Giáo án Vật lý 9 tuần 1 tiết 1: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn

* HĐ1: Ôn lại những kiến thức liên quan đến bài học

-GV : Để đo cđdđ chạy qua bóng đèn và hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn cần những dụng cụ gì ?

-GV : Nêu nguyên tắc sử dụng dụng cụ đó?

-GV : YC HS đọc phần nêu tình huống vào bài -> vào bài mới

* HĐ2 : Tìm hiểu sự phụ thuộc của I vào U giữa hai đầu dây dẫn

-GV : YCHS nêu mục đích của TN

 YC HS tìm hiểu sơ đồ mạch điện H 1.1 SGK và trả lới câu hỏi a, b.

-HS : Thực hiện theo YC của SGK

-HS : Tiến hành TN

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1187 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 9 tuần 1 tiết 1: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 01
Ngày dạy : 18/08/2014
Tiết: 01
CHƯƠNG I : ĐIỆN HỌC
* Mục tiêu của chương :
CĐDĐ chạy qua một dây dẫn có mối quan hệ như thế nào với HĐT đặt vào hai đầu dây dẫn đó ?
Điện trở là gì ? Điện trở phụ thuộc như thế nào vào chiều dài và tiết diện của dây dẫn ? Căn cứ vào đâu để biết chính xác chất này dẫn điện tốt hơn chất kia ?
Công suất điện của một dụng cụ điện hoặc của một mạch điện được tính bằng công thức nào?
Điện năng tiêu thụ của một thiết bị điện phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Có những biện pháp nào để sử dụng an toàn điện và tiết kiệm điện năng?
§ 1 : SỰ PHỤ THUỘC CỦA CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀO HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DÂY DẪN
1./ MỤC TIÊU:
1.1/ Kiến thức :Hoạt động 2
Nêu được cách bố trí và tiến hành TN khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
Vẽ và sử dụng được đồ thị biểu diễn mối quan hệ I,U từ số liệu thực nghiệm.
Nêu được kết luận về sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn.
1.2/ Kĩ năng:Hoạt động 3
Mắc mạch điện theo sơ đồ.
Sử dụng các dụng cụ đo : vôn kế, ampe kế.
Sử dụng một số thuật ngữ khi nói về hiệu điện thế và cường độ dòng điện.
Kĩ năng vẽ và xử lý đồ thị.
1.3/ Thái độ:Hoạt động 2,3,4
Giáo dục lòng yêu thích bộ môn.
 2./ NỘI DUNG HỌC TẬP 
- Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.
- Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế là một đường thẳng đi qua góc tọa độ.
3./ CHUẨN BỊ :
3.1./ GV : 
Cả lớp : Bảng phụ ghi nội dung bảng 1, 2 SGK.
 	Mỗi nhóm :
1 dây điện trở (điện trở mẫu). 	 	 
1 ampe kế có GHĐ 1,5A và ĐCNN 0,1A.	
1 vôn kế có GHĐ 6V và ĐCNN 0,1V. 	
1 công tắc.
1 nguồn điện 6V.
7 đoạn dây nối, mỗi đoạn dài 30cm.
3.2/ HS : SGK + VBT + SBT + Vở ghi bài + chuẩn bị bài trước ở nhà
4./ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP : 
	4.1./ Ổn định tổ chức : Kiểm diện
	Lớp 91 :.
 Lớp 92:.
 Lớp 93 :.
 Lớp 94:.
4.2./ Kiểm tra miệng : Giới thiệu chương trình : 
4.3./ Tiến trình bài học:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* HĐ1: Ôn lại những kiến thức liên quan đến bài học
-GV : Để đo cđdđ chạy qua bóng đèn và hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn cần những dụng cụ gì ? 
-GV : Nêu nguyên tắc sử dụng dụng cụ đó?
-GV : YC HS đọc phần nêu tình huống vào bài -> vào bài mới 
* HĐ2 : Tìm hiểu sự phụ thuộc của I vào U giữa hai đầu dây dẫn 
-GV : YCHS nêu mục đích của TN
 YC HS tìm hiểu sơ đồ mạch điện H 1.1 SGK và trả lới câu hỏi a, b.
-HS : Thực hiện theo YC của SGK
-HS : Tiến hành TN
-Các nhóm mắc mạch điện theo sơ đồ H 1.1 SGK
- Tiến hành đo, ghi kết quả đo được vào bảng 1 trong vở.
- Thảo luận nhóm để trả lời C1
- GV : Theo dõi, kiểm tra giúp đỡ các nhóm mắc mạch điện TN
- HS : Đại diện nhóm trả lời câu C1
* Lưu ý : để kết quả chính xác :
+ Sau khi đọc số chỉ trên dụng cụ, phải ngắt mạch ngay, không để dòng điện chạy qua dây dẫn lâu làm nóng dây.
+ Vặn chặt ốc khi mắc dây nối trong mạch để đảm bảo tiếp xúc tốt.
* HĐ3 :Vẽ và sử dụng đồ thị để rút ra kết luận 
-HS : Xem phần thông tin về dạng đồ thị SGK để trả lời câu hỏi của GV:
- Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của I vào U có đặc điểm gì?. 
-HS : cá nhân HS trả lời C2
C2 : có (U = 0, I = 0)
-GV : Nếu HS có khó khăn, GV hướng dẫn HS xác định các điểm biểu diễn, vẽ 1 đường thẳng qua gốc toạ độ, đồng thời đi qua gần tất cả các điểm biểu diễn. Nếu có điểm nào nằm quá xa thì tiến hành đo lại.
 -HS : Thảo luận nhóm, nhận xét dạng đồ thị và rút ra kết luận 
* HĐ4 : Vận dụng: 
-HS : Cá nhân HS trả lời C3,C4,C5
-HS khác nhận xét sửa (nếu sai)
-GV nhận xét, chốt lại kết quả đúng. 
I./ Thí nghiệm:
 1./ Sơ đồ mạch điện: (SGK)
+
-
A
V
N
M
 2./ Tiến hành thí nghiệm:
C1: Khi tăng (giảm ) U bao nhiêu lần thì I chạy qua dây dẫn cũng tăng ( giảm )bấy nhiêu lần.
II./ Đồ thị biểu sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế:
 1./ Dạng đồ thị: 
- Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của CĐDĐ vào HĐT giữa hai đầu dây dẫn là một đường thẳng đi qua gốc toạ độ. 
 C2: có ( U= O, I=O )
0
I
U
U2
U1
I1
I2
2./ Kết luận: HĐT giữa hai đầu dây dẫn tăng (hoặc giảm ) bao nhiêu lần thì CĐDĐ chạy qua dây dẫn đó cũng tăng ( hoặc giảm ) bấy nhiêu lần.
III./ Vận dụng 
C3 : U = 2,5V - I = 0,5A 
 U = 3,5V - I = 0,7A
C4 : Các giá trị còn thiếu : 
U = 2,5V thì I = 0,125A 
U = 4V thì I = 0,2A
U = 5V thì I = 0,25A
U = 6,0V thì I = 0,3A
C5 : CĐDĐ chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với HĐT đặt vào hai đầu dây dẫn đó.
4.4./Tổng kết:
-GV nêu câu hỏi và YCHS trả lời :
1./ Nêu kết luận về mối quan hệ U và I ? 1/ Nếu U tăng thì I tăng theo và ngược lại
2./ YCHS làm BT 1.4/4SBT 	 2/ 1.4 chọn câu D
4.5./ Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : 
Đối với bài học ở tiết học này
 Học ghi nhớ trang 6 SGK + vở ghi bài. 
	Làm bài tập 1.1 " 1.3/4 SBT.
	Đọc mục “Có thể em chưa biết” trang 6 SGK
b. Đối với bài học ở tiết học sau
§2. “Điện trở của dây dẫn – Định luật Ôm”.
Xác định thương số đối với mỗi dây dẫn
Điện trở là gì ? Đơn vị điện trở?
Tìm hiểu nội dung định luật ôm
5. PHỤ LỤC

File đính kèm:

  • docBai 1 Su phu thuoc cua cuong do dong dien vao hieu dien the giua hai dau day dan.doc