GIáo án Tin học lớp 11 bài 15: Thao tác với tệp

- Tệp văn bản là tệp mà dữ liệu được ghi dưới dạng các kí tự, các dữ liệu dang văn bản như sách, tài liệu, giáo án,

- Tệp có cấu trúc: là tệp mà thành phần của nó được tổ chức theo một cấu trúc nhất định.

- Tệp truy cập tuần tự là tập văn bản có cách thực truy cập tuần tự, cho phép truy cập đến một dữ liệu nào đó trong tập chỉ bằng cách đi qua lần lượt tất cả các dữ liệu trước đó.

- Tệp truy cập trực tiếp là tệp có cấu trúc có cách thức truy cập trực tiếp, cho phép tham chiếu đến vị trí cần tìm một cách trực tiếp.

 

doc9 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 4763 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu GIáo án Tin học lớp 11 bài 15: Thao tác với tệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG V: DỮ LIỆU KIỂU TỆP
BÀI 14: KIỂU DỮ LIỆU TỆP
 BÀI 15 : THAO TÁC VỚI TỆP
Mục đích, yêu cầu.
Kiến thức:
Biết được khái niệm và vai trò của kiểu tệp
Biết được hai cách phân loại tệp: theo cách tổ chức dữ liệu và theo cách truy cập
Hiểu bản chất của tệp văn bản
Biết các bước làm việc với tệp: gán tên cho biến tệp, mở tệp, đọc/ghi tệp, đóng tệp
Kỹ năng :
Biết khai báo biến tệp và các thao tác cơ bản làm việc với tệp văn bản
Sử dụng một số hàm và thủ tục chuẩn làm việc với tệp
Thái độ :
Học sinh cần thấy sự cần thiết và tiện lợi của kiểu dữ liệu tệp
Giáo dục ý thức lưu trữ dữ liệu phòng chống mất mát dữ liệu. 
Phương pháp, phương tiện.
Phương pháp:
Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm và kết hợp các hình ảnh trực quan.
Sử dụng các câu hỏi gợi mở, nêu và giải quyết vấn đề.
Phương tiện:
Giáo viên: Sách giáo viên Tin học lớp 11, SGK Tin Học lớp 11, Giáo án Tin
học 11, máy tính, máy chiếu.
Học sinh: SGK Tin Học lớp 11, vở ghi, bút.
Tiến trình trên lớp, nội dung bài giảng.
Ổn định lớp (1’).
Ổn định lớp.
Kiểm tra sĩ số.
Gợi động cơ. (2’)
Tất cả các kiểu dữ liệu mà chúng ta đã biết ở các bài học trước đều có chung một đặc điểm, đó là chỉ tồn tại trong bộ nhớ (trong). Khi chương trình kết thúc hoặc tắt máy thì toàn bộ dữ liệu được xử lý trong chương trình không còn nữa. Ngoài ra, bộ nhớ cấp phát cho các kiểu dữ liệu này rất ít ỏi.
Để khắc phục được hai hạn chế trên, các ngôn ngữ lập trình cung cấp dữ liệu kiểu tệp cho phép lưu trữ dữ liệu trên bộ nhớ ngoài. Trong bài học này ta sẽ tìm hiểu cách khai báo biến tệp và các thao tác cơ bản làm việc với tệp văn bản, sử dụng một số hàm và thủ tục chuẩn làm việc với tệp. 
Nội dung bài giảng.
Nội dung
Hoạt động của thầy và trò
Hoạt động 1: Giới thiệu kiểu dữ liệu tệp (10’)
1. Vai trò kiểu dữ liệu tệp: 
Khái niệm:
Tệp là một dãy các phần tử cùng kiểu được sắp xếp theo một cách tuần tự
Một số đặc điểm của kiểu dữ liệu tệp:
Lưu trữ lâu dài ở bộ nhớ ngoài (đĩa từ, CD,) và không bị mất khi ngắt nguồn điện.
Lượng dữ liệu lưu trữ trên tệp có thể rất lớn và chỉ phụ thuộc vào dung lượng đĩa.
2. Phân loại tệp
Xét theo các tổ chức dữ liệu:
Tệp văn bản.
Ví dụ: Sách, giáo án, chương trình.
Tệp có cấu trúc.
Ví dụ: Hình ảnh, âm thanh,..
Xét theo cách thức truy cập: 
Tệp truy cập tuần tự.
Ví dụ: Bài giáo án, chương trình pascal,
Tệp truy cập trực tiếp.
GV: Để tìm hiểu vai trò và phân loại của kiểu dữ liệu tệp chúng ta cần biết đến khái niệm của kiểu dữ liệu tệp.
GV: Vậy em nào cho cô biết, tệp là gì?
HS: Trả lời câu hỏi, tập trung nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ.
GV: Dữ liệu kiểu tệp có các đặc điểm nổi bật nào?
HS: Chú ý nghe giảng và trả lời câu hỏi
GV: Theo các em thì có bao nhiêu cách phân loại tệp và mỗi loại gồm có những loại tệp nào?
HS: Đọc SGK và trả lời câu hỏi
GV: Thuyết trình cho học sinh hiểu tệp văn bản, tệp có cấu trúc, tệp truy cập tuần tự và tệp truy cập trực tiếp
Tệp văn bản là tệp mà dữ liệu được ghi dưới dạng các kí tự, các dữ liệu dang văn bản như sách, tài liệu, giáo án,
Tệp có cấu trúc: là tệp mà thành phần của nó được tổ chức theo một cấu trúc nhất định. 
Tệp truy cập tuần tự là tập văn bản có cách thực truy cập tuần tự, cho phép truy cập đến một dữ liệu nào đó trong tập chỉ bằng cách đi qua lần lượt tất cả các dữ liệu trước đó.
Tệp truy cập trực tiếp là tệp có cấu trúc có cách thức truy cập trực tiếp, cho phép tham chiếu đến vị trí cần tìm một cách trực tiếp.
HS: Nghe giảng và chép bài đầy đủ
Hoạt động 2: Các thao tác với tệp (30’)
Khai báo.
Khai báo biến tệp văn bản có dạng:
Var : text;
Ví dụ: 
Var tep1, tep2 : text;
Thao tác với tệp
Gắn tên cho biến tệp
Ý nghĩa: Là tạo tham chiếu giữa tệp trên đĩa và biến tệp trong chương trình.
Cú pháp: 
Assign (,);
VD : Assign(tep1,‘DULIEU.DAT’);
Assign(tep1,‘C:\INP.DAT’);
Mở tệp đọc dữ liệu
Cú pháp: 
Mở tệp để đọc:
Reset ();
VD: 
Assign (ten2, ‘DL.INP’);
reset (ten2);
Thủ tục đọc tệp văn bản được dung khi chúng ta muốn đọc dữ liệu bên trong tệp.
Câu lệnh thủ tục đọc có dạng:
read(, );
hoặc
readln(, );
VD: 
Thủ tục đọc: 
Read(tep2, A, B, C);
Readln(tep2, A, B, C);
 Mở tệp ghi dữ liệu
Cú pháp: 
Mở tệp để để ghi dữ liệu:
Rewrite ();
VD: 
Assign (ten2, ‘DL.INP’);
rewrite (ten2);
Thủ tục ghi tệp văn bản được dùng để ghi dữ liệu vào tệp văn bản.
Câu lệnh thủ tục ghi có dạng:
Write(, );
Writeln(, );
VD: Thủ tục ghi:
Write(tep1, ‘a= ‘,a, ‘b= ‘,b, ‘c= ‘,c);
Writeln(tep1, ‘a= ‘,a, ‘b= ‘,b, ‘c= ‘,c);
Một số hàm chuẩn thường dùng:
Hàm eof();
àTrả về giá trị true nếu con trỏ tệp đang chỉ tới cuối tệp.
Hàm eoln (); à Trả về giá trị true nếu con trỏ tệp đang chỉ tới cuối dòng. 
Đóng tệp.
Ý nghĩa: 
Hoàn tất các thao tác với tệp.
Cú pháp:
Close();
Khi mở lại tệp, nếu vẫn biến cũ thì không cần phải dùng thủ tục assign để gắn lại tên tệp
GV: Để làm việc với dữ liệu kiểu tệp ta phải sử dụng biến tệp.
Tên biến tệp là tên được quy định phải đúng theo quy cách đặt tên (tức là tên không chứa dấu cách, không chứa các kí tự đặc biệt.).
Sau khi khai báo tên biến tệp thì ta có thể sử dụng được các thao tác với tệp như: Gắn tên cho biến tệp, mở, đọc, ghi và đóng tệp.
HS: Nghe giảng và chép bài đầy đủ
 GV: Tên tệp là hằng xâu kí tự hoặc giá trị của một biểu thức kiểu xâu kí tự. Tất cả các phép toán trên biến tệp sẽ tác động tới tệp tên tệp. Sau khi gọi thủ tục assign khác thực hiện cũng trên biến tệp này, biến tệp được chuyển sang gắn kết với tệp khác. Tên tệp có thể gồm những đường dẫn chứa ổ đĩa, danh sách các thư mục liên tiếp cách nhau dấu đường dẫn, cuối cùng là tên tệp.
:\\...\
GV: Để xem được nội dung trong một cuốn sách, việc đầu tiên em sẽ làm gì?
HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
GV: Vậy thì khi thực hiện mở tệp cũng như khi ta mở sách chúng ta phải lưu ý là sử dụng thủ tục nào. Cần mở để đọc hay mở để ghi.
Trước hết chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các mở tệp để đọc.
GV: Nhấn mạnh các từ khóa Reset, read, readln.
Read và Readln giống như là thực hiện việc nhập dữ liệu từ bàn phím. 
Yêu cầu học sinh đưa ra ví dụ.
GV: Tương tự đối với thao tác mở tệp để ghi dữ liệu. Nhấn mạnh các từ khóa Rewrite, write, writeln.
Write và Writeln thay thế màn hình hiển thị danh sách kết quả, hay là dữ liệu được ghi vào tệp.
Yêu cầu học sinh đưa ra ví dụ
Các hàm này sẽ giúp chúng ta dễ dàng hơn trong xử lý các bài tập về tệp.
Sau khi mở sách, vở để đọc hay ghi thì chúng ta phải đóng sách vở lại cất đi, có thể không làm nhưng nếu cứ mở nhiều sách nhiều vở thì bàn của em sẽ chật kín vậy thì cũng như với máy tính, khi các em đã thực hiện xong thao tác với tệp thì thực hiện thao tác cuối cùng đó là đóng tệp. Mặt khác khi thực hiện ghi dữ liệu thì hoàn tất thao tác đóng tệp cũng là hoàn tất thao tác ghi dữ liệu vào tệp.
Củng cố. (2’)
Nhắc lại những kiến thức đã học trong giờ học.
Vai trò của kiểu tệp.
Phân loại tệp và thao tác với tệp.
Khai báo biến tệp.
Thao tác với tệp
Bài tập về nhà.
Ôn lại bài học hôm nay.
Chuẩn bị trước bài 16,
Làm các bài tập và câu hỏi trong SGK trang 89.
Nhận xét giờ lên lớp
Phê duyệt của giáo viên hướng dẫn
Hà Nội, ngày tháng 3 năm 2015
 Giáo sinh
 Nguyễn Thị Nhâm

File đính kèm:

  • docBai_15_Thao_tac_voi_tep_20150727_121012.doc