Lý thuyết mật thư

HỆ THỐNG MẬT THƯ

 Mật thư Thiên nhiên

 Mật thư Chạy chữ

 Mật thư Thế chữ

 Mật thư Truyền tin ( tham khảo trên internet)

 Mật thư Toạ độ

Mật thư Chạy chữ

Dạng mật thư đảo chữ: Là nội dung truyền đi đã được thay đổi

OTT: Được ngọc

BV: CHÉM UNG - TƯỚC BIẾN – LOAN ĐỀN – AR

Cách giải: Ta biết rằng “được ngọc” chính là “đọc ngược” nên ta sẽ giải thành:

CHÚNG EM TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN

Dạng mật thư chạy chữ trong khung: Là nội dung được đưa vào một khung và nếu đi đúng hướng sẽ đọc được nội dung cần truyền tải.

OTT: Hình vẽ một nét

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2779 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lý thuyết mật thư, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÝ THUYẾT MẬT THƯ
   Mật thư (hay còn gọi là lá thư bí mật) là một dạng của kỹ năng truyền tin, dựa theo việc mã hoá của người đưa thư và người nhận thư với mục đích chỉ có người trong cuộc mới hiểu. Vì vậy, mật thư luôn gây tò mò cho người muốn biết và đồng thời kích thích việc mã hoá ngày càng đa dạng và khó hơn.
1.   CÁCH TẠO MẬT THƯ:
Trong bất cứ trò chơi nào ở trại, mật thư luôn là điều lý thú vì nó mang nhiều tính bất ngờ, nhanh trí, sáng tạo, can đảm và đoàn kết.
Vì vậy mật thư trong trò chơi phải được thực hiện một cách có tính toán trước về mục đích, nội dung cũng như hình thức.
Người soạn mật thư phải tuân theo các điểm sau:
-   Chủ đề: xoay quanh chủ đề trại.
- Địa thế: ksát đất trại, địa thế chơi, phác họa sơ đồ các trạm, điểm gài mật thư.
- Thực hiện: chọn một trong các dạng mật mã, đặt khóa trước rồi sau đó soạn theo khóa.. Và luôn giữ bí mật nội dung mật thư đến phút cuối cùng.
2. GIẤU MẬT THƯ:
3. TÌM MẬT THƯ:
Bất cứ mật thư nào được cất giấu cũng phải có 1 dấu hiệu hướng dẫn. Dấu hiệu đó có thể bằng hình vẽ, có thể là một văn bản. Trước khi tìm mật thư, ta phải luôn bình tĩnh và đề cao cảnh giác, đọc kỹ ký hiệu, hướng mật thư và khoảng cách mật thư, rồi làm chính xác theo chỉ dẫn, đứng quan sát xem vị trí đó có gì khác thường, đặc biệt. Ta luôn nhớ: mật thư tìm bằng trí chứ không dùng bằng sức, phải lưu ý những dấu hiện khác thường, đặc biệt vì trong TCL tất cả đều đã được tính toán.
4. GIẢI MÃ MẬT THƯ
- Phải hết sức bình tĩnh.
- Nghiên cứu khóa giải thật kỹ.
- Đặt các giả thiết và lần lượt giải quyết.
- Đối với việc giải mật thư trong trò chơi lớn, ta nên sao y bản chính và chia thành nhiều nhóm nhỏ để dịch. Như thế, ta sẽ tận dụng được hết những chất xám trí tuệ ở trong đội. Tránh tình trạng chụm đầu vào tranh dành xem một tờ giấy để rồi kết quả không đi tới đâu, mà dễ làm rách tờ giấy mật thư.
- Cuối cùng, nếu dịch xong, ta viết lại bản bạch văn cho thật rõ ràng, sạch sẽ và đầy đủ ý nghĩa.
5.  NHỮNG GHI NHỚ ĐẦU TIÊN:
* Bảng chữ cái Quốc tế: Bảng 26 ký tự
A B C D E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W Y Z
* Bảng chữ cái Việt Nam: Bảng 29 ký tự
a ă â b c d đ e ê g h i k l m n o ô ơ p q r s t u ư v x y
* Quốc ngữ điện tín: (TƯƠNG TỰ NHƯ CÁCH VIẾT TELEX)
-   Cách đặt dấu mũ: Thay thế trực tiếp.
- Cách đặt dấu thanh: Đặt sau mỗi từ.
VD: Công cha như núi Thái Sơn
Sẽ được viết là: Coong cha nhuw nuis Thais Sown
HỆ THỐNG MẬT THƯ
   Mật thư Thiên nhiênü
   Mật thư Chạy chữü
   Mật thư Thế chữü
   Mật thư Truyền tin ( tham khảo trên internet)ü
   Mật thư Toạ độü
Mật thư Chạy chữ
Dạng mật thư đảo chữ: Là nội dung truyền đi đã được thay đổi
OTT: Được ngọc
BV: CHÉM UNG - TƯỚC BIẾN – LOAN ĐỀN – AR
Cách giải: Ta biết rằng “được ngọc” chính là “đọc ngược” nên ta sẽ giải thành:
CHÚNG EM TIẾN BƯỚC LÊN ĐOÀN
Dạng mật thư chạy chữ trong khung: Là nội dung được đưa vào một khung và nếu đi đúng hướng sẽ đọc được nội dung cần truyền tải.
OTT: Hình vẽ một nét
S    C    O    T    R 
O    T    N    T    E 
I    O    K    A    N 
T    C    I    D    L 
O    C    E    N    A 
BV: 
  Cách giải: nếu ta chú ý thì sẽ thấy được 
  cách đi rồng rắn và tìm ra được lời giải là 
 “SỢI TÓC CỘT CON KIẾN ĐẶT TRÊN LÁ” 
Dạng mật thư chạy lấy các chữ cần thiết: Là nội dung truyền đi đã được chèn vào một nội dung vô định nào khác.
OTT: Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn
BV: K,Y,W,J – N,A,W,N,G,Z – AR 
Cách giải: Ta chỉ cần sử dụng các chữ cái Việt Nam mà thôi
“KY NANG”
MẬT THƯ THẾ CHỮ
Dạng mật thư chữ thế chữ: Là mật thư mà nội dung đã đuợc thế thành một chữ khác theo hệ thống 26 – 29 chữ cái.
OTT: A=B
BV: D, P, O – E, V, P, O, H – AR 
Cách giải: Ta thay theo dạng 26 chữ cái với A=B
“CON DUONG”
A    B    C    D    E    F    G    H    I    J    K    L    M    N    O    P    Q    R    S    T    U    V    W    X    Y    Z 
B    C    D    E    F    G    H    I    J    K    L    M    N    O    P    Q    R    S    T    U    V    W    X    Y    Z    A 
Dạng mật thư chữ thế chữ (đặc biệt):
OTT: Anh em như thể tay chân
BV: W, L, R – G, M, G, K – AR 
Cách giải:    Ta thay tương xứng cho nhau 
“DOI TNTP”
A    B    C    D    E    F    G    H    I    J    K    L    M 
Z    Y    X    W    V    U    T    S    R    Q    P    O    N 
Dạng mật thư chữ thế số: là mật thư mà nội dung đuợc chuyển thành số
OTT: A=1, Z=26, H=?
BV: 22, 1, 14 – 8, 15, 1 – AR 
Cách giải: Ta lấy chữ tương ứng với số 
“VAN HOA”
A    B    C    D    E    F    G    H    I    J    K    L    M    N    O    P    Q    R    S    T    U    V    W    X    Y    Z 
1    2    3    4    5    6    7    8    9    10    11    12    13    14    15    16    17    18    19    20    21    22    23    24    25    26 
Kinh nghiệm xác định mã chữ - số biến chuyển:
1. Cách đọc: là các chữ cái ghi thẳng ra, hoặc ghi theo cách đọc chính tả hàng ngày như A,2,15 hoặc cờ=C, hát=H, ca=K, ba=3, hai năm=25, ... 
2. Hình tượng: là các chữ cái chỉ ra hình tượng mà có liên quan đến các con số hoặc chữ cái như hình tròn(chữ O, số 0), tháp (chữ A), cột cờ (chữ I, số 1), Việt Nam (chữ S),  
3. Chuyển đổi: là cách nói lái, nói ngược, phân chữ, ghép chữ như hư hai = hai tư(24), Sắc phong tam = tám(8), phân ban = BA+N(3=N), đầu sông = Sông(S), 
4. Phủ định: là cách người ta dấu từ khóa trong khóa bằng cách phủ định như không làm thì lấy gì ăn(bỏ các chữ L,A,M trong bạch văn), thổi gió(bỏ chữ G,I,O),   
5. Liên hệ thực tế: là cách người ta muốn người dịch phải liên hệ thực tế để xác định từ khóa như rằm(14), tháng ba giỗ tổ vua Hùng(10),  
6. Tiếng nước ngoài: là cách chuyển đổi theo cách của nước ngoài như nhất=I=1, trăm=M, Năm=V=5, tu=2, nai=9, anh=N 

File đính kèm:

  • docli_thuyet_mat_thu_20150726_093942.doc
Giáo án liên quan