Hệ thống kiến thức môn Vật lý 9 - Học kỳ I - Khổng Văn Thắng

Bài 19:

Sử dụng tiết kiệm điện năng .

a) Ý nghĩa .

• Giảm chi tiêu cho gia đình .

• Các dụng cụ và thiết bị điện được sử dụng lâu bền hơn .

• Giảm bớt sự cố gây tổn hại chung cho hệ thống cung cấp điện bị quá tải đặc biệt trong những giờ cao điểm .

• Dành phần điện năng tiết kiệm cho sản xuất

• Giảm bớt việc xây dựng nhà máy điện, do đó gốp phần giảm ô nhiễm môi trường .

b) Biện pháp .

• Cần phải sử dụng các dụng cụ đủ mức cần thiết , có công suất hợp lý .

• Chỉ sử dụng các dụng cụ hay thiết bị điện trong những lúc cần thiết .

Bài 21:

Từ tính của nam châm:

• Bất kỳ một nam châm nào cũng có hai cực , khi để tự do một cực luôn chỉ về hướng Bắc gọi là cực Bắc, còn cực luôn chỉ về hướng Nam gọi là cực Nam .

• Để phân biệt được các cực người ta sơn màu hoặc kí hiệu bằng các chữ cái (N là cực Bắc , S là cực Nam)

• Ngoài sắt , thép . Nam châm còn hút được các vật liệu từ như : côban , niken

Tương tác giữa hai nam châm: Khi đưa hai nam châm lại gần nhau thì chúng hút nhau nếu các cực khác tên , đẩy nhau nếu các cực cùng tên

 

doc11 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 9042 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hệ thống kiến thức môn Vật lý 9 - Học kỳ I - Khổng Văn Thắng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 bền hơn .
· Giảm bớt sự cố gây tổn hại chung cho hệ thống cung cấp điện bị quá tải đặc biệt trong những giờ cao điểm .
· Dành phần điện năng tiết kiệm cho sản xuất
· Giảm bớt việc xây dựng nhà máy điện, do đó gốp phần giảm ô nhiễm môi trường .
b) Biện pháp .
· Cần phải sử dụng các dụng cụ đủ mức cần thiết , có công suất hợp lý .
· Chỉ sử dụng các dụng cụ hay thiết bị điện trong những lúc cần thiết .
Bài 21:
Từ tính của nam châm:
· Bất kỳ một nam châm nào cũng có hai cực , khi để tự do một cực luôn chỉ về hướng Bắc gọi là cực Bắc, còn cực luôn chỉ về hướng Nam gọi là cực Nam .
· Để phân biệt được các cực người ta sơn màu hoặc kí hiệu bằng các chữ cái (N là cực Bắc , S là cực Nam)
· Ngoài sắt , thép . Nam châm còn hút được các vật liệu từ như : côban , niken …
Tương tác giữa hai nam châm: Khi đưa hai nam châm lại gần nhau thì chúng hút nhau nếu các cực khác tên , đẩy nhau nếu các cực cùng tên 
Bài 22:
· Lực từ:
Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì , đều gây ra tác dụng lực lên kim nam châm đặt gần nó gọi là lực từ . Ta nói dòng điện có tác dụng từ
· Từ trường :
Không gian xung quanh nam châm và xung quanh dòng điện có khả năng tác dụng từ lên kim nam châm đặt trong nó . Ta nói không gian đó có từ trường .
Mỗi vị trí nhất định trong từ trường , kim nam châm đều chỉ một hướng xác định .
* Cách nhận biết từ trường: Dùng kim nam châm (nam châm thử) Nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim nam châm (kim nam châm lệch khỏi hướng Bắc – Nam) thì nơi đó có từ trường .
Bài 23:
· Từ phổ :
- Hình ảnh các đường mạt sắt xung quanh nam châm gọi là từ phổ . Từ phổ cho ta hình ảnh trực quan về từ trường .
-Nơi nào càng gần nam châm thì từ trường càng mạnh , càng xa nam châm thì từ trường càng yếu .
· Kết luận về đường sức từ :
- Mỗi đường sức từ có một chiều xác định . Bên ngoài nam châm các đường sức từ có chiều đi ra từ cực bắc đi vào từ cực nam của nam châm .
- Nơi nào từ trường mạnh thì đường sức từ dày , nơi nào từ trường yếu thì đường sức từ thưa .
Bài 24:
· Phần từ phổ bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua giống từ phổ của nam châm thẳng . Trong lòng ống dây cũng có các đường đường sức từ sắp xếp gần như song song nhau.
· Đường sức từ của ống dây là những đường cong khép kín .
· Tại hai đầu ống dây các đường sức từ có chiều cùng đi vào một đầu và cùng đi ra một đầu . Đầu có đường sức từ đi ra gọi là đầu bắc , đầu có đường sức từ đi vào gọi là đầu nam .
 Qui tắc nắm tay phải:Nắm bàn tay phải rồi đặt sao cho 4 ngón tay hướng theo chiều dòng điện chạy qua các vòng dây , thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều đường sức từ trong lòng ống dây .
Qui tắc nắm tay phải dùng để xác định chiều của đường sức từ trong lòng ống dây có dòng điện chạy qua
Bài 25: Sự nhiễm từ của sắt và thép :-Lõi sắt và thép làm tăng lực từ của ống dây có dòng điện . Vì khi 
 đặt trong từ trường thì lõi sắt , thép bị nhiễm từ và trở thành 1 nam châm
- Khi ngắt dòng điện lõi sắt mất từ tính còn lõi thép vẫn giữ được từ tính .
-Không chỉ sắt , thép mà các vật liệu từ khi đặt trong từ trtường cũng bị nhiễm từ.
 Nam châm điện : -Nam châm điện gồm 2 bộ phận : Lõi sắt non và Ống dây.
 -Để tăng lực từ của nam châm điện :
+ Tăng cường độ dòng điện chạy qua ống dây .
+ Tăng số vòng của ống dây .
Bài 26: Loa điện: - Khi có dòng điện chạy qua ống dây chuyển động.
- Khi có dòng điện thay đổi, ống dây dịch chuyển dọc theo khe hở giữa hai cực của nam châm.
Rơ le điện từ: Rơ le điện từ là thiết bị tự động đóng, ngắt mạch điện, bảo vệ và điều khiển sự làm 
việc của mạch điện.
Bài 27: Tác dụng của từ trường lên dây dẫn có dòng điện : Từ trường tác dụng lực lên đoạn dây dẫn có 
dòng điện chạy qua đặt trong từ trường , Lực đó gọi là lực điện từ .
Lực điện từ : Chiều lực điện từ phụ thuộc vào chiều dòng điện chạy qua dây dẫn và chiều của 
đường sức từ .
*Qui tắc bàn tay trái: Đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ hướng vào lòng bàn tay , chiều từ 
cổ tay đến ngón tay giữa hướng theo chiều dòng điện , thì ngón tay cái choãi ra 900 chỉ chiều của 
lực điện từ .
Quy tắc bàn tay trái dùng để xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn thẳng có dòng 
điện chạy qua .
Bài 28: Động cơ điện 1 chiều : cấu tạo : Động cơ điện một chiều gồm hai bộ phận chính : 
+ Nam châm tạo ra rừ trường ( bộ phận đứng yên ) 
+ Khung dây dẫn cho dòng điện chạy qua (bộ phận quay ) 
Bộ phận đướng yên gọi là Stato . Bộ phận chuyển động gọi là Rôto .
Nguyên tắc hoạt động: Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên tác dụng của từ trường lên 
khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường . 
Động cơ điện một chiều trong kỹ thuật : 	- Bộ phận tạo ra từ trường là nam châm điện .
- Bộ phận quay của động cơ điện gồm nhiều cuộn dây đặt lệch nhau và song song với trục của khối trụ làm bằng các lá thép kỹ thuật ghép lại.
Sự biến đổi năng lượng trong động cơ điện :Khi hoạt động , động cơ điện chuyển hoá từ năng 
lượng điện thành cơ năng .
Bài 31: Tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của Đinamô xe đạp :
*Cấu tạo : 1 nam châm vĩnh cữu và một cuộn dây 
*Hoạt động : Khi nam châm quay phát ra dòng điện chạy trong ống dây .
 Dùng nam châm để tạo ra dòng điện :
- Dùng nam châm vĩnh cửu : Dòng điện xuất hiện trong dây dẫn kín khi di chuyển một cực của
 nam chân lại gần hay ra xa một đầu cuộn dây và ngược lại
- Dùng nam châm điện :Dòng điện xuất hiện ở cuộn dây dẫn kín trong thời gian đòng ngắt mạch 
điện của nam châm điện . Nghĩa là trong thời gian dòng điện biến thiên .
Hiện tượng cảm ứng điện từ :Có nhiều cách dùng nam châm để tạo ra dòng điện trong cuộn dây 
dẫn kín . Dòng điện được tạo ra theo cách đó gọi là dòng điện cảm ứng , hiện tượng xuất hiện dòng điện cảm ứng gọi là hiện tượng cảm ứng điện từ .
Bài 32: Sự biến đổi đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây : - Khi đưa một cực của nam châm lại
 gần hay ra xa một cuộn dây dẫn thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng 
 hoặc giảm.
Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng : Trong mọi trường hợp khi số đường sức từ xuyên qua 
tiết diện S của cuộn dây kín biến thiên thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện cảm ứng .	II. II.. Bài tập:
A. TRẮC NGHIỆM:
I. Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng của các câu sau.
1 Từ trường không tồn tại ở đâu?
A. Xung quanh nam châm. B. Xung quanh dòng điện.
C. Xung quanh điện tích đứng yên. D. Xung quanh Trái Đất.
2. Nếu chiều dài dây dẫn tăng 4 lần và tiết diện dây dẫn tăng 2 lần thì điện trở của dây sẽ:
A. tăng 8 lần. B. tăng 4 lần. C. giảm 2 lần. D. tăng 2 lần.
3.Trên một bóng đèn có ghi 220V-100W. Nếu đèn hoạt động ở hiệu điện thế 110V thì công suất tiêu thụ của đèn lúc này là:
A. 25W B. 50W C. 100W D. 200W
4. R1 = 3, R2 = 7 mắc nối tiếp. Cường độ dòng điện trong mạch là 1A. hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là:
A. 3V B. 7V C. 4V D. 10 V
5. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với điện trở của dây dẫn. Nếu điện trở dây dẫn giảm 1,5 lần thì cường độ dòng điện sẽ:
A. tăng 1,5 lần B. giảm 1,5 lần C. tăng 3 lần D. giảm 3 lần.
6. Hai đoạn dây bằng đồng, cùng chiều dài, có tiết diện và điện trở lần lược là S1 và R1, S2 và R2. hệ thức nào sau đây là đúng?
A. S1R1 = S2R2 B. S1/R1 = S2/R2 C. R1R2 = S1S2 D. Cả ba hệ thức đều sai
7. Trong trường hợp nào sau đây không xuất hiện dòng điện cảm ứng ?
A. Mạch không kín.
B. Khung chuyển động không song song với đường sức từ.
C. Khung chuyển động vuông góc với đường sức từ.
D. Khung chuyển động hợp với đường sức từ một góc bất kì khác 00.
8. Công thức nào dưới đây không phải là công thức tính công suất tiêu thụ P của đoạn mạch có hiệu điện thế U, cường độ dòng điện I và điện trở R ?
A. P = U.I B. P = U/I C. P = U2/R D. P = I2.R
9. Theo quy tắc bàn tay trái thì chiều từ cổ tay đến ngón tay chỉ gì ? 
A. Chiều đường sức tư. B. Chiều của lực điện từ.
C. Chiều dòng điện. D. Chiều của dây dẫn.
10. Hệ thức nào sau đây của định luật Jun – Lenxơ ?
A. Q = UIt B. Q = U2t C. Q = I2Rt D. Cả A , B , C
11. Các đường sức từ của ống dây có dòng điện một chiều không đổi chạy qua có chiều: 
A. từ cực Nam đến cực Bắc ở ngoài ống dây. B. từ cực Bắc đến cực Nam ở trong ống dây. 
C. từ cực Bắc đến cực Nam ở ngoài ống dây. D. từ cực Nam đến cực Bắc địa lí. 
II. Điền chữ Đ (Đúng) vào ô của câu đúng, chữ S vào ô của câu sai:
1. Hai nam châm đặt gần nhau thì các cực cùng tên hút nhau, các cực khác tên đẩy nhau.
2. xung quanh điện tích đứng yên có từ trường.
3. Dòng điện chạy qua máy quạt biến đổi thành cơ năng và nhiệt năng.
4. Vì R = U/I nêu U tăng 3 lần thì R cũng tăng 3 lần
5. Để tiết kiệm điện năng ta chỉ sử dụng những thiết bị có công suất nhỏ.
6. Một nam châm có thể có một cực, đầu kia không có cực.
7. Nam châm có thể hút được các vật như sắt thép,ni ken.
8. Bẻ một nam châm làm đôi bao giờ cũng được hai nam châm mới.
9. Một thanh nhôm trong từ trường sẽ chịu tác dụng của lực từ.
10. Biểu thức của định luật Ôm I = U/R
11. Vôn kế được mắc song song với đoạn mạch cần đo hiệu điện thế.
12. Hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn tỉ lệ thuận với điện trở của dây.
13. Đơn vị của công suất là kWh.
14. Biểu thức tính công của dòng điện là A = P.t.
15. Hệ thức của định luật Jun – Lenxơ cho biết lượng điện năng chuyển hóa thành hóa năng.
16. Đơn vị của nhiệt lượng là J/s.
17. Nhiệt lượng và nhiệt độ là như nhau.
18. Trong lòng ống dây không có từ trường.
19. Hai đầu của ống dây có dòng điện chạy qua cũng là hai cực từ .
20. Từ phổ là hình ảnh của tất cả các đường sức từ.
21. Quy tắc nắm tay phải dùng để xác định phương Bắc – Nam.
III. Nối hợp lí một câu ở cột A với một câu ở cột B:
A
B
Kết quả
1. Công suất định mức của dụng cụ điện
2. Điện trở dây dẫn được tính bằng 
3. Trong đoạn mạch nối tiếp
4. Trong đoạn mạch song song
A. I = I1 + I2 .
B. luôn không đổi.
C. U = U1 + U2
D. Công thức: R = .
1 + …
2 + …
3 + …
4 + 
A
B
Kết quả
1. Điện trở suất của vật liệu càng nhỏ
2. Dòng điện có năng lượng 
3. Với hiệu điện thế không đổi, điện trở vật dẫn nhỏ
4. Điện trở tương đương của đoạn mạch song song
A. vì có khả năng thực hiện công và cung cấp nhiệt.
B. cường độ dòng điện qua vật dẫn lớn.
C. nhỏ hơn mỗi điện trở thành phần.
D. vật liệu dẫn điện càng tốt.
1 + …
2 + …
3 + …
4 + …
A
B
Kết quả
1. Đường sức từ
2. Từ phổ ở bên ngoài ống dây có dòng điện giống 
3. Chiều đường sức từ của ống dây phụ thuộc
4. Khi đứng cân bằng
A. từ phổ ở bên ngoài thanh nam châm .
B. có chiều xác định.
C. kim nam châm chỉ hướng Bắc-Nam
D. chiều dòng điện chạy qua các vòng dây.
1 + …
2 + …
3 + …
4 + …
A
B
Kết quả
1. Quy tắc năm tay phải
2. Quy tắc bàn tay trái
3. Xác định phương Bắc - Nam
4. Xác định nam châm
A. xác định chiều của lực từ.
B. xác định chiều của đường sức từ trong ống dây.
C. dùng vật bằng sắt.
D. dùng la bàn.
1 + …
2 + …
3 + …
4 + …
A
B
Kết quả
1. Cường độ dòng điện qua dây dẫn 
2. Điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở R1, R2 mắc song song bằng 
3. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp ta có
4. Trong đoạn mạch mắc song song ta có
A. 
B. 
C. 
D. tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây.
1 + …
2 + …
3 + …
4 + …
A
B
Kết quả
1. Hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn tăng bao nhiêu lần thì
2. Để tăng điện trở của mạch thì
3. Hai điện trở R1 , R2 mắc song song điện trở tương đương sẽ 
4. Nếu tăng chiều dài dây dẫn lên thì điện trở
A. ta cần mắc nối tiếp các điện trở với nhau .
B. nhỏ hơn mỗi điện trở R1 , R2 .
C. cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn cũng tăng lên bấy nhiêu lần.
D. tăng lên.
1 + …
2 + …
3 + …
4 + …
A
B
Kết quả
1. Q = 0,24I2Rt
2. Biến trở là dụng cụ 
3. Công suất định mức của mỗi dụng cụ dùng điện cho biết
4. Bình thường kim nam châm
A. công suất giới hạn khi sử dụng dụng cụ đó .
B. hệ thức của định luật Jun-Lenxơ khi nhiệt lượng tính bằng calo.
C. dùng để thay đổi cường độ dòng điện và điện trở trong mạch.
D. chỉ hướng Bắc – Nam.
1 + …
2 + …
3 + …
4 + …
A
B
Kết quả
1. Nơi nào không có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì
2. Chỗ nào đường sức từ dày thì 
3. Quy tắc “Bàn tay trái” cho phép xác định
4. Động cơ điện một chiều có
A. hai bộ phận chính: nam châm tạo ra từ trường và khung dây dẫn có dòng điện chạy qua .
B. từ trường mạnh , chỗ nào đường sức từ thưa thì từ trường yếu.
C. chiều của lực từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường.
D. nơi đó không có từ trường.
1 + …
2 + …
3 + …
4 + …
IV. Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
1. Biến trở là một điện trở ……………………………………………………… và có thể được dùng để …………………………………………………trong mạch điện.
2. Số oát ghi trên mỗi dụng cụ dùng điện cho biết …………………………………………………… của dụng cụ đó, nghĩa là công suất điện của dụng cụ này khi nó ………………………………………………
3. Dây dẫn có dòng điện chạy qua ………………………………………………………………… và không song song với đường sức từ thì …………………………………………………………… của lực điện từ.
4. Có nhiều cách …………………………………………….. để tạo ra dòng điện trong một cuộn dây dẫn kín. Dòng điện được tạo ra theo cách đó gọi là ………………………………………
5. Điện năng có thể chuyển hóa ………………………………………………………… trong đó có phần ……………………………. là có ích và có phần năng lượng ……………………………………….. 
6. Điện trở suất của một vật liệu có trị số bằng …………………………… của một đoạn dây hình trụ được làm bằng vật liệu đó có ………………………. 1m và có ………………………….. 1m2.
7. Nếu các dây dẫn làm cùng một chất có tiết diện như nhau , dây nào có ……………………………… càng lớn thì càng lớn. Điện trở …………………………….. với ……………………………….
8. Khi mắc các điện trở nối tiếp thì ……………………………………… giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế ……………………………….. mỗi điện trở thành phần.
9. Bất kì kim nam châm nào ……………………………………………. Khi để tự do một cực …………………………………… gọi là cực bắc , một cực luôn chỉ hường Nam gọi là …………………. 
10. Khi hai nam chân đặt gần nhau thì các từ cực …………………, ………………………… hút nhau. 
V. Trả lời ngắn gọn các câu hỏi sau:
1. Khi đứng cân bằng, cực nam của kim nam châm chỉ từ cực nào của Trái Đất ?
2. Đầu ống dây mà các đường sức từ đi vào gọi là gì của ống dây?
3. Kết luận gì khi một thanh sắt non đặt trong từ trường ?
4. Một đoạn mạch mà hiệu điện thế và điện trở lên hệ nhau bởi hệ thức: là đoạn mạch gì ?
5. Đại lượng đặc trưng cho tính cản trở dòng điện của vật dẫn ?
6. Dụng cụ thông dụng dùng để nhận biết từ trường ?
7. Hiện tượng dòng điện được tạo ra trong ống dây dẫn kín do nam châm tạo ra ?
8. Dụng cụ có thể thay đổi điện trở của mạch điện?
B. TỰ LUẬN:
1. Phát biểu định luật Ôm?
2. Phải thực hiện những quy tắc nào để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện? Biện pháp sử dụng tiết kiệm điện năng?
3. Dòng điện cảm ứng xuất hiện khi nào?
4. Phát biểu quy tắc bàn tay trái ?
5. Phát biểu quy tắc nắm tay phải ?
6. Phát biểu quy ước về chiều của đường sức từ ?
9. Xác định chiều dòng điện và cực Bắc, cực Nam của ống dây trong các trường hợp sau đây:
 + -
 A B
10. Vẽ thêm các yếu tố còn thiếu trong các trường hợp sau:
S
N
N
S
 F
 	 I
 I 
 F 
11. Cho hai bóng đèn , đèn thứ nhất có ghi: 30V-10W và bóng đèn thứ hai có ghi 30V –15W.
a) Tính điện trở của mỗi đèn ?
b) Khi mắc nối tiếp hai đèn này vào mạch điện có hiệu điện thế 60V thì hai bóng đèn này sáng bình thường ? Tại sao ?
c) Muốn cả mạch điện sáng bình thường thì phải mắc thêm một điện trở R. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện và tính giá trị của điện trở đó ? 
12. Cho sơ đồ mạch điện như hình vẽ:
Biết R1 = 40 , R2 = 150, R3 = 100, UAB = 90V.
a) Tính điện trở tương đương của mạch?
b) Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở?
c) Tính công suất tiêu thụ của R2 ?
13. Ba điện trở R1 = 10 , R2 = R3 =20 được mắc song song với nhau vào hiệu điện thế 12V.
a) Vẽ sơ đồ mạch điện ?
b) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch điện ?
c) Tính cường độ dòng điện chạy qua mạch chính và từng mạch rẽ ?
14. Một bếp điện loại 220V - 100W được sử dụng ở hiệu điện thế 220V để đun sôi 2 lít nước có nhiệt độ ban đầu 250C. Hiệu suất của quá trình đun là 85%.
a) Tính thời gian đun sôi nước ?
b) Mỗi ngày đun sôi 4lít nước bằng bếp điện trên với cùng điều kiện đã cho thì trong một tháng (30ngày) phải trả bao nhiêu tiền cho việc đun nước ? Biết rằng giá tiền điện phải trả là 700 đ/kWh.
c) Nếu gập đôi dây điện trở của bếp này và vẫn sử dụng hiệu điện thế 220V thì thời gian đun sôi hai lít nước với hiệu suất và nhiệt độ ban đầu như trên là bao nhiêu ?
14. Hai điện trở R1 = 10 , R2 = 15 mắc song song với nhau vào nguồn điện có hiệu điện thế U =18V 
a) Tính điện trở toàn mạch và cường độ dòng điện mạch chính ?
b) Công suất của mạch điện và điện năng tiêu thụ của mạch trong 2 phút ?
c) Nếu mắc thêm một bóng đèn có ghi (6V – 12W) vào mạch chính với hai điện trở trên thì đèn có sáng bình thường không ? Tại sao ?
15. Cho mạch điện như hình vẽ . Biết R1 = 16 , R2 = 6 , R3 = 12 , hiệu điện thế nguồn U = 15V .
a) Tính điện trở tương đương của mạch điện AB ? 
b) Tính công suất của điện trở R1 ? 
c) Tình nhiệt lượng toả ra ở R1 trong 40 phút ? 
16. Cho một mạch điện gồm: (đèn Đ1(12V- 6W) mắc nối tiếp với biến trở) mắc song song với đèn Đ2( 15V- 9W) , nguồn điện 15V và một công tắc . Bỏ qua điện trở của dây nối và công tắc.
a. Vẽ sơ đồ mạch điện.
b. Để đèn Đ1 sáng bình thường thì phải điều chỉnh điện trở của biến trở có giá trị bao nhiêu? Tính giá trị cường độ dòng điện qua mạch chính lúc này?
c. Tính nhiệt lượng mà mạch điện toả ra trong thời gian 20phút?
d. Tính điện năng sử dụng trong 30 ngày của mạch điện, biết mỗi ngày sử dụng 30phút? 
e. Điện trở trên làm bằng hợp kim nikêlin có điện trở suất 0,4.10-6.m, có tiết diện đều là 0,6mm2, có giá trị điện trở lớn nhất là 20. Tính chiều dài của dây nikêlin làm nên biến trở?
Một số ví dụ cơ bản:
* VD1: Có hai bóng đèn ghi 110V-75W và 110V-25W.
a. So sánh điện trở của hai bóng đèn trên?
b. Mắc nối tiếp hai bóng đèn trên vào mạng điện 220V thì đèn nào sáng hơn? Vì sao?
c. Mắc song song hai bóng với nhau. Muốn hai đèn sáng bình thường khi mắc hệ hai bóng vào mạng điện 220V thì phải dùng thêm một biến trở có giá trị bằng bao nhiêu? Đèn nào sáng hơn?
H.dẫn: a.Từ công thức: P = U2/RR = U2/P R1 161,3; R2 = 484. Lập tỉ số và tính được R2 = 3R1
b. Đ1ntĐ2 nên cường độ dòng điện qua hai đèn như nhau; công suất thực tế cung cấp P = I2R nên đèn nào có điện trở lớn hơn thì đèn đó sáng hơn và do đó đèn 2 sáng hơn đèn 1.
c. Vẽ sơ đồ mạch điện
Tính I1đm và I2đm của hai đèn .
Vì các đèn sáng bình thường nên Uđ = Uđm = 110V, Iđ1 = I1đm = 75/110A, Iđ2 = I2đm = 25/110A;
Đ1
Đ2
Rb
Pđ1 = P1đm = 75W, Pđ2 = P2đm = 25W
Nên Ub = U – Uđ = 220 -110 = 110V; Ib = Iđ1 + Iđ2 = 100/110A
Suy ra điện trở của biến trở khi đó là: Rb = = 121
Và Pđ1 > Pđ2 = P2đm = 25W. Vậy, đèn 1 sáng hơn đèn 2. 
VD2 : Có hai bóng đèn Đ1 có ghi 6V- 4,5W và Đ2 có ghi 3V-1,5W.
Đ1
Đ2
a)Có thể mắc nối tiếp hai đèn này vào hiệu điện thế 
U = 9V để chúng sáng bình thường được không? Vì sao?
b)Mắc hai bóng đèn này cùng với một biến trở vào một
 hiệu điện thế U = 9V như sơ đồ hình vẽ. Phải điều 
chỉnh biến trở có điện trở là bao nhiêu để hai đèn sáng bình thường?
H.Dẫn: a. Không vì hai đèn có cường độ dòng điện định mức khác nhau:
I1 = = 0,75A ; I2 = = 0,5A
	b. Khi đèn Đ1 và đèn Đ2 sáng bình thường thì dòng điện chạy qua biến trở có cường độ là:
	Ib = I1 – I2 = 0,25A
	Phải điều chỉnh biến trở có điện trở là:
	Rb = U2/Ib = 12
C. Bài tập áp dụng định luật Jun – Len-xơ. ( Xem lại các bài tập 16-17.5, 16-17.6 trang 23 SBT ; bài tập 19 trang 56 SGK )
D.Bài tập về tính tiền điện phải trả cho việc sử dụng điện năng.(Xem lại các bài tập 13.5, 13.6trang 20 SBT)
( Xem lại các bài kiểm tra và bài tập trong SBT ) 
ĐỀ THI VẬT LÍ 9 – HỌC KỲ I – NĂM HỌC: 2005 – 2006.
I/. Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
1. Cường đ.d.điện chạy qua 1 dây dẫn: A. Có khi tăng, có khi giảm khi h.đ.thế đặt vào 2 đầu dây dẫn tăng
 	B. Giảm khi h.đ.thế đặt vào 2 đầu dây dẫn tăng.	 C. Tỉ lệ thuận với h.đ.thế đặt vào 2 đầu dây dẫn. 
D. Không thay đổi khi thay đổi hiệu điện thế đặt vào 2 đầu dây.	
2. Điện trở của 1 dây dẫn nhất định 
 A. Tỉ lệ thuận với h.đ.thế đặt vào 2 đầu dây.	 C. Giảm khi c.đ.d.điện dòng điện chạy qua dây giảm.
 B. Tỉ lệ nghịch với c.đ.d.điện chạy qua dây.	 D. Khô

File đính kèm:

  • docDe cuong on tap vat li 9 hoc ki 1.doc
Giáo án liên quan