Giáo án Tin lớp 8 tiết 12: Sử dụng biến trong chương trình (tt)

SỬ DỤNG BIẾN TRONG CHƯƠNG TRÌNH (tt)

3. Sử dụng biến trong chương trình.

- Muốn sử dụng biến ta phải thực hiện các thao tác:

+ Khai báo biến thuộc kiểu nào đó.

+ Nhập giá trị cho biến hoặc gán giá trị cho biến.

+ Tính toán với giá trị của biến.

- Lệnh để sử dụng biến:

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin lớp 8 tiết 12: Sử dụng biến trong chương trình (tt), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 12
Ngày dạy: 25/09/2009
Bài 4: SỬ DỤNG BIẾN TRONG CHƯƠNG TRÌNH (tt)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Khái niệm biến, hằng;
Hiểu cách khai báo;
Biết vai trò của biến trong lập trình;
Hiểu lệnh gán.
2. Kỹ năng
Lập trình với các lệnh gán;
Sử dụng biến, hằng.
3. Thái độ
Nghiêm túc trong học tập
II. Chuẩn bị
Thầy giáo
Phòng máy
Máy chiếu
Học sinh
Sách giáo khoa
Đọc trước bài ở nhà
III. Phương pháp dạy học
Thuyết trình, diển giải.
Thực hành trực tuyến
IV. Tiến trình dạy học
Ổn định
Kiểm diện học sinh
Kiểm tra bài cũ
Viết lệnh in lên màn hình thông báo : ‘20 + 5 =’
Viết lệnh in lên màn hình kết quả phép toán : 20+5.
Viết lệnh điều khiển máy dừng lại đến khi nhấn phím enter thì tiếp tục.
Viết lệnh nhập dữ liệu vào từ bàn phím.
Bài mới
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung ghi của trò
* Nội dung 1: Giới thiệu bài mới
Trong quá trình tính toán máy tính có thể sử dụng một đại lượng lưu trữ tạm thời, đại lượng này có thể thay đổi giá trị trong quá trình tính toán. Người ta gọi đại lượng là biến. Vậy trong chương trình Pascal muốn sử dụng biến thì phải làm thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta giải quyết vấn đề này.
* Nội dung 2: Học sinh biết cách sử dụng biến trong lập trình
Sau khi khai báo biến, muốn sử dụng biến phải làm cho biến có giá trị bằng 1 trong 2 cách (nhập hoặc gán).
Viết lệnh nhập giá trị cho biến y vào bảng phụ.
Khi khai báo biến y thuộc kiểu Interger thì phải nhập giá trị cho biến y như thế nào?
Nghiên cứu sách giáo khoa trả lời.
Khi nhập hoặc gán giá trị mới cho biến thì giá trị cũ có bị mất đi hay không?
Nghiên cứu sgk trả lời.
Giới thiệu cấu trúc lệnh gán 
Nghiên cứu ví dụ sgk để hiểu hoạt động của lệnh gán.
Đưa ra màn hình bảng các ví dụ về lệnh gán.
Lệnh
ý nghĩa
X:=12;
Gán giá trị đã lưu trong biến nhớ Y vào biến nhớ X.
X:=(a+b)/2;
Tăng giá trị của biến nhớ X lên 1 đơn vị, kết quả gán trở lại biến X.
Điền vào các ô trống lệnh hoặc ý nghĩa của lệnh.
Nhận xét và chốt bảng như SGK.
* Nội dung 3: HS biết khái niệm và cách sử dụng hằng trong chương trình
Đọc sgk để hiểu thế nào là hằng và cách khai báo hằng như thế nào?
Nêu khái niệm ngắn gọn về hằng?
Trả lời.
Viết cách khai báo hằng số và 1 ví dụ cụ thể.
Viết bảng phụ.
Nhận xét và chốt khái niệm hằng, cách khai báo hằng, ví dụ.
Có thể dùng lệnh gán để thay đổi giá trị của hằng không? Khi cần thay đổi giá trị của hằng ta làm như thế nào?
Học sinh nghiên cứu SGK trả lời
SỬ DỤNG BIẾN TRONG CHƯƠNG TRÌNH (tt)
3. Sử dụng biến trong chương trình.
Muốn sử dụng biến ta phải thực hiện các thao tác: 
+ Khai báo biến thuộc kiểu nào đó.
+ Nhập giá trị cho biến hoặc gán giá trị cho biến.
+ Tính toán với giá trị của biến.
Lệnh để sử dụng biến:
+ Lệnh nhập giá trị cho biến từ bàn phím:
	Readln(tên biến);
+ Lệnh gán giá trị cho biến:
Tên biến := Biểu thức cần gán giá trị cho biến;
Ví dụ : 
Lệnh 
Ý nghĩa
X:=12;
Gán giá trị số 12 vào biến nhớ X.
X:=Y;
Gán giá trị đã lưu trong biến nhớ Y vào biến nhớ X.
X:=(a+b)/2;
Thực hiện phép toán tính trung bình cộng hai giá trị nằm trong hai biến nhớ a và b. Kết quả gán vào biến nhớ X.
X:=X+1;
Tăng giá trị của biến nhớ X lên 1 đơn vị, kết quả gán trở lại biến X.
4. Hằng 
Hằng là đại lượng để lưu trữ dữ liệu và có giá trị không đổi trong suốt quá trình thực hiện chương trình.
Cách khai báo hằng :
Const tên hằng = giá trị của hằng ;
Ví dụ : 
Củng cố và luyện tập
 1. Trong Pascal, khai báo nào sau đây là đúng cho khai báo biến số ?
a) var tb: real; 	b) var 4hs: integer;	 c) const x: real; 	d) var R = 30;
2. Hãy cho biết kiểu dữ liệu của các biến cần khai báo dùng để viết chương trình để giải các bài toán dưới đây:
a) Tính diện tích S của hình tam giác với độ dài một cạnh a và chiều cao tương ứng h (a và h là các số tự nhiên được nhập vào từ bàn phím).
b) Tính kết quả c của phép chia lấy phần nguyên và kết quả d của phép chia lấy phần dư của hai số nguyên a và b.
Hướng dẫn học ở nhà
Học bài
Chuẩn bị phần còn lại của bài này
V. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docTiet 12.doc