Kế hoạch bài học Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2014-2015 - Lê Thanh Tú

A. KTBC: Nước ta dưới ách đô hộ của các triều đại PK PB

Gọi hs lên bảng trả lời:

- Khi đô hộ nước ta, các triều đại PKPB đã làm những gì?

- Nhân dân ta đã phản ứng ra sao?

Nhận xét, chấm điểm

B. Dạy-học bài mới:

1. Giới thiệu bài: Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về một trong các cuộc khởi khởi ấy, đó là khởi nghĩa Hai Bà Trưng

- Treo tranh: Đây là tranh vẽ hình ảnh Hai Bà Trưng ra trận.

2. Bi mới:

* Hoạt động 1: Nguyên nhân của khởi nghĩa Hai Bà Trưng

- Y/c hs đọc trong SGK từ đầu .trả thù nhà

- Gọi hs giải thích từ "Thái thú"

- Giải thích: Thời nhà Hán đô hộ nước ta, vùng đất Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, chúng đặt là quận Giao Chỉ (GV chỉ vùng đất trên BĐVN)

- Các em hãy thảo luận nhóm đôi để TLCH: Hai Bà Trưng kêu gọi nhân dân khởi nghĩa trong hoàn cảnh nào?

- Gọi đại diện nhóm trình bày.

- Khi tìm hiểu nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, có hai ý kiến cho rằng: do chồng bà là Thi Sách bị Tô Định giết chết, ý kiến thứ hai cho rằng do lòng căm thù giặc áp bức, bóc lột nhân dân ta đến cùng cực. Em đồng tình với ý kiến nào? Vì sao?

Kết luận: Oán hận trước ách đô hộ của nhà Hán, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa và được nhân dân khắp nơi hưởng ứng. Việc thái thú Tô Định giết chết chồng bà là Thi Sách càng làm cho Hai Bà Trưng tăng thêm quyết tâm đánh giặc.

* Hoạt động 2: Diễn biến và kết quả của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

- Treo lược đồ: Năm 40 Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, cuộc khởi nghĩa nổ ra trên một khu vực rộng, mạnh mẽ, trên lược đồ chỉ là khu vực chính của cuộc khởi nghĩa

- Các em hãy hoạt động nhóm đôi nhìn vào lượt đồ và tường thuật lại diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (bạn này kể, bạn kia nhận xét và ngược lại)

- Đại diện nhóm lên kể trước lớp

- Tổ chức cho hs thi kể kết hợp chỉ trên lược đồ.

- Gọi hs nhận xét, tuyên dương bạn kể hay.

* Hoạt động 3: Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

- Gọi hs đọc từ "Sau hơn .ba năm"

- Sự thắng lợi của khởi nghĩa Hai Bà Trưng nói lên điều gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa gì?

- Nội dung của bài học hôm nay đã được tóm tắt trong phần ghi nhớ SGK/20

- Gọi hs đọc lại phần ghi nhớ.

Kết luận: Với chiến công oanh liệt, Hai Bà Trưng đã trở thành hai nữ anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà

3. Củng cố, dặn dò:

- Em hãy nêu một tên đường nào đó nhắc ta nhớ đến khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

- Về nhà xem lại bài, nhớ và kể được diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng

- Bài sau: Chiến thắng Bạch Đằng do Ngô Quyền lãnh đạo (năm 938)

Nhận xét tiết học.

doc51 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 340 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch bài học Lớp 4 - Tuần 6 - Năm học 2014-2015 - Lê Thanh Tú, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h như Cửư Long, Lê Lợi gọi là DT riêng.
Bài 3: Gọi hs đọc y/c
- Cách viết các từ trên có gì khác nhau? (So sánh a với b.
- So sánh c với d
- Từ bài tập trên, em rút ra kết luận gì?
- Nội dung của bài học hôm nay được đúc rút trong phần ghi nhớ /57
- Gọi hs đọc ghi nhớ
3/ Luyện tập:
Bài 1: Gọi hs đọc y/c
- Y/c cả lớp làm vào VBT, 2 nhóm đôi làm trên phiếu
- Gọi 2 nhóm dán phiếu và trình bày kết quả 
- cả lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung
- Vì sao em xếp từ "dãy" vào DT chung?
- Vì sao em xếp từ "Thiên Nhẫn" vào DT riêng?
Bài 2: Gọi hs đọc y/c
- Họ và tên các bạn là DT chung hay DT riêng? Vì sao?
- Y/c hs viết vào VBT
- Gọi HS lên bảng viết, lớp nhận xét
- Nhắc HS: Luôn viết hoa tên người, tên địa danh, tên người viết hoa cả họ và tên đệm
4/ Củng cố, dặn dò:
- Thế nào là DT chung, DT riêng? Cho ví du
- Về nhà viết vào vở nháp 10 DT chung chỉ đồ dùng, 10 DT riêng chỉ tên người hoặc địa danh.
- Bài sau: Mở rộng vốn từ: Trung thực-Tự trọng.
+ Danh từ là những từ chỉ sự vật (người, vật, hiện tượng, khái niệm hoặc đơn vị), hs cho ví dụ
+ HS lần lượt trả lời: vua, Hùng, mộ, sáng, trưa, bóng, nắng, chân, chốn, này, dân, một, quả, xôi, bánh chưng, bánh giầy, mấy, cặp, đôi
- DT Hùng viết hoa, các DT khác không viết hoa.
- Lắng nghe
- 2 hs đọc to trước lớp 
- HS làm việc nhóm đôi
- HS lần lượt trả lời:
a) Sông b) Cửu Long
c) vua d) Lê Lợi
- HS quan sát và lắng nghe
- 1 hs đọc to trước lớp
- HS làm việc nhóm 4
- Đại diện nhóm trả lời: 
+ Sông tên chung để chỉ những dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được
+ Cửu Long: Tên riêng của 1 dòng sông có 9 nhánh ở đồng bằng sông Cửu Long
+ Vua: tên chung chỉ người đứng đầu nhà nước phong kiến
+ Lê Lợi: Tên riêng của vị vua mở đầu nhà hậu Lê 
- HS lắng nghe
- 1 hs đọc 
- Tên chung chỉ dòng nước chảy tương đối lơn: sông không viết hoa. Tên riêng chỉ 1 dòng sông cụ thể Cửu Long viết hoa
- Tên chung để chỉ người đứng đầu nhà nước phong kiến vua không viết hoa. Tên riêng chỉ một vị vua cụ thể Lê Lợi được viết hoa.
- DT riêng chỉ người, địa danh cụ thể luôn luôn phải viết hoa.
- 3 hs đọc ghi nhớ.
-1 hs đọc yêu cầu
- HS làm bài
- Đại diện nhóm trình bày: 
Danh từ chung: núi, sông, dòng, dãy, mặt, sông, ánh, nắng, đường, dây, nhà, trái, phải, giữa, trước
Danh từ riêng: Chung, Lam, Thiên Nhẫn, Trác, Đại Huệ, Bác Hồ.
- Nhận xét, bổ sung 
- Vì "dãy" là từ chung chỉ những núi nối tiếp, liền nhau
- Vì Thiên Nhẫn là tên riêng của một dãy núi và được viết hoa.
- 1 hs đọc
- Họ và tên các bạn là DT riêng vì chỉ một người cụ thể nên phải viết hoa
- HS làm bài
- 3 hs lên bảng viết.
-HS lắng nghe
- 1 hs trả lời
-HS lắng nghe
_______________________________________
Môn: KHOA HỌC 
Tiết 11: MỘT SỐ CÁCH BẢO QUẢN THỨC ĂN 
I/ Mục tiêu: 
- Kể tên một số các bảo quản thức ăn : làm khô, ướp lạnh, ướp mặn, đóng hộp.
- Thực hiện một số biện pháp bảo quản thức ăn ở nhà.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Hình trang 24,25 SGK
- Phiếu học tập
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. KTBC: Ăn nhiều rau và quả chín. Sử dụng thực phẩm sạch và an toàn.
Gọi hs lên bảng trả lời
- Thế nào là thực phẩm sạch và an toàn?
- Chúng ta cần làm gì để vệ sinh an toàn thực phẩm?
- Vì sao hàng ngày cần ăn nhiều rau và quả chín?
Nhận xét, chấm điểm
2. Dạy-học bài mới:
*.Giới thiệu bài:
- Muốn giữ thức ăn lâu, không bị hỏng, gia đình em làm thế nào?
- Đó là các cách thông thường để bảo quản thức ăn. Chúng ta phải chú ý điều gì trước khi bảo quản thức ăn và khi sử dụng thức ăn đã bảo quản? Các em cùng tìm hiểu điều này qua bài học hôm nay.
* Hoạt động 1: Các cách bảo quản thức ăn
- Các em hãy quan sát các hình trong SGK/58,59 và nói các cách bảo quản thức ăn trong từng hình.
- Hãy thảo luận nhóm đôi để TLCH: Các cách bảo quản thức ăn đó có lợi ích gì?
- Gọi đại diện nhóm trả lời.
Kết luận: Có nhiều cách để giữ thức ăn được lâu, không bị mất chất dinh dưỡng và ôi thiu. Các cách thông thường có thể làm ở gia đình là: cho vào tủ lạnh, phơi sấy khô hoặc ướp muối.
* Hoạt động 2: Những lưu ý trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn
- Đặt tên cho 4 nhóm là: Nhóm phơi khô, nhóm ướp muối, nhóm ướp lạnh, nhóm cô đặc với đường.
- Y/c hs hoạt động nhóm và TL 2 câu hỏi sau:
1. Hãy kể tên một số loại thức ăn được bảo quản theo tên của nhóm?
2. Chúng ta cần lưu ý điều gì trước khi bảo quản và sử dụng thức ăn theo cách đã nêu ở tên của nhóm.
- Gọi đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Kết luận: Trước khi đưa thức ăn vào bảo quản phải chọn loại còn tươi, loại bỏ phần dập nát, úa sau đó rửa sạch và để ráo nước
Trước khi nấu nướng phải rửa sạch, nếu cần ngâm cho bớt mặn
3/ Củng cố, dặn dò:
- Vì sao chúng ta phải bảo quản thức ăn?
- Những cách bảo quản thức ăn trên chỉ giữ được thức ăn trong thời gian nhất định. Vì vậy, khi mua những thức ăn đã được bảo quản cần xem kĩ hạn sử dụng được in trên vỏ hộp hoặc bao gói.
- Về nhà nói với gia đình những hiểu biết của mình để áp dụng
- Bài sau: Phòng một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
Nhận xét tiết học 
- 3 hs lên bảng trả lời
- SGK/23
- Vì ăn nhiều rau, quả chín để cơ thể có đủ loại vi-ta-min, chất khoáng cần thiết. Các chất xơ trong rau, quả còn giúp chống táo bón.
- Bỏ vào tủ lạnh, phơi khô, uớp muối,...
- HS nối tiếp nhau trả lời: phơi khô, đóng hộp, để vào tủ lạnh, ướp lạnh, làm mắm, làm mứt, ướp muối.
- Đại diện nhóm trả lời trước lớp: Giúp cho thức ăn để được lâu, không bị mất chất dinh dưỡng và ôi thiu
- Lắng nghe
- Ghi nhớ tên của nhóm mình
* Nhóm phơi khô:
1/ Tên thức ăn: cá, tôm, mực, củ cải, măng,...
2/ Trước khi bảo quản cần rửa sạch, bỏ phần ruột, măng, củ cải cần chọn loại còn tươi, bỏ phần giập nát, úa, rửa sạch để ráo nước và trườc khi sử dụng phải rửa lại
* Nhóm ướp muối:
1/ tên thức ăn: thịt, cá,mực,..
2/ Trước khi bảo quản phải chọn loại còn tươi, bỏ phần ruột, khi sử dụng phải rửa lại hoặc ngâm nước cho bớt mặn
 * Nhóm đóng hộp:
1/ tên thức ăn: thịt, cá, tôm
2/ Trước khi bảo quản, chọn loại còn tươi, loại bỏ ruột
* Nhóm cô đặc với đường:
1/ tên thức ăn: mứt dâu, mứt nho, mức chanh,..
2/ Trước khi bảo quản chọn quả tươi, không dập, rửa sạch để ráo nước.
- HS lắng nghe
- Để thức ăn không bị ôi,thiu và không cho vi sinh vật có môi trường hoạt động và ngăn không cho các vi sinh vật xâm nhập vào thức ăn.
- HS lắng nghe, ghi nhớ
Tiết 28 LUYỆN TẬP CHUNG 
I. MỤC TIÊU:
- Viết, đọc, so sánh được các số tự nhiên; nêu được giá trị của chữ số trong một số.
- Chuyển đổi được đơn vị đo khối lượng, thời gian
- Đọc được thông tin trên biểu đồ cột.
- Tìm được số trung bình cộng.
-* Bài tập 3dành cho HS khá, giỏi.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ Giới thiệu bài: 
2/ HD luyện tập:
 Bài 1: Gọi hs đọc y/c
- Y/c hs tự làm bài , sau đó nêu kết quả của mình (HS Yếu)
Bài 2: 
- Gọi hs trả lời lần lượt các câu hỏi
(HS TB_K)
* Bài 3: Gọi HS đọc đề toán. (HS K_G)
- Y/c hs tự làm bài
 Tóm tắt
Ngày đầu: 120 m
Ngày thứ hai: 1/2 ngày đầu
Ngày thứ ba: Gấp đôi ngày đầu
Trung bình mỗi ngày:... m?
- Chấm 10 tập
3/ Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét kết quả bài làm của hs
- Về nhà ôn tập các kiến thức trong chương I
- Bài sau: Phép cộng
Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe
- 1 hs đọc y/c
a) Khoanh vào D b) Khoanh vào B
c) Khoanh vào C, d) Khoanh vào C
e) Khoanh vào C
- HS lần lượt trả lời:
a) Hiền đã đọc được 33 quyển sách
b) Hòa đã đọc được 40 quyển sách
c) Số quyển sách Hòa đọc được nhiều hơn Thục là: 40 - 25 = 15 (quyển)
d) Trung đọc ít hơn Thực quyển.
e) Bạn Hòa đọc được nhiều sách nhất 
g) Bạn Trung đọc được ít sách nhất
h) Trung bình mỗi bạn đọc đươc:
 (33 + 40 + 22) : 4 = 30 (quyển sách)
- HS nhận xét sau câu trả lời của bạn.
- 1 hs đọc to trước lớp
- 1 hs lên bảng làm, cả lớp làm vào vở
 Bài giải
 Số mét vải ngày thứ hai cửa hàng bán:
 120 : 2 = 60 (m)
 Số mét vải ngày thứ ba cửa hàng bán là:
 120 x 2 = 240 (m)
 Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được:
 (120 + 60 + 240 ) : 3 = 140 (m)
 Đáp số: 140 m
- HS đổi vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
____________________________________________
Mơn: ÂM NHẠC
__________________________________________________
Môn: TẬP ĐỌC
Tiết 12: CHỊ EM TÔI 
I/ Mục đích, yêu cầu:
Đọc trôi chảy, rành mạch . Biết đọc với giọng kể nhẹ nhàng, bước đầu diễn tả được nội dung câu chuyện.
Hiểu ý nghĩa: Khuyên học sinh không nói dối vì đó là một tính xấu làm mất lòng tin, sự trọng của mọi người dối với mình. ( trả lời được các câu hỏi trong SGK).
*KNS: - Tự nhận thức về bản thân.
	 - Thể hiện sự thơng cảm.
	 - Xác định giá trị.
	 - Lắng nghe tích cực.
II/ Đồ dùng dạy-học:
-Tranh minh họa bài tập đọc
- Bảng phụ.
 III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1./ KTBC: 
- Gọi 2 hs lên bảng đọc và TLCH
+ Câu chuyện cho thấy An-đrây- ca là một cậu bé như thế nào ?
+ Nội dung truyện nói lên điều gì?
Nhận xét, chấm điểm
2./ Dạy-học bài mới:
a . Giới thiệu bài: Có 1 câu chuyện có tên Nói dối hại thân kể về một chú bé chăn cừu thích nói dối trêu đùa mọi người, cuối cùng gặp nạn chẳng ai đến cứu, lúc đó cậu mới tỉnh ngộ. Truyện Chị em tôi mà các em học hôm nay cũng kể về một cô chị hay nói dối. Ai đã giúp cô sửa đổi tính xấu này. Các em cùng tìm hiểu.
b. Luyện đọc và tìm hiểu bài:
b1 Luyện đọc:
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài.
- Sửa lỗi phát âm cho hs
- Gọi hs đọc lượt 2 + giải nghĩa các từ: tặc lưỡi, yên vị, im như phỗng, cuồng phong, ráng.
- Y/c HS luyện đọc nhóm đôi
- Gọi 2 hs đọc cả bài
- Gv đọc diễn cảm
*KNS: - Tự nhận thức về bản thân.
	 - Thể hiện sự thơng cảm.
b2Tìm hiểu bài:
 - Y/c hs đọc thầm đoạn 1 và TLCH:
+ Cô chị xin phép ba đi đâu? (HS Yếu)
+ Cô bé có đi học nhóm thật không? Em đoán xem cô đi đâu? (HS TB)
+ Cô nói dối ba như vậy đã nhiều lần chưa?
+Vì sao cô lại nói dối được nhiều lần như vậy?
+ Vì sao mỗi lần nói dối, cô chị lại thấy ân hận?
- Y/c hs đọc thầm đoạn 2 và TLCH: 
+ Cô em đã làm gì để chị minh thôi nói dối?
(HS TB-K)
+ Cô chị nghĩ ba sẽ làm gì khi biết mình hay nói dối?
+ Thái độ của người cha lúc đó thế nào?
- Y/c hs đọc thầm đoạn 3 và TLCH:
+ Vì sao cách làm của cô em giúp chị tỉnh ngộ? (HS K_G)
+ Cô chị đã thay đổi thế nào?
c. Đọc diễn cảm:
- Gọi 3 hs đọc 3 đoạn của bài
- Y.c cả lớp theo dõi tìm ra cách đọc đúng.
- Gv đọc mẫu
- Y/c hs đọc trong nhóm 4 (phân theo vai)
- Tổ chức thi đọc diễn cảm
- Thi đọc diễn cảm cá nhân.
- Tuyên dương cá nhân, nhóm đọc hay.
- Nội dung bài nói lên điều gì?
3/ Củng cố, dặn dò:
 - Qua câu chuyện em rút ra bài học gì cho mình?
- Em hãy đặt tên khác cho truyện theo tính cách của mỗi nhân vật?
- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe
- Bài sau: Trung thu độc lập
Nhận xét tiết học
 - 2 hs lên bảng đọc
+ An-đrây-ca rất có ý thức, trách nhiệm về việc làm của mình.
+ An-đrây-ca rất trung thực, cậu đã nhận lỗi với mẹ và rất nghiêm khắc với bản thân về lỗi lầm của mình.
+ Nỗi dằn vặt của An-đrây-ca thể hiện tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng tự trọng, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.
- Lắng nghe
- HS lần lượt đọc theo trình tự
+ Đoạn 1: Dắt xe ra cửa...tặc lưỡi cho qua
+ Đoạn 2: Cho đến một hôm...nên người
+ Đoạn 3: Phần còn lại
- HS luyện phát âm: sững sờ, im như phỗng, tặc lưỡi.
- 3 hs đọc trước lớp lượt 2. Một số hs khác đọc giải nghĩa từ ở phần chú giải
- HS đọc trong nhóm đôi
- 2 hs đọc to trước lớp
- Lắng nghe
- HS đọc thầm đoạn 1
+ xin phép ba đi học nhóm
+ Cô không đi học nhóm mà đi chơi với bạn bè, đi xem phim, đến nhà bạn,...
+ Nói dối ba rất nhiều lần đến nỗi không biết lần này là lần thứ mấy.
+ Vì bấy lâu nay ba vẫn tin cô
+ Vì cô thương ba, biết mình đã phụ lòng tin của ba nhưng vẫn tặc lưỡi vì cô đã quen nói dối.
- HS đọc thầm đoạn 2
+ Cô bắt chước chị cũng nói dối ba đi tập văn nghệ để đi xem phim, lại đi lướt qua mặt chị với bạn. Cô chị thấy em nói dối đi tập văn nghệ để đi xem phimthì tức giận bỏ về.
+ Khi cô chị mắng thì cô thủng thẳng trả lời, lại còn giả bộ ngây thơ hỏi lại để cô chị sững sờ vì bị bại lộ.
+ Cô nghĩ ba sẽ tức giận, mắng mỏ, thậm chí đánh hai chị em
+ Ông buồn rầu khuyên hai chị em cố gắng học cho giỏi.
- HS đọc thầm đoạn 3
+ Vì cô em bắt chước chị nói dối
+ Cô không bao giờ nói dối ba đi chơi nữa. Cô cười mỗi khi nhớ lại em gái giúp mình tỉnh ngộ.
- 3 hs đọc to trước lớp
- HS nhận xét, tìm ra cách đọc hay:
+ Đọc toàn bài giọng kể nhẹ nhàng, hóm hỉnh. Phân biệt lời các nhân vật:
- Lời người cha dịu dàng, ôn tồn, trầm buồn (khi phát hiện con nói dối)
- lời cô chị lễ phép, bực tức
- Lời cô em tinh nghịch.
- HS nhìn bảng
- Đọc trong nhóm 4
- 3 nhóm thi đọc đoạn luyện đọc
- Chọn nhóm đọc hay
- 2 hs thi đọc
- Chọn bạn đọc hay
- Khuyên học sinh không nói dối vì đó là một tính xấu làm mất lòng tin, sự trọng của mọi người dối với mình. 
- Không nên nói dối. Nói dối là một tính xấu
- Hai chị em/Cô bé ngoan/Cô chị biết hối lỗi/Cô bé thông minh...
___________________________________________
Môn: KỂ CHUYỆN 
Tiết 6 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
 Đề bài: Kể một câu chuyện về lòng tự trọng mà em đã được nghe, được đọc
I/ Mục đích, yêu cầu:
Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về lòng tự trọng.
Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Một số truyện viết về lòng tự trọng
- Bảng lớp viết sẵn đề bài
 III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1/ KTBC: Gọi 1 hs lên bảng kể một câu chuyện mà em đã nghe, đã đọc về tính trung thực
-Nhận xét ,chấm điểm
2/ Bài mới:
Giới thiệu bài:
b. Tìm hiểu đề bài:
- Gọi hs đọc đề và phân tích đề
- Gạch chân những từ ngữ quan trọng bằng phấn màu: Lòng tự trọng, được nghe, được đọc
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc phần gợi ý.
- Thế nào là lòng tự trọng?
- Em đã đọc những câu chuyện nào nói về lòng tự trọng?
- Em đọc những câu chuyện đó ở đâu?
- Gọi hs nêu câu chuyện của mình.
- Treo gợi ý 3 lên bảng, gọi hs đọc
c. Kể chuyện trong nhóm:
- Các em hãy kể cho nhau nghe trong nhóm 4, trao đổi với nhau về nội dung câu chuyện. 
- GV gợi ý để hs hỏi lẫn nhau
- Bây giờ các em sẽ thi kể, các bạn đánh giá câu chuyện của bạn mình qua các tiêu chí sau: (đính các tiêu chí đánh giá lên bảng) gọi 1 hs đọc.)
- Gọi hs lần lượt thi nhau kể
- GV ghi nhanh tên truyện, xuất xứ, ý nghĩa, giọng kể, trả lời/đặt câu hỏi của từng hs vào từng cột trên bảng
- Gọi hs nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.
- Cho điểm, bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể hấp dẫn nhất.
- Tuyên dương cho hs vừa đạt giải
3/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà kể những câu chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe. Xem trước các bức tranh minh hoạ truyện Lời thề ước dưới trăng và gợi ý dưới tranh để chuẩn bị bài sau
Nhận xét tiết học.
- 1 hs lên bảng kể
- 1 hs đọc đề 
- 1 hs phân tích đề bằng cách nêu những từ ngữ quan trọng trong đề.
- 4 hs nối tiếp nhau đọc to trước lớp
- Tự trọng là tự tôn trọng bản thân mình, giữ gìn phẩm giá, không để ai coi thường mình.
+ Truyện kể về cậu bé Nen-li trong câu chuyện Buổi học thể dục, cậu bé quyết tâm vươn lên không chịu thua kém bạn bè.Truyện kể về Mai An Tiêm trong truyện cổ tích Sự tích quả dưa hấu. Chàng Mai An Tiêm sống bằng nghề của mình không dựa dẫm vào người khác.
- Em đọc trong truyện cổ tích VN, Truyện đọc lớp 4, SGK TV 4,...
- HS nối tiếp nhau nêu 
 - 2 hs đọc
- HS kể trong nhóm 4
- HS kể hỏi:
+ Trong câu chuyện mình kể bạn thích nhân vật nào? Vì sao?
+ Chi tiết nào trong truyện bạn cho là hay nhất?
+ Câu chuyện mình kể muốn nói với mọi người điều gì?
- HS nghe kể hỏi:
+ Cậu thấy nhân vật chính có đức tính gì đáng quý?
+ Qua cậu chuyện, bạn muốn nói với mọi người điều gì?
- 1 hs đọc to các tiêu chí:
+ Nội dung câu chuyện đúng chủ đề: 4đ
+ Câu chuyện ngoài SGK 1 đ
+ Cách kể: hay, hấp dẫn, điệu bộ, cử chỉ:3 đ
+ Nêu đúng ý nghĩa của truyện: 2 đ
+ Trả lời được câu hỏi của bạn hoặc đặt được câu hỏi cho bạn.: 1đ
- Hs lần lượt thi nhau kể, hs khác lắng nghe để hỏi lại bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn.
- Nhận xét bạn kể
- Bình chọn bạn kể hay, có câu chuyện hay.
- Lắng nghe, ghi nhớ.
__________________________________________
Môn: ĐỊA LÝ 
Tiết 6: TÂY NGUYÊN
I/ Mục tiêu: 
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình, khí hậu của Tây Nguyên. 
- Các cao nguyên xếp tầng cao thấp khác nhau Kon Tum, Đắk Lắk, Lâm Viên, Di Linh. 
 + Khí hậu có hai mùa rõ rệt: mùa mưa, mùa khô.
- Chỉ được các cao nguyên ở Tây Nguyên trên bản đồ ( lược đồ) tự nhiên Việt Nam: Kon Tum, Đắk Lắk, Plây Ku, Lâm Viên, Di Linh. 
 # SDNLTK&HQ: - Tây nguyên là nơi bắt nguồn của nhiều con sông, các con sông chảy qua nhiều dùng có độ cao khác nhau nên dòng sông lắm thác ghềnh. Bởi vậy, Tây Nguyên có tiềm năng thủy điện to lớn. Tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ ở đây chính là vấn đề bảo vệ nguồn nước, bảo vệ cuộc sống.
	- Tây nguyên có nguồn tài nguyên rừng hết sức phong phú, cuộc sống của người dân ở đây dựa vào rừng: củi đun, thực phẩm. Bởi vậy cần giáo dục cho học sinh tầm quan trọng của việc bảo vệ và khai thác hợp lí, đồng thời tích cực tham gia trồng rừng.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Bản đồ địa lí TNVN, phiếu học tập
- Vẽ sẵn sơ đồ KTBC (các nội dung cần điền trong dấu ( ) để trống
Trung du Bắc Bộ
Hoạt động sx
ĐK tự nhiên
Trồng ( cây ăn quả, cây cộng nghiệp) và (trồng rừng
Đặc điểm: (vừa mang đặc điểm đồng bằng, vừa mang đđ vùng núi)
Đỉnh: (Tròn)
Sườn: (thoải)
III Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Trung

File đính kèm:

  • docGA lop 4 Tuan 6 NH 20142015.doc