Kiểm tra Tiếng Việt cuối kì I

3) Vì sao họ hàng nhà kiến không để ai bắt nạt?

A. Vì họ hàng nhà kiến biết đoàn kết lại.

B. Vì họ hàng nhà kiến cần cù lao động.

C. Vì họ hàng nhà kiến sống hiền lành, chăm chỉ.

4) Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh?

A. Người đi rất đông.

B. Đàn kiến đông đúc.

C. Người đông như kiến

Câu 2. Gạch chân dưới các từ chỉ đặc điểm trong câu văn sau:

Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt.

Câu 3. Đặt dấu chấm hay dấu chấm hỏi vào cuối mỗi câu sau cho thích hợp:

a) Ông tôi rất thích đọc báo

b) Bạn An đã có nhiều cố gắng trong học tập

c) Bao giờ lớp mình kiểm tra học kỳ

d) Huy có thích học đàn không

 

doc14 trang | Chia sẻ: anhquan78 | Lượt xem: 722 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kiểm tra Tiếng Việt cuối kì I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tröôøng tieåu hoïc Traàn Phuù 
Hoï vaø teân: Döông Nguyeãn Minh Thoâng
Lôùp: 3/4
 Ñeà oân taäp moân tieáng vieät 
 Goàm 2 phaàn:
Phaàn 1: Traéc nghieäm
Phaàn 2: Töï luaän
 ĐỀ 1:
I. Trắc nghiệm:
1. Đọc thầm và làm bài tập: 
BÀI ĐỌC: CHUYỆN CỦA LOÀI KIẾN
Xưa kia, loài kiến chưa sống thành đàn. Mỗi con ở lẻ một mình, tự đi kiếm ăn. Thấy kiến bé nhỏ, các loài thú thường bắt nạt.
Bởi vậy, loài kiến chết dần chết mòn.
Một con kiến đỏ thấy giống nòi mình sắp diệt, nó bò đi khắp nơi, tìm những con kiến còn sót, bảo:
- Loài kiến ta sức yếu, về ở chung, đoàn kết lại sẽ có sức mạnh.
Nghe kiến đỏ nói phải, kiến ở lẻ bò theo. Đến một bụi cây lớn, kiến đỏ lại bảo:
- Loài ta nhỏ bé, ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi chà. Ta phải đào hang ở dưới đất mới được.
Cả đàn nghe theo, cùng chung sức đào hang. Con khoét đất, con tha đất đi bỏ. Được ở hang rồi, kiến đỏ lại bảo đi tha hạt cây, hạt cỏ về hang để dành, khi mưa khi nắng đều có cái ăn.
Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt.
Theo TRUYỆN CỔ DÂN TỘC CHĂM
Đọc thầm bài đọc trên và làm bài tập.
Câu 1: Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
1. Ngày xưa, loài kiến sống như thế nào?
A. Sống lẻ một mình.                 B. Sống theo đàn.                  C. Sống theo nhóm.
2) Kiến đỏ bảo những kiến khác làm gì?
A. Về ở chung, đào hang, kiếm ăn từng ngày.
B. Về ở chung, sống trên cây, dự trữ thức ăn.
C. Về ở chung, đào hang, dự trữ thức ăn.
3) Vì sao họ hàng nhà kiến không để ai bắt nạt?
A. Vì họ hàng nhà kiến biết đoàn kết lại.
B. Vì họ hàng nhà kiến cần cù lao động.
C. Vì họ hàng nhà kiến sống hiền lành, chăm chỉ.
4) Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh?
A. Người đi rất đông.
B. Đàn kiến đông đúc.
C. Người đông như kiến
Câu 2. Gạch chân dưới các từ chỉ đặc điểm trong câu văn sau:
Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt.
Câu 3. Đặt dấu chấm hay dấu chấm hỏi vào cuối mỗi câu sau cho thích hợp:
a) Ông tôi rất thích đọc báo
b) Bạn An đã có nhiều cố gắng trong học tập
c) Bao giờ lớp mình kiểm tra học kỳ
d) Huy có thích học đàn không
Câu 4: Tìm và ghi lại một câu theo mẫu “Ai thế nào?” trong bài.
 ĐỀ 2:
 Bài đọc : Nét đẹp Cửa Tùng
Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi, chính là Cửa Tùng. Cửa Tùng có ba nét đẹp, đó là :bãi cát, nước biển và bờ biển.
Bãi cát cửa Tùng được ca ngợi là "Bà chuá của các bãi tắm". Bãi cát vàng, cát trắng sạch bong, phẳng lì. Sóng lặng. Không có đá ngầm, không có độ sâu đột xuất. Người tắm mát, an tâm bình yên, nhất là đàn bà, trẻ con. Suốt ngày hè, bãi cát Cửa Tùng chan hoà nắng vàng rực rỡ.
Nét đẹp thứ hai của Cửa Tùng là nước biển có sắc màu lý tưởng, biến đổi trong ngày. Nước biển "nhuốm màu hồng nhạt lúc bình minh", khi mặt trời như "chiếc thau đồng đỏ ối" chiếu xuống mặt biển. Lúc ban trưa nước biển xanh lơ. Và lúc chiều tà, nước biển cửa Tùng đổi sang màu xanh lục.
Nét đẹp thứ ba của Cửa Tùng là bờ biển. Người xưa đã so sánh nó "giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển"
Trăm nghe không bằng một thấy. Mong các bạn nhỏ đó đây hãy cùng bố mẹ mình đến với Cửa Tùng trong một ngày hè nắng đẹp.
Theo Thuỵ Chương
Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
1. Bãi cát Cửa Tùng được ca ngợi là :
     a) Bà chúa của các bờ biển
     b) Bà chúa của các bãi tắm
     a) Bà hoàng của các bãi tắm
2. Sắc màu lý tưởng của nước biển Cửa Tùng trong ngày được thay đổi như thế nào ?
     a) Sáng đỏ ối, trưa xanh lơ, chiều xanh lục
     b) Sáng hồng nhạt, trưa xanh lơ, chiều vàng sẫm
     a) Sáng hồng nhạt, trưa xanh lơ, chiều xanh lục
3. Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh?
     a) Bờ biển Cửa Tùng giống như chiếc lược đồi mồi.
     b) Bờ biển Cửa Tùng tạo thành hình chiếc lược đồi mồi.
     a) Bờ biển Cửa Tùng có hình chiếc lược đồi mồi.
4. Đặt một câu theo mẫu "Ai thế nào?" để miêu tả một buổi sớm mùa xuân
.....
 ĐỀ 3:
Cho văn bản sau:
 Thả diều
Cánh diều no gió Trời như cánh đồng
Sáo nó thổi vang  Xong mùa gặt hái
Sao trời trôi qua  Diều em lưỡi liềm
Diều thành trăng vàng.  Ai quên bỏ lại.
Cánh diều no gió  Cánh diều no gió
Tiếng nó trong ngần  Nhạc trời reo vang
Diều hay chiếc thuyền  Tiếng diều xanh lúa
Trôi trên sông Ngân. Uốn cong tre làng 
Cánh diều no gió
Tiếng nó chơi vơi TRẦN ĐĂNG KHOA
Diều là hạt cau
Phơi trên nong trời.
Trắc nghiệm: Khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
Câu 1: Câu thơ "Cánh diều no gió" trong bài thơ được tác giả lặp lại mấy lần?
A. 3 lần                      B. 4 lần                         C. 5 lần
Câu 2: Câu thơ "Sao trời trôi qua- Diều thành trăng vàng" tả cảnh diều vào lúc nào?
A. Vào ban ngày         B. Vào lúc hoàng hôn     C. Vào ban đêm
Câu 3: Em hiểu "Sao trời trôi qua- Diều thành trăng vàng" là thế nào?
A. Diều bay cao ngang sao trời và biến thành mặt trăng.
B. Ở giữa những ngôi sao, cánh diều giống mặt trăng.
C. Khi không có sao, cánh diều giống mặt trăng.
Câu 4: Dòng nào dưới đây gồm những từ chỉ đặc điểm của sự vật?
A. thả diều, phơi, gặt hái
B. trong ngần, chơi vơi, xanh
C. cánh diều, chiếc thuyền, lưỡi liềm
Câu 5: Câu nào trong các câu dưới đây cấu tạo theo mẫu Ai thế nào?
A. Tiếng sáo diều trong ngần.
B. Bạn nhỏ thả diều trên cánh đồng.
C. Diều là chiếc thuyền trôi trên sông Ngân.
Câu 6: Trong bài thơ, tác giả thấy cánh diều giống những sự vật nào?
.....................................................................................................................................
..
Câu 7: Gạch dưới từ chỉ hoạt động trong câu thơ sau:
"Tiếng diều xanh lúa - Uốn cong tre làng."
Câu 8: Khổ thơ 4 có hình ảnh so sánh nào?
.....................................................................................................................................
.
 ĐỀ 4:
Dựa và nội dung bài tập đọc: "Người liên lạc nhỏ" (sách Tiếng việt 3, tập 1, trang 112 và 113) trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì?
A. Đưa thầy mo về cúng cho mẹ ốm.
B. Bảo vệ cán bộ, dẫn đường đưa cán bộ đến địa điểm mới.
C, Dẫn đường đưa cán bộ đến gặp giặc Tây.
Câu 2: Vì sao bác cán bộ phải đóng vai một ông già Nùng?
A. Bác cán bộ thích cách ăn mặc của người Nùng.
B. Bác cán bộ luôn yêu núi rừng Việt Bắc.
C. Để dễ hòa đồng với mọi người, làm địch tưởng bác cán bộ là người địa phương.
Câu 3: Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào?
.........................................................................................................
.........................................................................................................
Câu 4: Sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng đã giúp được hai bác cháu điều gì?
A. Khiến bọn giặc vui mừng nên hai bác cháu đã thoát khỏi vòng vây của địch.
B. Khiến bọn giặc không hề nghi ngờ nên để hai bác cháu đi qua.
C. Khiến nơi ở của người Nùng luôn bị giặc tấn công.
Câu 5: Trong các câu dưới đây, câu nào có hình ảnh so sánh?
A. Ông ké ngồi ngay xuống tảng đá, thản nhiên nhìn bọn lính.
B. Ông ké dừng lại, tránh sau lưng một tảng đá
C. Những tảng đá ven đường sáng hẳn lên như vui trong nắng sớm.
Câu 6: Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? Để miêu tả một bông hoa trong vườn.
............................................................................................................
............................................................................................................
...........................................................................................................
 ĐỀ 5
 NHỚ LẠI BUỔI ĐẦU ĐI HỌC
 Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều, lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường. Tôi quên thế nào được cái cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
 Buổi sớm hôm ấy, một buổi đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen lắm lần, nhưng lần này tự nhiên thấy lạ. Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
 Cũng như tôi, mấy học trò mới bở ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám đi từng bước nhẹ. Họ như con chim nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi rụt rè trong cảnh lạ.
 Theo Thanh Tịnh.
Bài tập: Khoanh tròn chữ cái đứng trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây :
1. Điều gì gợi tác giả nhớ những kỉ niệm của buổi tựu trường ?
a. Lá ngoài đường rụng nhiều vào cuối thu.
Cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng.
Một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh.
2. Những hình ảnh nói lên sự bỡ ngỡ, rụt rè của đám học trò mới tựu trường ?
	a. Mẹ âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng.
	b. Nép bên người thân, ngập ngừng e sợ, đi từng bước nhẹ.
	c. Lòng tôi lại nao nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường.
3. Trong câu “Họ như con chim nhìn quãng trời rộng muốn bay”. Hình ảnh được so sánh trong câu là :
	a. Họ như quãng trời rộng.
	b. Con chim như quãng trời rộng.
	c. Họ như con chim.
4. Trong câu “Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng”, thuộc câu kiểu nào ?
	a. Ai ? Cái gì ? b. Ai ? Làm gì ? c. Ai ? Ở đâu ?
 ĐỀ 6:
A/ Yêu cầu học sinh mở sách giáo khoa Tiếng Việt tập I – trang 127 đọc thầm bài: “Nhà rông ở Tây Nguyên” khoảng 08 - 10 phút.
B/ Dựa vào nội dung bài đọc, em hãy khoanh tròn chữ cái trước những ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây:
1. (0.5đ) Vì sao nhà rông phải cao và chắc ?
a. Vì để các già làng họp tại đây để bàn những việc lớn.
b. Vì nhà rông dùng cho nhịều người ở.
c. Vì cao để đàn voi đi qua mà không đụng sàn và khi múa rông chiêng trên sàn ngọn giáo không vướng mái.
2. (0.5đ) Gian đầu nhà rông được trang trí như thế nào ?
a. Treo rất nhiều hình ảnh.
b. Trên vách treo giỏ mây đựng hòn đá thần. Xung quanh hòn đá thần, người ta treo những cành hoa đan bằng tre, vũ khí, nông cụ và chịêng trống dùng khi cúng tế.
c. Treo rất nhiều hình ảnh và trang trí rất nhiều hoa. 
3. (1đ) Gian giữa của nhà rông dùng làm gì ?
a. Là nơi thờ thần làng.
b. Là nơi các già làng họp bàn những việc lớn và cũng là nơi tiếp khách của làng.
c. Là nơi trai làng từ 16 tuổi chưa lập gia đình ngủ để bảo vệ buôn làng..
4. (0.5đ) Tìm hình ảnh so sánh với nhau trong câu sau “Nhà rông ở Tây Nguyên cao, to như một ngọn núi nhìn từ xa”.
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
5. (0.5đ) Em hãy đặt 1 câu dưới dạng câu kiểu : Ai là gì ?
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
6. (1đ) Viết lại câu dưới đây cho đúng chính tả (Điền dấu câu và viết hoa chữ cần viết). sáng nay các bạn lớp 3A hát rất hay 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
II. Tập làm văn:
Đề 1: Hãy viết một đoạn văn ngắn nói về một cảnh đẹp của nước ta.
...
Lưu ý: làm bài không tẩy xóa
Đề 2: Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5-7 câu) nói về cảnh đẹp của quê hương em:
Lưu ý: làm bài không tẩy xóa
..
Đề 3: Em hãy viết thư thăm một người thân hoặc một người mà em quý mến (ông, bà, cô, bác, cô giáo cũ, bạn cũ).
Đề 4: Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5-7 câu) kể lại buổi đầu em đi học.
Đề 5: Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 7-10 câu) kể về việc học tập của em trong học kỳ I.
Đề 6: Hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5-7 câu) kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân đối với em.
Đề 7: Em hãy viết thành một đoạn văn ngắn (khoảng từ 5 đến 7 câu) kể về một bạn học trong lớp mà em quý mến, dựa theo gợi ý sau đây :
a/ Bạn em tên là gì ? Khoảng bao nhiêu tuổi ?
b/ Bạn đó học tập như thế nào ?
c/ Tình cảm của em đối với bạn đó ra sao ?
d/ Tình cảm của bạn đối với em như thế nào ?
Đề 8:Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10 câu) kể những điều em biết về thành thị hoặc nông thôn. 
 =HẾT=

File đính kèm:

  • docKIEM_TRA_TIENG_VIET_CUOI_KY_I_TRANPHUPRAMARYSCHOOL.doc