Giáo án Tự nhiên xã hội ( khối 1 ) cả năm

Bài 15: LỚP HỌC

I.Mục đích:

Sau bài học, HS biết:

 -Kể tên được các thành viên của lớp học và các đồ dùng có trong lớp

 -Nói được tên lớp thầy ,cô chủ nhiệm và tên một số bạn trong lớp.

 -Nêu được một số điểm giống và khác nhau của lớp học trong hình vẽ gsk

.II. Đồ dùng dạy học:

- Sách giáo khoa

III. Các hoạt động dạy và học:

 

doc55 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 878 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội ( khối 1 ) cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: 
b/ Dạy bài mới:
Họat động 1: Quan sát tranh
-Mục đích: Giúp cho HS nhận ra được các loại nhà khác nhau ở các vùng miền khác nhau. Biết được nhà của mình thuộc loại nhà ở vùng miền nào.
-Cách tiến hành:
 B1: Thực hiện hoạt động
 +Quan sát tranh: Ngôi nhà này ở thành phố, nông thôn hay miền núi? Nó thuộc loại nhà tầng, nhà ngói, hay nhà lá? Nhà của em gần giống ngôi nhà nào trong các ngôi nhà đó?
 B2: Kiểm tra kết quả hoạt động
 Kết luận: GV chốt lại
Hoạt động 2: Làm việc với SGK
-Mục đích: Kể được tên các đồ dùng trong nhà
-Cách tiến hành: 
 B1: Nêu yêu cầu: Quan sát tranh và nêu tên các đồ dùng được vẽ trong hình.
 Kể tên 5 đồ dùng gia đình mà em biết và yêu thích?
 B2: Kiểm tra kết quả thảo luận
 Kết luận: GV chốt lại
Hoạt động 3: Ngôi nhà của em
-Mục đích: Biết ứng xử tình huống nếu không may gặp phải
-Cách tiến hành: GV đưa ra tình huống
 IV. Củng cố, dặn dò
-Nhận xét tiết học 
-Hát
-Quan sát, hoạt động theo cặp: nhìn tranh và nói cho nhau nghe
-Học sinh lên bảng chỉ tranh treo trên bảng và nêu những gì mình quan sát được.
-Lớp nhận xét- bổ sung
-Làm việc theo nhóm: Hãy quan sát và nói cho nhau nghe
-Nhóm lên trình bày
-HS xung phong lên diễn
-Lớp nêu nhận xét
TỰ NHIÊN XÃ HỘI ( khối 1 )
 1A giảng thứ năm :
 1B giảng thứ sáu :
Bài 13: CÔNG VIỆC Ở NHÀ
I.Mục đích:
Sau bài học, HS biết:
	-Kể tên một số công việc làm ở nhà của mỗi người trong gia đình và một số việc em thường làm để giúp đỡ gia đình
	-Mọi người trong gia đình đều phải làm việc, mỗi người một việc tùy theo sức của mình
	-Trách nhiệm của HS ngoài việc học tập cần phải làm việc giúp đỡ gia đình
II. Đồ dùng dạy học: 
- Sách giáo khoa 
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Hát “Cái Bống”
b/ Dạy bài mới:
Họat động 1: Làm việc với SGK
-Mục đích: Thấy được một số công việc nhà của những người trong gia đình
-Cách tiến hành:
 B1: GV nêu yêu cầu
 +Quan sát tranh: Từng người trong hình ảnh đó đang làm gì? Tác dụng của mỗi công việc đó trong gia đình
 B2: Kiểm tra kết quả hoạt động
 Kết luận: Ở nhà mỗi người đều có một công việc khác nhau. Những việc đó sẽ làm cho nhà cửa sạch sẽ, vừa thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ của mỗi thành viên trong gia đình với nhau
Hoạt động 2:Tthảo luận nhóm
-Mục đích: HS biết kể tên một số công việc các em thường làm giúp đỡ bố, mẹ
-Cách tiến hành: 
 B1: Nêu yêu cầu: Kể cho nhau nghe về các công việc ở nhà của mỗi người trong gia đình mình thường làm để giúp đỡ bố mẹ.
 B2: Kiểm tra kết quả thảo luận
 Kết luận: Mọi người trong gia đình đều phải tham gia làm việc tùy theo sức của mình
Hoạt động 3: Quan sát tranh
-Mục đích: Giúp HS hiểu điều gì sẽ xảy ra nếu không có ai quan tâm dọn dẹp nhà cửa.
-Cách tiến hành: Quan sát tranh và nêu câu hỏi
-Hát
-Quan sát, hoạt động theo cặp: nhìn tranh và nói cho nhau nghe
-Học sinh lên bảng chỉ tranh treo trên bảng và nêu những gì mình quan sát được.
-Lớp nhận xét- bổ sung
-Làm việc theo nhóm: Hãy thảo luận và nói cho nhau nghe
-Nhóm lên trình bày
-Quan sát và trả lời câu hỏi theo nhóm
IV. Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học
 Tự nhiên và xã hội ( khối 1 )
 1A giảng thứ năm : 28 – 11 - 2013
 1B giảng thứ sáu : 29 – 11 - 2013
 Bài 14: AN TOÀN KHI Ở NHÀ
I.Mục đích:
Sau bài học, HS biết:
	-Kể tên một số vật sắc nhọn có thể gây đứt tay, chảy máu.
	-Kể tên một số vật trong nhà có thể gây nóng, bỏng, cháy,
	-Biết gọi người lớn khi có tai nạn xảy ra.
 II. Đồ dùng dạy học: 
- Sách giáo khoa 
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: 
b/ Dạy bài mới:
Họat động 1: Làm việc với SGK
-Mục đích: HS biết được các vật dễ gây đứt tay và cách phòng tránh
-Cách tiến hành:
 B1: Thực hiện hoạt động
 +Quan sát tranh: Chỉ và nói các bạn trong mỗi hình đang làm gì? Dự kiến xem điều gì có thể xảy ra với các bạn nếu các bạn đó không cẩn thận? Khi dùng dao hoặc đồ dùng sắc nhọn, bạn cần chú ý gì?
 B2: Kiểm tra kết quả hoạt động
 Kết luận: GV chốt lại
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
-Mục đích: HS biết cách phòng tránh một số tai nạn do lửa và những chất gây cháy
-Cách tiến hành: 
 B1: Nêu yêu cầu: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Điều gì có thể xảy ra trong các cảnh trên? Nếu không may xảy ra, em sẽ làm gì lúc đó?
 B2: Kiểm tra kết quả thảo luận
 Kết luận: +Không để đèn dầu và các vật gây cháy khác trong màn hay để những nơi dễ bắt lửa
 +Nên tránh xa các vật và những nơi có thể gây bỏng và cháy.
 +Khi sử dụng đồ điện phải cẩn thận, không sờ vào phích cắm, ổ điện dây dẫn để phòng hờ chúng bị hở. Điện giật có thể gây chết người
 +Phải lưu ý không cho em bé chơi gần những vật dễ cháy và gần ổ điện
phải
-Hát
-Quan sát, hoạt động theo cặp: nhìn tranh và nói cho nhau nghe
-Học sinh lên bảng chỉ tranh treo trên bảng và nêu những gì mình quan sát được.
-Lớp nhận xét- bổ sung
-Làm việc theo nhóm: Hãy quan sát, nói cho nhau nghe và nêu phương hướng giải quyết
-Nhóm lên trình bày
IV. Củng cố, dặn dò: -Nhận xét tiết học
 TỰ NHIÊN XÃ HỘI Khối 1 )
 1A giảng thứ ba : 02 – 12 – 2014
 1B giảng thứ tư : 03 – 12 - 2014
 1C giảng thứ sáu :05 – 12 - 2014
Bài 15: LỚP HỌC
I.Mục đích:
Sau bài học, HS biết:
	-Kể tên được các thành viên của lớp học và các đồ dùng có trong lớp
 -Nói được tên lớp thầy ,cô chủ nhiệm và tên một số bạn trong lớp.
 -Nêu được một số điểm giống và khác nhau của lớp học trong hình vẽ gsk
.II. Đồ dùng dạy học: 
- Sách giáo khoa 
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: 
Hát “Lớp chúng ta đoàn kết”
b/ Dạy bài mới:
Họat động 1: Quan sát tranh và thảo luận nhóm
-Mục đích: Giúp cho HS biết lớp học có các thành viên, có cô giáo và các đồ dùng cần thiết
-Cách tiến hành:
 B1: Thực hiện hoạt động
 +Quan sát tranh: Trong lớp học có ai? Có những đồ vật gì? Lớp học của bạn giống với lớp học nào trong các hình đó? Bạn thích lớp học nào? Tại sao?
 B2: Kiểm tra kết quả hoạt động
 Kết luận: GV chốt lại
Hoạt động 2: Kể về lớp học của mình
-Mục đích: HS giới thiệu được về lớp học của mình
-Cách tiến hành: 
 B1: Nêu yêu cầu: Quan sát lớp học của mình và kể về lớp học của mình
 B2: Kiểm tra kết quả thảo luận
 Kết luận: các em cần nhớ tên lớp, tên trường của mình và yêu quý giữ gìn các đồ đạc trong lớp học của mình. Vì đó là nơi các em đến hhọc hàng ngày với các thầy cô và bạn bè.
IV.Củng cố, dặn dò :
-Nhận xét tiết học
-Hát
-Quan sát, hoạt động theo cặp: nhìn tranh và nói cho nhau nghe
-Học sinh lên bảng chỉ tranh treo trên bảng và nêu những gì mình quan sát được.
-Lớp nhận xét- bổ sung
-Làm việc cá nhân
-Cá nhân HS lên trình bày
IV. Củng cố, dặn dò: 
	-Nhận xét tiết học
TỰ NHIÊN XÃ HỘI ( khối 1 )
 1A giảng thứ ba : 09 – 12 - 2014
 1B giảng thứ tư :10 – 12 – 2014
 1C giảng thứ sáu : 12 – 12 - 2014
Bài 16: HOẠT ĐỘNG Ở LỚP
I.Mục đích:
Sau bài học, HS biết:
-Kể được một số hoạt động học tập ở lớp .
 -Nêu được các hoạt động học tập khác ngoài hình vẽ sgk như : I tính, học đàn, 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Sách giáo khoa 
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: 
b/ Dạy bài mới:
Họat động 1: Làm việc với SGK
-Mục đích: Giúp cho HS biết được các hoạt động học tập cà vui chơi ở lớp hhọc và mỗi hoạt đông được tổ chức khác nhau
-Cách tiến hành:
 B1: Thực hiện hoạt động
 +Quan sát tranh:Trong từng tranh, giáo viên làm gì? Hoạt động nào được tổ chức trong lớp? Hoạt động nào được tổ chức ngoài trời
 B2: Kiểm tra kết quả hoạt động
 Kết luận: Ở lớp có rất nhiều hoạt động khác nhau, có hoạt động được tổ chức trong lớp, có hoạt động được tổ chức ngoài trời.
 Hoạt động 2: Thảo luận theo cặp HS
-Mục đích: HS giới thiệu được các hoạt động ở lớp học của mình
-Cách tiến hành: 
 B1: Nêu yêu cầu: Giới thiệu cho bạn về các hoạt động trong lớp của mình
 B2: Kiểm tra kết quả thảo luận
 Kết luận: Trong bất kì hoạt động học tập vui chơi nào các em cũng phải biết hợp tác, giúp đỡ nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ, để chơi vui hơn.
IV. Củng cố, dặn dò
-Vẽ tranh về hoạt động của lớp mình
-Nhận xét tiết học
-Hát
-Quan sát, hoạt động theo cặp: nhìn tranh và nói cho nhau nghe
-Học sinh lên bảng chỉ tranh treo trên bảng và nêu những gì mình quan sát được.
-Lớp nhận xét- bổ sung
-Làm việc theo nhóm: Hãy quan sát và nói cho nhau nghe
-Nhóm lên trình bày
: 
	-Vẽ tranh: vẽ về hoạt động của lớp mình 
	-Nhận xét tiết học
 TỰ NHIÊN XÃ HỘI ( khối 1 )
 1A giảng thứ năm :
 1B giảng thứ sáu :
Bài 17: GIỮ GÌN LỚP HỌC SẠCH, ĐẸP
I.Mục đích:
Sau bài học, HS có thể:
	-Nhận biết được thế nào là lớp học sạch, đẹp
 -Biết giữ gìn lớp học sạch ,đẹp.
 -Nêu những việc em có thể làm để góp phần làm cho lớp sạch đẹp .
II. Đồ dùng dạy học: 
- Sách giáo khoa, các dụng cụ làm vệ sinh lớp học. 
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: 
b/ Dạy bài mới:
Họat động 1: Quan sát lớp học
-Mục đích: HS nhận biết thế nào là lớp sạch, lớp bẩn
-Cách tiến hành:
 B1: Thực hiện hoạt động: trả lời câu hỏi: Dùng vật gì để quét nhà? Các con xem lớp mình hôm nay có sạch và đẹp không?
 B2: Kiểm tra kết quả hoạt động
 Kết luận: GV khen ngợi các em biết giữ vệ sinh và nhắc nhở các em không nên để lớp học mất vệ sinh
 Hoạt động 2: Làm việc với SGK
-Mục đích: HS biết giữ lớp học sạch đẹp
-Cách tiến hành: 
 B1:Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động
 +Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: Trong tranh các bạn đang làm gì? Sử dụng dụng cụ gì? Ở tranh dưới các bạn đang làm gì? Sử dụng dụng cụ gì?
 B2: Kiểm tra kết quả thảo luận
 Kết luận: Để lớp học sạch đẹp, các con pjải luôn có ý thức giữ lớp sạch, đẹp và làm những công việc để lớp mình sạch, đẹp
Hoạt động 3: Thực hành giữ lớp học sạch, đẹp
-Mục đích: Biết cách sử dụng một số đồ dùng để làm vệ sinh lớp học
-Cách tiến hành: 
 B1: GV làm mẫu
 B2: HS làm theo
 Nhận xét: GV khuyến khích và khen ngợi
-Hát
-Quan sát lớp học
-Vài HS đứng lên nhận xét
-Làm việc theo nhóm: Hãy quan sát và nói cho nhau nghe
-Nhóm lên trình bày
-HS quan sát và thực hành làm theo
IV. Củng cố, dặn dò: 
	-Nhận xét tiết học, dặn dò HS thói quen giữ vệ sinh lớp
 TỰ NHIÊN XÃ HỘI ( khối 1 )
 1A giảng thứ ba : 30 – 12 - 2014
 1B giảng thứ tư : 31 – 12 – 2014
 1C giảng thứ sáu : 02 – 01 - 2015
Bài 18: CUỘC SỐNG XUNG QUANH
I.Mục đích:
Sau bài học, HS có thể:
	-Nêu được một số nétvề cảnh thiên nhiên và công việc của người dân nơi học sinh ở.
 -Nêu được một số điểm giống và khác nhau giữa cuộc sống ở nông thôn và thành thị.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Sách giáo khoa 
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
-Vì sao phải giữ gìn lớp học sạch đẹp?
-Em đã làm gì để giữ lớp học sạch, đẹp?
-GV đánh giá nhận xét
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài: 
Xem tranh cánh đồng lúa- Giới thiệu bài học hôm nay
b/ Dạy bài mới:
Họat động 1: Cho HS tham quan khu vực quanh trường
-Mục đích: HS tập quan sát thực tế các hoạt động đang diễn ra xung quanh mình
-Cách tiến hành:
 B1: Giao nhiệm vụ: Nhận xét quang cảnh trên đường, hai bên đường
 Phổ biến nội quy:
 + Đi thẳng hàng 
 + Trật tự, nghe theo hướng dẫn của GV
 B2: Thực hiện hoạt động
 B3: Kiểm tra kết quả hoạt động: Cảnh gì đẹp nhất? Vì sao con thích?
 GV chốt lại
 Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
-Mục đích: HS biết yêu quý gắn bó quê hương mình
-Cách tiến hành: 
 B1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động: Các con đang sống ở đâu? Hãy nói về cảnh vật nơi con sống?
 B2: Kiểm tra kết quả hoạt động
 GV chốt lại
-Hát
-HS đi thành hàng
-Quan sát
-HS trả lời
-HS thảo luận
-Nhóm lên trình bày
IV. Củng cố, dặn dò: 
	-Trò chơi đóng vai: Khách về thăm quê hương gặp 1 em bé và hỏi: Bác đi xa lâu nay mới về. Cháu có thể kể cho bác biết về cuộc sống ở đây không? (1, 3 HS)
	-Nhận xét tiết học
TỰ NHIÊN XÃ HỘI ( khối 1 )
 1A giảng thứ ba : 06 – 01 - 2015
 1B giảng thứ tư : 07 – 01 – 2015
 1C giảng thứ sáu : 09 – 01 - 2015
Bài 20: AN TOÀN TRÊN ĐƯỜNG ĐI HỌC
I.Mục đích:
Sau bài học, HS có thể:
	-Xác định được một số tình huống nhuy hiểm có thể dẫn đến tai nạn trên đường đi học.
 -Biết đi bộ sát mép đường về phía bên tay phải hoặc đi trên vỉ hè .
 -Phân tích được tình huống nguy hiểm ra nếu không làm đúng quy định khi đi các loại phương tiện .
II.KNS cơ bản được giáo dục:
-Kĩ năng tư duy phê phán hành vi sai, có thể gây nguy hiểm trên đường đi
 học.
-Kĩ năng ra quyết định : nên và không nên làm những gì để đảm bảo an 
toàn
 trên đường đi học
-Kĩ năng tự bảo vệ: Ứng phó với các tình huông trên đường đi học.
-Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập.
III. Đồ dùng dạy học: 
- Sách giáo khoa 
IV. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Khám phá
* Kiểm tra bài cũ: 
3* Bài mới:
a/ Giới thiệu bài
b/ Dạy bài mới:
2.Kết nối
Họat động 1: Thảo luận nhóm
-Mục đích: Giúp cho HS biết được một số tình huống nguy hiểm có thể xảy ra trên đường đi học
-Cách tiến hành:
 B1: Giao nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ: GV đưa tình huống
 +Điều gì có thể xảy ra?
 +Em sẽ khuyên các bạn trong tình huống đó như thế nào?
 B2: Kiểm tra kết quả hoạt động
 Kết luận: GV chốt lại
Hoạt động 2: Làm việc với SGK
-Mục đích: HS biết được quy định về đường bộ
-Cách tiến hành: 
 B1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động
 +Quan sát tranhvà trả lời câu hỏi: Bức tranh 1 và 2 có gì khác nhau? Bức tranh 1 người đi bộ đi ở vị trí nào trên đường? Bức tranh 2? Đi như vậy có bảo đảm an toàn chưa?
 B2: Kiểm tra kết quả hoạt động
 Kết luận: GV chốt lại
3.Thực hành
Hoạt động 3: Trò chơi “Đi đúng quy định”
-Mục đích: HS biết thực hiện những quy định về trật tự an toàn giao thông
-Cách tiến hành: Tổ chức cho HS chơi
4.Vận dụng
-HS vân dụng những điều đã học vào thực tế
-Giáo viên nhận xét tiết học, dặn dò
-Hát
-HS trao đổi
-Nhóm lên trình bày
-Lớp bổ sung, nhận xét
-HS tập thể dục tại chỗ ngồi
-HS suy nghĩ.
-HS trả lời câu hỏi, lớp bổ sung và nhận xét
-HS thực hiện trò chơi
Tự nhiên và xã hội ( khối 1 )
 1C giảng thứ hai : 12 – 01 - 2015
 1A giảng thứ ba : 13 – 01 – 2015
 1B giảng thứ tư: 14 – 01 - 2015
Bài 21: Ôn tập: XÃ HỘI
I.Mục đích:
Sau bài học, HS có thể:
	-Nhớ lại các kiến thức đã học về gia đình, lớp học, cuộc sống xung quanh
	-Biết yêu quý gia đình, lớp học và nơi các em sinh sống
	-Có ý thức và biết cách giữ cho nhà ở, lớp học, và nơi các em sống sạch, đẹp
II. Đồ dùng dạy học: 
- Sách giáo khoa, HS sưu tầm tranh ảnh về chủ đề XH, cây hoa dân chủ, phiếu kiểm tra 
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
-Hãy nói quy định của người đi bộ trên đường?
-GV đánh giá, nhận xét
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài
b/ Dạy bài mới:
Thi : “Hái hoa dân chủ”:
-Để một cây hoa có các câu hỏi và một cây hoa treo phần thưởng:
 Câu 1: Trong gia đình con có mấy người? Con hãy kể cho các bạn nghe về sinh hoạt củac gia đình con?
 Câu 2: Con đang sống ở đâu? Hãy kể vài nét về nơi con đang sống?
 Câu 3: Hãy kể về ngôi nhà mà con đang sống?
 Câu 4: Hãy kể về ngôi nhà mà con mơ ước trong tương lai?
 Câu 5: Hãy kể về những công việc hàng ngày con làm để giúp đỡ bố mẹ?
 Câu 6: Hãy kể cho các bạn người về người bạn thân của con?
 Câu 7: Hãy kể về cô giáo hoặc thầy giáo của con cho các bạn nghe?
 Câu 8: Con thích giờ học nào? Hãy kể lại cho các bạn nghe?
 Câu 9: Tr6en đường đi học con phải chú ý điều gì?
 Câu 10: Kể lại những gì con nhìn thấy trên đường đi đến trường?
 Câu 11: Hãy kể lại một lần đi chơi của con?
 Câu 12: Hãy kể về một ngày của con?
-Gọi từng HS xung phong lên hái hoa
-Hát
-HS trả lời
-HS lên hái câu hỏi
-Suy nghĩ và trả lời trước lớp
-Diễn văn nghệ
IV. Củng cố, dặn dò: 
	-Nhận xét, tuyên dương HS 
-Nhận xét tiết học
Tự nhiên và xã hội ( khối 1 )
 1A giảng thứ năm : 24 – 01 – 2013
 1B giảng thứ sáu : 25 – 01 - 2013
Bài 22: CÂY RAU
I.Mục đích:
Sau bài học, HS có thể:
	-Nêu tên được một số cây rau và nơi sống của chúng
	-Biết quan sát, phân biệt nói tên được các bộ phận chính của cây rau
	-Biết ích lợi của rau
	-Có ý thức thường xuyên an rau và rửa sạch rau trước khi ăn.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Sách giáo khoa, các cây rau đã được sưu tầm 
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài
b/ Dạy bài mới:
Họat động 1: Quan sát cây rau
-Mục đích: HS biết các bộ phận của cây rau. Phân biệt được các loại rau khác nhau
-Cách tiến hành:
 B1: Giao nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ: Cho HS quan sát cây rau mà mình mang tới lớp
 +Chỉ vào các bộ phận lá, thân, rễ của cây rau?
 +Bộ phận nào ăn được?
 B2: Kiểm tra kết quả hoạt động
 Kết luận: Có rất nhiều loại rau khác nhau 
 -Các cây rau đều có: rễ, thân, lá. 
 -Rau ăn lá: xà lách, bắp cải,
 -Rau ăn là và thân: rau muống, rau cải,
 -Rau ăn rễ: củ cải, củ cà rốt, 
 -Rau ăn thân: su hào, 
 -Ăn hoa: suplơ; Ăn quả: cà chua
Hoạt động 2: Làm việc với SGK
-Mục đích: HS biết đặt câu hỏi và trả lời theo hình SGK
 Biết ích lợi của việc ăn rau và sự cần thiết rửa rau trước khi ăn.
-Cách tiến hành: 
 B1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động
 +Khi ăn rau ta cần chú ý điều gì? Vì sao ta phải thường xuyên ăn rau?
 B2: Kiểm tra kết quả hoạt động
 Kết luận: GV chốt lại
Hoạt động 3: Trò chơi “Tôi là rau gì?”
-Tự giới thiệu đặc đểm rau – HS đoán tên
-Hát
-HS quan sát, trao đổi
-HS lên trình bày kết quả về cây rau của mình
-Lớp bổ sung, nhận xét
-HS làm việc theo nhóm,trả lời câu hỏi, lớp bổ sung và nhận xét
-HS trả lời theo ý hiểu của mình.
-HS thực hiện trò chơi
Tự nhiên và xã hội ( khối 1 )
 1A giảng thứ năm : 13 – 02 – 2014
 1B giảng thứ sáu : 14 – 02 - 2013
Bài 23: CÂY HOA
I.Mục đích:
Sau bài học, HS có thể:
	-Nêu tên được một số cây hoa và nơi sống của chúng
	-Biết quan sát, phân biệt nói tên được các bộ phận chính của cây hoa
	-Biết ích lợi của hoa
	-Có ý thức chăm sóc các cây hoa ở nhà, không bẻ cành, hái hoa nơi công cộng
II. Đồ dùng dạy học: 
- Sách giáo khoa, các cây hoa đã được sưu tầm 
III. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định lớp:
2/ Kiểm tra bài cũ: 
3/ Bài mới:
a/ Giới thiệu bài
b/ Dạy bài mới:
Họat động 1: Quan sát cây hoa
-Mục đích: HS biết các bộ phận của cây hoa. Phân biệt được các loại hoa khác nhau
-Cách tiến hành:
 B1: Giao nhiệm vụ và thực hiện nhiệm vụ: Cho HS quan sát cây hoa mà mình mang tới lớp
 +Chỉ vào các bộ phận lá, thân, rễ của cây hoa?
 +Vì sao ai cũng thích ngắm hoa?
 B2: Kiểm tra kết quả hoạt động
 Kết luận: Các cây hoa đều có rễ, thân, lá, hoa. Có nhiều loại hoa khác nhau, mỗi loại hoa có màu sắc, hương thơm, hình dáng khác nhau, có loaại hoa có màu sắc đẹp, có loại hoa có sắc mà lại không có hương, có loại vừa có hương vừa có màu sắc đẹp.
Hoạt động 2: Làm việc với SGK
-Mục đích: HS biết đặt câu hỏi và trả lời theo hình SGK
 Biết ích lợi của việc trồng hoa
-Cách tiến hành: 
 B1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động
 +Các ảnh trong sách có các loại hoa nào?
 +Con còn biết loại hoa nào nữa không?
 B2: Kiểm tra kết quả hoạt động
 Kết luận: GV chốt lại
Hoạt động 3: Trò chơi “Tôi là hoa gì?”
-Tự giới thiệu đặc đểm hoa – HS đoán tên.
-Hát
-HS quan sát, trao đổi
-HS lên trình bày kết quả về cây hoa của mình
-Lớp bổ sung, nhận xét
-HS làm việc theo nhóm,trả lời câu hỏi, lớp bổ sung và nhận xét
-HS trả lời theo ý hiểu của mình.
-HS thực hiện trò chơi
IV. Củng cố, dặn dò: 
-Nhận xét tiết học
Tự nhiên và xã hội ( khối 1 )
 1B giảng thứ tư : 19 – 02 – 2014
 1A giảng thứ năm : 20 – 02 - 2014
Bài 

File đính kèm:

  • docBai_1_Co_the_chung_ta.doc