Kế hoạch dạy học liên môn - Tên chủ đề: Muối ăn – muối natri clorua (Hóa học 8)

1. Trạng thái tự nhiên

- Muối Natri clorua có ở biển (trạng thái dung dịch – lỏng).

- Kết tinh trong lòng đất – mỏ muối

2. Tính chất.

* Tính chất vật lý:

NaCl là chất rắn, kết tinh màu trắng, vị mặn, tan trong nước. Độ tan S = 36g.

* Tính chất hóa học

NaCl là muối trung hòa có các tính chất hóa học sau:

Tác dụng với muối.

Tác dụng với xit.

Bị điện phân dung dich hoặc nóng chảy

 

doc6 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2051 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch dạy học liên môn - Tên chủ đề: Muối ăn – muối natri clorua (Hóa học 8), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD&ĐT NGHI LỘC
TRƯỜNG THCS NGHI PHƯƠNG
TỔ KHOA HỌC TỰ NHIÊN
KẾ HOẠCH DẠY HỌC LIÊN MÔN
 I. TÊN CHỦ ĐỀ LIÊN MÔN 
“Muối ăn – Muối Natri clorua”
II. MỤC TIÊU 
Học xong chủ đề này, HS cần có khả năng: 
1. Về kiến thức
- Biết muối natri clorua là một hợp chất hóa học phổ biến và được sử dụng rộng rãi.
- Biết được trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý, hóa học của muối Natri clorua.
- Biết nguyên nhân sự hình thành các mỏ muối.
- Biết cách khai thác muối từ biển, hồ nước mặn và muối mỏ.
- Biết rằng nước ta là một quốc gia biển, diện tích biển gấp 3 lần diện tích đất liền nên có trữ lượng muối rất lớn. 
- Biết vai trò của muối Natri clorua trong đời sống và sản xuất, chế biến.
- Nhận thức rõ được vai trò của muối ăn với sự sống, sức khỏe, kinh tế - xã hội. 
2. Về kỹ năng
- Biết tìm hiểu, thu thập thông tin từ nhiều nguồn, xử lí thông tin (hình ảnh, sách báo, bảng biểu, đồ thị, mạng ....) để rút ra các kết luận . 
3. Về thái độ
- Giáo dục tinh thần yêu thích, say mê bộ môn.
- Yêu thích sự khám phá những điều mới mẻ của khoa học.
- Ý thức trách nhiệm và tham gia tich cực vào các hoạt động sử dụng hợp lí, bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên.
III. NỘI DUNG
- Sự tồn tại của muối Natri clorua trong tự nhiên: Đại dương chiếm ¾ S TG chứa một trữ lượng muối rất lớn ( 1m3 nước biển có 27kg muối Natri clorua, nước ta diện tích biển gấp 3 lần diện tích đất liền nên có trữ lượng muối rất lớn).
- Sự hình thành muối mỏ (muối có trong lòng đất). 
- Các tính chất của muối, cách tính khối lượng riêng của muối trong dung dịch, độ tan của muối. 
- Cách khai thác muối.
- Vai trò của muối Natri clorua đối với sự sống, đời sống sản xuất con người. 
- Vấn đề ô nhiễm biển đảo trên thế giới. 
- Bảo vệ biển đảo. 
1. Trạng thái tự nhiên ( sử dụng kiến thức từ môn Toán, Địa lý, Vật lí)
- Trong tự nhiên nước biển tồn tại ở 3 trạng thái:
Trạng thái rắn (băng).
Trạng thái lỏng( nước biển)
- Trong tự nhiên biển chiếm ¾ bề mặt trái đất.
- Sự hình thành mỏ muối ( sử dụng kiến thức từ môn Sinh học, Địa lý, Vật lí, Hóa học)
2. Các tính chất vật lý, hóa học của muối Natri clorua ( sử dụng kiến thức từ môn Toán, Hóa, Vật lí)
3. Cách khai thác muối
4. Vai trò của muối ăn đối với sự sống, sức khỏe ( sử dụng kiến thức Sinh học, Hóa học ) 
5. Ứng dụng của muối trong đời sống sản xuất. ( sử dụng kiến thức từ môn Hóa, Vật)
6. GD ý thức bảo vệ môi trường biển đảo VN (Địa, GDCD) 
IV- KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI
+ Thời lượng: Khoảng 2 - 3 tiết.
+ Thời điểm: Theo kế hoạch của tổ.
+ Giáo viên: Chủ đề này đơn giản nên giáo viên các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Địa lí, đều có thể tham gia dạy được.
+ Hình thức dạy học: 
- Dạy trên lớp ( nếu sử dụng các phương pháp truyền thống)
+ Phương pháp dạy học: 
- Có thể sử dụng phương pháp truyền thống tích cực hóa người học như ;
 	 	* Nêu và giải quyết vần đề kết hợp với hoạt động nhóm
 	* Vấn đáp tìm tòi kết hợp với vấn đáp tái hiện
 	- Chú trọng việc cho HS đọc và khai thác tư liệu (bài đọc...), phối hợp sử dụng các cách biểu diễn dữ liệu khác nhau (bảng biểu, đồ thị, biểu đồ...) 
V- DỰ KIẾN KẾT QUẢ
Môn Vật lí: Biết được các trạng thái và sự biến đổi các trạng thái của nước.
Môn Hóa: Biết tính chất vật lí, hóa học, ứng dụng của muối Natri clorua.
Môn Địa lí: Biết được sự phân bố, sự hình thành mỏ muối,......
Môn Sinh học, Công nghệ: Vai trò của muối ăn trong cơ thể, lĩnh vực sản xuất, cách sử dụng nguồn muối ăn có hiệu quả.
Môn Toán: Biết cách tính toán.
Môn GDCD: Giáo dục ý thức.
VI. THIẾT KẾ CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP.
GV giới thiệu: Muối Natri clorua còn được gọi là muối ăn – muối làm gia vị hàng ngày. Có công thức hóa học là NaCl, có khối lượng phân tử (M) = 58,5gam
Hoạt động day – học
Nội dung
Nghiên cứu thông tin tài liệu cho biết: Trong tự nhiên muối Natri clorua có ở đâu?
HS: nghiên cứu-> trả lời
Hàm lượng muối ăn trong nước biển?
HS trả lời: 27kg/m3
Muối mỏ được hình thành như thế nào?
(Nếu học sinh không tìm được thông tin từ tài liệu sách GK thì GV có thể cung cấp thông tin: Do sự kiến tạo địa tầng vỏ trái đất tạo thành các vũng nước mặn bị cô lập. sự thay đổi tăng nhiệt độ của môi trường làm nước bay hơi còn lại muối kết tinh. Qua trình phong hóa, vùi lấp của đất đá đã lấp lượng muối này trong lòng đất tạo thành các mỏ muối). 
Giáo viên hỏi thêm về diện tích biển Việt Nam.
Giới thiệu về Biển Chết
Muối Natri clorua có tính chất vật lý nào?
HS trả lời
(tính độ tan khi hòa tan 20g NaCl trong 80 g nước.
HS dùng công thức tính độ tan để tính
ĐA: 25g)
Nêu các tính chất hóa học của muối Natri clorua.
HS trả lời
Muối Natri clorua được khai thác như thế nào?
HS trả lời.
Muối ăn có vai trò gì đối với sự sống và sức khỏe?
HS trả lời.
Trong đời sống và sản xuất, muối Natri clorua có ứng dụng gì?
HS nêu các ứng dụng.
Nguồn Natri clorua chủ yếu được lấy từ biển, nhưng vấn đề ô nhiễm biển đang xẩy ra tương đối phổ biến ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Em cần làm gì để bảo vệ môi trường biển? bảo vệ nguồn tài nguyên Natri clorua?
HS đưa ra các biện pháp:
Trạng thái tự nhiên
- Muối Natri clorua có ở biển (trạng thái dung dịch – lỏng).
- Kết tinh trong lòng đất – mỏ muối
2. Tính chất.
* Tính chất vật lý:
NaCl là chất rắn, kết tinh màu trắng, vị mặn, tan trong nước. Độ tan S = 36g.
* Tính chất hóa học
NaCl là muối trung hòa có các tính chất hóa học sau:
Tác dụng với muối.
Tác dụng với xit.
Bị điện phân dung dich hoặc nóng chảy
3. Cách khai thác
* Cho nước mặn bay hơi từ từ được muối Natri clorua.
* Ở những nơi có mỏ muối thì đào hần, giếng qua các lớp đất đá đến mỏ muối.
4. Vai trò của muối đối với sự sống và sức khỏe.
Muối NaCl được cung cấp cho cơ thể người phần lớn ở dạng làm gia vị.
Muối Natri clorua giúp kiểm soát lượng nước trong cơ thể.
- Là chất điện giải cơ bản.
- Thừa hay thiếu muối Natri clorua đều gây nên các tình trạng bệnh lý cho cơ thể.
5. Ứng dụng của muối Natri clorua.
* Muối Natri clorua có ứng dụng hết sức quan trọng trong đời sống và sản xuất:
- Làm gia vị, bảo quản thực phẩm.
- Làm thuốc sát trùng.
- Là nguyên liệu quan trọng để điều châé nhiều chất: 
+ Điện phân dung dịch muối ăn thu đước NaOH, H2, Cl2.
2NaCl + 2H2O -> 2NaOH + H2 + Cl2
( NaOH dùng để điều chế xà phòng, công nghiệp giấy.
Cl2 sản xuất chất dẻo, chất diệt trùng, sản xuất HCl.
H2 để bơm vào khí cầu, sản xuất HCl, trong công nghiệp hóa hữu cơ).
Điện phân nóng chảy NaCl thu được Na, Cl2.
2NaCl (đpnc)-> 2Na + Cl2
Na dùng trong luyện kim, chất trao đổi nhiệt
NaClO dùng làm chất tẩy rứa, 
Na2CO3 sản xuất thủy tinh, xà phòng, chất tẩy rửa.
5. Bảo vệ môi trường, sử dụng nguồn tài nguyên hợp lý.
Củng cố: Nêu tóm lược nội dung bài học.
Bài tập:
 - Nêu các ứng dụng của muối Natri clorua.
 - Viết các phương trình phản ứng thể hiện tính chất hóa học của Natri clorua.+ Quan hệ với nội dung trong chương trình các môn hiên tại
TT
ND chủ đề
 Quan hệ với nội dung trong chương trình các môn
Vật lý
Sinh học
Hóa
Địa lí
Toán
GDCD
1
 Muối Natri clorua trong tự nhiên.
Lớp 6;
Các trạng thái và biến đổi trạng thái
Bài 10: Một số muối quan trọng
lớp 6 
Bài 23: Sông và hồ; 
Bài 24: Biển và đại dương (Địa lí 6) 
L8 bài 23: Vị trí giới hạn hình dạng lãnh thổ VN.Bài 24:Vùng biển VN.
2
2. Vai trò của biển- đảo đối với đời sống , đối với con người ( Sinh học, công nghệ,Văn, Sử, GDCD ) 
Lớp 6: Vai trò của nước trong quang hợp
Lớp 7: nước với TĐC ở ĐV
Lớp 8: Nước , chất tan, dung dịch, Vai trò của nước trong đời sống và SX
Bài 25: DH Nam Trung Bộ. Bài 23: Vùng BTB 
Bài 21: Vùng ĐBSH
Bài 36: Đồng bằng sông Cửu Long.....Bài sự phân bố và phát triển ngành nông lâm thủy sản.( L9)
3
Khẳng định chủ quyền lãnh hải nước ta. 
Bài: Vị trí giới hạn lãnh thổ VN( L8).
Bài Vùng biển VN ( L8)
4
GD ý thức bảo vệ môi trường và chủ quyền biển đảo VN
Lớp 9: 
Ô nhiễm môi trường
Luật bảo vệ môi trường..
Lớp 8: Sự ô nhiễm nguồn nước và bảo vệ nguồn nước, sử dụng nước có hiệu quả 
 Các bài trong nội dung sự phân hóa lãnh thổ( Địa 9)
vùng biển VN( L8)
Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ môi trường biển đảo( L9)

File đính kèm:

  • docmuối.doc
  • pdf1-9.pdf
  • docCông dụng của muối.doc
  • mp4Muoi.mp4
  • pptMuoi.ppt
  • docPin nhiên liệu tách muối khỏi nước biển.doc
Giáo án liên quan