhau thì có mã vùng khác nhau. Để đơn giản và không phải bận tâm đến các mã vùng thì khi bạn mặc định Language & Content là English-United States thì mục này bạn điền là 12345 
- Gender: lựa chọn giới tính của bạn (Male : nam; Female : nữ) 
- Tại 3 ô tiếp theo (Industry, Title và Specialization), bạn kích chọn ngành , tiêu dề và chỉ định đã được nhập sẵn bằng cách bấm vào mũi tên và chọn. 
- Ví dụ:
Nhóm Word Verification: Gõ từ trong khung lưới chữ nhật vào ô Enter the word as it is shown in the box below, như hình dưới đây. 
Bước 5: Nháy chuột trái vào nút để đăng kí với nhà cung cấp dịch vụ Yahoo. 
- Nếu quá trình đăng nhập không thành công, nghĩa là có một mục nào đó bị lỗi thì Yahoo sẽ đưa ra thông báo màu đỏ về mục đó, ví dụ như hìn

File đính kèm:

  • docTH_23_20150727_123314.doc
Giáo án liên quan