Giáo án Vật lý 8 bài 26: Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu

- Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa năng suất toả nhiệt của nhiên liệu.

- Vậy nếu đốt cháy hoàn toàn một lượng nhiên liệu có năng suất toả nhiệt q thì nhiệt lượng toả ra là bao nhiêu?

- GV thông báo một số kiến thức môi trường: Các nhiên liệu đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay:than đá,dầu mỏ,khí đốt. Các nguồn năng lượng này không vô tận mà có hạn.

+ Việc khai thác dầu mỏ có thể gây ra những xáo trộn về cấu tạo địa chất,ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường ( ô nhiễm đất,sạt lở đất, ô nhiễm khói bụi của sản xuất than, ô nhiễm đất,nước,không khí do dầu tràn và rò rỉ khí gaz)

+ Các vụ tai nạn mỏ,cháy nổ nhà máy lọc dầu,nổ khí gaz vẫn xảy ra, gây ra các thiệt hại rất lớn về người và tài sản.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2341 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 8 bài 26: Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31 - Tiết 31
Bài 26: NĂNG SUẤT TOẢ NHIỆT CỦA NHIÊN LIỆU
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: 
 - Phát biểu được định nghĩa năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu.
 - Viết được công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra. Nêu được tên và đơn vị của các đại lượng trong công thức.
2.Kĩ năng: Vận dụng cơng thức tính năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu.
3.Thái độ: yêu thích mơn học.
II. Chuẩn bị :
- Một ít củi (dầu), than củi , dầu hỏa, máy lửa.
- Máy projector , scan hình 26.3-SGK
III. Hoạt động dạy học:
Giáo viên
Học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
* HS1:Phát biểu nguyên lý truyền nhiệt?
- Viết phương trình cân bằng nhiệt?
- Làm câu C3.
* HS 2: Làm BT 25.4 SBT
- 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi.
- Cả lớp lắng nghe, phát biểu nhận xét khi GV yêu cầu.
Hoạt động 2: Tạo tình huống học tập
- Trên thế giới, một số nước giàu lên nhờ dầu hoả,khí đốt như Mỹ dẫn đến các cuộc tranh chấp xảy ra. Hiện nay, than đá, dầu hoả,khí đốt,là nguồn năng lượng,là các nhiên liệu chủ yếu con người sử dụng. Vậy nhiên liệu là gì? Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu là gì? Đó là nội dung bài học hôm nay.
Bài 26: NĂNG SUẤT TOẢ NHIỆT CỦA NHIÊN LIỆU
Hoạt động 3: Tìm hiểu về nhiên liệu
- GV: Than đá,dầu lửa,khí đốt là một số ví dụ về nhiên liệu.
- Gọi một số HS cho ví dụ thêm về nhiên liệu.
I. Nhiên liệu:
- Than đá, dầu hoả, xăng,gaz,là những nhiên liệu.
Hoạt động 4: Thông báo về năng suất toả nhiệt của nhiên liệu.
- Cho Hs đọc thông tin phần II – SGK.
- Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu là gì?
- Nêu kí hiệu và đơn vị của năng suất toả nhiệt.
- Yêu cầu HS đọc bảng 26.1 – SGK/91 và nêu năng suất toả nhiệt của một số nhiện liệu thường dùng.
- GV hướng dẫn HS giải thích được ý nghĩa của con số.
- Hiđrô có năng suất toả nhiệt là bao nhiêu? Giải thích ý nghĩa và so sánh năng suất toả nhiệt của các nhiên liệu khác?
- GV thông báo: Hiện nay nguồn nhiên liệu than đá,dầu lửa,khí đốt,đang cạn kiệt và các nhiên liệu này khi cháy toả ra nhiều khí độc gây ô nhiễm môi trường, đã làm cho con người phải hướng tới các nguồn năng lượng khác như năng lượng nguyên tử, năng lượng Mặt Trời,năng lượng điện,
II. Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu:
- Nhiệt lượng toả ra khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn được gọi là năng suất toả nhiệt của nhiên liệu.
- Kí hiệu: q
- Đơn vị: J/kg
- Đọc bảng 26.1 – SGK.
- HS giải thích được ý nghĩa của con số.
- HS: Hiđrô: q = 120.106
Hoạt động 5 : Công thức tính nhiệt lượng do nhiện liệu bị đốt cháy toả ra.
- Yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa năng suất toả nhiệt của nhiên liệu.
- Vậy nếu đốt cháy hoàn toàn một lượng nhiên liệu có năng suất toả nhiệt q thì nhiệt lượng toả ra là bao nhiêu?
- GV thông báo một số kiến thức môi trường: Các nhiên liệu đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay:than đá,dầu mỏ,khí đốt. Các nguồn năng lượng này không vô tận mà có hạn.
+ Việc khai thác dầu mỏ có thể gây ra những xáo trộn về cấu tạo địa chất,ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường ( ô nhiễm đất,sạt lở đất, ô nhiễm khói bụi của sản xuất than, ô nhiễm đất,nước,không khí do dầu tràn và rò rỉ khí gaz)
+ Các vụ tai nạn mỏ,cháy nổ nhà máy lọc dầu,nổ khí gaz vẫn xảy ra, gây ra các thiệt hại rất lớn về người và tài sản.
+ Việc sử dụng nhiều năng lượng hoá thạch, sử dụng các tác nhân làm lạnh đã thải ra môi trường nhiều chất khí gây hiệu ứng nhà kính. Các chất khí này bao bọc Trái đất, ngăn cản sự bức xạ của các tia nhiệt khỏi bề mặt Trái đất, là nguyên nhân khiến khí hậu Trái đất ấm lên.
- Cần phải có những biện pháp gì để khắc phục những tình trạng trên?
III. Công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy toả ra:
 Q = q.m
- Q: nhiệt lượng ( J )
- q: năng suất toả nhiệt của nhiên liệu ( J/kg )
- m: khối lượng ( kg )
- HS: + Các nước cần có biện pháp sử dụng năng lượng hợp lý, tránh lãng phí.
+ Tăng cường sử dụng các nguồn năng lượng sạch và bền vững hơn như: năng lượng gió, năng lượng Mặt trời,.tích cực nghiên cứu để tìm ra các nguồn năng lượng khác thay thế năng lượng hoá thạch sắp cạn kiệt.
Hoạt động 6: Củng cố – Vận dụng
* Củng cố:
- Nêu một số nhiên liệu? Năng suất toả nhiệt của nhiên liệu là gì?
- Công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị dốt cháy toả ra?
* Vận dụng:
- Cho HS đọc câu C1,C2.
- Yêu cầu cá nhân trả lời câu C1.
- Cho HS làm việc nhóm trong 5 phút trả lời câu C2 vào bảng nhóm ( 1 bàn/ nhóm )
- GV thu 2 nhóm làm xong nhanh nhất và dán lên bảng.
- Cho các nhóm khác nhận xét bài làm.
- GV nhận xét, hoàn thiện bài làm của HS và cho điểm 2 nhóm.
- HS trả lời các câu hỏi để củng cố bài.
IV. Vận dụng:
- Đọc câu C1, C2.
- C1: Vì than có năng suất toả nhiệt lớn hơn củi.
- Các nhóm làm việc làm câu C2.
- 2 nhóm nhanh nhất nộp cho GV.
- C2: Q1= 150.106, Q2 = 405.106
 m1 = 3,41kg - m2 = 9,2kg.
- Các nhóm khác nhận xét.
Hoạt động 7: Ghi nhớ – Dặn dò.
- Gọi HS đọc ghi nhớ,yêu cầu HS ghi vào vở.
- Cho HS đọc “ Có thể em chưa biết”.
- GV nhận xét tiết học.
* Dặn dò :
- Học bài và hoàn thành các câu hỏi.
- Làm bài tập 26.1 – 26.6 SBT.
- Chuẩn bị bài 27.
* Ghi nhớ : ( SGK )
- Đọc và ghi Ghi nhớ vào vở.
- Đọc có thể em chưa biết.
IV.Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docBai_26_Nang_suat_toa_nhiet_cua_nhien_lieu_20150725_092431.doc