Kế hoạch dạy học sinh học 9

Tiết: 21

Tên bài dạy: KIỂM TRA MỘT TIẾT

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY

 1. Kiến thức:

- Nắm vững các thí nghiệm của Menden, vận dụng được kết quả thí nghiệm để giải quyết các bài tập

- Hiểu rõ nội dung và ý nghĩa của các quy luật di truyền

- Trình bày được sự biến đổi hình thái của NST qua nguyên phân, giảm phân. Phân biệt được sự khác nhau giữa chúng. Vận dụng kiến thức đó để giải bài tập.

- Nắm rõ cấu tạo, chức năng của ADN, ARN, protein và mối quan hệ giữa chúng. Trình bày được các quá trình tự sao, sao mã, giải mã.

 2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng làm bài kiểm tra có trắc nghiệm

- Rèn luyện kỹ năng tính toán, kỹ năng viết sơ đồ lai

- Rèn luyện các thao tác tư duy: phân tích, so sánh, khái quát hóa, .

- Vận dụng kiến thức lí thuyết để giải các bài tập về các quy luật di truyền, về ADN, nhiễm sắc thể,.

 

doc95 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1274 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch dạy học sinh học 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TRƯỜNG THCS HƯƠNG VÂN ĐÁP ÁN KIỂM TRA 1 TIẾT. HKI. NĂM HỌC 2010-2011
 MÔN: SINH HỌC 9
I. Trắc nghiệm: (12 câu x 0,25đ)
Câu hỏi
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Đáp án
B
C
A
B
B
D
B
D
C
B
D
A
II. Tự luận:
 Câu 1: Diễn biến cơ bản của NST trong quá trình nguyên phân: (2,5 điểm) 
Các kỳ
Diễn biến cơ bản của NST
5 ý x 0,5đ
- Kỳ trung gian
- Kỳ đầu
- Kỳ giữa
- Kỳ sau
- Kỳ cuối
- NSt duỗi xoắn và tự nhân đôi thành NST kép
-NST kép bắt đầu đóng xoắn và co ngắn, ác NST kép dính vào các sợi tơ của thoi phân bào ở tâm động.
-Các NST kép đóng xoắn cực đại và xếp thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. 
-Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành hai NST đơn phân li về hai cực của tế bào.
-Các NST đơn duỗi xoắn, trở về dạng sợi mảnh
 Câu 2: Bài tập: (2,5 điểm)
- Xác định kiểu được gen của P: 
- Viết sơ đồ lai từ P đến F1 đúng
- Xác định đúng kiểu gen, kiểu hình F1
- Viết sơ đồ lai phân tích
- Xác định kết quả phép lai phân tích.
5 ý X 0,5 đ
 Câu 3: Quan hệ giữa gen và tính trạng (2 điểm)
- Mối quan hệ này được thể hiện qua sơ đồ: 
 Gen " mARN " Protein " Tính trạng
(1)Trình tự các nu trên gen sẽ quy định trình tự các ribonu trên mARN
(2) Trình tự các ribonu của mARN quy định trình tự các acid amin trên protein
(3) Protein trực tiếp tham gia vào cấu trúc và hoạt động sinh lí của tế bào để biểu hiện thành tính trạng
4 ý X 0,5 đ
Ngày 22 tháng 10 năm 2010
Tiết: 22
Tên bài dạy: ĐỘT BIẾN GEN 
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY
a. Kiến thức: Học xong bài này, HS có khả năng:
- Trình bày được khái niệm và nguyên nhân phát sinh gây đột biến gen.
- Trình bày được tính chất biểu hiện và vai trò của ĐB gen đối với SV và con người
b. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ và kĩ năng tự nghiên cứu với SGK.
c. Thái độ
- Yêu thích môn học, ý thức phòng bệnh.
II. CHUẨN BỊ
a.Của giáo viên
Tranh phóng to hình 21.1- 4 SGK hoặc máy chiếu và phim ghi hình 21.1- 4 SGK 
b. Của học sinh	
- Bài soạn
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
a.Ổn định tổ chức 1 phút
 b.Kiểm tra bài cũ: không kiểm tra
c.Bài mới: 
T
G
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
3’
11’
25’
4’
Đặt vấn đề: Giới thiệu sơ lược phân loại biến dị.
Hoạt động 1: TÌM HIỂU KHÁI NIỆM ĐỘT BIẾN GEN.
- GV treo tranh phóng to hình 21.1 SGK cho HS quan sát để thực hiện s SGK.
GV : Cần xem kĩ số lượng, trình tự và thành phần của các cặp nuclêôtit ở đoạn ADN (gen) chưa bị biến đổi (a) để so sánh với những đoạn đã bị biến đổi (b, c, d) xem khác nhau như thế nào. 
Hoạt động 2: TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN PHÁT SINH ĐỘT BIẾN GEN
- GV giải thích : ĐB gen phát sinh do những rối loạn trong quá trình tự sao chép phân tử ADN dưới ảnh hưởng phức tạp của mt và ngoài cơ thể. 
Để gây các ĐB nhân tạo, người ta sử dụng các tác nhân vật lí hoặc hóa học tác động lên cơ thể sinh vật. 
Hoạt động 3: TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA ĐỘT BIẾN GEN
- Yêu cầu HS quan sát tranh phóng to các hình 21.2- 4 SGK và đọc mục III SGK để thực hiện s SGK.
- GV giải thích :
+ Sự biến đổi cấu trúc gen có thể dẫn đến sự biến đổi cấu trúc của prôtêin và có thể làm biến đổi kiểu hình.
+ Các ĐB gen thường có hại cho bản thân SV, vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong KG đã qua chọn lọc và duy trì lâu đời, gây ra rối loạn trong tổng hợp prôtêin.
+ Phần lớn gen thường ở trạng thái lặn và được biểu hiện ra KH ở thể đồng hợp, trong ĐK ngoại cảnh thích hợp. Qua giao phối, nếu gặp tổ gen thích hợp thì một ĐB vốn có hại có thể trở thành có lợi. 
Tổng kết bài: 
 - Cho HS đọc chậm phần tóm tắt cuối bài và nêu lên được : Khái niệm ĐB gen, nguyên nhân và vai trò của ĐB gen.
 - Trả lời câu hỏi và bài tập : Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau :
- Quan sát, thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày. Đại diện một vài nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
 * Kết luận :
+ ĐB NST gồm các dạng :
Mất một cặp nuclêôtit (21b)
Thêm một cặp nuclêôtit (21c)
Thay thế một cặp nuclêôtit (21d)
+ ĐB gen là những bđ về số lượng, thành phần, trình tự các cặp nuclêôtit, xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN. 
 - HS theo dõi Gv giải thích và ghi nội dung chính vào vở.
* Kết luận : 
ĐB gen phát sinh do những rối loạn trong quá trình tự sao chép phân tử ADN dưới ảnh hưởng phức tạp của môi trường trong và ngoài cơ thể. 
 - HS quan sát hình 21.2 – 4 SGK, thảo luận theo nhóm, cử đại diện trình bày câu trả lời. Đại diện các nhóm phát biểu, cả lớp góp ý kiến bổ sung. Dưới sự hướng dẫn của GV, cả lớp xây dựng đáp án đúng.
* Đáp án :
+ Các ĐB thể hiện ở hình 21.2 – 3 SGK là những đột biến có hại cho bản thân SV và cho con người 
+ ĐB thể hiện ở hình 21.4 SGK là đột biến có lợi cho SV và con người.
* Kết luận : 
ĐB gen thường có hại nhưng cũng có khi có lợi.
Chương IV.
 BIẾN DỊ
Tiết 22 ĐỘT BIẾN GEN
1. Đột biến gen là gì?
Đột biến gen là những biến đổi bên trong cấu trúc của gen thường liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotid. 
 Có 3 dạng : mất 1 cặp, thêm một cặp và thay thế một cặp
2. Nguyên nhân phát sinh đột biến gen:
ĐB gen phát sinh do những rối loạn trong quá trình tự sao chép phân tử ADN dưới ảnh hưởng phức tạp của mt và ngoài cơ thể.
3. Vai trò của đột biến gen: 
ĐB gen thường có hại nhưng cũng có khi có lợi
 Hướng dẫn về nhà:(1 phút)
- Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài.
- Trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK trang 64.
- Chuẩn bị trước bài mới : Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
IV. RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG
..
Ngày 29 tháng 10 năm 2010
Tiết: 23
Tên bài dạy: ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY
a. Kiến thức: Học xong bài này, HS có khả năng:
- Trình bày được khái niệm và một số dạng đột biến cấu trúc NST.
- Giải thích và nắm được nguyên nhân và nêu được vai trò của đột biến NST.
b. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, trao đổi theo nhóm và tự nghiên cứu với SGK.
c. Thái độ
- Yêu thích môn học, ý thức phòng bệnh.
II. CHUẨN BỊ
a.Của giáo viên
Tranh phóng to hình 22 SGK hoặc máy chiếu và phim ghi hình 22 SGK.
b. Của học sinh	
- Bài soạn
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
a.Ổn định tổ chức 1 phút
 b.Kiểm tra bài cũ: ( 6 phút) ĐB gen là gì? Nguyên nhân và vai trò của ĐB gen? 
c.Bài mới: 
T
G
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
2’
17’
14’
4’
Đột biến NST có 2 dạng là ĐB số lượng và ĐB cấu trúc NST.
Hoạt động 1: TÌM HIỂU VỀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST
(H) Để hiểu rõ về ĐB cấu trúc NST, chúng ta cần làm sáng tỏ những nội dung kiến thức gì? 
- Yêu cầu các nhóm thảo luận, làm sáng tỏ các nội dung vừa nêu.
- Gọi đại diện các nhóm lên bảng trình bày. căn cứ vào đâu để biết được có 3 dạng ĐB cấu trúc NST?
- Giới thiệu về ĐB chuyển đoạn, bổ sung kiến thức.
- Giới thiệu cơ chế phát sinh ĐB cấu trúc NST.
Hoạt động 1: TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN VÀ TÍNH CHẤT CỦA ĐB CẤU TRÚC NST
Vì sao ĐB thường có hại cho SV?
- Giới thiệu VD minh họa:
+ Mất đoạn NST21"ung thư máu
+ Mất đoạn ở NST5"hội chứng mèo kêu (đầu nhỏ, đần độn, giọng nói giống mèo, chết non)
- Giới thiệu các ĐB có lợi:
+ Mất đoạn" loại bỏ gen xấu ra khỏi kiểu gen
+ Lặp đoạn"số lượng gen tăng"cường độ biểu hiện tăng
+ Chuyển đoạn: "chuyển gen cố định đạm của VK nốt sần vào cây hướng dương.
Củng cố - dặn dò:
Cho HS đọc chậm phần tóm tắt cuối bài.
Trả lời câu hỏi 3 SGK trang 66.
Dựa vào thông tin trong SGK, xác định các nội dung cần nghiên cứu:
1. Đột biến NST là gì?
2. Các dạng đột biến cấu trúc NST?
3. Nguyên nhân phát sinh?
4. Tính chất (lợi và hại) 
- Tiến hành thảo luận
- Cử đại diện lên bảng trình bày.
- Các nhóm khác bổ sung.
NST ở hình 22 a bị mất một đoạn H, NST ở hình 22 b bị lặp đoạn B và C, NST ở hình 22 c bị đảo đoạn BCD thành DCB
+ Các hình 22 a, b, c, minh họa các dạng ĐB NST sau : mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn 
- Vì phá vỡ sự sắp xếp hài hòa các gen trên NST
- Chú ý nghe giảng, ghi nhớ thông tin GV cung cấp.
Tiết 23. ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ
1.Đột biến cấu trúc NST là gì?
Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi bên trong cấu trúc NST. Có 4 dạng :mất đoạn, lặp đoạn , đảo đoạn, chuyển đoạn
2. Nguyên nhân:
Tác nhân vật lí và hóa học của ngoại cảnh là nguyên nhân chủ yếu gây ĐB cấu trúc NST.
3. Tính chất:
ĐB cấu trúc NST thường có hại cho SV vì phá vỡ sự sắp xếp hài hòa các gen trên NST
VD:
Tuy nhiên cũng có một số ĐB có lợi được ứng dụn trong công tác chọn giống.
VD:
Hướng dẫn về nhà(1 phút)
Học và ghi nhớ phần tóm tắt cuối bài.
Trả lời câu hỏi 1, 2 SGK trang 68.
Chuẩn bị trước bài mới : Đột biến số lượng NST
IV. RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG
..
Ngày 5 tháng 11 năm 2010
Tiết: 24
Tên bài dạy: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ 
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY
a. Kiến thức: Học xong bài này, HS có khả năng:
- Trình bày được các biến đổi số lượng thường thấy ở một cặp NST, cơ chế hình thành thể (2n + 1) và thể ( 2n – 1).
- Nêu được hậu quả của biến đổi số lượng ở từng cặp NST.
b. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, thảo luận nhóm và tự nghiên cứu với SGK.
c. Thái độ
- Ý thức phòng bệnh. Bảo vệ môi trường
II. CHUẨN BỊ
a.Của giáo viên
Tranh phóng to hình 23.1 SGK 
b. Của học sinh	
- Bài soạn
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
a.Ổn định tổ chức 1 phút
 b.Kiểm tra bài cũ:(5 phút) Trình bày khái niệm, nguyên nhân và tính chất của ĐB cấu trúc NST? 
c.Bài mới: 
T
G
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
2’
17’
16’
3’
Do một số biến đổi làm chi vật chất di truyền trong tế bào bị thay đổi. Bộ NST lưỡng bội không còn là 2n mà là một con số khác. Đó là đột biến số lượng NST.
Hoạt động 1: TÌM HIỂU VỀ ĐỘT BIẾN THỂ DỊ BỘI
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm, dựa vào SGK trả lời các câu hỏi:
1. Thể dị bội là gì?
2. Một số thể dị bội thường gặp?
3. Cơ chế phát sinh thể dị bội.
(Thời gian thảo luận: 7 phút)
- Giúp đỡ các nhóm yếu
- Gọi các nhóm trình bày kết quả
- Điều khiển HS bổ sung kết quả cho nhau
Hoạt động 2: PHÂN TÍCH MỞ RỘNG KIẾN THỨC
H) Quan sát tranh, cho biết quả cà dị bội 2n+1 có gì khác so với quả bình thường 2n? 
- Giới thiệu rõ hơn về các dạng ĐB thể dị bội thường gặp.
(H) Cơ chế nào tạo ra thể dị bội?
- Giải tích cụ thể sự tạo thành 2n+1 và 2n-1 trên sơ đồ. 
- Yêu cầu HS lên bảng vẽ sơ đồ hình thành thể dị bội 2n+2 và 2n-2.
- Giới thệu về một số bệnh tật liên quan đến thể dị bội ở người.
+ Down (47,+21): (trang 82 SGK)
+ (47, +18), (47, +13) : chết non
+ Siêu nam (47, XYY) : ngoại hình bình thường, dễ phạm tội, tỉ lệ ngồi tù cao,vô sinh
+ Klinefelter(47,XXY) : vô sinh, cơ thể không cân đối.
+ Siêu nữ (47,XXX): vô sinh
+ Turner (45,XO): cổ ngắn, không cân đối, vô sinh (trang 83 SGK)
Củng cố - dặn dò:
Cho HS đọc chậm phần tóm tắt cuối bài.
Trả lời câu hỏi 1 SGK trang 68 :
Chọn câu trả lời đúng nhất trong các câu sau. Sự biến đổi số lượng NST thường thấy ở những dạng nào ?
a) Thể 3 nhiễm b) Thể 1 nhiễm c) Thể 0 nhiễm d) Cả a, b và c 
- Dựa vào thông tin trong SGK, thảo luận để trả lời các vấn đề GV đặt ra.
- Cử đại diện lên bảng trình bày.
- Các nhóm khác bổ sung.
+ Hình dạng và kích thước thay đổi.
- Dựa vào SGK trả lời: do một cặp NST không phân li trong giảm phân tạo thành giao tủ có thể có cả hai chiếc hoặc không có chiếc nào của 1 cặp NST tương đồng.
- Chú ý nghe giảng và ghi nhớ thông tin GV cung cấp.
Tiết 24. ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ 
1. Thể dị bội:
- Thể dị bội là cơ thể mà trong TB sinh dưỡng có một hoặc một số cặp NST bị thay đổi về số lượng
- Một số thể dị bội thường gặp: (2n+1); (2n-1); (2n-2)
2. Sự phát sinh thể dị bội:
- Dưới tác động của các tác nhân gây đột biến, trong quá trình tạo giao tử đã có 1 hoặc một só cặp NST không phân li tạo ra các giao tử không bình thường: (n+1); (n-1); (n+2); (n-2),...
- Khi thụ tinh, cá giao tử không bình thường này kết hợp với giao tử bình thường (n) sé tạo thành thể dị bội.
Hướng dẫn về nhà:(1 phút)
Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài.
Trả lời các câu hỏi 2, 3 SGK trang 68.
Chuẩn bị bài mới : Đột biến số lượng NST (tiếp theo).
IV. RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG
..
Ngày 5 tháng 11 năm 2010
Tiết: 25
Tên bài dạy: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ (Tiếp theo ) 
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY
a. Kiến thức: Học xong bài này, HS có khả năng:
- Trả lời được thể đa bội là gì ? (từ khái niệm về thể đa bội, HS sẽ có khái niệm về hiện tượng đa bội thể.
- Trình bày được sự hình thành thể đa bội do nguyên phân, giảm phân và phân biệt sự khác nhau giữa hai trường hợp trên.
- Nhận biết được một số thể đa bội bằng mắt thường qua tranh ảnh và có được các ý niệm sử dụng các đặc điểm của các thể đa bội trong chọn giống.
b. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng thảo luận theo nhóm, tự nghiên cứu với SGK và kĩ năng quan sát, phân tích thu nhận kiến thức từ hình vẽ.
c. Thái độ
- Ý thức phòng bệnh. Bảo vệ môi trường
II. CHUẨN BỊ
a.Của giáo viên
- Tranh phóng to hình 24.1 – 8 SGK 
b. Của học sinh	
- Bài soạn
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
a.Ổn định tổ chức 1 phút
 b.Kiểm tra bài cũ: ( 6 phút) Thể dị bội là gì? Cơ chế phát sinh? 
c.Bài mới: 
T
G
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
2’
18’
12’
5’
Đột biến số lượng NST xảy ra ở 1 hoặc một vài cặp NST"Thể dị bội
Đột biến xảy ra ở tất cả các cặp NST"Thể đa bội
Hoạt động 1: TÌM HIỂU VỀ ĐỘT BIẾN THỂ ĐA BỘI
- Giới thiệu tranh về các thể đa bội.
Tương quan giữa mức đa bội thể và kích thước các bộ phận của cây?
Dấu hiệu nhận biết đa bội thể?
Vì sao đa bội thể thường có kích thước các bộ phận lớn hơn những cơ thể bình thường?
 Vậy đa bội thể là gì?
- Giới thiệu đa bội chẵn, lẻ
Có thể khai thác những đặc điểm nào của cây đa bội trong chon giống cây trồng?
Hoạt động 2: TÌM HIỂU SỰ HÌNH THÀNH ĐA BỘI THỂ
- GV đặt vấn đề : Đa bội thể được hình thành bằng cách nào ?
(Do sự tác động của các tác nhân vật lí, hóa học, hoặc ảnh hưởng phức tạp của môi trường vào tế bào trong lúc nguyên phân hay giảm phân gây ra rối loạn phân bào, dẫn đến hiện tượng đa bội thể).
-Yêu cầu HS đọc SGK và thực hiện sSGK. 
-GV theo dõi sự phân tích của HS và xác nhận các ý kiến đúng.
-GV giảng giải thêm bằng sơ đồ
Củng cố - dặn dò:
Cho HS đọc phần tóm tắt cuối bài và nhắc lại những nội dung chính.
Trả lời câu hỏi 3 SGK trang 71.
- Quan sát tranh, nghiên cứu thông tin SGK, trả lời câu hỏi:
+ Bội số của n càng lớn thì kích thước các bộ phận của cây càng to
+ Kích thước các cơ quan sinh dưỡng và sinh sản to.
+ Do số NST nhiều, cường độ trao đổi chất tăng nên tăng kích thước cơ thể
+ Đa bội thể là cơ thể dưỡng có bộ NST tăng lên gấp bội của n 
+ Tạo giống có năng suất cao: cành, lá, hoa, quả,... to .
- HS đọc SGK và quan sát tranh phóng to hình 24.5 SGK thảo luận nhóm để thực hiện s SGK. 
Đại diện một vài nhóm trình bày câu trả lời, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
* Đáp án : 
 Trường hợp a minh họa sự hình thành thể đa bội do nguyên phân và b do giảm phân. 
Kết luận : 
Do sự tác động của các tác nhân vật lí, hóa học, hoặc ảnh hưởng phức tạp của môi trường vào tế bào trong lúc nguyên phân hay giảm phân gây ra rối loạn phân bào, dẫn đến hiện tượng đa bội thể.
Tiết 25. ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ (Tiếp theo )
3. Thể đa bội:
- Thể đa bội là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có bộ NST tăng lên gấp bội của n (thường lớn hơn 2n )
- Ở các cơ thể đa bội, sự tăng gấp bội số lượng NST trong TB làm tăng cường độ trao đổi chất, tăng kích thước TB, các cơ quan, và tăng sức chống chịu với ngoại cảnh
- Hiện tượng đa bội thể khá phổ biến ở TV và đã được ứng dụng rộng rãi trong chọn giống
4. Sự hình thành thể đa bội
 Do tác động của các tác nhân vật lí, hoá học từ môi trường bên trong hay bên ngoài làm cho tất cả các cặp NST nhân đôi mà không phân li trong quá trình nguyên phân hoặc giảm phân đã tạo thành thể đa bội.
 Sơ đồ (SGK)
Hướng dẫn về nhà:(1 phút)
Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài.
Trả lời các câu hỏi 1, 2 SGK trang 71.
Chuẩn bị trước bài mới : Thường biến.
IV. RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG
..
Ngày 12 tháng 11 năm 2010
Tiết: 26
Tên bài dạy: THƯỜNG BIẾN
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY
a. Kiến thức: Học xong bài này, HS có khả năng:
- Trình bày được khái niệm thường biến, sự khác nhâu của thường biến với đột biến về 2 phương diện : khả năng di truyền và sự biểu hiện bằng KH.
- Trình bày được khái niệm mức phản ứng và ý nghĩa của nóa trong chăn nuôi, trồng trọt.
- Trình bày được ảnh hưởng của môi trường đối với tính trạng số lượng và mức phản ứng của chúng để ứng dụng trong việc nâng cao năng suất vật nuôi và cây trồng. 
b. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích để thu nhận kiến thức từ hình vẽ và kĩ năng thảo luận nhóm, làm việc với SGK.
c. Thái độ
- Ý thức về vấn đề bảo vệ môi trường sống của sinh vật.
II. CHUẨN BỊ
a.Của giáo viên
- Tranh phóng to hình 25 SGK, mẫu vật sưu tầm
b. Của học sinh	
- Bài soạn
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :
a.Ổn định tổ chức 1 phút
 b.Kiểm tra bài cũ: ( 6 phút) Đa bội thể là gì? Cơ chế phát sinh?
 Vẽ sơ đồ cơ chế hình thành thể 3n.
c.Bài mới: 
T
G
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung ghi bảng
2’
17’
8’
6’
4’
Kiểu gen quy định kiểu hình.
Trong thực tế, một kiểu gen có thể được biểu hiện thành nhiều kiểu hình khác nhau dưới tác độn của môi trường sống. (Hiện tượng thường biến)
Hoạt động 1: TÌM HIỂU SỰ BIẾN ĐỔI KIỂU HÌNH DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát mẫu vật, mô tả lại hình dạng của cây rau mác sống ở những môi trường khác nhau.
Sự khác nhau đó có ý nghĩa gì?
- Yêu cầu HS hoàn thành BT‚SGK.
Thường biến là gì?
Thường biến có di truyền được cho đời sau không?
- Yêu cầu HS thảo luận so sánh đột biến với thường biến.
- Gợi ý, giúp đỡ các nhóm yếu
- Gọi HS lên bảng trình bày.
Hoạt động 2: TÌM HIỂU MỐI QUAN HỆ GIỮA KG, MT VÀ KH
- Yêu cầu HS nhận xét về mối quan hệ giữa KG, MT, KH.
- Giới thiệu về tính trạng số lượng và chất lượng.
Tính trạng nào phụ thuộc vào KG, tính trạng nào phụ thuộc vào MT?
Ứng dụng đặc điểm này vào sản xuất nông nghiệp?
- GD bảo vệ môi trường.
Hoạt động 3: TÌM HIỂU VỀ MỨC PHẢN ỨNG
- GV đặt vấn đề : Cùng một KG quy định tính trạng số lượng có thể phản ứng thành nhiều KH khác nhau tùy vào đk mt. Nhưng khả năng đó không phải là vô hạn. Vì sao vậy ? 
- Cho HS đọc SGK thảo luận nhóm và thực hiện s SGK.
+ Giới hạn năng suất của giống lúa DR2 do giống hay do kĩ thuật trồng trọt quy định ?
+ Mức phản ứng là gì ? 
Củng cố - dặn dò:
Cho HS đọc phần tóm tắt cuối bài và nhắc lại những nội dung chính.
Trả lời các câu hỏi SGK trang 73
Trong sản xuất nông nghiệp, cần làm gì để có năng xuất cao.
- Quan sát, mô tả lại hình dạng thân, lá của cây rau mác sống trên cạn, trong nước.
" Thích nghi với môi trường sống.
" Sự biểu hiện KH phụ thuộc vào KG và môi trường. Trong đó KG luôn không đổi.
- Hình thành khái niệm thường biến. 
- Thảo luận, làm BT
- Cử đại diện trình bày
- Nghiên cứu SGK, trả lời: KH là kết quả tương tác giữa môi trường và KG
- Nêu VD minh họa về 2 loại tính trạng này.
+ Tính trạng số lượng!KG
 Tính trạng chất lượng!MT
Giống tốt + chăm sóc tốt " năng suất cao.
- HS đọc SGK, trao đổi nhóm để thực hiện s SGK. 
Một vài HS phát biểu câu trả lời, các HS khác bổ sung.
+ Giới hạn năng suất của giống do KG quy định.
- Rút ra kết luận về mức phản ứng.
Tiết 26. THƯỜNG BIẾN
1. Sự biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường:
 - KN: Thường biến là những biến đổi KH phát sinh trong quá trình sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của MT
 - Đặc điểm:Thường biến xuất hiện đồng loạt theo 1 hướng xác định tương ứng với điều kiện ngoại cảnh
Thường biến không di truyền
- Ý nghĩa: Giúp SV thay đổi để thích nghi với điều kiện của môi trường sống.
VD.
2. Mối quan hệ giữa KG, MT và KH.
- Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường.
- Tính trạng chất lượng chủ yếu phụ thuộc vào kiểu gen, tính trạng số lượng phụ t

File đính kèm:

  • docGIAOANSINH91011.doc