Kế hoạch bài học Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2014-2015 - Lê Thanh Tú

Hoạt động dạy

1. KTBC: Truyện cổ nước mình

- B: Y/c hs viết vào B

Nhận xét

2. Dạy-học bài mới:

a/ Giới thiệu bài: Tiết chính tả hôm nay các em sẽ nghe - viết đoạn văn cuối bài Những hạt thóc giống và làm bài tập chính tả phân biệt en/eng

b/ HD nghe-viết

- GV đọc đoạn văn cần viết

- Nhà vua chọn người như thế nào để nối ngôi?

- Y/c hs tìm các từ khó, dễ lẫn trong bài chính tả.

- HD hs phân tích từ khó, viết B

- Gọi 3 hs đọc các từ trên

- Y/c hs đọc thầm lại bài, chú ý những từ dễ viết sai và cách trình bày

- Nhắc hs: Ghi tên bài vào giữa dòng. Sau khi chấm xuống dòng nhớ viết hoa, lùi vào 2 ô. Lời nói trực tiếp sau dấu hai chấm phối hợp với dấu gạch đầu dòng.

- Trong khi viết chính tả, các em cần chú ý gì?

- Gv đọc từng cụm từ

- Đọc bài chính tả 1 lượt

- Chấm 10 bài

3/ HD làm bài tập chính tả:

Bài 2: GV nêu y/c của bài: Điền những tiếng có vần en/eng vào chỗ trống.

- Y/c hs đọc thầm bài và đoán tiếng bị bỏ trống

- Tổ chức thi điền đúng, nhanh: Gọi 3 dãy cử 2 bạn lên thi nối tiếp điền vào chỗ trống.

- Tuyên dương nhóm thắng cuộc

4/ Củng cố, dặn dò:

 - Về nhà sao lỗi (viết lại bài)

- Bài sau: Người viết truyện thật thà

 

doc60 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 448 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Kế hoạch bài học Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2014-2015 - Lê Thanh Tú, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m động vật và đạm thực vật?
- Tại sao ta nên ăn nhiều cá?
Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
Trong tiết học hôm nay các em được học bài : “ Sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn “
2, Bài mới:
* Hoạt động 1: Trò chơi " Thi kể các món ăn cung cấp nhiều chất béo (chiên hay xào)
- Chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử 1 trọng tài giám sát đội bạn.
- Thành viên trong mỗi đội nối tiếp nhau lên bảng ghi tên các món chiên hay xào. (mỗi hs chỉ viết tên 1 món ăn)
- GV cùng trọng tài đếm số món các đội kể được, công bố kết quả.
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- Gia đình em thường chiên, xào bằng dầu thực vật hay mỡ động vật.
Chuyển ý: Dầu thực vật hay mỡ động vật đều có vai trò trong bữa ăn. Để hiểu thêm về chất béo chúng ta sẽ sang hoạt động 2.
* Hoạt động 2: Vì sao cần ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật?
- Các em quan sát hình ở trang 20 SGK và đọc kĩ các món ăn trên bảng thảo luận nhóm đôi để trả lời các câu hỏi: 
+ Những món ăn nào vừa chứa chất béo động vật, vừa chứa chất béo thực vật?
+ Tại sao cần ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật? 
- Gọi đại diện nhóm trả lời.
- Gọi hs đọc phần thứ nhất của mục bạn cần biết.
Kết luận: Trong chất béo động vật như mỡ, bơ có nhiều a-xít béo no. Trong chất béo thực vật như dầu mè, dầu đậu phộng, dầu đậu nành có nhiều a-xít béo không no. Vì vậy nên sử dụng cả mỡ và dầu để khẩu phần ăn có đủ loại a-xít.Ngoài thịt mỡ, trong óc và phủ tạng động vật có chứa nhiều chất làm tăng huyết áp và các bệnh về tim mạch nên cần hạn chế ăn những thức ăn này.
* Hoạt động 3: Tại sao nên sử dụng muối i-ốt và không nên ăn mặn?
- Giới thiệu 1 số tranh ảnh về ích lợi của việc dùng muối i-ốt và tác hại của việc không dùng muối i-ốt.
- Các em quan sát tranh tranh 21 SGK và TLCH:
+ Muối i-ốt có ích lợi gì cho con người?
+ Làm thế nào để bổ sung i-ốt cho cơ thể? 
+ Muối i-ốt rất quan trọng, nhưng nếu ăn mặn thì có tác hại gì?
- Gọi hs đọc phần bạn cần biết /21
Kết luận: Chúng ta cần hạn chế ăn mặn để tránh bị bệnh huyết áp cao vì bệnh này rất nguy hiểm.
3/ Củng cố, dặn dò:
- Về nhà nói với gia đình nên dùng muối i-ốt trong các bữa ăn. Tuy nhiên không nên ăn mặn quá
- Xem lại bài. Bài sau: Ăn nhiều rau và quả chín. Sử dụng thực phẩm sạch và an toàn
- Tìm hiểu về việc giữ vệ sinh ở một số nơi bán thịt, cá,... ở gần nhà. Mang theo 1 loại rau, 1 đồ hộp cho tiết sau.
- 2 hs lần lượt lên bảng trả lời
- tại vì đạm động vật có nhiều chất bổ dưỡng quý không thay thế được nhưng thường khó tiêu. Đạm thực vật dễ tiêu nhưng thiếu một số chất bổ dưỡng quý. Vì vậy, cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
- Chúng ta nên ăn nhiều cá vì cá là loại thức ăn dễ tiêu, trong chất béo của cá có nhiều a-xít béo không no co vai trò phòng chống bệnh xơ vữa động vật.
- 1 hs đọc: Sử dụng hợp lí các chất béo và muối ăn.
- HS chia đội và cử trọng tài của đội mình
- HS lên bảng viết tên các món ăn: thịt chiên, cá chiên tôm chiên, khoai tây chiên, rau xào, thịt xào, cơm chiên, đậu chiên, lươn xào...
- 3,4 hs trả lời
- lắng nghe
- HS làm việc nhóm đôi
+ Thịt rán 
+ Vì trong chất béo động vật có chứa a-xít béo no, khó tiêu, trong chất béo thực vật có nhiều a-xít béo không no, đễ tiêu. Vậy ta nên ăn kết hợp chúng để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh được các bệnh về tim mạch.
- 3 hs đọc
- Lắng nghe
- HS xem tranh
- HS quan sát tranh
+ Muối i-ốt dùng để nấu ăn hàng ngày
+ Ăn muối i-ốt để tránh bệnh bướu cổ
+ Ăn muối i-ốt để phát triển cả về thị lực và trí lực
+ Để phòng tránh các rối loạn do thiếu i-ốt nên ăn muối có bổ sung i-ốt.
+ Ăn mặn sẽ rất khác nước
+ Ăn mặn sẽ bị huyết áp cao.
- 2 hs đọc - 1 hs đọc toàn bài.
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Lắng nghe, ghi nhớ.
 Môn : Toán
Tiết 23 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- Tìm được trung bình cộng của nhiều số.
- Bước đầu biết giải bài toán về tìm số trung bình cộng.
-* Bài tập 4 dành cho HS khá, giỏi.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Gọi hs lên bảng thực hiện
 Tìm số TBC của các số:
a) 23, 71 b) 34, 91, 64 c) 456, 620, 148, 372
Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Tiết toán hôm nay các em sẽ giải một số bài toán để củng cố về cách tìm số trung bình cộng.
2/ Luyện tập:
Bài 1: y/c hs tự làm bài
- 2 hs lên bảng giải 
( HS Y)
Bài 2: Gọi hs đọc đề bài , y/c hs tự làm bài, sửa bài.
Bài 3: Gọi hs đọc đề bài, làm bài, chữa bài
(HS TB_K)
*Bài 4: Gọi hs đọc đề bài
- Y/c hs thảo luận nhóm 4 để hoàn thành
3. Củng cố, dặn dò:
- Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm sao?
- Về nhà xem lại bài và làm BT5.
- Bài sau: Biểu đồ 
- Nhận xét tiết học 
- 3 hs lên bảng lớp thực hiện và nêu cách tính tìm số TBC
a) 47, b) 63, c) 399
- Lắng nghe
- HS tự làm bài
a) Số TBC của 96, 121, 143 là:
 ( 96 + 121 + 143) : 3 = 120
b) Số trung bình cộng của 35, 12, 24, 21 và 43 là: ( 35 + 12 + 24 + 21 + 43 ) : 5 = 27
* Tổng số người tăng thêm trong 3 năm:
 96 + 82 + 71 = 249 (người)
 Trung bình mỗi năm số dân của xã tăng thêm: 249 : 3 = 83 (người)
 Đáp số: 83 người
Bài 3: Tổng số đo chiều cao của 5 hs là:
 138 + 132 + 130 + 136 + 134 = 670 (cm)
 Trung bìnhg số đo chiều cao của mỗi hs là:
 670 : 5 = 134 (cm)
Đáp số: 134 cm
- 1 hs đọc đề bài
- HS thảo luận nhóm 4. Đại diện nhóm lên dán kết quả và trình bày. ( HS K_G)
 Số ta thực phẩm 5 ô tô đi đầu chuyển:
 36 x 5 = 180 (tạ)
 Số tạ thực phẩm 4 ô tô đi sau chuyển:
 45 x 4 = 180 (tạ)
 Số tạ thực phẩm 9 ô tô chuyển:
 180 + 180 = 360 (tạ)
 Trung bình mỗi ô tô chuyển:
 360 : 9 = 40 (tạ)
 40 tạ = 4 tấn
 Đáp số: 4 tấn. 
_____________________________________________
 Môn: TẬP ĐỌC
Tiết 10 GÀ TRỐNG VÀ CÁO
I/ Mục đích, yêu cầu:
Đọc trôi chảy, rành mạch . Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng vui, dí dỏm.
Hiểu ý nghĩa: Khuyên con người hãy cảnh giác, thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời lẽ ngọt ngào của kẻ xấu như Cáo.(trả lời được các câu hỏi, thuộc được đoạn thơ khoảng 10 dòng).
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Tranh minh họa, bảng phụ viết sẵn đoạn thơ cần luyện đọc.
III/ các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Những hạt thóc giống
Goị 2 hs lên bảng đọc và trả lời
+ Vì sao người trung thực là người đáng quý?
+ Câu chuyện muốn noí với em điều gì?
B/ Dạy-học bài mới:
1/ Giới thiệu bài: Treo bức tranh minh hoạ và hỏi: Bức tranh vẽ những con vật nào? Em biết gì về tính cách mỗi con vật này thông qua các câu chuyện dân gian?
- Tính cách của Gà trống và Cáo đã được nhà thơ La-Phông-Ten khắc họa thế nào? Bài thơ noí lên điều gì? Các em sẽ cùng tìm hiểu qua bài Gà Trống và Cáo.
2/ HD luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài
- Sửa lỗi phát âm cho hs
- Goị hs đọc trước lớp lượt 2
- Giảng từ: đon đả, dụ, loan tin, hồn lạc phách bay.
- Y/c hs đọc trong nhóm 4
- 2 hs đọc cả bài
- GV đọc mẫu
b. Tìm hiểu bài: 
- Y/c hs đọc thầm đoạn 1 và TLCH:
+ Gà Trống và Cáo đứng ở đâu?
(HS Yếu)
+ Cáo đã làm gì để du Gà Trống xuống đất?
+ Tin tức Cáo thông báo là sự thật hay bịa đặt? (HS TB)
- Gà Trống đã làm thế nào để không mắc mưu con Cáo tin ranh này. Cô mời 1 bạn đọc to đoạn 2.
+ Vì sao Gà không nghe lời Cáo?
+ Gà tung tin có cặp chó săn đang chạy đến để làm gì?
+ Giảng từ "thiệt hơn" - so đo tính toán xem lợi hay hại
- Y/c hs đọc thầm đoạn còn lại
+ Thái độ của Cáo như thế nào khi nghe lời Gà noí?
+ Thấy Cáo bỏ chạy thái độ của Gà ra sao?
(HS K_G)
+ Theo em Gà Trống thông minh ở điểm nào?
- Goị hs đọc câu hỏi 4
+ Theo em, tác giả viết bài thơ này nhằm mục đích gì? (HS K_G)
c. Đọc diễn cảm và HTL
- Goị 3 hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài.
- Y/c cả lờp theo dõi để tìm ra giọng đọc đúng.
- Treo bảng hd luyện đọc đoạn 1,2. GV đọc mẫu
- Goị hs đọc đoạn hd
- Y/c hs luyện đọc thuộc lòng theo cặp
- Thi đọc thuộc lòng giữa các nhóm từng đoạn, cả bài.
3. Củng cố, dặn dò:
- Bài thơ muốn noí với chúng ta điều gì?
- Goị hs đọc lại nội dung bài
- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
- Trong cuộc sống phải luôn thật thà, trung thực, phải biết xử trí thông minh để không mắc lừa kẻ gian dối độc ác.
- Về nhà luyện đọc thuộc lòng
- Bài sau: Nỗi dằn dặt của An-đrây-ca
Nhận xét tiết học	
- 2 hs lần lượt lên bảng đọc
+ Vì người trung thực bao giờ cũng nói đùng sự thật, không vì lợi ích của riêng mình mà noí dối, làm hòng việc chung
+ Cần phải trung thực, dũng cảm
- Bức tranh vẽ một con Gà Trống đang đứng trên cành cây cao và con Cá đang nhìn lên vẻ thèm thuồng. Gà Trống có tính cách mạnh mẽ, hay giúp đỡ người khác, còn Cáo tham độc ác, nhiều mưu kế
- Lắng nghe
- 3 hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn
+ Đoạn 1: Nhác trông ...đến bày tỏ tình thân
+ Đoạn 2: Nghe lời Cáo...đến loan tin này
+ Đoạn 3: Phần còn lại
- HS đọc vắt vẻo, lõi đời, loan tin
- 3 hs đọc lượt 2
- HS đọc phần chú giải
- HS đọc trong nhóm 4
- 2 hs đọc cả bài
- Lắng nghe
- HS đọc thầm đoạn 1
- Gà Trốn đậu vắt vẻo trên cành cay cao. Cáo đứng dưới gốc cây.)
+ Cáo đon đả mời Gà Trống xuống đất để thông báo 1 tin mới: từ rày muôn loài đã kết thân, Gà hãy xuống để Cáo hôn Gà bày tỏ tình thân
+ Là bịa đặt nhắm dụ Gà Trống xuống ăn thịt
- 1 hs đọc đoạn 2
- Gà biết Cáo là con vật hiểm ác, đằng sau lời ngọt ngon ấy là ý định xấu xa: Muốn ăn thịt Gà.
+ Vì cáo rất sợ chó săn, tung tin có cặp chó săn đạng chạy đến loan tin vui, Gà đã làm cho Cáo khiếp sợ phải bỏ chạy lộ mưu gian.
- lắng nghe
- HS đọc thầm đoạn còn lại
+ Cáo khiếp sợ, hồn lạc phách bay,quắp đuôi, co cẳng bỏ chạy
+ Gà khoái chí cười vì Cáo đã chẳng làm được gì mình, còn bị mình lừa lại phải phát khiếp
+ Gà không bóc trần âm mưu của Cáo mà giả bộ tin Cáo, mừng vì Cáo noí. Rồi Gà báo cho Cáo biết chó sănđang chạy đến loan tin, làm Cáo khiếp sợ quắp đuôi co cẳng chạy.
- 2 hs đọc
+ Khuyên người ta đừng vội tin những lời ngọt ngào.
- 3 hs đọc 
+ Toàn bài đọc giọng vui dí dỏm thể hiện tính cách nhân vật. Lời Cáo giả giọng thân thiện rồi sợ hãi, lời Gà thông minh ngọt ngào.
- lắng nghe
- 3 hs đọc
- Luyện đọc theo cặp
- Từng nhóm thi đọc thuộc lòng
- Khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời mê hoặc ngọt ngào của những kẻ xấu xa như Cáo.
- 2 hs đọc lại.
- Đừng vội tin những lời ngọt ngào
_________________________________________________
Môn: KỂ CHUYỆN 
Tiết 5: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
 Đề bài: Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về tính trung thực. 
I/ Mục đích, yêu cầu:
Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về tính trung thực.
Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Sách Truyện đọc lớp 4
- Một số truyện viết về tính trung thực
- Bảng lớp viết đề bài. Giấy khổ to viết gợi ý 3 (dàn ý KC), tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Gọi 2 hs nối tiếp nhau kể từng đoạn câu chuyện Một nhà thơ chân chính.
- Gọi 1 hs kể toàn truyện
- Nêu ý nghĩa câu chuyện.
Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- Trong tuần các em đã học những bài nào nói về trung thực, tự trọng?
- Hôm nay chúng ta sẽ được nghe nhiều câu chuyện kể hấp dẫn mới lạ của các bạn nói về lòng trung thực.
2/ HD kể chuyện:
a. Tìm hiểu đề bài
- Goị hs đọc đề bài
- GV phân tích đề, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: được nghe, được đọc, tính trung thực.
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc gợi ý 1-2-3-4
- Tính trung thực được biểu hiện như thế nào? Lấy ví dụ một truyện về tính trung thực mà em biết? 
- Em đọc được câu chuyện ở đâu?
- Ham đọc sách là rất tốt , ngoài những kiến thức về tự nhiên, xã hội mà chúng ta học được, những câu chuyện trong sách báo, trên tivi còn cho ta những bài học quý về cuộc sống. Các em có thể kể những truyện trong SGK như khi đó điểm của các em sẽ không bạn ham đọc sách, tự tìm được câu chuyện.
- HS lần lượt giới thiệu tên câu chuyện của mình (nói rõ đó là câu chuyện thuộc biểu hiện nào của tính trung thực.)
 b. Thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Gọi hs đọc gợi ý 3
- Treo dàn ý bài KC lên bảng. gọi 1 hs đọc.
- Y/c hs kể chuyện theo cặp (theo gợi ý 3,4) và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Gợi ý để hs hỏi lẫn nhau
c. Thi kể và nói ý nghĩa câu chuyện
- Dán lên bảng tiêu chí đánh giá.
- HS xung phong thi kể và noí ý nghĩa câu chuyện.
- GV ghi nhanh tên truyện, xuất xứ, ý nghĩa, giọng kể lên bảng
- Goị hs nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu.
- Bình chọn: Bạn có câu chuyện hay nhất
 Bạn kể chuyện hấp dẫn nhất.
- Tuyên dương
3/ Củng cố, dặn dò:
- Khuyến khích hs về tìm truyện đọc
- Chuẩn bị bài sau: Kể chuyện đã nghe, đã đọc về lòng tự trọng
- Nhận xét tiết học.
- 2 hs nối tiếp nhau kể
- 1 hs kể toàn truyện
- Câu chuyện ca ngợi nhà thơ chân chính của vương quốc Đa-ghét-xtan thà chết trên giàn lửa thiêu, không chịu ca tụng vị vua bạo tàn. Khí phách của nhà thơ chân chính đã khiến nhà vua cũng phải khâm phục, kính trọng, thay đổi hẳn thái độ
- Một người chính trực, Một nhà thơ chân chính, Những hạt thóc giống.
- HS lắng nghe
- 1 hs đọc đề bài
- HS theo doĩ
- 4 hs nối tiếp đọc gợi ý
+ Không vì của cải hay tình cảm riêng tư mà trái lẽ công bằng: Ông Tô Hiến Thành trong truyện Một người chính trực
+ Dám noí ra sự thật, dám nhận lỗi: Câu bé Chôm trong truyện những hạt thóc giống
+ Không làm việc gian dối: Hai chị em trong truyện Chị em tôi
+ Không tham của người khác: Chành tiều phu trong truyện Ba chiếc rìu.
- Em đọc trên báo, trong sách đạo đức, trong truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, xem ti-vi, em nghe bà kể...
- HS lắng nghe
- HS lần lượt giới thiệu
- 1 HS đọc gợi ý 3
- 1 hs đọc.
+ Trong câu chuyện mình kể, bạn thích nhân vật nào? vì sao?
+ Chi tiết nào trong truyện bạn cho là hay nhất
+ Bạn học tập nhân vật chính trong truyện đức tính gì?
+ Qua câu chuyện bạn muốn noí với moị người điều gì?
+ Bạn sẽ làm gì để học tập đức tính của nhân vật đó?
+ Nếu nhân vật đó xuất hiện ngoài đời bạn sẽ noí gì?
- Goị 1 hs đọc
+ Nội dung câu chuyện đúng chủ đề: 4đ
+ Câu chuyện ngoài SGK: 1 đ
+ Cách kể: hay, hấp dẫn, phối hợp điệu bộ, cử chỉ: 3đ
+ Nêu đúng ý nghĩa truyện: 1đ
+ Trả lời được câu hoỉ của bạn hoặc đặt được câu hỏi cho bạn: 1 đ
- HS lần lượt thi kể
- HS nhận xét câu chuyện của bạn
________________________________________
Môn: ĐỊA LÝ 
Tiết 5: TRUNG DU BẮC BỘ
I/ Mục tiêu: 
- Nêu được một số đặc điểm tiêu biểu về địa hình của trung du Bắc Bộ: Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp.
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của con người dân ở trung du Bắc Bộ:
+ Trồng chè và cây ăn quả là những thế mạnh của vùng trung du.
+ Trồng rừng được đẩy mạnh.
- Nêu tác dụng của việc trồng rừng ở trung du Bắc Bộ: che phủ đồi, ngăn cản tình trạng đất đang bị xấu đi.
- HS yếu: Vùng trung du là vùng núi, vùng đồi hay đồng bằng? 
- HS giỏi: Mơ tả sơ lược vùng trung du, nêu nét riêng biệt của vùng trung du Bắc bộ. 
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Bản đồ hành chính VN, BĐ địa lí tự nhiên VN
- Kẻ sẵn bảng phụ sơ đồ kiến thức vùng trung du Bắc Bộ
Hoạt động sản xuất
Điều kiện tự nhiên
Hoạt động sản xuất
Điều kiện tự nhiên
Trung du Bắc Bộ
Trung du Bắc Bộ
- Vừa mang đặc điểm đồng bằng, vừa mang đặc điểm miền núi
- Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải
Trồng cây ăn quả, cây công nghiệp và trồng rừng
III/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A/ KTBC: Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn
Gọi hs lên bảng trả lời.
- Người dân ở Hoàng Liên Sơn làm những nghề gì? Nghề nào là chính?
- Kể tên một số sản phẩm thủ công truyền thống ở Hoàng Liên Sơn?
Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Ở các bài học trước, các em đã được biết về dãy núi Hoàng Liên Sơn thuộc miền núi phía Bắc. Tiết địa lí hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về vùng trung du Bắc bộ để thấy rõ hơn những đặc điểm của vùng miền này.
2/ Bài mới:
Hoạt động 1: Vùng đồi với đỉnh tròn, sườn thoải.
- Gọi hs đọc mục 1 trong SGK /79
+ Vùng trung du là vùng núi, vùng đồi hay đồng bằng?
+ Em có nhận xét gì về đỉnh, sườn đồi và cách sắp xếp các đồi của vùng trung du?
+ Mô tả sơ lược vùng trung du?
+ Hãy so sánh vùng trung du Bắc Bộ với dãy Hoàng Liên Sơn?
+ Nêu những nét riêng biệt của vùng trung du Bắc Bộ?
Kết luận: Vùng trung du là vùng chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng, bởi vậy nó mang những đặc điểm của cả 2 vùng miền này. Vùng trung du là vùng đồi có đỉnh tròn và sườn thoải.
 - Y/c hs lên bảng, chỉ trên bản đồ VN các tỉnh có vùng trung du.
- Nhận xét, chỉ trên bản đồ một lần nữa để cả lớp theo dõi.
Hoạt động 2: Chè và cây ăn quả ở trung du
- Y/c hs đọc mục 2 và quan sát các hình ở trang 80
- Với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên như trên, theo em vùng trung du sẽ phù hợp trồng các loại cây nào?
- Hình 1 và hình 2 cho biết những cây trồng nào có ở Thái Nguyên và Bắc Giang?
- Gọi hs lên xác định vị trí 2 địa phương này trên bản đồ Địa lí tự nhiên VN.
- Em biết gì về chè Thái Nguyên?
- Chè ở đây được trồng để làm gì?
- Trong những năm gần đây, ở trung du Bắc Bộ đã xuất hiện trang trại chuyên trồng loại cây gì?
Kết luận: Vùng trung du rất thích hợp cho việc trồng một số cây ăn quả và cây công nghiệp.
- Các em hãy quan sát hình 3, 2 bạn ngồi cùng bàn hãy nói cho nhau nghe qui trình chế biến chè.
- Gọi đại diện nhóm trình bày
- Nhận xét
* Hoạt động 3: Hoạt động trồng rừng và cây công nghiệp
- Gọi hs đọc mục 3 SGK/81
- Hiện nay ở các vùng núi va

File đính kèm:

  • docGA lop 4 Tuan 5 NH 20142015.doc