Giáo án Vật lí 6 - Chủ đề: Đo độ dài, Đo thể tích - Trường THCS Trương Văn Chí

4. Để đo độ dài người ta dùng dụng cụ nào?

5. Kể tên các loại thước mà em đã thấy trong đời sống hằng ngày?

6. Giới hạn đo (GHĐ) của thước là gì?

7. Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là gì?

8. Xác định GHĐ và ĐCNN của thước kẻ của HS?

9. Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo chiều dài sân trường em?

A. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm

B. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5 mm

C. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1 mm

D. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.

 

doc5 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 574 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Vật lí 6 - Chủ đề: Đo độ dài, Đo thể tích - Trường THCS Trương Văn Chí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GD VÀ ĐÀO TẠO VŨNG LIÊM 
 TRƯỜNG THCS TRƯƠNG VĂN CHỈ
 TỔ TOÁN – LÍ.
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
	1. Kiến thức
- Nêu được một số dụng cụ đo độ dài, đo thể tích với GHĐ và ĐCNN của chúng.
2. Kĩ năng
- Xác định được GHĐ và ĐCNN của dụng cụ đo độ dài, đo thể tích.
- Xác định được độ dài trong một số tình huống thông thường.
- Đo được thể tích một lượng chất lỏng. Xác định được thể tích vật rắn không thấm nước bằng bình chia độ, bình tràn.
II. CÂU HỎI/BÀI TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC VÀ PHẨM CHẤT CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC:
NỘI DUNG
NHẬN BIẾT
THÔNG HIỂU
VẬN DỤNG
VẬN DỤNG CAO
Đo độ dài – đo thể tích.
1. Nêu đơn vị đo độ dài, đo thể tích hợp pháp của nước ta?
2. Trình bày cách đo độ dài? Cách đo thể tích?
3. Đơn vị đo độ dài hợp pháp của nước việt nam là:
A. Mét (m)	
B. Mét khối (m3)	
C. kilogam ( kg )	
D. Mét vuông (m2) 
4. Để đo độ dài người ta dùng dụng cụ nào?
5. Kể tên các loại thước mà em đã thấy trong đời sống hằng ngày?
6. Giới hạn đo (GHĐ) của thước là gì?
7. Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) của thước là gì?
8. Xác định GHĐ và ĐCNN của thước kẻ của HS?
9. Trong số các thước dưới đây, thước nào thích hợp nhất để đo chiều dài sân trường em?
A. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1mm
B. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN 5 mm
C. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN 1 mm
D. Thước thẳng có GHĐ 1m và ĐCNN 1cm.
10. Bạn muốn đo chính xác chiều dài của một gang tay của mình. Bạn nên chọn thước nào trong các thước sau?
A. Thước 25 cm có ĐCNN tới 1 cm.
B. Thước 10 cm có ĐCNN tới 1 cm.
C. Thước 25 cm có ĐCNN tới 1 mm.
D. Thước 10 cm có ĐCNN tới 1 mm.
11. Dùng một cái cốc đong một lượng nước gần đầy cốc thì người ta được kết quả 0,482. Hãy lựa chọn phương án phù hợp nhất về giá trị của GHĐ và ĐCNN của cốc.
A. 0,5 l và 0,001 l.	
B. 0,4 l và 0,005 l.
C. 0,8 l và 0,004 l.
D. 0,5 l và 0,005 l.
12. Một thước dùng để đo chiều dài của một thanh sắt (có chiều dài gần bằng chiều dài thước) thì được kết quả 1,48 m. Nhận xét nào sau đây về giá trị của GHĐ và ĐCNN của thước là đúng (ghi Đ vào ô) hay sai (ghi S vào ô)?
□ 1,5 m và 1 dm.
13. Trên một ống tiêm có ghi các đơn vị: ml/cc. Ý nghĩa của các đơn vị đó?
14. Để xác định thể tích của một hòn đá nhỏ, bạn Nam sử dụng bình chia độ có GHĐ 2000 ml. Bạn đổ nước vào bình đến vạch 1000 ml rồi thả hòn đá lọt và ngập trong nước thì thấy mức nước trong bình lên tới vạch 1200 ml. Thể tích của hòn đá là :
A. 2200 ml.
B. 1200 ml.
C. 800 ml.
D. 200 ml.
15. Thước dây (dùng để đo quần áo) có thể dùng trong ngành mộc không?
16. Có hai thước. Thước thứ nhất dài 30cm, có độ chia tới mm, thước thứ hai dài 1m có độ chia tới cm.
a. Xác định GHĐ và ĐCNN của thước thứ nhất.
b. Xác định GHĐ và ĐCNN của thước thứ hai.
c. Nên dùng thước nào để đo chiều dài của chiếc bàn giáo viên? Chiều dài của quyển SGK vật lí 6?
17. Người ta muốn chứa 20 lít nước bằng các can nhỏ có ghi 1,5 lít.
a. Số ghi trên can có ý nghĩa gì? 	
Phải dùng ít nhất bao nhiêu can?
18. Trên bình chia độ có GHĐ 100cm3 chứa 60cm3 nước, thả chìm vật nặng vào bình nước tràn ra 30cm3. Tìm thể tích của vật?
19. Dùng một ca, một bình chia độ, một khay, một hòn đá (không thể lọt bình chia độ nhưng có thể thả lọt vào ca). Hãy nêu cách xác định thể tích hòn đá.
20. Hãy lập phương án xác định thể tích của một hòn đá với các dụng cụ sau đây:
+ Bình chia độ có kích thước nhỏ hơn hòn đá;
+ Bình tràn có kích thước lớn hơn hòn đá;
+ Chậu đựng nước;
+ Nước.
21. Nếu dùng ca thay cho bình tràn và bát to thay cho bình chứa để đo thể tích ổ khóa không thả lọt bình chia độ ta làm như thế nào?
22. Em hãy tìm cách đo đường kính của một quả bóng đá, nếu không có loại thước đo thích hợp, chỉ có thước thẳng?
23. Hãy tìm cách đo thể tích một giọt nước?
24. Để xác định thể tích của quả chanh người ta buộc một vật nặng (không thấm nước) bằng một sợi chỉ vào quả chanh rồi bỏ vào bình tràn. Hứng lấy phần nước tràn ra ngoài đổ vào bình chia độ, mực nước ở ngang vạch 221,5 cm3. Sau đó lại thả vật nặng (đã tháo khỏi quả chanh) vào bình chia độ thì thấy mực nước ở ngang vạch 250,5 cm3. Hãy cho biết thể tích của quả chanh.
25. Quả bóng bàn không chìm trong chất lỏng và không bỏ lọt bình chia độ. Nêu cách đo thể tích của một quả bóng bàn bằng phương pháp bình tràn?

File đính kèm:

  • docBai_1_Do_do_dai.doc