Kế hoạch bài học tự nhiên xã hội - Tuần 17

.1 Ổn định :

2. Kiểm tra bài cũ:

3) Dạy bài mới :

a) Giới thiệu bài :

- Lứa tuổi các em là lứa tuổi rất tinh nghịch và ham chơi. Khi đến trường, đôi khi các em mải chơi đùa mà quên đi việc bảo vệ cho bạn thân và cho người khác. Hôm nay cô sẽ cùng các em tìm hiểu bài Phòng tránh ngã khi ở trường để giúp các em biết cách bảo vệ mình hay người khác tránh khỏi ngã khi ở trường.

Hoạt động 1: Nhận biết các hoạt động nguy hiểm cần tránh

Mục tiêu: Nhận biết được các hoạt động dễ gây nguy hiểm ở trường.( Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để phòng té ngã. Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập. PP, KT: Suy nghĩ- Thảo luận cặp đôi – Chia sẻ)

 

docx4 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 854 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch bài học tự nhiên xã hội - Tuần 17, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	KẾ HOẠCH BÀI HỌC TỰ NHIÊN XÃ HỘI
	TUẦN 17 Thứ ., ngày . tháng 12 năm 2013 	
	Tiết 17	
- Tên bài dạy: Phòng tránh ngã khi ở trường
 ( chuẩn KTKN: 87, SGK: 36) 
A - MỤC TIÊU: ( theo chuẩn kiến thức & kĩ năng )
- Kể tên những hoạt động dễ ngã, nguy hiểm cho bản thân và cho người khác khi ở trường.
Hs G: Biết cách xử lí khi bản thân hoặc người khác bị ngã.
** KNS: Kĩ năng kiên định; kĩ năng ra quyết định; phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập.
B - CHUẨN BỊ:
- GV: 
+ SGK Tự nhiên và xã hội.
+ Bảng phụ
+ Thẻ ý kiến.
- HS: 
+ SGK Tự nhiên và xã hội.
+ Thẻ ý kiến.
C - HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Ổn định :
2. Kiểm tra bài cũ:
3) Dạy bài mới :
a) Giới thiệu bài : 
- Lứa tuổi các em là lứa tuổi rất tinh nghịch và ham chơi. Khi đến trường, đôi khi các em mải chơi đùa mà quên đi việc bảo vệ cho bạn thân và cho người khác. Hôm nay cô sẽ cùng các em tìm hiểu bài Phòng tránh ngã khi ở trường để giúp các em biết cách bảo vệ mình hay người khác tránh khỏi ngã khi ở trường.
Hoạt động 1: Nhận biết các hoạt động nguy hiểm cần tránh
Mục tiêu: Nhận biết được các hoạt động dễ gây nguy hiểm ở trường.( Kĩ năng ra quyết định: Nên và không nên làm gì để phòng té ngã. Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua các hoạt động học tập. PP, KT: Suy nghĩ- Thảo luận cặp đôi – Chia sẻ)
Cách tiến hành 
Bước 1:
- Gv nêu câu hỏi :
+ Kể tên những hoạt động dễ gây nguy hiểm ở trường học ?
- GV cho hs quan sát hình 1, 2, 3, 4 trang 36, 37 và hỏi: 
+ Chỉ và nói hoạt động của các bạn trong từng hình.
+ Hoạt động nào dễ gây nguy hiểm?
- GV cho hs thực hiện thảo luận nhóm đôi để hoàn thành câu hỏi.
- Hát
- 1 hs nhắc lại tên đề bài.
- Hs lắng nghe và trả lời cá nhân:
+ Nêu tên các trò chơi dễ gây nguy hiểm ở trường như: xô đẩy, đánh vật, vật lộn, trèo cây, trượt cầu thang, leo cửa sổ
- Hs trả lời:
- Tranh 1: (G)
+ Các hoạt động của các bạn là: nhảy dây, đánh cầu, nói chuyện, thẩy đá, rượt đuổi nhau, trèo cây, một bạn trai đang ngồi nhìn mấy bạn đánh cầu,
+ Các hoạt động gây nguy hiểm là: rượt đuổi nhau và trèo cây.
- Tranh 2:
+ Các hoạt động của các bạn là: bạn nam đang với cành để hái hoa, bạn nam đang nhoài người ra cửa sổ, bạn đang đứng nhìn, bạn đang đứng xem các bạn hái hoa,
+ Các hoạt động gây nguy hiểm là: nhoài người ra cửa sổ, với cành để hái hoa.
- Tranh 3:
+ Các hoạt động của các bạn là: bạn đang đi dưới cầu thang, mấy bạn nam đang đùa giỡn và xô đẩy nhau ở cầu thang.
+ Các hoạt động gây nguy hiểm là: đùa giỡn và xô đẩy nhau ở cầu thang.
- Tranh 4: (Y)
+ Các hoạt động của các bạn là: Các bạn đi lên xuống cầu thang theo hàng lối.
+ Không có hoạt động nào gây nguy hiểm . 
Bước 2: 
- Gọi đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm khác nhận xét.
- Đại diện nhóm 4 trình bày. Nỗi nhóm trình bày 1 tranh.
- Các nhóm khác nhận xét.
- Chuyện gì sẽ xảy ra đối với các bạn trong tranh 1, 2, 3 khi thực hiện những hoạt động nguy hiểm nêu trên?
- Gv: Qua các hoạt động của 4 bức tranh ta nên và không nên làm gì để phòng tránh ngã khi ở trường?
- Gv kết luận: Chạy đuổi nhau trong sân trường, chạy và xô đẩy nhau ở cầu thang, trèo cây, với cành qua cửa sổ là rất nguy hiểm không chỉ cho bản thân mà có khi nguy hiểm cho người khác.
Hoạt động 2: Lựa chọn những trò chơi bổ ích 
Mục tiêu: Có ý thức trong việc lựa chọn và chơi các trò chơi bổ ích. (Kĩ năng kiên định: Từ chối không tham gia vào trò chơi nguy hiểm. PP, KT: Trình bày cá nhân)
Cách tiến hành 
Bước 1:
- Gv cho học sinh đọc thầm 1 lượt các trò chơi sau đó yêu cầu hs thực hiện trình bày bằng thẻ ý kiến để lựa chọn ra những trò chơi không nguy hiểm nhưng bổ ích.
- Hs nêu: Các bạn có thể bị té, ngã, gãy tay chân hay chết,...
- Ta nên lên xuống cầu thang theo hàng lối ngay ngắn , không nên xô đẩy nhau ở cầu thang, không nên rượt đuổi nhau, không trèo cây,
- Hs lắng nghe và lặp lại.
- Hs lắng nghe và thực hiện.
Bước 2:
- Gv cho hs trình bày.
- Gv nhận xét: Các em nên chơi những trò chơi vui, khỏe, bổ ích và an toàn.
Hoạt động 3: Xử lí tình huống
Mục tiêu: Biết cách xử lí khi bản thân hoặc người khác bị ngã. 
Cách tiến hành 
Bước 1:
- Gv nêu vấn đề: 
+ Trong giờ ra chơi, Giàu đang cùng bạn chơi trò chơi nhảy dây thì bỗng bạn bị ngã . Bạn rất đau không đi được. Em sẽ làm gì khi thấy bạn như thế?(G)
+ Em đang cùng các bạn chơi trò Bịt mắt bắt dê thì em lỡ giẫm lên mảnh thủy tinh và chân em bị chảy máu. Lúc đó, em sẽ làm gì? ( G )
Bước 2:
- Hs phát biểu.
- Gv nhận xét và nhắc nhở hs: Trong các tình huống ta phải tìm cách xử lí sao cho phù hợp để phòng tránh ngã cho bản thân và người khác khi ở trường và ở nơi khác.
- Hs thực hiện.
- Gv cho hs suy nghĩ và trình bày cá nhân.
+ Em sẽ kêu bạn giúp đưa lên văn phòng và nhờ thầy cô giúp.
+ Em sẽ nhờ bạn chạy đi tìm thầy cô để nhờ thầy cô giúp.
- Hs lặp lại.
- Gv đọc phần tóm tắt nội dung của và sau đó yêu cầu 3 hs G đọc lại.
- Hs thực hiện.
D – CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 
	- Gv giáo dục: Lớp chúng ta ở gần bậc thang là nơi có nhiều người qua lại nên các em cần phải cẩn thận. Các em nên đi chậm và không nên chạy giỡn, nô đùa gần bậc thang để tránh ngã hoặc va chạm người khác. 
	- Nhận xét tiết học.
- Xem lại bài.
- Chuẩn bị bài “Thực hành: Giữ trường học sạch, đẹp”.
- Chuẩn bị dụng cụ để vệ sinh trường lớp.
DUYỆT: ( Ý kiến góp ý )
	Tổ trưởng 	Hiệu trưởng

File đính kèm:

  • docxBai_17_Phong_tranh_nga_khi_o_truong.docx