Giáo án Tin học 10 - Đoàn Phan Kim Lài - Tiết 8, Bài 3: Giới thiệu về máy tính (Tiết 3)

Tại mỗi thời điểm máy tính chỉ thực hiện 1 lệnh, tuy nhiên nó thực hiện rất nhanh. Máy vi tính có thể thực hiện được hàng trăm triệu lệnh, siêu máy tính còn có thể thực hiện được hàng tỉ lệnh trong một giây.

?: Trong 1 giây các em làm được những việc gì?

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 1608 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 10 - Đoàn Phan Kim Lài - Tiết 8, Bài 3: Giới thiệu về máy tính (Tiết 3), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 8
Bài 3: GIỚI THIỆU VỀ MÁY TÍNH (t3)
Ngày soạn: 7/9/2014	 	Ngày dạy : 11/09/2014 Tuần : 4 
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức: 	
	– Biết máy tính hoạt động theo nguyên lí Von Neumann.
	– Biết các thông tin chính về một lệnh. 
	2. Kĩ năng: 
	– Biết được các nguyên lý hoạt động của máy tính.
	3. Thái độ: 
	– Rèn luyện tác phong làm việc khoa học, chuẩn xác, có kế hoạch.	
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên: – Giáo án 
	 – Tổ chức hoạt động nhóm.
	2. Học sinh: Sách giáo khoa + vở ghi. Đọc bài trước.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
	1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số lớp. (3’)
	2. Kiểm tra bài cũ: (7’)
Bộ nhớ ngoài là gì? Có mấy thành phần?
Bộ nhớ trong là gì? Có những thành phần nào?
Nếu các thiết bị vào, ra mà em biết.
 3. Bài mới:	
Nội dung
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
TG
7. Thiết bị ra (Output device):
- Dùng đưa dữ liệu ra từ máy tính.
+ Màn hình(Monitor)
+ Máy in (Printer)
+ Máy chiếu (Projector)
+ Loa và tai nghe (Speaker and Headphone)
Thiết bị ra dùng để đưa dữ liệu ra từ máy tính.
Máy chiếu
Có nhiều thiết bị ra như: 
+ Màn hình(Monitor)
+ Máy in (Printer)
+ Máy chiếu (Projector)
+ Loa và tai nghe (Speaker and Headphone)
+ Modem (thiết bị vào/ra).
10’
8. Hoạt động của máy tính:
· Nguyên lý điều khiển bằng chương trình: 
Máy tính hoạt động theo chương trình.
 - Thông tin của mỗi lệnh gồm:
 + Địa chỉ của lệnh trong bộ nhớ.
 + Mã của thao tác cần thực hiện.
 + Địa chỉ các ô nhớ liên quan.
· Nguyên lí lưu trữ chương trình:
Lệnh được đưa vào máy tính dưới dạng mã nhị phân để lưu trữ, xử lí như những dữ liệu khác.
· Nguyên lý truy cập theo địa chỉ:
Việc truy cập dữ liệu trong máy tính được thực hiện thông qua địa chỉ nơi lưu trữ dữ liệu đó.
· Nguyên lý Phôn Nôi - Man:
Mã hoá nhị phân, điều khiển bằng chương trình, lưu trữ chương trình và truy cập theo địa chỉ tạo thành một nguyên lý chung gọi là nguyên lý phôn nôi man.
 Tại mỗi thời điểm máy tính chỉ thực hiện 1 lệnh, tuy nhiên nó thực hiện rất nhanh. Máy vi tính có thể thực hiện được hàng trăm triệu lệnh, siêu máy tính còn có thể thực hiện được hàng tỉ lệnh trong một giây.
?: Trong 1 giây các em làm được những việc gì?
· Cho học sinh nêu kế hoạch thực hiện một công việc đơn giản như: lao động vệ sinh, họp lớp, …
· Thông tin của mỗi lệnh gồm những gì?
Địa chỉ của các ô nhớ là cố định nhưng nội dung ghi ở đó có thể thay đổi trong quá trình máy làm việc. Liên hệ thực tế.
Tùy các đặc tính của máy tính có thay đổi nhanh chóng và ưu việt hơn nhiều nhưng sơ đồ cấu trúc chính và nguyên lý hoạt động của chúng về cơ bản vẫn dựa trên nguyên lý Phôn Nôi-man
cười, nháy mắt,…
· Suy nghĩ, nêu ý kiến vắn tắt.
 – Địa chỉ của lệnh trong bộ nhớ.
 – Mã của thao tác cần thực hiện.
 – Địa chỉ của các ô nhớ liên quan.
à Địa chỉ nhà là cố định, nhưng căn nhà có thể thay đổi: nhà gỗ, nhà xây…
5’
5’
5’
5’
4. Củng cố (3’)
GV cho HS nhắc lại Nguyên tắc hoạt động của máy tính.
HS cần nắm được nội dung bài học để có thể có những hiểu biết cơ bản về máy tính 
 Dặn dò: (2’)
Học bài và xem trước Bài tập và thực hành số 2 trang 27

File đính kèm:

  • docBai 3 t3.doc