Giáo án Vật lý 11 bài 7: Dòng điện không đổi, nguồn điện

Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên

- Quan sát, thu thập thông tin và trả lời:

* Cường độ dòng điện là gì? Biểu thức của

cđdđ? Cho biết mối liên hệ của các đại lượng

trong biểu thức?

* Thế nào là dòng điện không đổi?

- Trả lời câu C1và C2.

- Mô tả và phân tích H7.1. Nêu câu hỏi.

- Nêu câu hỏi C1và C2.

- Nêu đơn vị của cđdđ

pdf3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 3866 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lý 11 bài 7: Dòng điện không đổi, nguồn điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 7. DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI. NGUỒN ĐIỆN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phát biểu được định nghĩa và viết công thức tính cường độ dòng điện.
- Nêu được dòng điện không đổi là gì. 
- Nêu được điều kiện để có dòng điện.
- Phát biểu được định nghĩa và viết công thức tính suất điện động của nguồn điện.
- Mô tả được cấu tạo chung của các pin điện hóa và pin volta.
- Mô tả được cấu tạo của acquy chì.
2. Kỹ năng
- Biết được cách dùng ampe kế và volt kế để đo cường độ dòng điện và đo hiệu 
điện thế.
- Giải thích được vì sao nguồn điện có thể duy trì hiệu điện thế giữa hai cực của nó 
và nguồn điện là nguồn năng lượng.
- Vận dụng các hệ thức của cường độ dòng điện và của suất điện động để giải các 
bài toán liên quan.
- Giải thích được sự tạo ra và duy trì hiệu điện thế giữa hai cực pin volta.
- Giải thích được vì sao acquy là pin điện hóa nhưng lại có thể được sử dụng nhiều 
lần. 
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Đọc SGK Vật lý 9 phần điện học.
- Tiến hành thí nghiệm H7.5 và H7.8 SGK.
- Các hình 7.6 → 7.10 SGK.
- Photo các câu hỏi. 
2. Học sinh
- Xem lại phần điện học SGK Vật lý 9.
- Mỗi nhóm chuẩn bị một nữa quả chanh và hai dây kim loại khác nhau.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra trong quá trình giảngTiết thứ nhất
3.Giới thiệu bài mới: Ở THCS chúng ta đã biết dòng điện là gì, biết được nguồn điện tạo 
ra dòng điện chạy trong mạch kínTrong bài này, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu thêm: dòng 
điện không đổi là gì? Vì sao nguồn điện tạo ra dòng điện chạy khá lâu trong mạch điện kín?
4. Nội dung bài học:
I. Dòng điện
II. Cường độ dòng điện. Dòng điện không đổi
 1. Cường độ dòng điện: I = 
t
q
∆
∆
 2. Dòng điện không đổi: I = 
t
q
 3. Đơn vị cđdđ và điện lượng
III. Nguồn điện
IV. Suất điện động của nguồn điện
 1. Công của nguồn điện
 2. Suất điện động của nguồn điện
 ξ = q
A
 [V]
V. Pin và acquy
 1. Pin điện hóa
 a) Pin Volta (Cấu tạo và hoạt động)
 1. Điều kiện để có dòng điện
 2. Nguồn điện
 b) Pin leclanché (Xem SGK)
 2. Acquy
 a) Acquy chì (Cấu tạo và hoạt động)
 b) Acquy kiềm (Xem SGK)
5. Tổ chức hoạt động dạy học :
Hoạt động 1: Ôn tập lại kiến thức về dòng điện (phút):
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi phần I.Hoạt 
động của học sinh
- Hướng dẫn và nhận xét các câu trả lời.
Trợ giúp của giáo viên
- Xem và trả lời các câu hỏi phần I, SGK trang 36.
Hoạt động 2: Xây dựng khái niệm cường độ dòng điện và dòng điện không đổi. (
phút):
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Quan sát, thu thập thông tin và trả lời:
* Cường độ dòng điện là gì? Biểu thức của 
cđdđ? Cho biết mối liên hệ của các đại lượng 
trong biểu thức? 
* Thế nào là dòng điện không đổi?
- Trả lời câu C1và C2.
- Mô tả và phân tích H7.1. Nêu câu hỏi.
- Nêu câu hỏi C1và C2.
- Nêu đơn vị của cđdđ. 
Hoạt động 3: Nguồn điện. (phút):
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Nhớ lại kiến thức đã học ở THCS trả lời C5 
và C6.
- Đọc SGK phần III, trả lời câu hỏi:
* Điều kiện để có dòng điện? 
- Nhớ lại kiến thức đã học ở THCS trả lời C7, 
C8 và C9.
* Cho biết chức năng của nguồn điện?
- Nêu câu hỏi C5, C6.
- Nhận xét câu trả lời của HS. Nêu câu hỏi: 
- Nêu câu hỏi C7, C8 và C9.
- Nhận xét câu trả lời của HS. Nêu câu hỏi: 
Tiết thứ hai
Hoạt động 4: Công và suất điện động của nguồn điện (phút):
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK phần IV, trả lời câu hỏi:
* Định nghĩa công của nguồn điện? 
* Suất điện động của nguồn điện là gì? Công 
thức và đơn vị?
- Mô tả và phân tích H7.1. Nêu câu hỏi.
- Nêu nhận xét. Cho HS ghi nhận kiến thức. 
Hoạt động 5: Tìm hiểu pin và acquy (phút):
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Đọc SGK phần V, trả lời câu hỏi:
* Mô tả cấu tạo của pin điện hóa? 
* Mô tả cấu tạo và hoạt động của pin điện 
- Nêu câu hỏi.
- Hướng dẫn HS làm thí nghiệm H7.5.
- Mô tả và phân tích H7.6. Nêu câu hỏi.
hóa?
* Nêu cấu tạo và hoạt động của acquy chì?
- Gợi ý, nhận xét. Cho HS ghi nhận kiến thức. 
- Giới thiệu HS pin Leclanché bằng hình vẽ. 
- Mô tả và phân tích H7.9. Nêu câu hỏi.
- Nêu nhận xét. Cho HS ghi nhận kiến thức. 
Hoạt động 7: Vận dụng, củng cố (phút):
Hoạt động của học sinh Trợ giúp của giáo viên
- Thảo luận và trả lời các câu hỏi.
- Ghi bài tập về nhà.
- Chuẩn bị bài học sau.
- Giao cho HS các câu hỏi đã photo.
- Nhận xét. Nhấn mạnh kiến thức bài học. 
- Cho HS giải bài tập SGK: 7→ 15.
- Dặn dò HS chuẩn bị bài học sau. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM
CÂU HỎI
Câu 1. Cường độ dòng điện không đổi được tính bằng công thức nào sau đây?
A. I = 
t
q
B. I = 
t
q 2 . C. I = tq. . D. tq .2
Câu 2. Điều kiện để có dòng điện là:
A. cần có nguồn điện. B. nối các dây dẫn tạo thành mạch kín.
C. có các điện tích tự do. D. có hiệu điện thế đặt vào hai đầu vật dẫn.
Câu 3. Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng:
A. tạo ra điện tích trong một giây. B. thực hiện công của nguồn điện.
C. tác dụng mạnh, yếu của dòng điện. D. di chuyển nhanh, chậm của điện tích. 
Câu 4. Cấu tạo của pin điện hóa gồm:
A. hai cực có bản chất hóa học giống nhau ngâm trong dung dịch điện phân.
B. hai cực có bản chất hóa học khác nhau ngâm trong dung dịch điện phân.
C. hai cực có bản chất hóa học giống nhau ngâm trong dung dịch điện môi.
D. hai cực có bản chất hóa học khác nhau ngâm trong dung dịch điện phân.
Câu 5. Có thể tạo ra pin điện hóa bằng cách ngâm trong dung dịch muối ăn:
A. hai thanh đồng. B. hai thanh nhôm.
C. một thanh nhựa và một thanh đồng. D. một thanh đồng và một thanh kẽm.
Câu 6. Nhận xét nào sau đây là sai khi nói về acquy chì?
A. Acquy chì có một cực làm bằng chì (Pb) và một cực làm bằng chì đioxit (PbO2).
B. Hai cực của acquy được ngâm trong dung dịch H2SO4 loãng.
C. Acquy là nguồn điện có thể nạp điện lại để sử dụng nhiều lần.
D. Khi nạp điện, dòng điện đi vào cực âm và đi ra từ cực dương của acquy.
Câu 7. Điểm khác nhau chủ yếu của pin volta và acquy là:
A. dung dịch điện phân khác nhau.
B. Chất dùng làm hai cực khác nhau.
C. sự tích điện khác nhau ở hai cực.
D. phản ứng hóa học trong acquy có thể xảy ra thuận nghịch.

File đính kèm:

  • pdfBAI 7.pdf