Giáo án Toán 1 tuần 31

Môn: TOÁN Bài: THỰC HÀNH

I. Mục tiêu:

1.KT: Củng cố xem giờ đúng trên đồng hồ.

 2.KN: Bước đầu có hiểu biết về sử dụng thời gian trong đời sống thực tế.

 3.TĐ:Rèn tính cẩn thận cho hs.

II. Đồ dùng:

 1. GV: Mặt đồng hồ bằng nhựa có kim ngắn, kim dài.

 Đồng hồ để bàn.

 2. HS: Mặt đồng hồ bằng nhựa (bộ đồ dùng học toán).

 

doc8 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 1034 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 1 tuần 31, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 31
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Thứ hai ngày 21 tháng 4 năm 2012
Môn: TOÁN 	Bài: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
	1.KT: Củng cố về kĩ năng làm tính cộng, làm tính trừ (không nhớ) trong phạm vi 100.
	2.KN: Bước đầu nhận biết về tính chất giao hoán của phép cộng và quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
 	 Củng cố kĩ năng tính nhẩm, tính viết.
 3.TĐ:Rèn tính cẩn thận,nhanh nhẹn cho hs.
II. Đồ dùng:
 	-GV: Bảng phụ.
III. Hoạt động dạy và học chủ yếu:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
5’
I. KTBC:
- Tính: 48 - 6, 76 – 14.
Lớp làm nháp.
1 HS làm trên bảng lớp.
- Nhận xét.
II. Bài mới:
2’
1. Giới thiệu bài:
- GV nêu nêu cầu tiết học.
2. Luyện tập:
Cho HS làm bài tập SGK trang 163.
7’
Bài 1: Củng cố đặt tính và làm tính viết.
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập.
1 HS.
- Cho HS làm bài 
HS làm bài vào vở.
2 HS lên bảng.
- Chữa bài: Gọi HS trình bày trên bảng lớp.
Chốt: Đổi chỗ các số trong phép cộng thì kết quả không đổi.
Bài 2:
- Cho HS nêu YC
1 HS.
- Cho HS làm bài.
HS làm bài vào SGK.
- Chữa bài: Kiểm tra chéo vở.
Chốt: Mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ: Lấy kết quả phép cộng trừ đi số này thì được số kia.
Nghỉ 5’
5’
Bài 3: Củng cố so sánh 2 số.
- Cho HS nêu YC
1 HS.
- Cho HS làm bài.
HS làm bài vào SGK.
Chốt: So sánh các phép tính ta có thể tính kết quả các phép tính rồi so sánh 2 số. Hoặc dùng quan hệ giữa phép cộng và trừ để so sánh.
2 HS làm bảng nhóm.
NX bạn.
5’
III. Củng cố - dặn dò:
- Trò chơi Bài tập 4 Cho 2 đội chơi, mỗi đội 4 HS. 
Chọn 2 đội chơi.
- Nhiệm vụ mỗi HS nối 1 phép tính với 1 số thích hợp là kết quả phép tính.
- Cho HS chơi.
HS chơi.
- Nhận xét 2 đội chơi.
- Bài sau: Đồng hồ - thời gian.
Rút kinh nghiệm - bổ sung:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 31
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Thứ tư ngày 23 tháng 4 năm 2014
Môn: TOÁN 	 Bài: ĐỒNG HỒ - THỜI GIAN
I. Mục tiêu: 
1.KT: Làm quen với mặt đồng hồ. Biết đọc giờ đúng trên đồng hồ.
	2.KN: Có biểu tượng ban đầu về thời gian.
 3.TĐ:Rèn tính cẩn thận cho hs.
II. Đồ dùng:
 	1. GV: Mặt đồng hồ bằng nhựa có kim ngắn, kim dài.
 Đồng hồ để bàn.
 	2. HS: Mặt đồng hồ bằng nhựa (bộ đồ dùng học toán).
III. Hoạt động dạy và học chủ yếu:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
3’
I. KTBC:
Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
II. Bài mới: 
5’
1. Giới thiệu bài: 
- GV giơ đồng hồ lên và hỏi: Đây là cái gì?
Đồng hồ.
- Đồng hồ để làm gì?
Xem giờ.
- Hôm nay cô sẽ dạy các con xem giờ đúng.
- GV ghi đầu bài lên bảng lớp.
10’
2. Tìm hiểu bài: Giới thiệu mặt đồng hồ và kim chỉ giờ đúng trên mặt đồng hồ.
Hỏi: Trên mặt đồng hồ có những gì?
Kim ngắn, kim dài, các số từ 1 đến 12.
Nêu: Đồng hồ giúp ta biết được thời gian để học tập và làm việc. Kim ngắn và kim dài quay được theo chiều từ số bé đến số lớn.
Khi kim dài chỉ số 12, kim ngắn chỉ vào đúng số nào đó (chẳng hạn số 9) thì lúc đó là 9 giờ.
Hỏi: Lúc 3 giờ, kim ngắn chỉ số mấy? Kim dài chỉ số mấy?
Kim ngắn chỉ số 3, kim dài chỉ số 12.
Lúc đó em đang làm gì?
Đêm: em đang ngủ.
Chiều: em đang học bài.
Tương tự cho đồng hồ chỉ 6 giờ, 7 giờ.
Nghỉ 5’
14’
3. Thực hành: 
Cho HS làm bài tập SGK trang 164.
GV cho HS làm miệng các bài tập SGK.
HS nêu giờ đúng của các đồng hồ trong các hình vẽ.
Hỏi: Lúc đó em đang làm gì?
HS tự nêu.
Giới thiệu: 1 ngày có 24 giờ. Đồng hồ quay 2 vòng số. (1 lần 1 giờ, 2 lần 2 giờ,...)
* Giới thiệu các khoảng giờ ứng với sáng, chiều, tối.
5’
III. Củng cố - dặn dò:
Trò chơi: Ai đúng và nhanh.
Cả lớp.
- GV xoay kim đồng hồ nhựa và hỏi: “Đồng hồ chỉ mấy giờ?”
HS nào nói nhanh, chính xác khen thưởng...
- Bài sau: Thực hành.
Rút kinh nghiệm - bổ sung .................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
TUẦN 31
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Thứ năm ngày 24 tháng 4 năm 2014
Môn: TOÁN 	 Bài: THỰC HÀNH
I. Mục tiêu: 
1.KT: Củng cố xem giờ đúng trên đồng hồ.
	2.KN: Bước đầu có hiểu biết về sử dụng thời gian trong đời sống thực tế.
 3.TĐ:Rèn tính cẩn thận cho hs.
II. Đồ dùng:
 	1. GV: Mặt đồng hồ bằng nhựa có kim ngắn, kim dài.
 Đồng hồ để bàn.
 	2. HS: Mặt đồng hồ bằng nhựa (bộ đồ dùng học toán).
III. Các hoạt động dạy hoc chủ yếu:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
5’
I. KTBC:
- GV sử dụng mô hình mặt đồng hồ, xoay kim và yêu cầu HS đọc giờ đúng trên mặt đồng hồ.
HS đọc: 9 giờ.
VD: 9 giờ.
Hỏi: Vì sao con biết?
Kim ngắn chỉ số 9; Kim dài chỉ số 12.
Kiểm tra tương tự vài HS. 
- Cho HS nhận xét.
- Nhận xét chung nội dung kiểm tra.
II. Bài mới:
2’
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học.
2. Luyện tập:
Cho HS làm bài tập SGK trang 165.
5’
Bài 1: 
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập.
Viết theo mẫu.
- GV hỏi: 
+ Đồng hồ mẫu chỉ mấy giờ?
3 giờ.
+ Lúc 3 giờ, kim ngắn chỉ số mấy? Kim dài chỉ số mấy?
1 - 2 HS nêu.
- Cho HS làm bài.
- Chữa bài: Gọi HS lần lượt đọc số giờ tương ứng trên mặt đồng hồ.
- Gọi HS nhận xét.
HS chữa bài.
Chốt: Lúc giờ đúng, kim dài bao giờ cũng chỉ vào số mấy?
Số 12.
7’
Bài 2:
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập.
1 HS.
HS làm sách.
- Chữa bài: Cho HS đổi vở cho nhau để kiểm tra. 
HS kiểm tra bài cho bạn.
Chốt: Khi đồng hồ chỉ giờ đúng kim đồng hồ có gì đặc biệt?
HS TL.
Nghỉ 5’
6’
Bài 3: 
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập.
Nối tranh với đồng hồ thích hợp.
- GV hướng dẫn HS quan sát tranh và đọc câu chú thích của từng tranh. Sau đó xem giờ của từng đồng hồ xem giờ nào thích hợpvới các công việc buổi sáng, trưa, chiều, tối sau đó nối lại cho chính xác.
- Cho HS làm bài.
HS làm vào sách.
- Chữa bài: Gọi HS đọc chữa.
Buổi trưa em ăn cơm lúc 11 giờ. Buổi sáng em học ở trường lúc 8 giờ. Buổi chiều em học nhóm lúc 3 giờ. Buổi tối em nghỉ ở nhà lúc 10 giờ.
Chốt: Cần học tập, sinh hoạt đúng giờ giấc để đảm bảo sức khoẻ.
5’
Bài 4:
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập.
1 HS.
- HD Tương tự bài 2, nhìn tranh phán đoán xem bạn đi từ nhà vào lúc mấy giờ? Đến quê lúc mấy giờ?
VD: Từ nhà đi lúc 6 giờ, đến quê lúc 12 giờ. Cho HS giải thích lí do quê xa hay gần điều chỉnh thời gian thích hợp.
5’
III. Củng cố - dặn dò: 
- Khi xem giờ đúng cần chú ý gì?
- Nhận xét giờ học. 
- Bài sau: Luyện tập.
 Rút kinh nghiệm - bổ sung:
TUẦN 31
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
 Thứ sáu ngày 25 tháng 4 năm 2014
Môn: TOÁN 	Bài: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
	1.KT: Củng cố xem giờ đúng trên đồng hồ.
	2.KN: Xác định vị trí của các kim ứng với giờ đúng trên mặt đồng hồ.
	 Bước đầu có hiểu biết các thời điểm trong sinh hoạt hàng ngày.
 3.TĐ:Rèn tính cẩn thận cho hs.
II. Đồ dùng:
 	1. GV: Mặt đồng hồ bằng nhựa có kim ngắn, kim dài.
 	2. HS: Mặt đồng hồ bằng nhựa (bộ đồ dùng học toán).
III. Hoạt động dạy và học chủ yếu:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
5’
I. KTBC:
- GV sử dụng mô hình mặt đồng hồ, xoay kim và yêu cầu HS đọc giờ đúng trên mặt đồng hồ.
HS đọc.
- Cho HS nhận xét.
3’
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu bài học , ghi đầu bài lên bảng lớp.
2. Luyện tập:
 Cho HS làm các bài tập SGK trang 167.
5’
Bài 1: Cho HS nêu yêu cầu bài tập.
Nối đồng hồ với số chỉ giờ đúng.
- Cho HS tự làm bài.
HS làm sách
- Chữa bài: 
Đổi vở kiểm tra chéo kết quả.
Chốt: Vào các thời điểm giờ đúng, các kim có gì đặc biệt?
Kim dài chỉ số 12.
5’
Bài 2: Thực hành.
- Cho HS sử dụng mặt đồng hồ của mình để quay kim theo yêu cầu bài tập.
- Cho HS thực hành nhóm 2.
HS thực hành theo bàn.
- Chữa bài: Đại diện nhóm giơ bài cho cả lớp xem.
Chốt: Thay đổi giờ đúng ta chỉ việc giữ nguyên kim dài (chỉ số 12) xoay kim ngắn chỉ vào số giờ theo yêu cầu.
Nghỉ 5’
7’
Bài 3: Củng cố nhận biết các thời điểm trong sinh hoạt hàng ngày.
- Cho HS nêu yêu cầu bài tập.
Nối mỗi câu với đồng hồ thích hợp.
- Cho HS đọc nội dung từng câu sau đó tìm đồng hồ chỉ số giờ nêu trong mỗi câu rồi tiến hành nối cho đúng.
HS thực hành.
- Chữa bài. 
Đổi vở chữa bài.
Chốt: Cần thực hiện đúng giờ giấc trong sinh hoạt, học tập.
3’
III. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét chung giờ học.
- Thực hành xem giờ đúng trên đồng hồ để bàn, treo tường. 
- Bài sau: Luyện tập chung.
Rút kinh nghiệm - bổ sung:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_1.doc
Giáo án liên quan