Giáo án Vật lý lớp 9 tiết 37: Dòng điện xoay chiều

Tiết 37:

DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU

I/ Chiều của dòng điện cảm ứng

 1/ Thí nghiệm :

SGK TRANG 90

 C1 : Khi đưa 1 cực của NC từ xa vào một đầu của cuộn dây thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng, một đèn sáng. Ngược lại, đèn thứ 2 sáng. Dòng điện cảm ứng trong khung đổi chiều khi số đường sức từ đang tăng mà chuyển sang giảm.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1940 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý lớp 9 tiết 37: Dòng điện xoay chiều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày dạy :05/01 /2009
94 : T	 95 : T 96 : T
	 Tuần 20 HKII Tiết 37
I/ Mục tiêu :
- Nêu được sự phụ thuộc của chiều dòng điện vào dđ cảm ứng vào sự biến đổi số đường sức từ qua tiết diện S của cuộn dây.
- Phát biểu được đặc điểm của dòng điện xoay chiều là dòng điện cảm ứng có chiều luân phiên thay đổi.
- Bố trí được thí nghiệm tạo ra dòng điện xoay chiều trong cuộn dây dẫn kín theo hai cách : cho cuộn dây quay hay nam châm quay. Dùng đèn LED để phát hiện sự đồi chiều của dòng điện.
- Dựa vào quan sát thí nghiệm để rút ra điều kiện chung làm xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều.
II/ Phương pháp dạy : Thảo luận nhóm, Tổ chức TN, vấn đáp, gợi mở.
III/ Chuẩn bị : 
 1/ Đối với GV :
 Một bộ TN phát hiện dòng điện xoay chiều gồm một cuộn dây dẫn kín có mắc hai bóng đèn LED mắc song song, ngược chiều có thể quay trong từ trường của một nam châm.
 2/ Đối với HS : 
- Một cuộn dây dẫn kín có hai bóng đèn LED mắc song song, ngược chiều vào mạch điện.
- Một NCVC có thể quay quanh trục thẳng đứng.
- Một mô hình cuộn dây quay trong từ trường của nam châm.
IV/ Lên lớp :
 1. Ổn định lớp : Kiểm diện sĩ số lớp (1/ )
94 : 	95 : 	96 :
 2. KTBC : ( Không có )
 3. Bài mới :
Hoạt động Thầy và Trò
Nội dung
& Hoạt động 1 : Đặt vấn đề vào bài
 Ù GV đưa máy biến thế ra đặt vấn đề.
 ù Để đảm bảo cho đồ dùng điện , thiết bị điện hoạt động ổn định, an toàn ta cần dùng máy biến thế ( biến áp ). Nhưng đề lấy điện từ máy biến thế đưa vào thiết bị thì ta lại gặp khó khăn nhò đó là trên biến thế có 4 lỗ cắm ( +DC- ) và ( )
 Ù HS suy nghĩ
 Ù GV lí giải ( +DC- ) và ( )
 o Vậy dđxc có gì khác với dđ một chiều ? 
à Vào bài mới.
& Hoạt động 2 : Phát hiện dòng điện cảm ứng có thể đổi chiều và tìm hiểu trong TH nào thì dòng điện cảm ứng đổi chiều.
 O Nêu lại điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng ? ( Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên ( tăng hoặc giảm )
 O Vậy dòng điện cảm ứng này có chiều ntn ?
 Ù GV treo hình 33.1/90 – HS quan sát.
 Ù HS đọc phần TN ở SGK/90
 Ù GV giới thiệu dụng cụ TN – Phân tích tại sao mắc 2 đèn ngược chiều ( mỗi đèn chỉ cho dđ qua một chiều )
 Ù HS đọc C1 – Nhận dụng cụ TN – Tiến hành TN
 Ù Thảo luận C1 – Trả lời câu hỏi.
 O Trong mỡi trường hợp số đướng sức từ xuyên qua tiết diện S của dây ntn ? Kết quả đèn nao sáng ?
 O Hai đèn luân phiên cháy sáng mà hai đèn mắc ngược chiều nhau à chiều dđ cảm ứng trong khung ntn ? ( thay đổi chiều )
 O Vậy ta rút ra kết luận gì về chiều dòng điện cảm ứng khi số đường sức từ qua cuộn dây tăng giảm ?
 Ù HS đọc phần kết luận ở SGK
 & Hoạt động 3 : Tìm hiểu k/n mới “ Dòng điện xoay chiều ”
 Ù HS đọc phần thông tin ở SGK
 o Dòng điện xoay chiều là gì ?
 Ù GV lấy ví dụ dđxc : mạng điện trong nhà.
 Ù Ứng dụng : dđxc để chạy máy quạt, máy giặt, . . 
& Hoạt động 4 : Tìm hiểu hai cách tạo ra dđ xoay chiều
 Ù GV treo H.33.2/91 – HS quan sát.
 Ù HS đọc C2/91
 Ù GV yêu cầu HS nhắc lại kết luận/90
 Ù HS làm việc cá nhân phân tích khi NC quay thì số đường sức từ biến đổi ntn ? Khi cực N ở gần và xa ống dây ? 
 o Khi NC quay liên tục thì số đường sức từ ntn ? ( liên tục tăng giảm )
 o Dđ có chiều ntn ?
 Ù GV giới thiệu dụng cụ TN.
 Ù HS nhận dụng cụ - Tiến hành TN kiểm tra.
 ù Lưu ý : Cần quay nhanh và dứt khoát.
 Ù GV treo H33.3/91 SGK – HS quan s1t.
 Ù HS đọc C3/91.
 Ù HS làm việc theo nhóm.
 Ù HS trình bày kết quả thảo luận.
 O C3 ?/91
 O Vậy nếu gắn vào đây 2 đèn LED thì chúng sẽ ntn ? ( luân phiên cháy sáng )
 O Vậy ta có những cách nào để tạo ra dòng điện cảm ứng xoay chiều ?
 O Trong cả 2 TH ta thấy phương của đường sức từ và cuộn dây ntn ? ( Vuông góc với nhau )
* GDMT : DĐ 1 chiều có hạn chế là khó truyền tải đi xa, việc sử dụng tốn kém và sử dụng ít tiện lợi; Dđ xoay chiều có ưu điểm hơn dòng điện 1 chiều và khi cần có thể chỉnh lưu thành dđ1 chiều bằng các thiết bị rất đơn giản.
* Biện pháp : Tăng cường sản xuất và use dđ xoay chiều; Sản xuất các thiết bị chỉnh lưu dòng điện 1 chiều.
& Hoạt động 5 : Vận dụng 
 Ù GV phóng hình 33.4/92 – HS quan sát
 Ù HS đọc C4 ?
 Ù GV giúp HS phân tích đề bài C4 
 Ù HS làm việc cá nhân.
 Ù HS trình bày kết quả
 Ù HS đọc ghi nhớ SGK/92
Tiết 37:
DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU
I/ Chiều của dòng điện cảm ứng 
 1/ Thí nghiệm :
SGK TRANG 90
 C1 : Khi đưa 1 cực của NC từ xa vào một đầu của cuộn dây thì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng, một đèn sáng. Ngược lại, đèn thứ 2 sáng. Dòng điện cảm ứng trong khung đổi chiều khi số đường sức từ đang tăng mà chuyển sang giảm.
 2/ Kết luận : Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng thì dòng điện cảm ứng trong cuộn dây có chiều ngược với chiều dòng điện cảm ứng khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện đó giảm.
 3/ Dòng điện xoay chiều : Dòng điện xoay chiều là dđ luân phiên đổi chiều.
II/ Cách tạo ra dòng điện xoay chiều :
 1/ Cho NC quay trước cuộn dây dẫn kín :
 C2 : Khi cực N của NC lại gần cuộn dây thì số đường sức từ xuyên qua tăng. Khi cực N ra xa cuộn dây thì giảm. Khi NC quay liên tục thì số đường sức từ xuyên qua luân phiên tăng giảm. Vậy dòng điện cảm ứng xuất hiện là dđ xoay chiều.
 2/ Cho cuộn dây dẫn quay trong từ trường.
 C3 : Khi cuộn dây quay từ vị trí 1 đến vị trí 2 thì số đường sức từ xuyên qua cuộn dây tăng. Khi cuộn dây từ vịtrí 2 quay tiếp thì số đường sức từ giảm. Nếu cuộn dây quay liên tục thì số đường sức từ xuyên qua luân phiên tăng giảm à Vậy dđ cảm ứng xuất hiện là dđ xoay chiều.
 3/ Kết luận : Trong cuộn dây dẫn kín, dđ cảm ứng xoay chiều xuất hiện khi cho NC quay trước cuộn dây hay cho cuộn dây quay trong từ trường.
 III/ Vận dụng :
 C4 : Khi khung quay nữa vòng tròn thì số đường sức từ qua khung tăng, một trong hai đèn sáng. Trên nữa vòng tròn sau , số đường sức từ giảm nên dòng điện đổi chiều, đèn thứ hai sáng.
 4/ Củng cố : ( 5ph )
 O Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây tăng, giảm thì chiều dđ cảm ứng trong cuộn dây ntn ?
 O Có những cách nào tạo ra dđ xoay chiều ? 
 O Bài tập 33.3/ SBT trang 41 ?
 Ä. . . . đổi chiều 
 Ä Có hai cách : Cho NC quay trước cuộn dây hoặc cho cuộn dây quay trong từ trường
 Ä Vì số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của khung dây không biến đổi
 5/ Dặn dò :( 1ph )
+ Học thuộc bài.	+ Làm các bài tập 33.1 à 33.4/41 SBT
+ CB : “ Máy phát điện xoay chiều ”
V/ RÚT KINH NGHIỆM :
Ưu Điểm
Tồn tại
- Chuẩn bị :
- Nội dung :
- Phương pháp : 

File đính kèm:

  • docT37Ly9.doc