Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Vật lí lớp 11 THPT

Chất khí bình thường là môi trường cách điện, trong chất khí không có hạt tải điện. Khi có tác nhân ion hoá (ngọn lửa, tia tử ngoại,.), một số các phân tử khí trung hoà bị ion hóa, tách thành các ion dương và êlectron tự do. Êlectron tự do lại có thể kết hợp với phân tử khí trung hòa thành ion âm. Các hạt điện tích này là hạt tải điện trong chất khí. Đây là sự dẫn điện không tự lực của chất khí. Khi mất tác nhân ion hóa, chất khí lại trở thành không dẫn điện.

doc141 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1443 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Vật lí lớp 11 THPT, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chiếm đầy không gian xung quanh điện tích thì lực tương tác giữa chúng yếu đi e lần so với khi đặt chúng trong chân không. e gọi là hằng số điện môi của môi trường (e ³ 1). 
Hằng số điện môi là một đặc trưng quan trọng cho tính chất điện của một chất cách điện. Nó cho biết, khi đặt các điện tích trong đó thì lực tác dụng giữa chúng sẽ nhỏ đi bao nhiêu lần so với khi đặt chúng trong chân không.
Hai lực tác dụng vào hai điện tích là hai lực trực đối: cùng phương, ngược chiều, độ lớn bằng nhau và đặt vào hai điện tích.
2. THUYếT ÊLECTRON. ĐịNH LUậT BảO TOàN ĐIệN TíCH
Stt
Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN
Ghi chú
1
Trình bày được các nội dung chính của thuyết êlectron. 
[Thông hiểu]
ã Thuyết dựa trên sự có mặt và dịch chuyển của êlectron để giải thích các hiện tượng điện và tính chất điện của các vật gọi là thuyết êlectron.
ã Thuyết êlectron gồm các nội dung chính sau đây :
- Bình thường, tổng đại số các điện tích trong nguyên tử bằng không, nguyên tử trung hòa về điện.
- Nếu nguyên tử bị mất đi một số êlectron thì tổng đại số các điện tích trong nguyên tử là một số dương, nó là một ion dương. Ngược lại, nếu nguyên tử nhận thêm một số êlectron, nó là một ion âm.
- Khối lượng của êlectron rất nhỏ nên độ linh động của êlectron rất lớn. Vì vậy, do một số điều kiện nào đó (cọ xát, tiếp xúc, nung nóng), một số êlectron có thể bứt ra khỏi nguyên tử, di chuyển trong vật hay di chuyển từ vật này sang vật khác. Êlectron di chuyển từ vật này sang vật khác làm cho các vật nhiễm điện. Vật nhiễm điện âm là vật thừa êlectron, vật nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron.
Ôn tập một phần kiến thức của bài trong chương trình Vật lí cấp THCS và ở môn Hóa học.
2
Phát biểu được định luật bảo toàn điện tích.
[Thông hiểu]
 Định luật : ở một hệ vật cô lập về điện, nghĩa là hệ không trao đổi điện tích với các hệ khác, thì tổng đại số các điện tích trong hệ là một hằng số.
3
Vận dụng thuyết êlectron để giải thích được các hiện tượng nhiễm điện.
[Vận dụng]
Giải thích được các hiện tượng nhiễm điện:
Sự nhiễm điện do cọ xát : Khi hai vật cọ xát, êlectron dịch chuyển từ vật này sang vật khác, dẫn tới một vật thừa êlectron và nhiễm điện âm, còn một vật thiếu êlectron và nhiễm điện dương.
Sự nhiễm điện do tiếp xúc : Khi vật không mang điện tiếp xúc với vật mang điện thì êlectron có thể dịch chuyển từ vật này sang vật kia làm cho vật không mang điện khi trước cũng bị nhiễm điện theo.
Sự nhiễm điện do hưởng ứng : Khi một vật bằng kim loại được đặt gần một vật đã nhiễm điện, các điện tích ở vật nhiễm điện sẽ hút hoặc đẩy êlectron tự do trong vật bằng kim loại làm cho một đầu vật này thừa êlectron, một đầu thiếu êlectron. Do vậy, hai đầu của vật bị nhiễm điện trái dấu.
3. ĐIệN TRƯờNG
Stt
Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN
Ghi chú
1
Nêu được điện trường tồn tại ở đâu, có tính chất gì.
[Thông hiểu]
Một điện tích tác dụng lực điện lên các điện tích khác ở gần nó, ta nói xung quanh điện tích có điện trường. 
Điện trường bao quanh điện tích và tồn tại cùng với điện tích (Trường hợp điện trường tĩnh, gắn với điện tích đứng yên). 
Tính chất cơ bản của điện trường là tác dụng lực điện lên điện tích đặt trong nó.
2
Phát biểu được định nghĩa cường độ điện trường.
Xác định được cường độ điện trường (phương, chiều và độ lớn) tại một điểm của điện trường gây bởi một, hai hoặc ba điện tích điểm.
[Thông hiểu]
ã Một điện tích thử dương q đặt tại một điểm xác định trong điện trường thì có lực điện tác dụng lên điện tích q. Thương số tại một điểm là một vectơ không đổi không phụ thuộc vào q nên được dùng để đặc trưng cho điện trường ở điểm đang xét về mặt tác dụng lực gọi là cường độ điện trường, kí hiệu là :
nếu q > 0 thì cùng chiều với ; nếu q < 0 thì ngược chiều với 
Trong trường hợp đã biết cường độ điện trường , thì lực điện tác dụng lên điện tích q đặt trong điện trường là .
Trong hệ SI, đơn vị cường độ điện trường là vôn trên mét (V/m).
ã Cường độ điện trường tại một điểm M cách điện điểm Q một khoảng r trong chân không được tính bằng công thức:
[Vận dụng]
ã Biết cách xác định được phương, chiều của từng vectơ cường độ điện trường gây bởi các điện tích điểm đã cho tại điểm xét.
ã Biết tính độ lớn từng vectơ cường độ điện trường gây bởi các điện tích điểm đã cho tại điểm xét.
ã Biết cách biểu diễn và tổng hợp vectơ cường độ điện trường gây bởi các điện tích điểm đã cho tại điểm xét.
Một vật có kích thước nhỏ, mang một điện tích nhỏ, được dùng để phát hiện lực điện tác dụng lên nó gọi là điện tích thử.
Nguyên lí chồng chất điện trường. Khi một điện tích chịu tác dụng đồng thời của điện trường , thì nó chịu tác dụng của điện trường tổng hợp được xác định như sau:
3
Nêu được các đặc điểm của đường sức điện.
[Thông hiểu]
ã Đường sức điện là đường được vẽ trong điện trường sao cho tiếp tuyến tại bất kì điểm nào trên đường cũng trùng với phương của vectơ cường độ điện trường tại điểm đó và có chiều thuận theo chiều của vectơ cường độ điện trường. 
ã Các đặc điểm của đường sức điện :
- Tại mỗi điểm trong điện trường, ta có thể vẽ được một đường sức điện đi qua và chỉ một mà thôi.
- Các đường sức điện là các đường cong không kín. Nó xuất phát từ các điện tích dương hoặc ở vô cực và kết thúc ở các điện tích âm hoặc ở vô cực.
 - Nơi nào cường độ điện trường lớn hơn thì các đường sức điện ở đó được vẽ mau hơn (dày hơn). Nơi nào cường độ điện trường nhỏ hơn thì các đường sức điện ở đó được vẽ thưa hơn.
Một điện trường mà vectơ cường độ điện trường tại mọi điểm đều như nhau gọi là điện trường đều. Đường sức của nó là các đường thẳng song song cách đều.
4. CÔNG CủA LựC ĐIệN. HIệU ĐIệN THế
Stt
Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN
Ghi chú
1
Nêu được trường tĩnh điện là trường thế.
Tính được công của lực điện khi di chuyển một điện tích giữa hai điểm trong điện trường đều.
[Thông hiểu]
 ã Công của lực điện tác dụng lên một điện tích không phụ thuộc dạng đường đi của điện tích mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường đi trong điện trường. Người ta nói, điện trường tĩnh là một trường thế. 
ã Công AMN của lực điện khi điện tích q dịch chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường đều theo một đường bất kì tính theo công thức:
AMN = qEd
trong đó, d là độ dài hình chiếu của đoạn MN lên phương vectơ (phương đường sức).
[Vận dụng]
Biết cách tính công của lực điện trường trong điện trường đều theo công thức.
Công AMN không phụ thuộc dạng của đường MN. Người ta cũng chứng minh được điều đó cho điện trường bất kì.
2
Phát biểu định nghĩa hiệu điện thế giữa hai điểm của điện trường và nêu được đơn vị đo hiệu điện thế.
[Thông hiểu]
ã Hiệu điện thế giữa hai điểm trong điện trường là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của điện trường khi có một điện tích di chuyển giữa hai điểm đó:
ã Trong hệ SI, đơn vị hiệu điện thế là vôn (V). Nếu UMN = 1V, q = 1C thì AMN = 1J. Vôn là hiệu điện thế giữa hai điểm M, N trong điện trường mà khi một điện tích dương 1C di chuyển từ điểm M đến điểm N thì lực điện thực hiện một công dương là 1J.
Đại lượng VM, VN gọi là điện thế của điện trường tại điểm M và N tương ứng. Điện thế của điện trường phụ thuộc vào cách chọn mốc tính điện thế. Thường chọn điện thế ở xa vô cực hoặc ở mặt đất làm mốc (điện thế ở mặt đất bằng 0).
Đơn vị của điện thế là vôn (kí hiệu là V). 
Để đo hiệu điện thế giữa hai vật, người ta dùng tĩnh điện kế. Trong kĩ thuật, hiệu điện thế gọi là điện áp.
3
Nêu được mối quan hệ giữa cường độ điện trường đều và hiệu điện thế giữa hai điểm của điện trường đó. Nêu được đơn vị đo cường độ điện trường.
[Thông hiểu]
ã Mối liên hệ giữa cường độ điện trường đều E và hiệu điện thế U giữa hai điểm M và N cách nhau một khoảng d dọc theo đường sức điện của điện trường được xác định bởi công thức:
.
ã Trong hệ SI, hiệu điện thế U đo bằng vôn (V), d đo bằng mét (m) nên cường độ điện trường có đơn vị là vôn trên mét (V/m).
4
Giải được bài tập về chuyển động của điện tích trong điện trường đều.
[Vận dụng]
ã Biết cách xác định được lực tác dụng lên điện tích chuyển động.
ã Biết viết được biểu thức định luật II Niu-tơn cho điện tích chuyển động và các công thức động lực học cho điện tích.
Lực điện F tác dụng lên điện tích, gây ra cho điện tích gia tốc a, được xác định bằng công thức:
(Xét điện trường đều)
5. Tụ ĐIệN
Stt
Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN
Ghi chú
1
Nêu được nguyên tắc cấu tạo của tụ điện và nhận dạng được các tụ điện thường dùng.
[Thông hiểu]
ã Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau. Mỗi vật đó gọi là một bản của tụ điện. Khoảng không gian giữa hai bản có thể là chân không hay bị chiếm bởi một chất điện môi nào đó.
Tụ điện phẳng có hai bản là hai tấm kim loại phẳng có kích thước lớn đặt đối diện nhau và song song với nhau.
Tụ điện xoay có điện dung thay đổi được.	
Khi ta tích điện cho tụ điện, các bản của tụ điện nhiễm điện do hưởng ứng, điện tích của hai bản có độ lớn bằng nhau nhưng trái dấu. Độ lớn của điện tích trên mỗi bản của tụ điện khi tụ điện tích điện gọi là điện tích của tụ điện.
ã Tùy theo chất điện môi trong tụ điện mà có các loại : tụ điện không khí, tụ điện giấy, tụ điện mica, tụ điện sứ, tụ điện gốm,...
2
Phát biểu định nghĩa điện dung của tụ điện và nêu được đơn vị đo điện dung. Nêu được ý nghĩa các số ghi trên mỗi tụ điện.
Vận dụng được công thức .
[Thông hiểu]
ã Khi một hiệu điện thế U được đặt vào hai bản của một tụ điện thì tụ điện sẽ có điện tích Q. Thực nghiệm chứng tỏ rằng thương số (đối với một tụ điện đã cho) là một hằng số. Vì vậy thương số này được dùng để đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện và được gọi là điện dung của tụ điện, kí hiệu là C
ã Đơn vị của điện dung là fara (F). Nếu Q = 1C, U = 1V thì C = 1F. Fara là điện dung của một tụ điện mà khi hiệu điện thế giữa hai bản là 1V thì điện tích của tụ điện là 1C. Ta thường dùng các ước số của fara :
1 mF =1.10-6 F ; 1 nF = 1.10-9 F ; 1 pF =1.10-12 F.
ã Trên vỏ mỗi tụ điện thường có ghi cặp số liệu, chẳng hạn như 10mF-250V. Số liệu thứ nhất cho biết điện dung của tụ điện. Số liệu thứ hai chỉ giá trị giới hạn của hiệu điện thế đặt vào hai bản của tụ điện, vượt quá giới hạn đó tụ điện có thể bị hỏng.
[Vận dụng]
ã Biết cách tính điện dung và các đại lượng trong công thức. 
3
Nêu được cách mắc (ghép) các tụ điện thành bộ và viết được công thức tính điện dung tương đương của mỗi bộ tụ điện.
Vận dụng được các công thức tính điện dung tương đương của bộ tụ điện.
[Thông hiểu]
ã Mắc (ghép) song song các tụ điện thành bộ là mắc sao cho các bản cực thứ nhất của các tụ điện được nối với nhau và các bản cực thứ hai cũng được nối với nhau.
Công thức tính điện dung tương đương của bộ tụ điện: 
C = C1 + C2 +  + Cn
Trong đó, C1, C2 , , Cn là giá trị điện dung của các tụ điện trong bộ tụ điện.
ã Mắc (ghép) nối tiếp các tự điện thành bộ là mắc sao cho theo thứ tự các tụ điện ta có bản cực thứ hai của tụ này nối với bản cực thứ nhất của bản kia.
Công thức tính điện dung tương đương của bộ tụ điện: 
Trong đó, C1, C2 , , Cn là giá trị điện dung của các tụ điện trong bộ tụ điện.
[Vận dụng]
ã Biết cách tính điện dung tương đương của các bộ tụ điện.
.
4
Nêu được điện trường trong tụ điện và mọi điện trường đều mang năng lượng. Viết được công thức W=CU2.
Vận dụng được công thức .
[Nhận biết]
ã Khi có một hiệu điện thế U đặt vào hai bản của tụ điện, thì tụ điện được tích điện và tích luỹ năng lượng dưới dạng năng lượng điện trường trong tụ điện.
Điện trường trong tụ điện và mọi điện trường khác đều mang năng lượng.
ã Công thức tính năng lượng của tụ điện (điện dung C, hiệu điện thế giữa hai bản U, điện tích Q) là :
[Vận dụng]
ã Biết cách tính năng lượng của tụ điện và các đại lượng trong công thức.
Với tụ điện phẳng :
trong đó, V là thể tích không gian có điện trường giữa hai bản tụ điện. 
Từ trên ta rút ra mật độ năng lượng điện trường là
Chương II. DòNG ĐIệN KHÔNG ĐổI
1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình
Chủ đề
Kết quả cần đạt
Ghi chú
a) Dòng điện. Dòng điện không đổi.
b) Nguồn điện. Suất điện động của nguồn điện. Pin, acquy.
c) Công suất của nguồn điện. Công suất của máy thu điện.
d) Định luật Ôm đối với toàn mạch. Định luật Ôm đối với đoạn mạch có chứa nguồn điện và máy thu điện.
e) Mắc các nguồn điện thành bộ.
Kiến thức
- Nêu được dòng điện không đổi là gì.
- Nêu được suất điện động của nguồn điện là gì.
- Nêu được nguyên tắc tạo ra suất điện động trong pin và acquy.
- Nêu được nguyên nhân vì sao acquy có thể sử dụng được nhiều lần.
- Nêu được công của nguồn điện là công của các lực lạ bên trong nguồn điện và bằng công của dòng điện chạy trong toàn mạch. Viết được công thức tính công của nguồn điện.
- Nêu được công suất của nguồn điện là gì và viết được công thức tính công suất của nguồn điện.
- Nêu được máy thu điện là gì và ý nghĩa của suất phản điện của máy thu.
- Phát biểu được định luật Ôm đối với toàn mạch.
- Viết được hệ thức của định luật Ôm đối với đoạn mạch có chứa nguồn điện và máy thu điện.
- Nêu được thế nào là mắc nối tiếp, mắc xung đối, mắc song song và mắc hỗn hợp đối xứng các nguồn điện thành bộ nguồn.
Kĩ năng
- Vận dụng được công thức Ang = EIt và Png = EI.
- Vận dụng công thức tính công suất Pth = EI + I2r của máy thu.
- Vận dụng hệ thức I = hoặc U = E – Ir để giải được các bài tập đối với toàn mạch.
- Tính được hiệu suất của nguồn điện.
- Tính được suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn mắc nối tiếp, mắc xung đối, mắc song song đơn giản hoặc mắc hỗn hợp đối xứng.
- Vận dụng được định luật Ôm để giải các bài tập về đoạn mạch có chứa nguồn điện và máy thu điện.
- Giải được các bài tập về mạch cầu cân bằng và mạch điện kín gồm nhiều nhất 3 nút.
- Mắc được các nguồn điện thành bộ nguồn nối tiếp, xung đối hoặc song song.
- Tiến hành được thí nghiệm để đo suất điện động và điện trở trong của một pin.
2. Hướng dẫn thực hiện
1. DòNG ĐIệN KHÔNG ĐổI. NGUồN ĐIệN
Stt
Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN
Ghi chú
1
Nêu được dòng điện không đổi là gì.
[Thông hiểu]
ã Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng cho tác dụng mạnh hay yếu của dòng điện. Dòng điện không đổi là dòng điện có chiều và cường độ không đổi theo thời gian. Cường độ dòng điện không đổi được xác định bằng thương số giữa điện lượng q dịch chuyển qua tiết diện thẳng của vật dẫn và khoảng thời gian t dòng điện chạy qua.
ã Trong hệ SI, đơn vị của cường độ dòng điện là ampe (A). Các ước số của ampe là :
1mA = 1.10-3A ; 1mA = 1.10-6A.
Ôn tập kiến thức về dòng điện không đổi đã học ở chương trình vật lí cấp THCS.
2
Nêu được suất điện động của nguồn điện là gì.
[Thông hiểu]
ã Suất điện động E của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện và đo bằng thương số giữa công A của lực lạ thực hiện khi làm dịch chuyển một điện tích dương q bên trong nguồn điện từ cực âm đến cực dương và độ lớn của điện tích q đó.
E 
ã Trong hệ SI, suất điện động có đơn vị là vôn (V). Từ công thức ta có 1 V = 1 J/C.
Nguồn điện là thiết bị để tạo ra và duy trì hiệu điện thế, nhằm duy trì dòng điện trong mạch. Các lực, khác về bản chất với lực tĩnh điện thực hiện công dịch chuyển điện tích trong nguồn điện gọi là các lực lạ. Dưới tác dụng của lực lạ bên trong nguồn, các điện tích dương dịch chuyển từ cực âm về cực dương của nguồn và điện tích âm dịch chuyển từ cực dương về cực âm của nguồn. Công của các lực lạ thực hiện khi làm dịch chuyển các điện tích trong nguồn ngược với chiều của lực tĩnh điện được gọi là công của nguồn điện.
 Số vôn ghi trên nguồn điện cho biết trị số của suất điện động của nguồn điện. Suất điện động của nguồn điện có giá trị bằng hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi mạch ngoài hở. Mỗi nguồn điện được đặc trưng bởi suất điện động E và điện trở trong r của nó.
2. PIN Và ACQUY
Stt
Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN
Ghi chú
1
Nêu được nguyên tắc tạo ra suất điện động trong pin và acquy.
[Thông hiểu]
ã Pin và acquy hoạt động dựa trên tác dụng hóa học của các dung dịch điện phân lên các kim loại. Khi ta nhúng thanh kim loại vào dung dịch điện phân, thì do tác dụng hoá học, trên mặt thanh kim loại và ở dung dịch điện phân xuất hiện hai loại điện tích trái dấu. Khi đó, giữa thanh kim loại và dung dịch điện phân có một hiệu điện thế xác định gọi là hiệu điện thế điện hoá.
Hiệu điện thế điện hoá có độ lớn và dấu phụ thuộc vào bản chất của kim loại, bản chất và nồng độ dung dịch điện phân.
Khi hai kim loại khác nhau về phương diện hóa học được nhúng vào cùng dung dịch điện phân, thì giữa chúng hình thành một hiệu điện thế xác định. Đó chính là suất điện động của nguồn điện này.
ã Nguồn điện hoạt động theo nguyên tắc trên còn gọi là nguồn điện hoá học hay pin điện hoá (pin và acquy). ở đây lực hoá học đóng vai trò lực lạ.
Pin điện hóa gồm hai bản cực có bản chất khác nhau được ngâm trong chất điện phân (dung dịch axit, bazơ, muối).
Pin Vôn-ta là nguồn điện hoá học gồm một cực bằng kẽm (Zn) và một cực đồng (Cu) được ngâm trong dung dịch axit sufuric (H2SO4) loãng.
Acquy chì gồm bản cực dương là chì điôxit (PbO2) và bản cực âm bằng chì (Pb), chất điện phân là dung dịch axit sunfuric (H2SO4) loãng.
2
Nêu được nguyên nhân vì sao acquy có thể sử dụng được nhiều lần.
[Thông hiểu]
ã Acquy là nguồn điện hoá học hoạt động dựa trên phản ứng hoá học thuận nghịch. Khi ta tích điện cho acquy, các bản cực của nó bị thay đổi. Sau khi được tích điện, acquy có tác dụng như một pin điện hoá. Khi acquy phát điện, hai bản cực của nó bị biến đổi. Khi nào hai bản cực giống nhau thì acquy hết điện.
ã Acquy có thể sử dụng nhiều lần bằng cách nạp lại vì cơ chế hoạt động của nó dựa trên phản ứng hóa học thuận nghịch. Nó tích trữ năng lượng dưới dạng hoá năng (lúc nạp điện), để rồi giải phóng năng lượng ấy dưới dạng điện năng (lúc phát điện).
Muốn acquy bền lâu thường xuyên kiểm tra dung dịch điện phân và không nên để acquy phóng hết điện rồi mới nạp điện.
Dung lượng của acquy được đo bằng ampe giờ (A.h). 1A.h = 3600C.
3. Công Và CÔNG SUấT của nguồn ĐIệN. máy thu điện
Stt
Chuẩn KT, KN quy định trong chương trình
Mức độ thể hiện cụ thể của chuẩn KT, KN
Ghi chú
1
Nêu được công của nguồn điện là công của các lực lạ bên trong nguồn điện và bằng công của dòng điện chạy trong toàn mạch.
Viết được công thức tính công của nguồn điện.
Vận dụng được công thức Ang = EIt trong các bài toán.
[Thông hiểu]
Trong một mạch điện kín, nguồn điện thực hiện công, làm di chuyển các điện tích tự do có trong mạch, tạo thành dòng điện. Điện năng tiêu thụ trong toàn mạch bằng công của các lực lạ bên trong nguồn điện, tức là bằng công của nguồn điện:
Ang = qE = EIt
trong đó, E là suất điện động của nguồn điện (V), q là điện lượng chuyển qua nguồn điện đo bằng culông (C), I là cường độ dòng điện chạy qua nguồn điện đo bằng ampe (A) và t là thời gian dòng điện chạy qua nguồn điện đo bằng giây(s).
[Vận dụng]
Biết cách tính công của nguồn điện và các đại lượng trong các công thức.
Ôn tập kiến thức ở chương trình Vật lí THCS.
Điện năng mà một đoạn mạch tiêu thụ khi có dòng điện không đổi chạy qua để chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác được đo bằng công của lực điện thực hiện khi dịch chuyển có hướng các điện tích:
A = Uq = UIt
trong đó, U là hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch, I là cường độ dòng điện chạy qua mạch và t là thời gian dòng điện chạy qua.
2
Nêu được công suất của nguồn điện là gì và viết được công thức tính công suất của nguồn điện.
Vận dụng được công thức Png = EI trong các bài toán.
[Thông hiểu]
ã Công suất của nguồn điện có trị số bằng công của nguồn điện thực hiện trong một đơn vị thời gian.
Png = = EI
Công suất của nguồn điện có trị số bằng công suất của dòng điện chạy trong toàn mạch. Đó cũng chính là công suất điện sản ra trong toàn mạch.
ã Đơn vị của công suất là oát (W).
[Vận dụng]
Biết cách tính công suất của ng

File đính kèm:

  • docPhan hai VL11.doc
  • docBia-1.doc
  • docPhan chung (15-9).doc
Giáo án liên quan