Giáo án Tin học 7 - Tiết 19: Sử dụng các hàm để tính toán (tiếp)

GV: chương trình bảng tính còn hỗ trợ sẵn hàm tính trung bình cộng của một dãy số là hàm AVERAGE

GV: hàm AVERAGE được nhập vào ô tính như sau: =AVERAGE(a,b,c )

GV: Nếu nhập =AVERAGE(3,5,7) thì kết quả là bao nhiêu? Hàm trên tương đương với phép tính nào?

GV: Tương tự như hàm Sum, hàm AVERAGE cũng cho phép sử dụng kết hợp các số và địa chỉ ô tính cũng như địa chỉ các khối trong công thức.

 

doc5 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1420 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 7 - Tiết 19: Sử dụng các hàm để tính toán (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10	 Ngày soạn: 13 – 10 - 2014
Tiết: 19	 Ngày dạy: 20 – 10 - 2014
Bài 4: 	SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN (tiếp)
I. MỤC TIÊU: 
Kiến thức: Khái niệm hàm trong chương trình bảng tính, biết một số hàm và cách sử dụng chúng trong chương trình bảng tính
Kỉ năng: HS biết cách sử dụng một số hàm có sẵn trong chương trình bảng tính để giải quyết một số bài toán trong thực tế
Thái độ: Nhận thức được việc sử dụng hàm để tính toán các công thức phức tạp sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn so với việc sử dụng công thức 
II. CHUẨN BỊ: 
Giáo viên: máy vi tính, đĩa mềm, máy chiếu, màn chiếu
Học sinh: bảng phụ, máy vi tính.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: (1’)	7A1: ./..
2. Kiểm tra bài cũ: xen kẽ lúc học bài mới
 3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: HÀM TÍNH TỔNG (10 phút)
GV: do sử dụng các hàm có sẵn trong chương trình bảng tính có nhiều ưu điểm như thế nên sau đây cô sẽ giới thiệu một số hàm thông dụng để giúp cho việc tính toán của các em dễ dàng và nhanh chóng hơn.
GV: giới thiệu hàm tính tổng
GV: giúp ích cho các em rất nhiều trong nhu cầu tính tổng các dữ liệu
GV: Hàm SUM được nhập vào ô tính như sau = SUM(a,b,c,) trong đó các biến a, b, c,.. đặt cách nhau bởi dấu phẩy là các số hay địa chỉ của các ô tính. Số lượng các biến là không hạn chế. 
GV: lấy ví dụ: sử dụng hàm SUM theo ba cách: sử dụng biến là các số, địa chỉ các ô, địa chỉ khối ô
GV: giới thiệu thêm: ngoài ba cách với các loại biến là các số, địa chỉ ô, địa chỉ các khối ô, chúng ta còn có thể nhập hàm với các biến là sự kết hợp giữa các số và địa chỉ ô
GV: yêu cầu HS nhắc lại dạng tổng quát của hàm SUM
GV: giới thiệu a, b, c là các biến. Giá trị của biến có thể thay đổi trong trường hợp khác nhau. Biến là đại lượng mà giá trị có thể thay đổi được.
GV: lấy ví dụ minh hoạ
HS: lắng nghe
HS: quan sát lên màn chiếu 
HS: ghi công thức tổng quát
HS: làm theo hướng dẫn của GV
HS: = SUM(a,b,c,...)
HS: lắng nghe
Bài 4: 	
SỬ DỤNG CÁC HÀM ĐỂ TÍNH TOÁN (tiếp)
1. Hàm tính tổng (SUM): 
- Hàm Sum được nhập vào ô tính: = SUM(a,b,c...)
Trong đó các biến a, b, c ... đặt cách nhau bởi dấu phẩy là các số hay địa chỉ của các ô tính.
-VD1: =SUM(15.24.45)-> 84
- VD2: =SUM(A2, B5)
=SUM(A2, B5,10)
- VD3: =SUM(A2:A5,B1) = A2 + A3 + A4 + A5 + B1
Hoạt động 2: HÀM TÍNH TRUNG BÌNH CỘNG (10 phút)
GV: chương trình bảng tính còn hỗ trợ sẵn hàm tính trung bình cộng của một dãy số là hàm AVERAGE
GV: hàm AVERAGE được nhập vào ô tính như sau: =AVERAGE(a,b,c)
GV: Nếu nhập =AVERAGE(3,5,7) thì kết quả là bao nhiêu? Hàm trên tương đương với phép tính nào? 
GV: Tương tự như hàm Sum, hàm AVERAGE cũng cho phép sử dụng kết hợp các số và địa chỉ ô tính cũng như địa chỉ các khối trong công thức.
HS: lắng nghe
HS: quan sát ví dụ của GV
HS: kết quả là 7.5
=(3+5+7)/3
HS: quan sát ví dụ của GV
2. Hàm tính trung bình cộng (AVERAGE)
- Hàm AVERAGE được nhập vào ô tính: 
= AVERAGE(a,b,c)
VD: SGK trang 30
Hoạt động 3: HÀM XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ NHỎ NHẤT, GIÁ TRỊ LỚN NHẤT (10 phút)
GV: Chương trình bảng tính đã hỗ trợ sẵnmột hàm xác định giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất đó là hàm MIN, MAX
GV: giới thiệu công thức tổng quát của hai hàm 
GV: lấy một vài ví dụ minh hoạ
HS: lắng nghe 
HS: quan sát và ghi bài
HS:lắng nghe
3. Hàm xác định giá trị nhỏ nhất (MIN)
Hàm MIN được nhập vào ô tính: =MIN(a,b,c,)
VD: SGK trang 30
4. Hàm xác định giá trị lớn nhất (MAX)
Hàm MAX được nhập vào ô tính: =MAX(a,b,c,)
VD: SGK trang 30
Hoạt động 4: CỦNG CỐ (7 phút)
GV: yêu cầu HS thảo luận nhóm phần bài tập trong SGK
GV: Gọi đại diện nhóm trả lời câu 1: Nếu trong một ô tính có các kí hiệu #####, điều đó có nghĩa là gì?
GV: Gọi đại diện trả lời bài 2: cách nhập hàm nào không đúng?
GV: Gọi từng HS trả lời bài 3: hãy cho biết kết quả của các công thức tính sau?
HS: thảo luận nhóm phần bài tập theo yêu cầu của GV
HS: trả lời bài 1: cột chứa ô đó có độ rộng quá hẹp nên không hiển thị hết chữ số 
HS: trả lời bài 2: 
d) =SUM (5,A3,B1)
HS: a) -1; b) 2 c) -6 d) 1 e) 1 f) 1
4. Củng cố - Dặn dò: (2’)
Học lí thuyết. Xem trước nội dung bài thực hành 4: BẢNG ĐIỂM CỦA LỚP EM
Xem bài đọc thêm "Sự kì diệu của số Pi" 
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 10	 Ngày soạn: 13 – 10 - 2014
Tiết: 20	 Ngày dạy: 20 – 10 - 2014
Bài thực hành 4: BẢNG ĐIỂM CỦA LỚP EM
I. MỤC TIÊU: 
Kiến thức: các thao tác để tính toán bằng cách sử dụng các hm
Kỉ năng: HS Biết cách nhập và sử dụng hm trên trang tính 
Thái độ: HS có kĩ năng sử dụng các hm trong Excel một cách linh hoạt
II. CHUẨN BỊ: 
Giáo viên: máy vi tính, đĩa mềm, máy chiếu, màn chiếu
Học sinh: bảng phụ, máy vi tính.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định: (1’)	7A1: ./..
2. Kiểm tra bài cũ: 
Kiếm tra 15 phút
Câu 1: Hãy nêu các bước để nhập công thức vào ô tính? Lấy ví dụ minh hoạ?
Câu 2: Hãy nêu các bước để nhập hàm vào ô tính? Lấy ví dụ minh hoạ?
ĐÁP ÁN
Câu 1:
Để nhập công thức vào ô tính ta thực hiện theo các bước sau:
B1: Chon ô cần nhập công thức.
B2: Gõ dấu =
B3: Nhập công thức.
B4: Nhấn phím Enter hoặc nháy chuột vào ô bất kỳ để kết thúc.
VD: 
Chọn ô B2 và gõ vào nội dung như sau: =5*2+4/2 và nhấn phím Enter để kết thúc.
Câu 2:
Để nhập hàm vào ô tính ta thực hiện theo các bước sau:
B1: Chọn ô cần nhập hàm.
B2: Gõ dấu =
B3: Nhập hàm theo đúng cú pháp.
B4: Nhấn phím Enter hoặc nháy chuột vào ô bất kỳ để kết thúc.
VD: Chọn ô C3 sau đó nhập vào ô với nội dung như sau: =SUM(12,32,4) và nhấn phím Enter.
3. Bài mới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Hoạt động 1: MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU (5 phút)
GV: yêu cầu HS đọc mục đích, yêu cầu trang 25 SGK
GV: Chốt lại: Biết nhập và sử dụng hàm trên trang tính.
HS: đọc mục đích, yêu cầu 
HS: lắng nghe
Bài thực hành 3:
BẢNG ĐIỂM CỦA EM
1. Mục đích, yêu cầu: SGK 
Hoạt động 2: HIỂN THỊ DỮ LIỆU TRONG Ô TÍNH (7 phút)
GV: Yêu cầu HS quan sát ví dụ trên màn chiếu
GV: số liệu trong ô không hiển thị do độ rộng của cột quá nhỏ không hiển thị hết dãy số quá dài nên các em sẽ quan sát thấy dãy kí hiệu ## trong ô
GV: hướng dẫn HS cần tăng độ rộng của ô để hiển thị hết các số bằng cách điều chỉnh độ rộng của cột. 
HS: quan sát 
HS: lắng nghe
HS: thực hành theo hướng dẫn 
2. Nội dung
* Hiển thị dữ liệu số trong ô tính 
Hoạt động 3: BÀI TẬP 1: NHẬP CÔNGTHỨC (15 phút)
GV: yêu cầu HS quan sát bài tập 1 trên màn chiếu 
GV: gọi HS đọc bài
GV: yêu cầu các nhóm khởi động Excel
GV: để khởi động Excel ta làm gì?
GV: Yêu cầu HS sử dụng các công thức để tính các giá trị sau đây trên trang tính.
GV: hướng dẫn HS thực hành câu a)
Chọn ô A1, gõ dấu "=", nhập hàm SUM(12,9,19), sau đó nhấn Enter
Gọi HS lên thực hành 
GV: yêu cầu HS thực hành các câu còn lại.
GV: quan sát bài thực hành của các nhóm và nhận xét 
HS: quan sát bài tập 1
HS: đọc bài
HS: khởi động Excel theo yêu cầu của GV
HS: nháy đúp chuột vào Biểu tượng 
HS: lắng nghe
HS: lên bảng thực hành theo hướng dẫn của GV
HS: thực hành các câu còn lại 
Bài tập 1: Nhập công thức
4. Củng cố - Dặn dò: (2’)
- Xem lại lí thuyết 
- Xem trước nội dung Bài thao tc với bảng tính. 
IV. Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docgiao an tin 7 tuan 10.doc