Giáo án Tin học 10 - Bài 5: Ngôn ngữ lập trình

- Mỗi máy tính có ngôn ngữ máy của nó. Đó là ngôn ngữ duy nhất để viết chương trình mà máy tính trực tiếp hiểu và thực hiện được.

- Mỗi chương trình được viết bằng ngôn ngữ khác muốn được thực hiện trên máy tính đều phải được dịch ra ngôn ngữ máy bằng một chương trình dịch.

- Các lệnh viết bằng ngôn ngữ máy ở dạng nhị phân hoặc hexa.

 

 Ưu điểm : Viết chương trình bằng ngôn ngữ máy ta có thể khai thác được triệt để phần cứng của máy.

 

 Nhược điểm: ngôn ngữ máy không thật thuận lợi để viết hoặc hiểu chương trình.

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 4902 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 10 - Bài 5: Ngôn ngữ lập trình, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 5: NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH
A. Mục đích yêu cầu :
+ Kiến thức :
- Biết được khái niệm ngôn ngữ máy, hợp ngữ và ngôn ngữ bậc cao
B. Phương pháp : Diễn giải, vấn đáp .
C. Phương tiện :
NỘI DUNG
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
I. Ngôn ngữ máy :
- Mỗi máy tính có ngôn ngữ máy của nó. Đó là ngôn ngữ duy nhất để viết chương trình mà máy tính trực tiếp hiểu và thực hiện được.
- Mỗi chương trình được viết bằng ngôn ngữ khác muốn được thực hiện trên máy tính đều phải được dịch ra ngôn ngữ máy bằng một chương trình dịch.
- Các lệnh viết bằng ngôn ngữ máy ở dạng nhị phân hoặc hexa.
Ø Ưu điểm : Viết chương trình bằng ngôn ngữ máy ta có thể khai thác được triệt để phần cứng của máy. 
Ø Nhược điểm: ngôn ngữ máy không thật thuận lợi để viết hoặc hiểu chương trình.
- Diễn giải, vấn đáp.
- Học sinh nghe trình bày và ghi chép.
II. Hợp ngữ :
- Cho phép ta sử dụng một số từ để thể hiện các lệnh cần thực hiện.
- Ví dụ : ADD AX, BX (nghĩa là cộng AX với BX sau đó kết quả đưa vào AX)
 MUL AX, BX (AX trừ BX)
- Một chương trình viết bằng hợp ngữ phải được dịch ra ngôn ngữ máy mà ta gọi là chương trình hợp dịch trước khi thực hiện được trên máy tính.
- Diễn giải, vấn đáp.
- Học sinh nghe trình bày và ghi chép.
III. Ngôn ngữ bậc cao :
- Hợp ngữ là một phương tiện khá thuận lợi cho các nhà lập trình chuyên nghiệp nhưng vẫn chưa thật thích hợp với đông đảo người lập trình.
-Từ đầu thập kỉ năm mươi, người ta đã xây dựng những ngôn ngữ lập trình bậc cao với các câu lệnh được viết : 
 Ä gần với ngôn ngữ tự nhiên hơn
 Ä có tính độc lập cao
 Ä ít phụ thuộc vào các loại máy cụ thể. 
- Cũng như đối với hợp ngữ, mỗi ngôn ngữ lập trình bậc cao đều cần có một chương trình để dịch nó sang ngôn ngữ máy.
- Ngôn ngữ bậc cao đầu tiên là FORTRAN (Formula Translator) của hãng IBM 1954.
- Một số ngôn ngữ bậc cao khác :
 Ä COBOL (Common Business-Oriented Language) –1959
 Ä Algol – 1960
 Ä BASIC (beginer’s All-purpose Symbolic Instruction Code) – 1965
 Ä PASCAL – 1971
 Ä C, C++, Java …
- Diễn giải, vấn đáp.
- Học sinh nghe trình bày và ghi chép.
D. TỔNG KẾT BÀI MỚI :
1/ Ngôn ngữ lập trình là gì?
2/ Chương trình dịch có chức năng gì?
3/ Vì sao phải phát triển các ngôn ngữ bậc cao?
E. DẶN DÒ : Xem trước bài “GIẢI BÀI TOÁN TRÊN MÁY TÍNH”
F. RÚT KINH NGHIỆM :
Ò & Ï

File đính kèm:

  • docBai05_NgonNguLapTrinh.doc