Giáo án Toán, Tiếng việt Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2015-2016

Tiết 3 : Kể chuyện

KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA

I. Mục tiêu

 - Chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc bạn bè, người thân.

 - Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

II. Đồ dùng chuẩn bị

 1. Giáo viên : - Bảng lớp ghi sẵn đề bài.

 - Bảng phụ viết sẵn phần gợi ý.

 2. Học sinh : Tranh, SGK

III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu

1. Kiểm tra bài cũ:

 - Gọi HS lên bảng kể câu chuyện em đã nghe (đã đọc ) về những ước mơ.

 - Hỏi HS dưới lớp ý nghĩa câu chuyện bạn vừa kể.

 * GV nhận xét

2. Bài mới:

 a. Giới thiệu bài

- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS

- Nhận xét tuyên dương những em chuẩn bị bài tốt.

- GV ghi tên đầu bài lên bảng.

 b. Nội dung bài

 

doc34 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 317 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán, Tiếng việt Lớp 4 - Tuần 9 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
:
 - Nhận xét tiết học.
 b. Dặn dò:
 - Dặn HS về nhà học bài và làm bài
Tiết 3 : Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. Mục tiêu
 - Chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc bạn bè, người thân.
 - Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện để kể lại rõ ý; biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
II. Đồ dùng chuẩn bị
 1. Giáo viên : - Bảng lớp ghi sẵn đề bài.
 - Bảng phụ viết sẵn phần gợi ý.
 2. Học sinh : Tranh, SGK
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi HS lên bảng kể câu chuyện em đã nghe (đã đọc ) về những ước mơ.
 - Hỏi HS dưới lớp ý nghĩa câu chuyện bạn vừa kể.
 * GV nhận xét 
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài
- Kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS
- Nhận xét tuyên dương những em chuẩn bị bài tốt.
- GV ghi tên đầu bài lên bảng.
 b. Nội dung bài
Hoạt Động 1: Hướng dẫn kể chuyện
a. Tìm hiểu đề.
+ Gọi HS đọc đề bài
+ GV đọc, phân tích đề bài, dung phấn màu gạch dưới các từ: ước mơ đẹp của em, của bạn bè, người thân.
H: Yêu cầu của đề bài về ước mơ là gì?
H: Nhân vật chính trong chuyện là ai?
+ GV treo bảng phụ, gọi HS đọc phần gợi ý.
H: Em xây dựng cốt chuyện của mình theo hướng nào? Hãy giới thiệu cho các bạn cùng nghe.
* Em kể về ước mơ em trở thành cô giáo vì quê em ở miền núi rất ít giáo viên và nhiều bạn nhỏ đến tuổi nà chưa biết chữ
* Em từng chứng kiến một cô y tá đến tận nhà tiêm cho em. Cô thật dịu dàng và giỏi. Em ước mơ mình trở thành y tá.
* Em ước mơ mình trở thành một kĩ sư tin học giỏi vì em rất thích làm việc hay chơi trò chơi điện tử.
* Em kể về câu chuyện bạn Nga bị khuyến tật đã cố gắng đi học vì bạn ước mơ trở thành cô giáo dạy trẻ khuyến tật.
b. Kể trong nhóm: 
+ Chia nhóm, yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm.
c. Kể trước lớp:
+ Yêu cầu HS lần lượt lên bảng kể. GV ghi tên truyện, ước mơ trong truyện.
+ Sau mỗi HS kể , yêu cầu HS dưới lớp hỏi bạn về nội dung , ý nghĩa.
+ Gọi HS nhận xét bạn kể.
* GV nhận xét và ghi điểm.
- 2HS đọc, lớp đọc thầm.
- Đây là ước mơ phải có thật.
- Nhân vật chính trong chuyện là em hoặc bạn bè, người thân.
- Vài em đọc và thực hiện yêu cầu của GV.
- Hoạt động trong nhóm.
- 10 HS tham gia kể chuyện.
- Hỏi và trả lời câu hỏi.
- HS lắng nghe và ghi nhận.
 3. Củng cố- dặn dò:
 a. Củng cố:
 - GV nhận xét tiết học.
 b. Dặn dò:
 - Chuẩn bị bài kể chuyện Bàn chân kì diệu.
SÁNG
Thứ tư ngày 14 tháng 10 năm 2015
Tiết 1: Tập đọc 
 ĐIỀU ƯỚC CỦA VUA MI- ĐÁT
I .Mục tiêu 
 - Bước đầu biết đọc diễn cảm phân việt lời các nhân vật( lời xin, khẩn cầu của Mi đát, lời phán bảo oai vệ của thần Đi-ô-dốt).
 - Hiểu ý nghĩa: Những ước muốn tham lam không mang lại hạng phúc cho con người ( trả lời được các CH trong SGK)
II. Đồ dùng chuẩn bị
 1. Giáo viên:- Tranh minh hoạ trang 90 SGK
 - Bảng phụ ghi sẵn đoạn luyện đọc 
 2. Học sinh: SGK
III. Các hoạt động dạy- học chủ yếu
 1. Kiểm tra bài cũ 
- Gọi 2 HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn bài thưa chuyện với mẹ và trả lời câu hỏi trong SGK 
- 1HS đọc toàn bài và nêu đại 
* GV nhận xét 
2. Bài mới :
 a. Giới thiệu bài
 - Yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi
 H: Tại sao ông vua lại khiếp sơ khi nhìn thấy thức ăn như vậy? Câu chuyện điều ước của vua Mi-đát sẽ cho các em hiểu rõ điều đó.
 b. Nội dung bài
Gọi 1 HS đọc toàn bài
Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn của bài ( 3 lượt )
GV theo dõi sửa lỗi phát âm, lưu ý các câu cầu khiến: Xin thần tha tội cho tôi! Xin Người lấy điều ước cho tôi được sống !
- Gọi HS đọc phần chú giải
- Yêu cầu HS luyện đọc nhóm 
- Gọi 1HS đọc toàn bài 
- GV đọc mẫu . chú ý giọng đọc 
 - Gọi HS đọc đoạn 1
 H: thần Đi- ô- ni- dốt cho vua Mi- đát cái gì ? 
 H: Vua Mi- đát cho thần điều gì ?
H: Theo em , vì sao vua Mi- đát lại ước như vậy ?
H: Đầu tiên , điều ước được thực hiện như thế nào?
H: Nọi đoạn 1 nói gì ?
* Ý 1:Điều ước của vua Mi- đát được thực hiện 
- 1HS đọc đoạn 2 
H: Khủng khiếp nghĩa là thế nào? 
H: Tại sao vua Mi- đát phải xin thần Đi- ô- ni- dốt lấy lại điều ước?
H: Đoạn 2 nói điều gì?
* ý 2: Vua Mi- đát nhận ra sự khủng khiếp của điều ước
- Gọi HS đọc đoạn 3 
H: Vua Mi- đát có được điều gì khi nhúng mình vào dòng nước trên sông Pác- tôn ?
H: Vua Mi- đát hiểu ra điều gì ?
H: Nêu ý đoạn 3?
*Ý 3: vua Mi- đát rút ra bài học quý 
* Đại ý : Những điều ước tham lam không bao giờ đem lại hanh phúc cho con người
 - Yêu cầu HS đọc nối tiếp đoạn
- Yêu cầu HS đọc nhóm
* Luyện đọc
- Lớp theo dõi đọc thầm theo
Đoạn 1: Từ đầu đến thế nữa
Đoạn 2: Tiếp đến được sống
Đoạn còn lại 
- 1HS đọc
- Nhóm đôi
- Lớp theo dõi 
- HS lắng nghe 
* Tìm hiểu bài
- 1 HS đọc 
- HS trả lời 
+ .. cho 1 điều ước 
+ .. xin thần làm cho mọi vật ông chạm vào . thành vàng
+ Vì ông là người tham lam 
+ .. ông đụng thứ gì cũng biến thành vàng 
- HS trả lời 
- 2 em nêu lại 
- Khủng khiếp là rất hoảng sợ
- Vì nhà vua nhận ra sự khủng khiếp của điều ước: vua không thể ăn uống bất thứ gì . Mọi thứ ông chạm vào đều biến thành vàng
- HS trả lời
- 2 HS nêu lại
- 1 HS đọc
- HS trả lời
+ Ông đã mất đi phép màu và rửa sạch được lòng tham
 + .. hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam
- Vài em nêu 
* Luyện đọc đúng giọng
- Thi đọc diễn cảm theo vai
- Bình chọn nhóm đọc hay nhất – tuyên dương
3. Củng cố – dặn dò
 a. Củng cố:
 - Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
 - GV nhận xét tiết học 
 b. Dặn dò:
 - Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe
Tiết 2: Khoa học
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3: Toán: 
VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC
I. Mục tiêu 
 - Vẽ được đường thẳng đi qua một điểm và vuông góc với một đường thẳng cho trước.
 - Vẽ được đường cao của một hình tam giác.
II. Đồ dùng chuẩn bị
 1. Giáo viên: Ê ke, thước thẳng.
 2. Học sinh : Ê ke, thước thẳng.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
 1. Kiểm tra bài cũ:
+ Gọi 2 HS lên bảng làm bài hướng dẫn làm thêm ở tiết trước và kiểm tra bài tập ở nhà của vài em khác.
* GV nhận xét 
 2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
- Giờ học toán hôm nay các em sẽ được thực hành vẽ hai đường thẳng vuông góc.
- GV ghi tên đầu bài lên bảng.
b. Nội dung bài
.Hoạt động 1 : Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc.
+ GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD 
H: Đọc tên hình trên bảng và cho biết đó là hình gì?
H: Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật ABCD là góc gì?( góc nhọn, góc vuông, góc tù, hay góc bẹt)
+ GV vừa thực hiện thao tác vừa nêu: Ta kéo dài cạnh DC thành đường thẳng DM, kéo dài cạnh BC thành đường thẳng BN. Khi đó ta được hai đường thẳng DM và BN vuông góc với nhau tại điểm C.
H: Hãy cho biết góc BCD, góc DCN, góc NCM, góc BCM là góc gì?
H: Các góc này có chung đỉnh nào?
* GV: Như vậy hai đường thẳng BN và DM vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh C
+ GV yêu cầu HS quan sát các đồ dùng học tập của mình, quan sát lớp học để tìm hai đường thẳng vuông góc có trong thực tế cuộc sống.
+ GV hướng dẫn HS vẽ 2 đường thẳng vuông góc: Chúng ta có thể dùng ê ke để vẽ 2 đường thẳng vuông góc với nhau, chẳng hạn ta muốn vẽ đường thẳng AB vuông góc với đường thẳng CD ,làm như sau: + Vẽ đường thẳng AB.
+ Đặt 1 cạnh ê ke trùng với đường thẳng AB, vẽ đường thẳng CD dọc theo cạnh kia của ê ke. Ta được 2 đường thẳng AB và CD vuông góc với nhau.
* GV yêu cầu cả lớp thực hành vẽ đường thẳng NM vuông góc với đường thẳng PQ tại O.
Hoạt động 2 : Luyện tập
- GV yêu cầu HS đọc đề bài
- GV yêu cầu HS nhận xét bài vẽ của các bạn sau đó yêu cầu 3 HS lên bảng làm
- GV nhận xét và cho điểm HS
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Đường cao AH của hình tam giác ABC là đường thẳng đi qua đỉnh nào của tam giác ABC vuông góc với cạnh nào của hình tam giác ABC?
- GV yêu cầu cả lớp vẽ hình
- 2 HS lên bảng, lớp theo dõi, nhận xét.
- HS lắng ghe và nhắc lại.
- Hình ABCD là hình chữ nhật.
- Các góc: A; B; C; D của hình chữ nhật ABCD đều là góc vuông
- Là góc vuông.
- Chung đỉnh C.
+ HS nêu ví dụ: hai mép của quyển sách, vở, hai cạnh của cửa lớp học, cửa sổ, hai cạnh của bảng đen.
 C
 D B
- 1 HS lên bảng vẽ, lớp vẽ vào giấy nháp
- 3 HS lên bảng vẽ hình
- HS nêu tương tự như phần hướng dẫn cách vẽ ở trên.
Bài 1: 
- HS trả lời
- Vẽ đường cao AH của hình tam giác ABC trong các trường hợp khác nhau.
Bài 2:
- Đường cao AH là đường thẳng đi qua điểm A của tam giác ABC và vuông góc với cạnh BC của hình tam giác ABC tại điểm H
- 3 HS lên bảng vẽ
3. Củng cố- dặn dò:
 a. Củng cố :
 - GV nhận xét tiết học và hướng dẫn bài làm ở nhà
 b. Dặn dò :
 - Dặn HS về nhà học bài và làm bài
Tiết 4: Luyện từ và Câu:
MỞ RỘNG VỐN TỪ: ƯỚC MƠ
I. Mục tiêu 
 - Biết thêm một số từ ngữ về chủ điểm trên đôi cánh ước mơ; bước đầu tìm được một số từ cùng nghĩa với từ ước mơ (BT1, BT2); ghép được từ ngữ sau từ ước mơ và nhận biết được sự đánh giá của từ ngữ đó(BT3), nêu được VD minh họa về một loại ước mơ(BT4), hiểu được ý nghĩa 2 thành ngữ thuộc chủ điểm ( BT5 a, c )
II. Đồ dùng chuẩn bị
 Giáo viên: chuẩn bị từ điển, giấy khổ to và bút dạ.
 Học sinh: VBT, SGK
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
 1. Kiểm tra bài cũ:
 + Gọi 2 HS trả lời câu hỏi:
 - Dấu ngoặc kép có tác dụng gì?
 - Lấy ví dụ về tác dụng của dấu ngoặc kép?
 * GV nhận xét 
 2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài
- Tiết luyện từ và câu hôm nay sẽ giúp các em củng cố và mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm Ước mơ.
- GV ghi tên đầu bài lên bảng.
 b. Nội dung bài
 Hoạt động 1:Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1:
+ Gọi HS đọc đề bài.
+ Yêu cầu HS đọc lại bài Trung thu độc lập, ghi vào vở nháp những từ đồng nghĩa vói từ ước mơ.
H: Mong ước có nghĩa là gì? Đặt câu với từ mong ước
H: Mơ tưởng có nghĩa là gì?
Bài 2:
+ Gọi HS đọc yêu cầu, sau đó hoạt động nhóm.
* Từ đồng nghĩa với từ ước mơ
Bắt đầu bằng tiếng ước
Bắt đầu bằng tiếng mơ
Ước mơ, ước muốn, ước ao, ước mong, ước vọng.
Mơ ước, mơ tưởng, mơ mộng.
* GV giải nghĩa:
+ Ước hẹn: hẹn với nhau.
+ Ước đoán: đoán trước một diều gì đó.
+ Ước nguyện: mong muốn thiết tha.
+ Mơ màng: phảng phất, không rõ ràng, trong trạng thái mơ ngủ.
+ Ước lệ: quy ước trong biểu diễn nghệ thuật.
Bài 3: 
+ Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
+ Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để ghép được từ ghép thích hợp.
+ Gọi HS trình bày. GV kết luận lời giải đúng.
* Đánh giá cao: ước mơ đẹp đẽ, ước mơ cao cả, ước mơ lớn, ước mơ chính đáng.
* Đánh giá không cao: ước mơ nho nhỏ.
* Đánh giá thấp: ước mơ viển vông, ước mơ kì quặc , ước mơ dại dột.
Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và tìm ví dụ minh hoạ cho từng ước mơ đó.
- Gọi HS phát biểu ý kiến, GV nhận xét xem các em tìm ví dụ đã phù hợp với nội dung chưa?
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- Các từ: mơ tưởng, mong ước.
- mong ước nghĩa là mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai.
* Nếu cố gắng mong ước của bạn sẽ trở thành hiện thực.
* Em mong ước cho bà em không bị đau lưng nữa. 
- Mong mỏi và tưởng tượng điều mình muốn sẽ đạt được trong tương lai.
- Các nhóm hoạt động để hoàn thành bài tập.
- HS lắng nghe, sau đó nhắc lại
- 1HS đọc.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, ghép từ.
- Viết vào vở và sửa bài.
- 1HS đọc.
- nhóm 2 bàn.
- Lần lượt phát biểu ý kiến.
- 1 HS đọc.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi.
* Tình huống sử dụng:
+ em được tặng thứ đồ chơi mà mình đang mơ ước. Em nói: Thật đúng là cầu được ước thấy.
+ Bạn em mơ ước đạt học sinh giỏi. Em nói: Chúc cậu ước sao được vậy.
+ Cậu chỉ toàn ước của trái mùa, bây giờ làm gì có loại rau ấy chứ.
+ Cậu hãy yên tâm học võ đi, đừng đứng núi này trông núi nọ kẻo hỏng hết đấy.
- HS lắng nghe và thực hiện.
3. Củng cố - dặn dò:
 a. Củng cố:
 - GV nhận xét tiết học.
 b. Dặn dò:
 - Dặn HS về nhà học thuộc các tục ngữ, thành ngữ.
CHIỀU
Tiết 1 :Toán+
GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT.(VBT-Tr46)
*. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
 1. Kiểm tra: 
 2 .Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài
 b. Nội dung bài
- Yêu cầu HS làm miệng.
- Gọi HS đọc đề, nêu yêu cầu.
- GV vẽ các hình lên bảng, HS quan sát và trả lời
- Yêu cầu học sinh dùng ê ke để kiểm tra các góc. 
-Yêu cầu HS đọc đề và làm bài tập vào vở.
- Gọi lần lượt từng em lên bảng sửa bài.
2-3 em nêu, mời bạn nhận xét.
- Lắng nghe.
- Phần b HS tự làm 
- Gọi HS đọc đề bài 
- GV yêu cầu HS nối theo mẫu trong VBT.
- Nghe và ghi bài về nhà.
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài
- Bài yêu cầu gì?
- Gọi HS lên bảng làm
- Dưới lớp làm vào VBT
Bài 1:
a.
- Góc nhọn OAB	 
 A
0	 B
- Góc tù OMN
 M
 0
 N
- Góc bẹt OCD	
 *
 C O D
- Góc vuông BIK
 I
 B
 K
Bài 2 : 
- HS đọc đề bài
- HS lên bảng làm
Bài 3: 
- Góc vuông đỉnh A; cạnh AB, AD
- Góc vuông đỉnh D; cạnh DA; DC
- Góc nhọn đỉnh C; cạnh CD; CB
- Góc tù đỉnh B; cạnh BA; BC
3. Củng cố - dặn dò:
 a. Củng cố
 - Kiểm tra chấm 1 số bài của HS.
 - Giáo viên nhận xét tiết học.
 b. Dặn dò:
 - Dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau
Tiết 2: Kĩ thuật:
(Giáo viên chuyên dạy)
Tiết 3: Tiếng việt+
Luyện viết: THƯA CHUYỆN VỚI MẸ
* Các hoạt động day học chủ yếu
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Bài mới : 
 a. Giới thiệu bài
 b. Nội dung bài
* Hướng dẫn nghe – viết
Trao đổi về nội dung đoạn văn
Gọi 1 em đọc đoạn viết.
- Hướng dẫn HS viết từ khó
- Yêu cầu HS tìm các từ khó dễ lẫn: 
- HS luyện đọc các từ khó vừa tìm được
Viết chính tả: 
- GV đọc cho HS viết theo nội dung bài
- HS viết theo lời đọc của GV
Thu chấm , nhận xét bài của HS
 - GV thu bài 5 em chấm và nhận xét cụ thể
-1 Em thực hiện trên bảng, lớp viết nháp
Lắng nghe
- HS đọc đoạn viết
- Con muốn giúp mẹ....bị coi thường.
- Tìm và luyện viết các từ khó trong bài.
 -3 Em lên bảng viết, còn lại dưới lớp viết vào nháp
Đọc nối tiếp các từ khó
3. Củng cố- dặn dò
 a. Củng cố:
 - Nhận xét tiết học
 b. Dặn dò:
 - HS về nhà viết lại bài 
Tiết 4: Hoạt động ngoài giờ lên lớp
(Giáo viên chuyên dạy)
SÁNG
Thứ năm ngày 15 tháng 10 năm 2015
Tiết 1: Toán
VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
 I. Mục tiêu 
 - Biết vẽ hai đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước (bằng thước kẻ và ê ke).
II. Đồ dùng chuẩn bị
 1. Giáo viên: SGK
2. Học sinh:+ Ê ke, thước thẳng.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu
1.Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi 2 HS lên bảng làm bài hướng dẫn làm thêm ở tiết trước và kiểm tra bài tập ở nhà của vài em khác.
 - GV nhận xét 
2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài.
- Giờ học toán hôm nay các em sẽ cùng thực hiện vẽ hai đường thẳng song song với nhau.
- GV ghi tên bài lên bảng.
 b. Nội dung bài
Hoạt động 1 : Giới thiệu hai đường thẳng vuông góc.
+ GV vẽ lên bảng hình chữ nhật ABCD 
H: Đọc tên hình trên bảng và cho biết đó là hình gì?
H: Các góc A, B, C, D của hình chữ nhật ABCD là góc gì?( góc nhọn, góc vuông, góc tù, hay góc bẹt)
+ GV vừa thực hiện thao tác vừa nêu: Ta kéo dài cạnh DC thành đường thẳng DM, kéo dài cạnh BC thành đường thẳng BN. Khi đó ta được hai đường thẳng DM và BN vuông góc với nhau tại điểm C.
H: Hãy cho biết góc BCD, góc DCN, góc NCM, góc BCM là góc gì?
H: Các góc này có chung đỉnh nào?
* GV: Như vậy hai đường thẳng BN và DM vuông góc với nhau tạo thành 4 góc vuông có chung đỉnh C
+ GV yêu cầu HS quan sát các đồ dùng học tập của mình, quan sát lớp học để tìm hai đường thẳng vuông góc có trong thực tế cuộc sống.
* GV yêu cầu cả lớp thực hành vẽ đường thẳng NM vuông góc với đường thẳng PQ tại O.
Hoạt động 2 : Luyện tập
- GV vẽ lên bàng đường thẳng CD và lấy một điểm ngoài CD như hình vẽ trong BT1
- GV hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
+ Để vẽ được đường thẳng AB đi qua M và song song với đường thẳng CD, trước tiên chúng ta vẽ gì?
- GV: Sau khi đã vẽ được đường thẳng MN, chúng ta tiếp tục vẽ gì?
+ Đường thẳng vừa vẽ như thế nào so với đường thẳng CD?
+ Vậy đó chính là đường thẳng AB cần vẽ.
- Gọi HS đọc đề bài 
- GV yêu cầu HS cách vẽ đường thẳng đi qua B và song song với AD.
- Tại sao chỉ cần vẽ đường thẳng đi qua B và vuông góc với BA thì đường thẳng này sẽ song song với AD?
- Góc đỉnh E của hình tứ giác BEDA là góc vuông hay không?
+ Hình tứ giác BEDA là hình gì? Vì sao?
+ Hãy kể tên các cặp cạnh song song với nhau có trong hình vẽ?
- Hãy kể tên các cặp cạnh vuông góc với nhau có trong hình vẽ?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- Hình ABCD là hình chữ nhật.
- Các góc: A; B; C; D của hình chữ nhật ABCD đều là góc vuông.
- Là góc vuông.
- Chung đỉnh C.
+ HS nêu ví dụ: hai mép của quyển sách, vở, hai cạnh của cửa lớp học, cửa sổ, hai cạnh của bảng đen.
- 1 HS lên bảng vẽ, lớp vẽ vào giấy nháp.
Bài 1: 
- Vẽ đường thẳng AB đi qua điểm M và song song với đường thẳng CD.
+ Chúng ta vẽ đường thẳng đi qua M và vuông góc với đường thẳng CD.
- Vẽ đường thẳng đi qua M và vuông góc với đường thẳng MN
+ Đường thẳng này song song với CD.
Bài 3:
- Vẽ đường thẳng đi qua B, vuông góc với AB, đường thẳng này song song với AD.
- Vì theo hình vẽ ta đã có BA vuông góc với AD.
- Góc đỉnh E của hình tứ giác BEDA là góc vuông.
+ Hình tứ giác BEDA là HCN vì hình này có bốn góc ở đỉnh đều là góc vuông.
+ AB song song với DC, BE song song với AD.
+ BA vuông góc với AD, AD 
- HS trả lời
- Vuông góc với DC, DC vuông góc với EB, EB vuông góc với BA. 
3. Củng cố- dặn dò:
 a. Củng cố:
 - GV nhận xét tiết học và hướng dẫn bài làm ở nhà.
 b. Dặn dò:
 - Dặn HS về nhà học bài và làm bài tập.
Tiết 2: Luyện từ và câu: 
ĐỘNG TỪ
I. Mục tiêu 
- Hiểu thế nào là động từ ( từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật: người, sự vật, hiện tượng).
- Nhận biết được động từ trong câu hoặc thể hiện trong tranh vẽ( BT mục III).
II. Đồ dùng chuẩn bị
1. Giáo viên:- Bảng phụ ghi sẵn đoạn văn bài tập 1 phần nhận xét.
 - Giấy khổ to và bút dạ.
 - Tranh minh hoạ trang 94 SGK
2. Học sinh: SGK
III. Các hoạt động dạy-học chủ yếu
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Gọi HS đọc bài tập đã giao ở tiết trước. Yêu cầu HS đọc thuộc và tình huống sử dụng các câu tục ngữ 
 - GV nhận xét 
2. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
- Hỏi: + Những từ loại nào trong câu mà em đã biết?
 + Vậy từ bẻ, biến thành từ loại nào?
- Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó.
b. Nội dung bài	
- GV viết câu văn lên bảng: Vua Mi- đát thử bẻ một cành sồi, cành đó liền biến thành vàng 
- Yêu cầu HS phân tích 
- Những từ loại nào trong câu nào mà em đã biết ?
- Vậy loại từ “ bẻ , biến thành” là gì?
* Bài học hôm nay sẽ giúp các em trả lời câu hỏi đó?
 HĐ1: Tìm hiểu bài
- Gọi HS đọc phần nhân xét 
- Yêu HS thảo luận trong nhóm để tìm ra các từ theo yêu cầu 
- Gọi HS phát biểu ý kiến 
- GV kết luận lời giải đúng 
* Các từ nêu trên chỉ hoạt động, trạng thái của người , vật đó là động từ 
 Ghi nhớ : 
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ
- Vậy từ: bẻ, biến thành có phải là động từ hay không? vì sao?
- Yêu cầu HS lấy thêm ví dụ về động từ chỉ hoạt động, trạng thái. 
HĐ2: Luyện tập 
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và mẫu 
- Yêu cầu HS thảo luận và tìm từ , sau đại diện các nhóm lên dán phiếu trên bảng , các nhóm khác nhận xét bổ sung 
- GV kết luận về các từ đúng. Tuyên dương nhóm tìm được nhiều động từ
Bài tập 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nôi dung 
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, ghi vào vở nháp.
- GV kết luận lời giải đúng.
a) đến- yết kiến-cho- nhận- xin – làm – dùi – có thể- lặn.
b) mỉm cười – ưng thuận – thử – bẻ – biến thành – ngắt – thành – tưởng – có .
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu
- GV treo tranh minh hoạ va gọi HS lên bảng chỉ vào tranh để mô tả trò chơi.
- Tổ chức cho HS thi diễn kịch câm 
- Hoạt động nhóm.
- GV gợi ý các hoạt động cho từng nhóm
VD: + Động tác học tập
 + Động tác vệ sinh thân thể	
 + Động tác vui chơi, giải trí
- HS phân tích 
- Vua Mi- đát/ thử/ be/ một cành/ sồi, cành/ đó/ liền/ biến thành/ vàng.
-HS trả lời 
 Danh từ chung: vua , một, cành , sồi , vàng
 Danh từ riêng: Mi- đát 
- HS lắng nghe
- 2 HS đọc
- Hoạt động nhóm đôi, viết các từ tìm được vào vở nháp 
- Phát biểu, nhân xét, bổ sung
 Các từ chỉ hoạt động : nhìn, thấy , nghĩ 
 Các từ chỉ trạng thái : đổ , bay, 
- HS lắng nghe 
- 3 HS đọc, lớp dọc thầm theo
- Bẻ, biến thành là động từ ,. Vì be là từ chỉ hoạt động của người, biến thành là từ chỉ trạng thái của vật.
+ VD: - Từ chỉ hoạt động: ăn cơm , kể chuyện, múa , hát, đi chơi
 - Từ chỉ trạng thái :bay, lượn, ngủ , ngồi
- HS viết vào vở bài tập
Các HĐ ở nhà
Các HĐ ở trường
Đánh răng, rửa 

File đính kèm:

  • doctuan 9 -2014.doc
Giáo án liên quan