Kế hoạch giáo dục Lớp chồi - Chủ đề : “Quê hương - Đất nước - Bác Hồ”

HOẠT ĐỘNG HỌC: PHÁT TRIỂN THẨM MỸ

LQVH: TRUYỆN:“ THÁNH GIÓNG ”

I. Mục đích - yêu cầu

1. Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên câu chuyện.

- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện:

“ Thánh Gióng ”

2. Kỹ năng:

- Luyện kỹ năng ghi nhớ, chú ý có chủ định.

- Trẻ trả lời câu hỏi của cô đủ câu, rõ ràng.

3. Thái độ:

- Giáo dục trẻ biết tôn trọng, biết ơn những người anh hùng chiến dũng cảm. II. Chuẩn bị

1. Cho cô:

- Máy tính, máy chiếu, Powerpoint minh họa câu chuyện:“ Thánh Gióng ”

 

doc72 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 4576 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch giáo dục Lớp chồi - Chủ đề : “Quê hương - Đất nước - Bác Hồ”, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n xâm lược, sứ giả bắc loa kêu gọi, Gióng bỗng nhiên bật dậy và nói với mẹ như thế nào? ( Mẹ ơi! Mẹ ra mời sử giả vào đây cho con!).
- Gióng đã nói gì với mẹ khi nghe tiếng sứ giả? (Mẹ ơi! Mẹ ra mời sử giả vào đây cho con!).
- Gióng đã nói gì với sứ giả? (Hỡi sứ giả! Hãy về tâu với Vua Hùng rèn cho ta một con ngựa sắt, một chiếc nón sắt và một chiếc gậy sắt để ta đi đánh giặc!).
- Các lò rèn đã làm gì để Gióng đi đánh giặc? (Các lò rèn đúc ngựa, rèn gậy cho Gióng ).
- Gióng đã đánh giặc như thế nào? (Gióng thúc ngựa phi thẳng vào quân giặc ).
- Tinh thần chiến đấu dũng cảm của Gióng được thể hiện rất rõ ở chỗ Gióng ra trận, phi ngựa, xông thẳng vào quân giặc
- Để nhớ ơn Gióng, nhân dân đã làm gì? (Nhân dân đã lập đền thờ Gióng tại làng Phù Đổng).
- Nhân dân đã lập đền thờ Gióng sau khi Gióng đánh thắng giặc và phi ngựa bay thẳng về trời. Đó chính là lòng thương yêu, biết ơn của đan làng đối với Gióng.
- Đó là tình yêu quê hương đất nước của Gióng khi nghe tin đất nước bị giặc xâm lược đã vụt lớn dậy để đi đánh giặc cứu nước và tinh thần chiến đấu dũng cảm của Gióng không sợ bất cứ hiểm nguy, xông thẳng vào quân giặc.
 * Cô kể lần 3 + rối đế
3. Hoạt động 3: Kết thúc: Cô và trẻ chơi trò chơi: “ Phi ngựa ”
- Cách chơi: Chia trẻ làm 2 nhóm có só người bằng nhau. Một nhóm đóng vai ngựa, nhóm kia đóng vai người chăn ngựa 
( người chăn ngựa cầm trong tay dây cương). Khi nghe cô nói: 
“ Hãy cho ngựa ra ăn cỏ ”, trẻ đóng vai người chăn ngựa sẽ chạy đến chuồng ngựa và chọn lấy một bạn theo ý mình hoặc theo chỉ dẫn của của cô, quàng dây cương qua người bạn để điều khiển ngựa. Trẻ đóng vai ngựa mô phỏng động tác phi ngựa, hí lên giống ngựa. Khi trẻ đã chạy ra đến sân chơi cô nói: “ Dừng lại cho ngựa ăn cỏ ”, và người chăn ngựa thả ngựa ra bãi cỏ và trở về vị trí ban đầu của mình. Khi nghe hiệu lệnh của cô: “ Cho ngựa về chuồng ”, các trẻ đóng vai ngựa sẽ chạy trên bãi cỏ, người chăn ngựa phải khéo léo đuổi theo tìm đúng ngựa của mình, điều khiển đưa ngựa về chuồng.
Cô nhận xét và khen trẻ ( cho trẻ chơi 2 – 3 lần ).
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
1. Sức khỏe: ...
....................
2. Kiến thức - Kỹ năng: .....................................................................................
3. Thái độ và hành vi..................................................
......................................................................................KẾ HOẠCH GIÁO DỤC TUẦN 3
CHỦ ĐỀ NHÁNH: 
“ QUÊ HƯƠNG YÊU QUÝ ”
(Thực hiện từ ngày 04/05 – 08/05/2015 )
Hoạt động
Thứ 2
Thứ 3
Thứ 4
Thứ 5
Thứ 6
Đón trẻ
- Trò chuyện
- Nhắc nhở trẻ cất đồ dùng cá nhân gọn gàng, đúng nơi quy định.
- Gợi ý cho trẻ chọn góc hoạt động.
- Trò chuyện với trẻ về nguồn nước.
- Điểm danh. 
Thể dục
sáng
* Thể dục sáng: - Cô cho trẻ tập thể dục theo chủ đề.
Khởi động theo hình vòng tròn kết hợp các kiểu đi: Đi thường, đi kiễng gót chân, chạy, đi chậm,về đội hình 3 hàng ngang. Tập kết hợp với gậy.
* BTPTC: + Hô hấp: Làm động tác thổi bóng bay ( 2 lần 8 nhịp). 
+Tay: 2 tay cầm gậy đưa ra phía trước rồi đưa sang trái, đưa sang phải ( 2 lần 8 nhịp). 
+Chân: 2 tay cầm gậy đưa lên cao đồng thời 2 chân nhún theo nhịp ( 2 lần 8 nhịp).
+ Bụng: Hai tay cầm gậy đưa ra phía trước đồng thời chân trái bước sang ngang, xoay người sang hai bên( 2 lần 8 nhịp). 
+ Bật: Hai tay cầm gậy đưa ra phía trước, bật nâng cao đùi ( 2 lần 8 nhịp).
* Điểm danh: 
Hoạt động học
PT Thể chất
Thể dục
+ Trườn sấp
+ Ôn bật qua chướng ngại vật
+ TC: “Đập và bắt bóng ”
PT nhận thức
KPXH
 Trò chuyện về Thủ Đô
PT nhận thức
LQVT
Ôn các khối: khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật
PT Thẩm mỹ
Tạo Hình
- Vẽ một cảnh đẹp mà cháu thích
 ( Đề tài )
PT ngôn ngữ
LQVH
Dạy trẻ đọc thơ: 
“ Về quê ”
Hoạt động ngoài trời
-HĐCMĐ: Quan sát bầu trời ban ngày.
+ TCVĐ: Bật tại chỗ, đi theo đường ngoằn ngèo.
+ Chơi tự do
-HĐCMĐ Hướng dẫn trẻ cách làm chong chóng. 
+ TCVĐ: Cho trẻ chơi với chong chóng, ai chuyền bóng giỏi.
+ Chơi tự do
-HĐCMĐ: Cho trẻ ôn lại bài hát: “ Em yêu thủ đô ”.
+ TCVĐ: Ai chạy nhanh hơn, đập và bắt bóng.
+ Chơi tự do
- HĐCMĐ: Cô cho trẻ ôn lại bài thơ: “ Về quê ”
+ TCVĐ: Nhảy lò cò, lộn cầu vồng. 
+ Chơi tự do
- HĐCMĐ: Cô và trẻ nhặt lá cây trong sân trường
+ Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài sân trường.
Hoạt động góc
- Góc xây dựng: Xây dựng lắp ghép công viên cây xanh, vườn hoa, Hồ Gươm, chùa một cột.của thủ đô Hà Nội. 
- Góc phân vai: Bán hàng bán các loại nước như: Nước cam, nước trà chanh, nước ngọt
- Góc nghệ thuật: + Tạo hình: Vẽ, tô, xé, dán, tranh về một số danh lam thắng cảnh của thủ đô Hà Nội 
+ Làm album ảnh về thủ đô Hà Nội. Chuẩn bị: Búp sáp các màu, giấy vẽ, hồ dán, bảng nặn...
+ Âm nhạc: Hát, VĐ các bài hát về chủ đề quê hương - Bác Hồ 
- Góc học tập : 
+ Xem tranh ảnh về một số danh lam thắng cảnh của thủ đô Hà Nội. Xem tranh truyện, đọc thơ theo chủ điểm quê hương - Bác Hồ như: Về quê, Bác Hồ của em...
+ Xếp các đoạn xốp thành các hình phẳng như: Hình chữ nhật, hình vuông Ôn khối vuông, khối chữ nhật, khối trụ, khối cầu Chuẩn bị: Các khối vuông, khối chữ nhật, khối trụ, khối cầu, đoạn xốp các màu
- Góc thiên nhiên: Chăm sóc cây, tưới cây, lau lá cây,nhổ cỏ cho cây,
Hoạt động chiều
- Vệ sinh sau khi thức dậy, sắp xếp chổ ngủ gọn gàng, rửa mặt, xúc miệng, chải đầu, rửa tay trước khi ăn.
- Vận động nhẹ, ăn quà chiều.
- Vệ sinh sau khi ăn, rửa tay dưới vòi nước nhỏ, súc miệng sau khi ăn.
- Chơi tự do và hoạt động theo ý thích ở các góc
+Nêu gương: cho trẻ nhận xét, bình bầu nêu gương, căm cờ cuối buổi.
..................................................................................
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI TUẦN 3
Tên hoạt dộng 
Mục đích yêu cầu
Chuẩn bị
Cách tiến hành
Thứ 2
Quan sát bầu trời ban ngày.
+ TCVĐ: Bật tại chỗ, đi theo đường ngoằn ngèo.
+ Chơi tự do
- Trẻ thoải mái, hít thở không khí trong lành.
Biết thể hiện tình cảm trước cảnh đẹp. 
- Phát triển sự chú ý, khả năng quan sát.
- Trẻ biết được luật chơi, cách chơi.
- Đồ dùng quan sát phù hợp với chủ đề: “ xe máy"
- Đồ dùng phục vụ đồ chơi vận động, chơi tự do đẹp, đầy đủ.
- Câu hỏi đàm thoại.
- Cô cho các cháu xếp thành hàng dọc vừa đi vừa hát: “đi chơi”. Tập trung trẻ lại vừa quan sát quang cảnh, thiên nhiên cô vừa đặt câu hỏi gợi ý cho cháu. 
- Các con thấy thời tiết hôm nay như thế nào?
- Bầu trời thì sao các con?
- So sánh bầu ngày hôm nay và ngày hôm trước 
- Cho trẻ quan sát cây cối và hoa lá trong sân trường .
- Cho cả lớp chơi trò chơi vận động: “Bật tại chỗ, đi theo đường ngoằn ngèo”
 - Chơi tự do với những thứ đồ chơi mà cháu thích.
Thứ 3
Hướng dẫn trẻ cách làm chong chóng. 
+ TCVĐ: Cho trẻ chơi với chong chóng, ai chuyền bóng giỏi.
- Trẻ biết cách làm chong chóng 
- Chơi vui vẻ, nắm được luật và cách chơi.
- Giấy làm chong chóng
- Đồ chơi tự do.
- Trẻ cùng nhau hát bài: “Đi dạo”. Quan sát thiên nhiên, thời tiết, bầu trời.
+ Vì sao lá cây đung đưa?
+ Có 1 trò chơi cũng cần đến gió các con có biết là trò chơi với gì không? 
- Có bạn nào biết làm chong chóng không? Hướng dẫn cho bạn giùm cô.
Cô hướng dẫn.
- Trẻ quan sát cách làm và làm theo.
- Trẻ chơi với sản phẩm của mình.
- Trẻ chơi tự do theo ý thích
Thứ 4
Cho trẻ ôn lại bài hát: “ Em yêu thủ đô ”.
+ TCVĐ: Ai chạy nhanh hơn, đập và bắt bóng.
+ Chơi tự do
- Trẻ thuộc và hiểu nội dung bài hát. 
- Biết nhường nịn nhau trong lúc chơi.
- Xắc sô, nhạc, trống lắc.
- Trẻ tập trung cùng cô nghe nhạc, ôn lại kiến thức về bài hát.
- Lớp hát và vận động theo tổ, nhóm, cá nhân.
- Trẻ cùng nhau chơi TCVĐ: Ai chạy nhanh hơn, đập và bắt bóng. 
- Chơi với vòng vui vẻ, đoàn kết.
Thứ 5 
+ Cô cho trẻ ôn lại bài thơ: “ Về quê ”
+ TCVĐ: Nhảy lò cò, lộn cầu vồng. 
+ Chơi tự do
- Trẻ trả lời được câu hỏi.
- Trẻ biết được luật chơi, cách chơi.
- Tranh chữ: “Thơ: Về quê”
- Đồ chơi: bóng, cát, đất,...
- Trẻ làm động tác đạp xe về thăm quê.
Hỏi trẻ: Quê con ở đâu?
- Lớp đọc thơ, tổ,nhóm, cá nhân.
Trò chuyện qua bài thơ.
- Yêu cầu trẻ nêu luật chơi, cách chơi về trò chơi. Cô hướng dẫn và quan sát trẻ chơi.
- Trẻ chơi tự do theo ý thích.
Thứ 6
* HĐCMĐ: 
Cô và trẻ nhặt lá cây trong sân trường
+ Chơi tự do: Chơi với đồ chơi ngoài sân trường.
- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh môi trường chung sạch đẹp. 
- Chổi, xọt rác.
- Trẻ tập trung cùng cô nói chuyện về môi trường, lợi ích của việc giữ gìn vệ sinh chung.
- Trẻ cùng nhau nhặt lá, dọn dẹp vệ sinh sân trường.
- Chơi với vòng vui vẻ, đoàn kết.
.........................................................
HOẠT ĐỘNG GÓC TUẦN 3 GIỐNG TUẦN 1
.........................................................
Thứ 2, ngày 04 tháng 5 năm 2015
HOẠT ĐỘNG HỌC: PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
VĐCB: TRƯỜN SẤP
I. Mục đích - yêu cầu
1. Kiến thức:
- Dạy trẻ cách trườn sấp. 
2. Kỹ năng:
- Trẻ biết trườn sát thân người xuống sàn.
- Trẻ biết dùng sự khéo léo của đôi bàn tay chuyền bóng bằng qua đầu.
- Rèn cho trẻ tính mạnh dạn, tự tin khi tập luyện.
3. Thái độ:
- Trẻ có ý thức kỷ luật trong giờ tập.
II. Chuẩn bị
1. Cho cô:
- Sân tập sạch, phẳng.
- 10 - 15 quả bóng để trẻ chơi trò chơi.
- 5 - 6 hộp để trẻ vượt qua chướng ngại vật.
2. Cho trẻ:
- Quần áo trang phục gọn gàng.
III. Tiến hành
1. Hoạt động 1: Khởi động:
- Cho trẻ làm đoàn tàu khởi động các kiểu đi: Đi thường, đi kiễng gót, chạy chậm, chạy nhanh theo nhạc. 
2. Hoạt động 2: Trọng động
a) BTPTC: 
- Động tác 1: Hô hấp: Làm động tác thổi bóng ( 2 lần 8 nhịp).
- Động tác 2: Tay: 2 tay đưa sang ngang, 2 tay đan chéo để trước ngực ( 2 lần 8 nhịp).
- Động tác 3: Chân: Ngồi xuống đứng lên theo nhịp ( 2 lần 8 nhịp).
- Động tác 4: Bụng: 2 tay giơ lên cao, người cúi các ngón tay chạm đầu gối ( 2 lần 8 nhịp).	
- Động tác 5: Bật: Bật tách chụm chân ( 2 lần 8 nhịp). 
b)VĐCB: * Trườn sấp:
 - Chuyển đội hình 2 hàng dọc quay mặt vào nhau.
- Cô làm mẫu lần 1 + không giải thích.
- Cô làm mẫu lần 2 + giải thích ( Khi có hiệu lệnh “Chuẩn bị” cô nằm sấp toàn thân sát sàn dưới vạch, khi có hiệu lệnh: “ Bắt đầu” tay trái cô đưa thẳng ra phía trước, co chân phải, đẩy mạnh đưa thân người về phía trước, tay trái gập ngực, khi trườn người luôn sát sàn, chân không đưa cao, trườn hết đường sau đó về cuối hàng.
- Cô mời 2 trẻ lên tập mẫu và cho nhận xét, sửa sai cho trẻ.
- Cho lần lượt từng trẻ thực hiện vận động 2 lần. Cô chú ý sửa sai cho trẻ.
- Cho 2 tổ thi đua (Trẻ thực hiện 2-3 lần)
- Cho một số trẻ lên thực hiện. 
* Cô cho trẻ ôn thực hiện vận động cơ bản cũ:“ Bật qua chướng ngại vật ” 
- Cô cho 1 – 2 trẻ lên thực hiện lại vận động
Cho trẻ nhận xét xem bạn thực hiện đúng hay chưa?
- Cô cho lần lượt từng trẻ thực hiện lại vận động.
c) Trò chơi: “ Đập và bắt bóng ”
- Luật chơi: Bạn nào đập bóng và bắt được bóng bằng hai tay bạn đó giành chiến thắng.
- Cách chơi: Cô cho mỗi lần chơi 3 - 4 bạn, hai tay cầm bóng khi nghe hiệu lệnh: “ bắt đầu ” hai tay đập bóng xuống sàn, bóng nảy lên dùng hai tay đỡ bóng. ( Cô chơi trẻ chơi 2 – 3 lần).
Cô nhận xét, khen và động viên trẻ.
Hồi tĩnh: Cô cho trẻ vận động nhẹ nhàng bài hát: “ Em yêu Thủ Đô ” ra ngoài. 
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
1. Sức khỏe: ...
....................
2. Kiến thức - Kỹ năng: .....................................................................................
3. Thái độ và hành vi..................................................
4. Lưu ý và đề xuất: ...............................................
Thứ 3, ngày 05 tháng 05 năm 2015
HOẠT ĐỘNG HỌC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
KPXH: “TRÒ CHUYỆN VỀ THỦ ĐÔ”
I. Mục đích - yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ biết Hà Nội là trung tâm văn hóa của nước Việt Nam.
- Biết một số di tích lịch sử như Hồ Hoàn Kiếm, chùa Một Cột, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Thành Cổ Loa
- Biết những danh lam thắng cảnh như: Hồ Tây, hồ Trúc Bạch
- Biết một số công trình kiến trúc của thủ đô: Nhà Thờ Lớn, Ô Quan Trưởng, Bắc Bộ phủ
2. Kỹ năng:
- Phát triển vốn từ cho trẻ.
- Phát triển kỹ năng quan sát, chú ý, ghi nhớ có chủ định.
3. Thái độ:
- Trẻ biết tự hào về cảnh đẹp của Thủ đô Hà Nội.
II. Chuẩn bị
1. Cho cô:
- Một số tranh ảnh danh lam thắng cảnh của Hà Nội.
- Một số tranh ảnh di tích lịch sử của Hà Nội.
- Một số tranh ảnh công trình kiến trúc lớn ở Hà Nội.
2. Cho trẻ: 
- Tranh ảnh về danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình kiến trúc ở Hà Nội cho trẻ chơi trò chơi.
III. Tiến hành
1. Hoạt động 1: Gây hứng thú
- Cô và trẻ hát bài: “ Em yêu thủ đô ” ( Nhạc sĩ: Bảo Trọng).
- Cô trò chuyện với trẻ: 
+ Bài hát nói lên điều gì? ( Bài hát nói lên tình cảm của các bạn nhỏ rất yêu mến Thủ đô Hà Nội ).
- Con được đến Hà Nội chưa? Con đến vào dịp nào?
- Như vậy ở Hà Nội có rất nhiều cảnh đẹp, muốn biết ở Hà Nội có những di tích lịch sử nào, danh lam thắng cảnh, những công trình kiến trúc gì, cô cháu mình cùng trò chuyện nhé!
2. Hoạt động 2: 
a) Quan sát tranh:
Cô chia lớp thành 3 nhóm để quan sát 3 góc cô đã trang trí: 
+ Nhóm 1: Quan sát các danh lam thắng cảnh Hồ Tây, hồ Trúc Bạch
+ Nhóm 2: Quan sát các di tích lịch sử Văn Miếu Quốc Tử Giám, Hồ Hoàn Kiếm, chùa Một Cột
+ Nhóm 3: Quan sát các công trình kiến trúc: Nhà thờ Lớn, Ô Quan Trưởng, Bắc Bộ phủ
b) Đàm thoại và nhận xét:
* Nhóm 1: Các di tích lịch sử
- Nhóm con quan sát những gì? ( Nhóm con quan sát chùa Một Cột ).
- Tại sao lại gọi là chùa Một Cột? ( Vì toàn bộ ngôi chùa được làm trên một cái cột, cột trụ to ở giữa).
- Chùa Một Cột nằm ở đâu? ( Ở Thủ đô Hà Nội )
- Chùa Một Cột ở thủ đô Hà Nội là di tích lịch sử của Việt Nam.
- Ngoài ra ở thủ đô Hà Nội còn có những di tích lịch sử nào?
( Văn Miếu Quốc Tử Giám, hồ Hoàn Kiếm, thành Cổ Loa ).
- Giữa Hồ Hoàn Kiếm có cái gì? ( Xung quanh có hàng cây xanh ).
 Cô giới thiệu: Ở Hà Nội có hồ Hoàn Kiếm, giữa hồ có Tháp Rùa xây trên gò đất cỏ mọc xanh, trên bờ có những hàng cây liễu, cây phượng nghiêng bóng soi xuống mặt nước.
 Cô cho trẻ xem tranh ảnh về di tích lịch sử thành Cổ Loa.
 Cô giới thiệu: Thành Cổ Loa là di tích lịch sử nổi tiếng thuộc huyện Đông Anh - Hà Nội.
* Nhóm 2: Danh lam thắng cảnh:
- Nhóm con quan sát gì? ( Danh lam thắng cảnh )
- Xung quanh hồ Trúc Bạch có gì? ( Ven hồ Trúc Bạch có nhiều di tích lịch sử và công trình kiến trúc ).
- Hồ Trúc Bạch này ở đâu? ( Ở Hà Nội, cách Hồ Tây bởi con Đường Thanh Niên).
 Cô giới thiệu: Xung quanh hồ Trúc Bạch có nhiều di tích lịch sử và công trình kiến trúc đặc sắc. Ba phía xung quanh hồ đều có phố xá che khuất.
- Ngoài ra còn có những danh lam thắng cảnh nào? ( Hồ Tây).
* Nhóm 3: Công trình kiến trúc:
- Nhóm con quan sát gì? ( Những kiến trúc của Hà Nội ).
 Cô đưa thứ tụ các tranh ảnh về: Bắc Bộ Phủ, Nhà Thờ Lớn, Ô Quan Trưởng, Thành Cửa Bắc cho trẻ xem và hỏi trẻ:
+ Đây là công trình kiến trúc gì?
 Cô giới thiệu: Nhiều công trình kiến trúc lớn được xây dựng từ nửa thế kỷ XIV - XX với những sắc thái riêng đã góp phần làm nên dấu ấn của Hà Nội, các công trình được xây dựng trong thời kỳ này nằm rải rác ở một diện tích khá rộng của Hà Nội như Phủ toàn quyền, cầu Long Biên, nhà hát Lớn, chợ Đồng Xuân đến nay vẫn còn nguyên vẹn.
c) Trò chơi: “ Hãy kể tên ” 
Cô chia lớp làm hai đội: 1 đội nam, 1 đội nữ kể theo yêu cầu của cô. 
Cô giới thiệu một số di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và một số công trình Hà Nội. Các đội phải kể thêm những di tích lịch sử khác, đội nào kể nhiều đội đó giành chiến thắng.
* Trò chơi: “ Xếp hình ”
Cô chia trẻ thành 3 đội chơi.
Cô hướng dẫn cách chơi: Trên bảng cô xếp các hình ảnh về di tích lịch sử, danh lam thắng, công trình kiến trúc. Mỗi đội hãy xếp hình giống như cô trên bảng, đội nào xếp giống và nhanh đội đó sẽ chiến thắng.
 Cô thực hiện mẫu 1 lần để trẻ biết cách chơi:
+ Đội 1: Gắn các hình ảnh về di tích
+ Đội 2: Gắn các hình ảnh về danh lam thắng cảnh
+ Đội 3: Gắn các công trình kiến trúc
 Cô cho trẻ 2 - 3 lần.
Kết thúc: Cô kiểm tra, nhận xét và khen trẻ. 
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
1. Sức khỏe: ...
....................
2. Kiến thức - Kỹ năng: .....................................................................................
3. Thái độ và hành vi..................................................
4. Lưu ý và đề xuất: ...............................................
Thứ 4, ngày 06 tháng 05 năm 2015
HOẠT ĐỘNG HỌC: PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
LQVT: “ÔN CÁC KHỐI: KHỐI CẦU, KHỐI TRỤ, KHỐI VUÔNG, KHỐI CHỮ NHẬT”
I. Mục đích - yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết, phân biệt được các hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn, hình tam giác.
- Trẻ biết một số đặc điểm đặc trưng của các khối.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng phân biệt các khối. 
 3. Thái độ:
 - Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động
II. Chuẩn bị
1. Cho cô:
- Các khối trụ, vuông, cầu, chữ nhật, tam giác.
- Các hình: Tròn, vuông, chữ nhật, tam giác.
2. Cho trẻ:
- Mỗi trẻ 1 rổ đựng các khối trụ, vuông, cầu, chữ nhật, tam giác.
III. Cách tiến hành
1. Ổn định tổ chức lớp, gây hứng thú:
- Cô cho trẻ chơi trò chơi: “Tạo hình từ các ngón tay”.
2. Nội dung:
 a) Ôn tập nhận biết, phân biệt các hình:
- Cô cho trẻ nhìn xung quanh lớp xem có đồ dùng, đồ chơi có dạng hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hình tam giác.
- Cô giơ hình chữ nhật hỏi trẻ: 
+ Hình gì? Ai có nhận xét gì về hình chữ nhật? ( Hình chữ nhật có 4 cạnh có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau, không lăn 
được ).
- Cô giơ hình vuông hỏi trẻ:
 + Hình gì? Ai có nhận xét gì về hình vuông? ( Hình vuông có 4 cạnh đều dài bằng nhau, không lăn được ).
- Cô giơ hình tam giác hỏi trẻ: 
+ Hình gì? Ai có nhận xét gì về hình tam giác? ( Hình tam giác có 3 cạnh dài bằng nhau và không lăn được ).
- Cô giơ hình tròn hỏi trẻ: 
+ Hình gì? Ai có nhận xét gì về hình tròn? ( Hình tròn không có các góc, các cạnh và lăn được ).
b) Ôn các khối: khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật
- Cô giơ các khối lên hỏi trẻ: + Khối gì?
+ Ai có nhận xét gì về khối cầu ( khối trụ, khối vuông, khối chữ nhật, khối tam giác)?
+ Khối cầu các đường bao quanh điều là hình tròn.
+ Khối trụ có 2 mặt là hình tròn
+ Khối vuông có 6 mặt đều có dạng hình vuông.
+ Khối chữ nhật có 6 mặt đều có dạng hình chữ nhật.
+ Khối tam giác có 5 mặt trong đó có 2 mặt có dạng hình tam giác, 2 mặt có dạng hình vuông, có 1 mặt có dạng hình chũ nhật.
c) Trò chơi luyện tập:
- Trò chơi: “ Xem ai nhanh ”
Cách chơi: Cô nói tên khối hoặc đặc điểm các khối trẻ tìm giơ lên và gọi tên khối đó.
- Trò chơi: “ Xếp hình từ các khối ”
Cô chia lớp làm 3 nhóm, trẻ cùng tác xếp thành các hình khác nhau từ các khối.
3. Kết thúc: Cô cho trẻ cất dọn đồ dùng.
ĐÁNH GIÁ CUỐI NGÀY
1. Sức khỏe: ...
....................
2. Kiến thức - Kỹ năng: .....................................................................................
3. Thái độ và hành vi..................................................
4. Lưu ý và đề xuất: ...............................................
Thứ 5, ngày 07 tháng 05 năm 2015
HOẠT ĐỘNG HỌC: PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
TẠO HÌNH: VẼ MỘT CẢNH ĐẸP MÀ CHÁU THÍCH( ĐỀ TÀI )
I. Mục đích - yêu cầu
1. Kiến thức:
- Trẻ biết miêu tả vẻ đẹp về sự hiểu biết và tưởng tượng của trẻ bằng sự phối hợp các nét vẽ và cách sử dụng màu tô hình.
2. Kỹ năng: 
- Sử dụng kỹ năng vẽ đường thẳng, đường cong để tạo nên cảnh đẹp quê hương, bổ xung các chi tiết như: Mây, mặt trời, cây, hoa... để tạo nên bức tranh vẽ cảnh đẹp quê hương.
3. Thái độ:
- Trẻ biết tự hào trước sản phẩm của mình làm ra.
II. Chuẩn bị
1. Cho cô:
- Tranh gợi ý của cô
- Giá treo sản phẩm.
2. Cho trẻ:
- Mỗi trẻ 1 hộp bút sáp các màu, giấy A4
III. Tiến hánh
1. Hoat động 1: Ổn định
- Cô cho trẻ hát bài: “ Em yêu Thủ Đô ”. 
- Cô trò chuyện về thủ đô Hà Nội có những danh lam thắng cảnh - di tích lịch sử nào? ( 2 – 3 trẻ kể như: Lăng Bác, Hồ Gươm, Chùa Một Cột...).
2. Hoạt động 2: Trọng tâm
a) Quan sát tranh gợi ý của cô:
- Cô đưa tranh gợi ý hỏi trẻ: + Bức tranh có gì? ( Bức tranh vẽ Lăng Bác, cảnh biển, cảnh miền núi... ).
+ Ai có nhận xét gì về bức tranh này?
+ Màu sắc của bức tranh này như thế nào?
+ Cô dùng chất liệu gì để tạo nên bức tranh?
b) Trẻ nêu ý tưởng:
+ Con định vẽ bức tranh như thế nào?
- Cô hỏi trẻ: + Con sẽ vẽ cảnh quê hương như thế nào?
c) Trẻ thực hiện:
- Cô cho trẻ vẽ, cô

File đính kèm:

  • docGiao_an_chu_de_que_huong_dat_nuoc_Bac_Ho.doc
Giáo án liên quan