Giáo án Tin học 9 - Tiết 61 đến 64, Chủ đề: Làm quen với phần mềm tạo ảnh động Beneton Movie Gif - Năm học 2015-2016 - Trần Trung Hiếu

- Để khởi động 1 phần mềm được cài đặt, em thường làm như thế nào?

- Dùng hình ảnh giới thiệu giao diện của phần mềm.

Hình 1. Màn hình chính của Beneton Movie GIF

- Hướng dẫn HS: Các bước thực hiện như SGK :

- Dãy các ảnh đã chọn để tạo ảnh động được hiển thị trong ngăn phía dưới màn hình. Mỗi ảnh trong dãy được gọi là khung hình.

- Nếu có sẵn một ảnh động, ta có thể mở tệp ảnh động đó để thêm ảnh (khung hình) hoặc thực hiện các điều chỉnh khác. Để mở một tệp ảnh động đã có, nháy nút Open trên thanh công cụ và chọn tệp dạng gif trong hộp thoại mở ra sau đó. Khi đó toàn bộ các khung hình của tệp ảnh động sẽ được hiển thị.

- Khi thêm ảnh mới vào dãy ảnh đã có của ảnh động, nếu kích thước của ảnh thêm vào khác với kích thước của tệp ảnh động hiện thời thì sẽ xuất hiện hộp thoại như sau cho phép ta đặt lại kích thước:

 

doc9 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 440 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 9 - Tiết 61 đến 64, Chủ đề: Làm quen với phần mềm tạo ảnh động Beneton Movie Gif - Năm học 2015-2016 - Trần Trung Hiếu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/3/2016
Tiết theo PPCT: 61,62,63,64
Tuần: 31,32
Bước 1: Lựa chọn chủ đề 
“LÀM QUEN VỚI PHẦN MỀM TẠO ẢNH ĐỘNG BENETON MOVIE GIF”
Bước 2: Xác định KTKN và năng lực hướng tới của chủ đề
a. Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ.
* Kiến thức:
- Hiểu được nguyên tắc tạo ảnh động.
- Biết các chức năng của phần mềm tạo ảnh động.
- Biết cách tạo ảnh động bằng phần mềm Beneton Movie GIF. 
* Kĩ năng: 
- Xem và điều chỉnh khung hình.
- Thực hiện các thao tác với khung hình.
- Tạo hiệu ứng cho ảnh động.
* Thái độ: Học tập nghiêm túc, tích cực tìm tòi khám phá kiến thức mới.
b. Năng lực hướng tới: Tạo được một số ảnh động đơn giản. 
Bước 3: Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chủ đề
Nội dung
Loại câu hỏi/bài tập
Nhận biết
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Thông hiểu
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng thấp
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
Vận dụng cao
(Mô tả yêu cầu cần đạt)
1. Nguyên tắc tạo ảnh động.
Câu hỏi/bài tập định tính
Biết các chức năng của phần mềm tạo ảnh động
Câu hỏi
ND1.DT.NB1
Hiểu nguyên tắc tạo ảnh động. 
Câu hỏi
ND1.DT.TH1
2. Tạo ảnh động bằng Beneton Movie GIF.
Câu hỏi/bài tập định lượng
Biết các các bước tạo ảnh động bằng phần mềm Beneton Movie Gif.
Câu hỏi
ND2.DL.NB1
Hiểu được tác dụng của các tùy chỉnh kích thước ảnh.
Câu hỏi
ND2.DL.TH1
3. Xem và điều chỉnh khung hình.
Câu hỏi/bài tập định tính
Biết các thao tác chọn, xóa, sao chép, di chuyển, dán khung hình.
Câu hỏi
ND3.DT.NB1
4. Thực hành
Bài tập thực hành
 Nhận biết màn hình làm việc, các thành phần cơ bản của phần mềm Beneton Movie Gif.
Câu hỏi
ND4.TH.NB1
 Hiểu các thao tác cơ bản của phần mềm.
Câu hỏi
ND4.TH.TH.1
Mở và quan sát được các lệnh của phần mềm.
Câu hỏi
ND4.TH.VDT1
Thực hiện được các thao tác tạo ảnh động bằng phần mềm.
Câu hỏi
ND4.TH.VDC1
Bước 4. Hệ thống câu hỏi/bài tập đánh giá theo các mức đã mô tả
Câu ND1.DT.TH.1: Nguyên tắc tạo ảnh động là gì?
Câu ND1.DT.NB.1: Nêu các chức năng của các phần mềm tạo ảnh động.
Câu ND2.DL.NB.1: Nêu các thao tác tạo ảnh động bằng phần mềm Beneton Movie Gif.
Câu ND2.DL.TH1: Nêu tác dụng của các tùy chỉnh khung hình.
Câu ND3.DT.NB1: Nêu được các thao tác chọn, xóa, sao chép, di chuyển, dán khung hình.
Câu ND4.TH.NB1: Nhận biết màn hình làm việc, các thành phần cơ bản của phần mềm Beneton Movie Gif..
Câu ND4.TH.TH.1: Hiểu các thao tác cơ bản của phần mềm.
Câu ND4.TH.VDT1: Mở và quan sát được các lệnh của phần mềm.
Câu ND4.TH.VDC1: Thực hiện được các thao tác tạo ảnh động bằng phần mềm.
Bước 5: Tiến trình tổ chức
LÀM QUEN VỚI PHẦN MỀM TẠO ẢNH ĐỘNG BENETON MOVIE GIF
1. Mục tiêu:
1.1/ Kiến thức:
- Hiểu được nguyên tắc tạo ảnh động.
- Biết các chức năng của phần mềm tạo ảnh động.
- Biết cách tạo ảnh động bằng phần mềm Beneton Movie GIF. 
1.2/ Kĩ năng: 
- Xem và điều chỉnh khung hình.
- Thực hiện các thao tác với khung hình.
- Tạo hiệu ứng cho ảnh động.
1.3/ Thái độ: Học tập nghiêm túc, tích cực tìm tòi khám phá kiến thức mới.
2. Chuẩn bị:
2.1/ Chuẩn bị của GV: Giáo án, BGĐT (nếu có) hoặc tranh ảnh minh hoạ.
2.2/ Chuẩn bị của HS: Nghiên cứu SGK, vở ghi.
3. Tổ chức các hoạt động học tập:
3.1/ Ổn định lớp:
3.2/ Kiểm tra bài cũ:
3.3/ Tiến trình bài học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Nguyên tắc tạo ảnh động 
- Chúng ta đã biết ảnh động là sự thể hiện liên tiếp nhiều ảnh tĩnh, mỗi ảnh xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn. 
- Cho HS xem nguyên tắc tạo ảnh động H.110 - SGK và yêu cầu HS mô tả việc tạo ảnh động dựa trên hình ảnh quan sát.
- Bản chất của việc tạo ảnh động là tạo ra các ảnh tĩnh có cùng kích thước rồi ghép chúng lại thành một dãy với thứ tự nhất định và đặt thời gian xuất hiện của từng ảnh, sau đó lưu lại dưới dạng một tệp ảnh động. 
- Ảnh động có thể được tạo như thế nào ?
- Quan sát và trả lời.
- HS trả lời.
1. Nguyên tắc tạo ảnh động
* Ảnh động có thể: 
- Gồm nhiều ảnh tĩnh, mỗi ảnh có nội dung riêng và xuất hiện trong một khoảng thời gian nhất định.
- Gồm nhiều ảnh tĩnh, mỗi ảnh có những thay đổi nhỏ và xuất hiện trong một khoảng thời gian như nhau tạo ra cảm giác chuyển động. 
* Mọi phần mềm tạo ảnh động đều có các chức năng:
- Ghép các ảnh tĩnh thành dãy và thay đổi thứ tự của các ảnh trong dãy, thêm hoặc bớt ảnh khỏi dãy.
 - Đặt thời gian xuất hiện của mỗi ảnh tĩnh trong dãy. 
Hoạt động 2: Tạo ảnh động bằng Beneton Movie GIF.
- Để khởi động 1 phần mềm được cài đặt, em thường làm như thế nào?
- Dùng hình ảnh giới thiệu giao diện của phần mềm.
Hình 1. Màn hình chính của Beneton Movie GIF
- Hướng dẫn HS: Các bước thực hiện như SGK :
- Dãy các ảnh đã chọn để tạo ảnh động được hiển thị trong ngăn phía dưới màn hình. Mỗi ảnh trong dãy được gọi là khung hình.
- Nếu có sẵn một ảnh động, ta có thể mở tệp ảnh động đó để thêm ảnh (khung hình) hoặc thực hiện các điều chỉnh khác. Để mở một tệp ảnh động đã có, nháy nút Open trên thanh công cụ và chọn tệp dạng gif trong hộp thoại mở ra sau đó. Khi đó toàn bộ các khung hình của tệp ảnh động sẽ được hiển thị.
- Khi thêm ảnh mới vào dãy ảnh đã có của ảnh động, nếu kích thước của ảnh thêm vào khác với kích thước của tệp ảnh động hiện thời thì sẽ xuất hiện hộp thoại như sau cho phép ta đặt lại kích thước:
Hình 2. Đặt lại kích thước khung hình
GV: Hướng dẫn HS chèn khung hình trống và tùy chọn các yếu tồ của khung hình:
Hình 3. Các tuỳ chọn cho khung hình trống
- HS trả lời.
2. Tạo ảnh động bằng Beneton Movie GIF:
Các bước thực hiện: 
Nháy chuột lên nút New project trên thanh công cụ. 
Nháy chuột lên nút Add Frame(s) trên thanh công cụ.
Chọn tệp ảnh (tĩnh hoặc động) từ cửa sổ chọn tệp (h.112).
Nháy nút Open để đưa tệp ảnh đã chọn vào ảnh động.
Lặp lại các bước từ 2 đến 4 để đưa các tệp ảnh khác vào ảnh động.
Nháy nút Save để lưu kết quả.
Tùy chỉnh kích thước ảnh:
- Chọn Original size để các ảnh được thêm vào sẽ tự động điều chỉnh để có kích thước trùng với kích thước của tệp ảnh động hiện thời.
- Ngược lại, chọn New size nếu muốn toàn bộ tệp ảnh động hiện thời thay đổi kích thước theo kích thước của các ảnh được thêm.
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập:
4.1/ Củng cố: 
- Cho biết nguyên tắc tạo ảnh động?
 (HS trả lời theo bài học)
- Cho biết các chức năng của phần mềm tạo ảnh động.
(HS trả lời theo bài học).
- Nêu các thao tác tạo ảnh động bằng phần mềm Beneton Movie Gif.
(HS trả lời theo bài học).
- Nêu cách tùy chỉnh kích thước ảnh.
(HS trả lời theo bài học).
4.2/ Hướng dẫn về nhà:
- HS học bài kết hợp SGK. 
- Chuẩn bị tiếp nội dung còn lại.
- Tiết sau tiếp tục học mục 3 - 4.
===============================================================
Tiết 2:
3. Tổ chức các hoạt động học tập:
3.1/ Ổn định lớp:
3.2/ Kiểm tra bài cũ:
- HS1: Nêu nguyên tắc tạo ảnh động? Cho biết các chức năng của phần mềm tạo ảnh động.
(HS trả lời theo bài học)
- HS2: Nêu các thao tác tạo ảnh động bằng phần mềm Beneton Movie Gif. Nêu cách tùy chỉnh kích thước ảnh.
	 (HS trả lời theo bài học)
3.3/ Tiến trình bài học:	
Hoạt động của GV - HS
Nội dung
Hoạt động 1: Cách xem và điều chỉnh khung hình.
- Giới thiệu cách xem thông tin trên khung hình.
3. Xem và điều chỉnh khung hình
- Nháy chuột để chọn một khung hình trong dãy các khung hình, các tuỳ chọn của khung hình được hiển thị ở góc trên, bên trái: 
- Thông tin chi tiết của hình bao gồm:
	- Kích thước.
	- Số thứ tự trong dãy.
	- Thời gian dừng của khung hình (đơn vị tính là 1/100 giây).
Hoạt động 2: Cách xem và điều chỉnh khung hình.
- Làm thế nào để có thể chọn được khung hình?
HS: Xem SGK và trả lời.
- Làm thế nào để có thể xoá được khung hình?
HS: Xem SGK và trả lời.
- Làm thế nào để có thể sao chép hoặc di chuyển khung hình?
HS: Xem SGK và trả lời.
- Làm thế nào để có thể dán được khung hình vào phần mềm BMG?
HS: Xem SGK và trả lời.
- Làm thế nào để có thể chỉnh sửa trực tiếp được khung hình?
HS: Xem SGK và trả lời.
4. Thao tác với khung hình:
- Chọn khung hình: Nháy chuột lên khung hình để chọn nó. Có thể nháy các nút để chọn khung hình ở trước hoặc sau khung hình hiện thời. 
- Xoá khung hình: Nháy nút Delete để xoá khung hình đang được chọn. 
- Sao chép hoặc di chuyển khung hình: Nháy nút Copy để sao chép hoặc nháy nút cut để cắt và sao chép khung hình hiện thời vào bộ nhớ máy tính.
- Dán khung hình: Nháy nút Past để dán khung hình trong bộ nhớ vào trước khung hình hiện thời. 
- Chỉnh sửa khung hình trực tiếp: SGK.
Hoạt động 3: Cách Tạo hiệu ứng cho ảnh động. 
- Để tạo hiệu ứng chuẩn cho ảnh động, ta làm thế nào?
HS: Xem SGK và trả lời.
- Để tạo hiệu ứng động cho ảnh động, ta làm thế nào?
HS: Xem SGK và trả lời.
5. Tạo hiệu ứng cho ảnh động :
- Nháy chuột lên các biểu tượng ở ngăn phải của màn hình chính.
- Chọn 1 trong 2 kiểu hiệu ứng:
	+ Hiệu ứng chuẩn (Normal)
	+ Hiệu ứng động (Animated)
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập:
4.1/ Củng cố: 
- Nêu các thao tác chọn, xóa, sao chép, di chuyển, dán khung hình.
(4HS lần lượt trả lời theo bài học)
- Có mấy kiểu hiệu ứng cho ảnh động? Kể ra?
	(HS lần lượt trả lời)
4.2/ Hướng dẫn về nhà:
- HS học bài kết hợp SGK. 
- Chuẩn bị trước nội dung thực hành – SGK.
- Tiết sau xuống phòng máy thực hành.
= = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = =
Tiết 3:
3. Tổ chức các hoạt động học tập:
3.1/ Ổn định lớp:
3.2/ Kiểm tra bài cũ:
3.3/ Tiến trình bài học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Khởi động và tìm hiểu Beneton Movie GIF.
Bài 1. Khởi động và tìm hiểu Beneton Movie GIF 
Tìm hiểu phần mềm Beneton Movie GIF và thực hành tạo ảnh động từ các hình có sẵn:
1. Khởi động và tìm hiểu màn hình làm việc của phần mềm Beneton Movie GIF: các khu vực trong cửa sổ, các nút lệnh trên thanh công cụ và chức năng của chúng. 
2. Nháy nút Add frame(s) from a file để chèn hai hình ảnh có sẵn làm thành hai khung hình của ảnh động (có thể sử dụng hai ảnh có sẵn tuỳ ý hoặc các ảnh trong thư mục mẫu).
Hình 4
3. Tìm hiểu cách chọn các khung hình ở ngăn phía dới cửa sổ bằng cách nháy chuột, nhấn giữ phím Ctrl và nháy chuột hoặc nhấn giữ phím Shift và nháy chuột. 
4. Chọn tất cả khung hình và gõ một số (ví dụ, 100) vào ô Delay (nghĩa là 1 giây). Kết quả nhận đợc tơng tự nh hình 120.
5. Nháy nút để kiểm tra kết quả nhận đợc trên ngăn phía trên, bên trái. Đánh dấu hoặc bỏ đánh dấu ô Loop , kiểm tra và nhận xét. 
6. Chọn một hiệu ứng trong ngăn bên phải và áp dụng hiệu ứng đó cho mọi khung hình. Kiểm tra kết quả nhận đợc và nhận xét.
Nháy nút Save trên thanh công cụ để lưu kết quả. Cuối cùng, mở tập tin đã lưu để xem kết quả cuối cùng nhận được.
HS lần lượt thực hành theo yêu cầu của đề bài.
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập:
4.1/ Củng cố: 
- GV cho học sinh đúc kết lại các kiến thức đạt được thông qua bài thực hành.
- GV nhắc lại các kiến thức trong bài một lần nữa và nhấn mạnh những kiến thức các em hay bị sai sót.
4.2/ Hướng dẫn về nhà:
- HS học bài kết hợp SGK. Thực hành lại(nếu có điều kiện). 
- Chuẩn bị trước nội dung thực hành còn lại
- Tiết sau tiếp tục thực hành.
= = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = = =
Tiết 4:
3. Tổ chức các hoạt động học tập:
3.1/ Ổn định lớp:
3.2/ Kiểm tra bài cũ:
3.3/ Tiến trình bài học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tạo ảnh động bằng Beneton Movie GIF.
Bài 2. Tạo ảnh động bằng Beneton Movie GIF 
 Hãy ghép 12 tệp ảnh Dong_ho_1.gif,..., Dong_ho_12.gif trong th mục lu ảnh thực hành trên máy tính thành ảnh động mô phỏng chiếc kim giây đồng hồ di chuyển theo chiều kim đồng hồ với từng khoảng thời gian 5 giây (h. 121). Lu kết quả với tên Dong_ho.gif.
Hình 5
Bài 3. Tạo ảnh động và đa lên trang web 
 Giả sử em muốn tạo ảnh động về một số hoạt động của câu lạc bộ văn nghệ lớp em và đa nó lên trang web của câu lạc bộ. ảnh động trên trang web sẽ giúp tiết kiệm diện tích vì trên cùng một diện tích có thể hiển thị được nhiều ảnh, có nhiều thông tin hơn. 
 Su tầm một số ảnh về hoạt động văn nghệ của học sinh trên máy tính hoặc trên Internet. Sử dụng Beneton Movie GIF, ghép các ảnh đó thành ảnh động (có thể sử dụng các ảnh có sẵn trong th mục lu ảnh thực hành trên máy tính). 
Hình 6
HS lần lượt thực hành theo yêu cầu của đề bài.
4. Tổng kết và hướng dẫn học tập:
4.1/ Củng cố: 
- Nguyên tắc tạo ảnh động là gì?
- Chức năng của các phần mềm tạo ảnh động là gì?
- Nêu các thao tác tạo ảnh động bằng phần mềm Beneton Movie Gif.
HS lần lượt trả lời các các hỏi.
4.2/ Hướng dẫn về nhà:
- HS học bài kết hợp SGK. Thực hành lại(nếu có điều kiện). 
- Chuẩn bị trước bài thực hành 11.
- Tiết sau tiếp tục thực hành.
Tổ chuyên môn	Tiểu Cần, ngày 30 tháng 3 năm 2016
Người soạn
 Trần Trung Hiếu
Duyệt của Ban giám hiệu

File đính kèm:

  • docTiet 61-62-63-64.doc