Giáo án Tin học 12: Bài tập và thực hành 10: hệ cơ sở dữ liệu quan hệ

Hoạt động 4: Mối liên kết giữ các bảng(10 phút)

1. Mục tiêu:

- Hiểu được khái niệm liên kết giữa các bảng.

- Biết cách tạo liên kết giữa các bảng.

- Biết mục đích của việc tạo mối liên kết giữa các bảng.

2. Các bước tiến hành:

- GV: Chiếu bảng KET_QUA_THI.

- GV: Để có được kết quả thi thông báo cho thí sinh, chúng ta cần lấy dữ liệu từ 3 bảng: THI_SINH, DANH_PHACH, DIEM. Em hãy chỉ ra mối liên kết cần thiết giữa 3 bảng trên.

- HS: Xung phong trả lời câu hỏi.

- GV: Quan sát bảng

docx6 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 15020 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 12: Bài tập và thực hành 10: hệ cơ sở dữ liệu quan hệ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở GD & ĐT Lâm Đồng 	 MÔN TIN HỌC 12
Trường THPT Bùi Thị Xuân 	 CHƯƠNG III: HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ
HỌ & TÊN GVHD: Lương Đình Dũng
HỌ & TÊN GSTT: Võ Thị Ngọc Hoa
BÀI TẬP VÀ THỰC HÀNH 10: HỆ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUAN HỆ
Mục tiêu:
	1. Kiến thức:
Hiểu được khái niệm liên kết giữa các bảng
	2. Kĩ năng:
Biết cách xác lập liên kết giữa các bảng thông qua khoá; biết mục đích của việc xác lập liên kết giữa các bảng.
Biết chọn khoá cho các bảng dữ liệu của CSDL đơn giản.
Phương pháp
Thuyết trình, vấn đáp, đặt vấn đề.
Cho HS làm trắc nghiệm khách quan.
Cho HS thực hành. 
Chuẩn bị
Giáo viên: SGK Tin Học lớp 10, Giáo án Tin học 10, máy tínnh, máy chiếu, bảng phụ, slide bài giảng.
Học sinh: SGK Tin Học lớp 10.
Các bước tiến hành
Tiết 1
Ổn định lớp và dẫn dắt vào bài TH (5 phút)
Hoạt động 1: Dẫn dắt vào bài TH
GV: Kiểm tra sỉ số lớp.
HS: Lớp trưởng báo cáo sỉ số.
GV: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu cơ sở dữ liệu quan hệ. Vậy ai cho cô biết cơ sở dữ liệu quan hệ là gì?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Ai có thể cho cô một HQTCSDL quan hệ không nào?
HS: Trả lời câu hỏi.
GV: Về lý thuyết, các em đã nắm được rồi. Hôm nay chúng ta sẽ đi vào thực hành tạo sơ sở dữ liệu quan hệ trên HQTCSDL Microsoft Access. Chúng ta đi vào bài thực hành số 10, Hệ cơ sở dữ liệu quan hệ.
Nội dung bài dạy
Hoạt động giảng dạy
Nội dung
Hoạt động 2: Giới thiệu bài thực hành(5 phút).
Mục tiêu:
Làm rõ đề bài, nội dung và yêu cầu.
2. Các bước tiến hành:
- GV trình chiếu đề bài.
- HS: Theo dõi.
BTTH10: Hệ cơ sở dữ liệu quan hệ
Sở Giáo dục tổ chức kì thi để kiểm tra chất lượng môn Toán cho các lớp 12. Trong CSDL quản lí kiểm tra này tạo 3 bảng sau đây: THI_SINH; DANH_PHACH; DIEM. 
Bảng THI_SINH được niêm yết cho tất cả thí sinh biết.
Bảng DANH_PHACH là bí mật chỉ có người đánh phách và Chủ tịch Hội đồng thi giữ.
Bảng DIEM chỉ có các giáo viên trong Hội đồng chấm thi biết.
Việc tạo 3 bảng để đảm bảo tính bí mật cho kì thi:
Giáo viên chấm thi không biết bài thi mình chấm có SBD nào (của HS nào) mà chỉ biết số phách của bài thi đó.
Chủ tịch Hội đồng thi thì biết ứng với một số phách là số báo danh (học sinh) nào nhưng không được phép chấm thi.
Có thể liên kết ba bảng trên để có được bảng KẾT QUẢ THI.
Hoạt động 3: Chọn khóa chính (10 phút)
Mục tiêu
Biết chọn khoá cho các bản dữ liệu của CSDL đơn giản.
Các bước tiến hành
GV: Trình chiếu bảng thí sinh.
GV: Các em quan sát bảng THI_SINH và cho cô biết bản thí sinh có các trường nào?
HS: Quan sát và trả lời.
GV: Vậy theo em trong các trường này trường nào có thể làm khóa chính? Vì sao?
HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
GV: Trình chiếu bảng DIEM_PHACH 
GV: Bảng DIEM_PHACH lưu trữ những dữ liệu nào?
HS: Quan sát và trả lời.
GV: Vậy theo em trong các trường này trường nào có thể làm khóa chính? Vì sao?
HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
GV: Trình chiếu bảng DIEM
GV: Các em quan sát bảng DIEM và cho cô biết bảng thí sinh có các trường nào?
HS: Quan sát và trả lời.
GV: Trong bảng DIEM trường nào có thể được chọn để làm khóa chính? Vì sao?
HS: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
GV: Như vậy ta đã xác định được khóa chính cho từng bảng. Vậy trong Access để chỉ định khóa chính ta làm như thế nào?
HS: Nhớ lại kiến thức và trả lời.
- Là trường SBD vì thuộc tính SBD là đặc trưng cho từng bản ghi. Dựa vào SBD mà ta có thể phân bệt thí sinh này với thí sinh kia (hai thí sinh bất kì không có cùng SBD). 
- Chọn trường SBD hoặc Phach làm khóa chính. Vì cả hai trường này đều thỏa điều kiện làm khóa chính.
- SBD là đặc trưng cho từng bản ghi. Dựa vào SBD mà ta có thể phân biệt thí sinh này với thí sinh kia (hai thí sinh bất kì không có cùng SBD). 
- Trường Phach cũng đặc trưng cho từng bản ghi (các bản ghi khác nhau có số phách khác nhau).
- cả trường SBD và Phach đều là thuộc tính tối thiểu.
Trường Phach là khóa. Vì Phach đặc trưng cho bản ghi.
Hoạt động 4: Mối liên kết giữ các bảng(10 phút)
Mục tiêu: 
Hiểu được khái niệm liên kết giữa các bảng.
Biết cách tạo liên kết giữa các bảng.
Biết mục đích của việc tạo mối liên kết giữa các bảng.
Các bước tiến hành: 
GV: Chiếu bảng KET_QUA_THI.
GV: Để có được kết quả thi thông báo cho thí sinh, chúng ta cần lấy dữ liệu từ 3 bảng: THI_SINH, DANH_PHACH, DIEM. Em hãy chỉ ra mối liên kết cần thiết giữa 3 bảng trên.
HS: Xung phong trả lời câu hỏi.
GV: Quan sát bảng KET_QUA_THI và các em hãy xác định các trường của bảng này lấy từ bảng nào trong 3 bảng THI_SINH, DANH_PHACH, DIEM.
GV: Giảng giải liên kết giữa bảng THI_SINH và DANH_PHACH, DANH_PHACH và DIEM.
HS: Lắng nghe.
Bảng THI_SINH liên kết với bảng DANH_PHACH qua trường SBD. 
Bảng DANH_PHACH liên kết với bảng DIEM qua trường Phach. 
Bảng THI_SINH liên kết bắc cầu với bảng DIEM thông qua bảng DANH_PHACH.
Trường STT, SBD, Họ tên thi sinh, Ngày sinh thuộc bảng THI_SINH. 
Trường Điểm trong bảng DIEM. 
Liên kết giữa bảng THI_SINH và DANH_PHACH là liên kết 1-1. Vì 1 thí sinh chỉ có 1 phách bài thi, nên chỉ duy nhất 1 bản ghi của bản THI_SINH liên kết với 1 bản ghi của bản DANH_PHACH.
Liên kết giữa bảng DANH_PHACH và DIEM là liên kết 1-1. Vì 1 bài thi chỉ có 1 con điểm, nên chỉ duy nhất 1 bản ghi của bản DANH_PHACH liên kết với 1 bản ghi của bản DIEM.
Hoạt động 4: Thực hành (15 phút)
Mục tiêu: 
Học sinh tạo được CSDLQH, thực hiện tạo mối liên kết giữ các bảng.
Các bước tiến hành: 
GV: Các em đã nắm được nội dung, yêu cầu và cách làm bài thực hành. Bây giờ các em hãy tạo lập CSDL Quản lý kiểm tra nói trên: gồm 3 bảng, thiết đặt các mối liên kết cần thiết và nhập dữ liệu cho ít nhất 5 thí sinh.
HS: Thực hành lưu kết quả vào ổ đĩa E, với tên theo cú pháp Lop_HoTenHS_QuanLyKiemTra
HS thực hành trên máy
GV quan sát, quản lý học sinh.
GV giải đáp thắc mắc và giúp đỡ học sinh khi cần.
Tiết 2
Ổn định lớp và dẫn dắt vào bài (2 phút)
Hoạt động 1: Dẫn dắt vào bài.
GV: Trong tiết trước chúng ta đã thực hành tạo cơ sở dữ liệu QuanLyKiemTra; chỉ định khóa cho mỗi bảng, tạo mối liên kết giữa 3 bảng THI_SINH, DANH_PHACH, DIEM. Hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục thực hành bài thực hành. Công việc của ngày hôm nay là đưa ra kết quả thi để thông báo cho thí sinh, đưa ra kết quả thi theo trường và đưa ra kết quả thi của tỉnh theo thứ tự giảm dần của điểm thi.
Nội dung bài dạy
Hoạt động giảng dạy
Nội dung
Hoạt động 2: Hướng dẫn thực hiện đưa ra kết quả thi(10 phút)
Mục tiêu
HS nắm được nội dung cần làm.
Cách tiến hành
GV: Để đưa ra kết quả thi của thí sinh ta cần truy vấn dữ liệu từ các bảng THI_SINH, DANH_PHACH, DIEM. Để truy vấn dữ liệu ta phải sử dụng mẫu hỏi. Vậy việc cần làm đầu tiên là thiết kế mẫu hỏi KET_QUA_THI.
GV: Sau khi có mẫu hỏi KET_QUA_THI, ta dựa trên đó để đưa ra thông báo kết quả thi. Vậy bây giờ chúng ta phải làm sao để có được thông báo kết quả thi?
HS: Trả lời: Tạo báo cáo.
GV: Đúng vậy, chúng ta phải tạo báo cáo để xuất ra kết quả thi.
GV: Như vậy, bây giờ, trước tiên các em cần làm là tạo mẫu hỏi KET_QUA_THI. Sau đó là tạo ra ba báo cáo theo yêu cầu bài 3.
Hướng dẫn HS cách thực hiện các công việc cần làm:
Thiết kế query KET_QUA_THI.
Đưa ra kết quả thi để thông báo cho học sinh.
Đưa ra kết quả thi theo trường.
Đưa ra kết quả thi của tỉnh theo sắp xếp giảm dần của điểm thi.
Hoạt động 3: HS thực hành(30 phút)
Mục tiêu
Đưa ra kết quả thi để thông báo cho học sinh.
Đưa ra kết quả thi theo trường.
Đưa ra kết quả thi của tỉnh theo sắp xếp giảm dần của điểm thi.
Cách tiến hành
GV: Nào, giờ các em bắt đầu thực hành, tiếp tục CSDL đã tạo ở tiết trước. Ba bạn làm xong đầu tiên sẽ được 10 điểm và cuối giờ cô sẽ thu một số bài để chấm.
HS: Thực hành trên máy.
GV: Quan sát, quản lý học sinh; giải đáp thắc mắc và giúp đỡ học sinh khi cần.
GV: Tiến hành chấm điểm 3 bạn làm xong đầu tiên. Chiếu kết quả làm của các em đó cho cả lớp cùng quan sát.
GV: Cuối giờ, chấm điểm của một số bạn bất kỳ trong lớp.
HS thực hành trên máy:
Tạo query KET_QUA_THI.
Tạo báo cáo kết quả thi để thông báo cho học sinh.
Tạo báo cáo kết quả thi theo trường.
Tạo báo cáo kết quả thi của tỉnh theo điểm sắp xếp giảm dần.
Rút kinh nghiệm giảng dạy
Đà Lạt, ngày  tháng  năm 2015
Giáo viên hướng dẫn xét duyệt	 Sinh viên thực hiện
 Lương Đình Dũng	 	 Võ Thị Ngọc Hoa 	

File đính kèm:

  • docxBai_tap_va_thuc_hanh_10_He_co_so_du_lieu_quan_he_20150727_121251.docx