Giáo án Tin học lớp 8 tuần 23: Sử dụng một số công cụ soạn thảo đặc biệt

Tên bài: Sử dụng một số công cụ soạn thảo đặc biệt (tt)

I. Phần mục đích yêu cầu:

- Kiến Thức: HS biết cách kết hợp công cụ soạn thảo đặc biệt.

- Kỹ Năng: HS biết thao tác các công cụ của hệ soạn thảo văn bản.

- Thái độ: Học sinh chú ý và ham thích học bài.

II. Phần Chuẩn bị:

- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại.

- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.

III. Phần quy trình lên lớp:

1. Ổn định lớp:

- Giữ trật tự.

- Kiểm tra sĩ số.

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1269 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học lớp 8 tuần 23: Sử dụng một số công cụ soạn thảo đặc biệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khối 8
Ngày soạn: 25/01/2015
Ngày dạy: 26/01/2015
Tuần: 23 Tiết: 43
Họ và tên: NGUYỄN THANH DƯƠNG.
Tên bài: Sử dụng một số công cụ soạn thảo đặc biệt
Phần mục đích yêu cầu:
Kiến Thức: HS biết cách kết hợp công cụ soạn thảo đặc biệt.
Kỹ Năng: HS biết thao tác các công cụ của hệ soạn thảo văn bản.
Thái độ: Học sinh chú ý và ham thích học bài.
Phần Chuẩn bị:
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.
Phần quy trình lên lớp:
Ổn định lớp: 
- Giữ trật tự.
- Kiểm tra sĩ số.
 Kiểm tra bài cũ: 
- Kết hợp bài mới.
Tiến hành bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV: Chọn vị trí cần đặt ký tự đặc biệt, tiếp theo mở mục chọn Insert\ Symbol hộp thoại Symbol xuất hiện
- GV: Ở thẻ Symbol, có thể tìm ký tự đặc biệt cần chèn lên văn bản. Trong trường hợp không tìm thấy, có thể tìm ký tự ở danh mục khác bằng cách chọn một danh mục tập hợp các ký tự ở mục Font:
- GV: Khi thấy kí tự cần tìm, có thể chèn chúng lên tài liệu như sau
Chọn ký tự cần chèn bằng cách nhấn chuột trái lên nó, rồi nhấn nút Insert để chèn ký tự lên tài liệu
Để có thể soạn thảo được công thức toán học, máy tính phải được cài đặt bộ Microsoft Equation 3.0 cùng với bộ Microsoft Office. 
- Những ký tự thông thường có thể gõ vào từ bàn phím còn công thức toán học muốn đánh vào văn bản thì làm thế nào?
- GV nêu ví dụ: Muốn đánh công thức 
x1
=
x2
=
-b±
2*a
thì đánh như thế nào?
- GV hướng dẫn HS đánh công thức toán học trên.
Thanh công cụ Equation cùng hộp soạn thảo công thức xuất hiện:
- Hộp soạn thảo công thức, là nơi để soạn thảo công thức toán học.
 - Thanh công cụ Equation chứa các nút lệnh cho phép chọn các mẫu công thức và các ký tự, ký hiệu, phần tử trong một công thức toán học. 
+ HS: lắng nghe và ghi bài
+ HS: lắng nghe và quan sát 
+ HS: lắng nghe và ghi bài
HS nêu các bước tạo công thức toán học:
Bước 1: Chọn một vị trí trên tài liệu, nơi sẽ chèn công thức toán học vào; 
Bước 2: Kích hoạt trình soạn thảo công thức toán học bằng cách: mở mục chọn Insert | Object... Hộp thoại Object xuất hiện:
Bước 3: Soạn thảo công thức: Đơn giản bằng cách chèn các mẫu công thức rồi xây dựng các thành phần công thức.
- HS quan sát cách đánh công thức toán học và quan sát thanh công thức Equation.
- HS ghi chép.
1. Soạn thảo ký tự đặc biệt
- Chọn Insert\ Symbol
- Chọn ký tự cần chèn sau đó nhấn Insert
2. Tạo công thức toán học nhờ sử dụng Microsoft Equation 3.0
Cách soạn thảo một công thức toán học được tiến hành như sau: 
Bước 1: Chọn một vị trí trên tài liệu, nơi sẽ chèn công thức toán học vào; 
Bước 2: Kích hoạt trình soạn thảo công thức toán học bằng cách: mở mục chọn Insert | Object... Hộp thoại Object xuất hiện:
Dùng chuột chọn mục Microsoft Equation 3.0 (như hình trên), rồi nhấn OK. 
Bước 3: Soạn thảo công thức: Đơn giản bằng cách chèn các mẫu công thức rồi xây dựng các thành phần công thức.
4.Củng cố:
Làm thế nào để chèn ký tự đặc biệt?
Nêu cách tạo công thức toán học?
5.Dặn dò:
 - Về nhà học bài và tìm hiểu các phần tiếp theo.
IV/ Rút kinh nghiệm:
Khối 8
Ngày soạn: 25/01/2015
Ngày dạy: 26/01/2015
Tuần: 23 Tiết: 44
Họ và tên: NGUYỄN THANH DƯƠNG.
Tên bài: Sử dụng một số công cụ soạn thảo đặc biệt (tt)
Phần mục đích yêu cầu:
Kiến Thức: HS biết cách kết hợp công cụ soạn thảo đặc biệt.
Kỹ Năng: HS biết thao tác các công cụ của hệ soạn thảo văn bản.
Thái độ: Học sinh chú ý và ham thích học bài.
Phần Chuẩn bị:
- Phương pháp thuyết trình, đàm thoại.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án.
Phần quy trình lên lớp:
Ổn định lớp: 
- Giữ trật tự.
- Kiểm tra sĩ số.
 Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu các bước soạn thảo kí tự đặc biệt.
Tiến hành bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV: Để chèn ảnh từ một tệp tin lên tài liệu, bạn làm như sau
- GV: Mở mục chọn Insert\ Picture\ From file, hộp thoại Insert Picture xuất hiện cho phép bạn tìm tệp ảnh cần chèn lên tài liệu
- Chọn tệp ảnh, rồi nhấn nút Insert để hoàn tất
- GV: Ảnh từ tệp đã chọn được chèn lên tài liệu cùng thanh công cụ Picture giúp bạn thực hiện các phép định dạng, hiệu chỉnh ảnh. Ý nghĩa các nút lệnh trên thanh công cụ Picture như sau:
- Chèn thêm ảnh từ tệp tin khác
- Định dạng màu cho ảnh
- Điều chỉnh độ tương phảnh cho ảnh
- GV: Để chèn một dòng chữ nghệ thuật lên tài liệu, bạn làm như sau:
- B1: Nháy nút Insert WordArt trên thanh công cụ Drawing, hộp thoại WorArt Gallery xuất hiện:
- B2: Dùng chuột chọn chữ nghệ thuật cần tạo
- B3: Gõ vào dòng chữ bạn muốn tạo ở mục Text trên hộp thoại Edit WordArt
- B4: Nhấn Ok để kết thúc.
+ HS: lắng nghe và ghi bài
+ HS: lắng nghe và ghi bài
+ HS bổ sung thêm ý nghĩa các nút lệnh:
- Điều chỉnh độ sáng tối của ảnh
- Dùng để cắt ảnh
- Chọn kiểu đuờng viền cho ảnh
- Bật các tính năng định dạng 
+ HS: lắng nghe và ghi bài
+ HS: lắng nghe và ghi bài
+ HS: lắng nghe và ghi bài
+ HS: lắng nghe và ghi bài
3. Chèn hình ảnh vào văn bản
- Chọn Insert\ Picture\ From file
- Chọn tệp ảnh rồi nhấn Insert để hoàn tất
Ngoài ra còn cần thiết lập thêm các thuộc tính
- Thiết lập thuộc tính xuyên thấu ảnh
- Hủy bỏ các định dạng ảnh.
4. Tạo chữ nghệ thuật
- B1: Nháy nút Insert WordArt trên thanh công cụ Drawing, hộp thoại WorArt Gallery xuất hiện:
- B2: Dùng chuột chọn chữ nghệ thuật cần tạo
- B3: Gõ vào dòng chữ bạn muốn tạo ở mục Text trên hộp thoại Edit WordArt
- B4: Nhấn Ok để kết thúc.
4.Củng cố:
Làm thế nào để chèn hình ảnh vào văn bản?
Nêu cách tạo chữ nghệ thuật?
5.Dặn dò:
 - Về nhà học bài và tìm hiểu phần tiếp theo.
IV/ Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docTuan 23.doc