Giáo án Tin học 10 - Bài 12: Giao tiếp với hệ điều hành

- Khi người dùng kết thúc công việc,trước khi tắc máy phải báo cho HĐH biết để hệ thống dọn dẹp các file trung gian, lưu các tham số cần thiết,ngắt kết nối mạng Những công việc này là hết sức cần thiết để tránh mất mát tài nguyên và chuẩn bị cho lần làm việc tiếp theo được thuận tiện hơn.

- Có 3 chế độ ra khỏi hệ thống :

 + Tắc máy : Shut down hoặc Turn off

 + Tạm ngừng : Stand by

 + Ngủ đông (Hybernate)

- Mỗi HĐH cụ thể đều cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau để khởi động lại HĐH hoặc ra khỏi hệ thống.

 

doc2 trang | Chia sẻ: halinh | Lượt xem: 8071 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tin học 10 - Bài 12: Giao tiếp với hệ điều hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 12 : GIAO TIẾP VỚI HỆ ĐIỀU HÀNH
A. Mục đích yêu cầu :
+ Kiến thức :
- Hiểu được qui trình nạp hệ điều hành, làm việc với hệ điều hành và ra khỏi hệ thống.
- Hiểu được các thao tác xử lí : sao chép file, xóa file, đổi tên file, tạo và xóa thư mục.
+ Kĩ năng :
- Thực hiện được một số lệnh thông dụng.
- Thực hiện được thao tác với file và thư mục : tạo, xóa, di chuyển, đổi tẹn thư mục file. 
B. Phương pháp : Diễn giải, vấn đáp .
C. Phương tiện : Các hình ảnh minh họa, máy tính, máy chiếu
NỘI DUNG
HĐ CỦA GV
HĐ CỦA HS
I/ Nạp HĐH :
- Để làm việc với máy tính, HĐH phải được nạp vào bộ nhớ trong.
- Muốn nạp hệ thống cần :
 + Có đĩa khởi động.
 + Thực hiện 1 trong các thao tác sau :
 * Khởi động máy tính : Bật nguồn
 * Nạp lại hệ thống : Nhấn nút reset hoặc tổ hợp phím Ctrl + Alt + Delete
- Tùy theo qui định trong chương trình setup, hệ thống sẽ lần lượt tìm kiếm chương trình khởi động trên đĩa cứng C:, trên đĩa mềm A:, trên đĩa compact (CD).
- Khi bật nguồn, các chương trình trong ROM sẽ kiểm tra bộ nhớ trong và các thiết bị đang được kết nối với máy tính, Sau đó, chương trình này tìm chương trình khởi động trên đĩa khởi động, nạp chương trình khởi động vào bộ nhớ trong và kích hoạt nó.
- Diễn giải, vấn đáp .
- Học sinh nghe trình bày và ghi chép.
II/ Cách làm việc với HĐH :
- HĐH và người dùng thường xuyên phải giao tiếp để trao đổi thông tin trong quá trình làm việc.
- Có 2 cách để người dùng đưa các yêu cầu hoặc hoặc các thông tin cần thiết cho hệ thống : 
 + Cách 1 :Bằng dòng lệnh (command) 
 + Cách 2 : Sử dụng các đề xuất do hệ thống đưa ra trên bảng chọn (menu).
- Việc sử dụng cách 1 để giao tiếp với máy tính có ưu điểm là làm hệ thống biết chính xác công việc cần làm và do đó lệnh được thực hiện ngay. Tuy vậy cách này có nhược điểm là người dùng biết câu lệnh và thao tác nhiều trên bàn phím để nhập câu lệnh.
- Với cách 2, Hệ thống sẽ cho người dùng biết nó có thể làm được những gì và người dùng chỉ cần chọn công việc hoặc tham số thích hợp.Bảng chọn có thể đưa ra dưới dạng văn bảng,biểu tượng (icon), hoặc kết hợp giữa icon và các dòng chú thích.
- Diễn giải, vấn đáp .
- Lấy ví dụ một thao tác tạo thư mục mới trên HĐH MS-DOS và trên WINDOWS giúp HS hiểu rõ 2 cách làm việc với HĐH
- Học sinh nghe trình bày và ghi chép.
3/ Ra khỏi hệ thống :
- Khi người dùng kết thúc công việc,trước khi tắc máy phải báo cho HĐH biết để hệ thống dọn dẹp các file trung gian, lưu các tham số cần thiết,ngắt kết nối mạng … Những công việc này là hết sức cần thiết để tránh mất mát tài nguyên và chuẩn bị cho lần làm việc tiếp theo được thuận tiện hơn.
- Có 3 chế độ ra khỏi hệ thống :
 + Tắc máy : Shut down hoặc Turn off
 + Tạm ngừng : Stand by
 + Ngủ đông (Hybernate)
- Mỗi HĐH cụ thể đều cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau để khởi động lại HĐH hoặc ra khỏi hệ thống.
D. TỔNG KẾT BÀI MỚI :
1/ Có bao nhiêu cách ra khỏi hệ thống,Các cách đó khác nhau như thế nào?.
E. DẶN DÒ : Xem trước bài “MỘT SỐ HỆ ĐIỀU HÀNH THÔNG DỤNG”
F. RÚT KINH NGHIỆM :
Ò & Ï

File đính kèm:

  • docBai12_GiaoTiepVoiHDH.doc
Giáo án liên quan