Giáo án Tự nhiên xã hội 1 bài 6: Chăm sóc và bảo vệ răng

Hoạt động 1: Làm việc theo cặp

 *Cách tiến hành:

Bước 1:Thực hiện hoạt động.

+GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, lần lượt từng người quan sát và nhận xét xem răng của bạn như thế nào? (Trắng, đẹp, hay bị sâu, bị sún)

Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động.

Gọi một số nhóm trình bày trước lớp.

GV kết luận: Vậy răng trắng đẹp, khoẻ là răng không bị sâu, sún.

+Giới thiệu mô hình hàm răng và nêu: Răng của trẻ có đầy đủ là 20 chiếc gọi là răng sữa. Khoảng 6 tuổi răng sữa sẽ bị lung lay và rụng. Khi đó răng mới mọc lên chắc chắn , gọi là răng vĩnh viễn. Khi các con thấy răng của mình bị lung lay thì phải nhờ bố mẹ, anh chị, bác sĩ nhổ ngay để răng mới mọc đẹp hơn.Vì vậy, việc giữ gìn vệ sinh và bảo vệ răng là rất cần thiết và quan trọng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 847 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tự nhiên xã hội 1 bài 6: Chăm sóc và bảo vệ răng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 4: Tự nhiên và xã hội
Bài 6: CHĂM SÓC VÀ BẢO VỆ RĂNG
I. Mục tiêu: 
Giúp HS biết:
- Cách giữ vệ sinh răng miệng để phòng sâu răng và có hàm răng khoẻ.
- Biết cách chăm sóc răng đúng cách.
- Tự giác xúc miệng sau khi ăn và đánh răng hàng ngày.
II. Đồ dùng dạy học:
 - GV: 2 tranh, mẫu vật.
 - HS: SGK, vở bài tập.
III. Hoạt động dạy học:
TG
Nội dung 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
4’
30’
4’
A.Ổn định lớp:
B.Kiểm tra bài cũ:
C.Bài mới:
1.Giới thiệu bài
2.Tìm hiểu bài:
a.Hoạt động 1: 
*Mục tiêu: HS biết thế nào là răng khoẻ đẹp, răng bị sâu, bị sún, thiếu vệ sinh.
Nghỉ giải lao
b. Hoạt động 2: 
*Mục tiêu: HS biết những việc nên làm và không nên làm để giữ bảo vệ răng.
D. Củng cố- dặn dò:
-Em đã làm gì để da sạch sẽ?
-Giữ vệ sinh thân thể có lợi ích gì?
GV nhận xét, đánh giá.
- Cái răng cái tóc là góc con người. Muốn có hàm răng đẹp chúng ta phải biết cách chăm sóc và bảo vệ răng. Bài học hôm nay cô và các con sẽ cùng nhau tìm hiểu điều đó.
GV ghi bảng: Chăm sóc và bảo vệ răng 
Hoạt động 1: Làm việc theo cặp
 *Cách tiến hành:
Bước 1:Thực hiện hoạt động.
+GV yêu cầu 2 HS ngồi cạnh nhau, lần lượt từng người quan sát và nhận xét xem răng của bạn như thế nào? (Trắng, đẹp, hay bị sâu, bị sún)
Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động.
Gọi một số nhóm trình bày trước lớp.
GV kết luận: Vậy răng trắng đẹp, khoẻ là răng không bị sâu, sún.
+Giới thiệu mô hình hàm răng và nêu: Răng của trẻ có đầy đủ là 20 chiếc gọi là răng sữa. Khoảng 6 tuổi răng sữa sẽ bị lung lay và rụng. Khi đó răng mới mọc lên chắc chắn , gọi là răng vĩnh viễn. Khi các con thấy răng của mình bị lung lay thì phải nhờ bố mẹ, anh chị, bác sĩnhổ ngay để răng mới mọc đẹp hơn.Vì vậy, việc giữ gìn vệ sinh và bảo vệ răng là rất cần thiết và quan trọng.
Hoạt động 2: Quan sát tranh 
 *Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
GV giao tranh cho mỗi nhóm quan sát và thảo luận:
-Tranh vẽ gì?
-Có nên làm theo tranh không? Vì sao?
 GV cho HS nêu tóm tắt những việc nên làm và không nên làm.
Bước 2: K/ tra kết quả hoạt động.
GV gọi mỗi nhóm một HS trả lời 
-Nên đánh răng, xúc miệng lúc nào là tốt nhất?
-Tại sao không nên ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt, nhất là buổi tối?
-Phải làm gì khi răng bị đau hoặc bị lung lay? 
-Hôm nay các con học tiết TN&XH bài gì?
- GV nhận xét tiết học – Khen HS. 
- Dặn HS thực hiện chăm sóc và bảo vệ răng hàng ngày. 
- HS hát
-Em tắm rửa hàng ngày.
-Giữ vệ sinh thân thể giúp chúng ta khoẻ mạnh, học tập tốt.
- Hình thức: Đôi bạn học tập.
- HS thực hành quan sát.
- 10 HS trình bày kết quả quan sát.
HS quan sát lắng nghe
- HS quan sát tranh và thảo luận theo 
nhóm.
- HS hát
HS trả lời - HS khác bổ sung.
-H1: Bạn đang xúc miệng.
-H2: Bạn đang đánh răng.
-H3,4: Bạn đang dước mía, cắn mía 
-H5: Bạn đang đi kiểm tra răng.
H1,2,5 là đúng, nên học tập các bạn. Vì các bạn biết chăm sóc và bảo vệ răng.
H3,4 là sai. Vì không nên dùng răng cắn các vật cứng dễ làm mẻ, gãy răng.
-Vào buổi sáng, buổi tối, sau mỗi bữa ăn.
-Vì ăn nhiều bánh kẹo, đồ ngọt vào buổi tối dễ bị sún, bị sâu răng.
-Phải đến bác sĩ để kiểm tra.
- HS trả lời

File đính kèm:

  • docBai_6_Cham_soc_va_bao_ve_rang.doc