Giáo án tích hợp Địa lý 12 - Tiết 15, Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên - Năm học 2015-2016 - Đỗ Thị Thanh Xuân

* Hoạt động 1: Cặp/ Nhóm.

Cho học sinh quan sát bản đồ tự nhiên Việt Nam

+ Nhóm 1:

-Em hãy trình bày hiện trạng suy giảm tài nguyên rừng?

-Nguyên nhân dẫn tới suy giảm tài nguyên rừng?

-Học sinh trình bày

-Giáo viên đánh giá

+ Nhóm 2:

- Em hãy trình bày các biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta?

Học sinh trả lời:

-Giáo viên chốt kiến thức.

-Giáo viên cho học sinh liên hệ với địa phương.

-GV: Em có nhận xét gi về tài nguyên rừng ở địa phương mà em đang sống? Nêu biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng ở địa phương em?

-Học sinh trình bày.

-Giáo viên đánh giá.

 

docx7 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 853 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án tích hợp Địa lý 12 - Tiết 15, Bài 14: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên - Năm học 2015-2016 - Đỗ Thị Thanh Xuân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
DÀNH CHO GIÁO VIÊN TRUNG HỌC
*** a õ b **
CHỦ ĐỀ DỰ THI
TÍCH HỢP KIẾN THỨC KHOA HỌC
BÀI 14: SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Lĩnh vực: Địa lí
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG THPT TRẠI CAU
ĐỊA CHỈ: TT Trại Cau- Đồng Hỷ -Thái Nguyên
Họ và tên giáo viên: Đỗ Thị Thanh Xuân
Ngày sinh: 24-04-1984 Môn: Địa lí
Điện thoại: 0973269529; Email:doxuan84@gmail.com
Năm học : 2015 -2016
TÊN CHỦ ĐỀ
BÀI 14- SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1. Tên hồ sơ dạy học
-Tích hợp chủ đề giáo dục môi trường, sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng, bảo vệ tài nguyên sinh vật, tài nguyên đất các hệ thống vườn quốc gia... vào bài giảng môn địa lý lớp 12: Bài 14- Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Giúp học sinh tích hợp được môn địa lí với các môn học khác như: sinh học, hóa học, lịch sử... Hình thành cho học sinh nhận biết và những kỹ năng sống hiện tại cũng như trong tương lai.
-Kiến thức, kỹ năng, thái độ hành vi, và định hướng phát triển của bài học:
a. Kiến thức: 
 	+ Hiểu rõ tình hình suy giảm tài nguyên rừng và đa dạng sinh học, tình trạng suy thoái và hiện trạng sử dụng tài nguyên đất ở nước ta. Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của sự suy giảm tài nguyên đất, tài nguyên sinh vật.
	+ Biết được các biện pháp của Nhà nước nhằm bảo vệ tài nguyên rừng, đa dạng sinh học và các biện pháp nhằm bảo vệ tài nguyên đất.
b. Kĩ năng: 
 	+Phân tích bảng số liệu, khai thác kênh chữ ở sgk và bản đồ tài nguyên thiên nhiên.
c. Thái độ, hành vi:
	+ Vận dụng được một số biện pháp bảo vệ các tài nguyên ở địa phương.
d. Định hướng phát triển năng lực của học sinh:
+ Học sinh nắm được các số liệu,tự học, bản đồ,liên hệ với địa phương, quan sát thực tế
2. Đối tượng dạy học của Bài học
	- Đối tượng dạy học là học sinh lớp 12
	- Số lượng: 35 học sinh
	- Lớp: 12A5
3. Ý nghĩa bài học
	Trong cuộc sống hàng ngày chúng ta gặp rất nhiều hiện tượng trong tự nhiên và xã hội mà con người cần phải có kiến thức, kỹ năng để xử lý những tình huống đó. Một trong những kiến thức tác động rất lớn đến cuộc sống của con người là kiến thức về môi trường, bảo vệ môi trường, sinh thái trong đó có tài nguyên Đất, Nước, Khí hậu, Khoáng sản, Sinh vật...., với bài học tích hợp và liên môn này giúp cho học sinh rèn luyện, biết được những thực trạng nguyên nhân và giải pháp để bảo vệ những nguồn tài nguyên của địa phương, đất nước và thế giới, giúp các em rèn luyện tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm và phân tích những số liệu liên hệ thực tế và vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề, bảo vệ môi trường nơi các em đang sinh sống và nghiêm túc hợp tác tốt linh hoạt trong vận dụng kiến thức để lĩnh hội các môn học khác.
4. Thiết bị dạy học, học liệu
	- Giáo viên: Giáo án, Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam, Atlat địa lý Việt Nam, Bản đồ Sinh vật, bàn đồ tài nguyên Đất..., Tranh ảnh, Máy chiếu, các Clip, Bảng số liệu....
	- Học sinh: Sách,vở, bút, giấy khổ A3..., máy tính, nghiên cứu nội dung bài học
5. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:
Ngày soạn:.............	
Ngµy gi¶ng:............. 
VẤN ĐỀ SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TỰ NHIÊN
Tiết 15 – Bài 14: SỬ DỤNG VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức: 
 	- Hiểu rõ tình hình suy giảm TN rừng và đa dạng sinh học, tình trạng suy thoái và hiện trạng sử dụng tài nguyên đất ở nước ta. Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của sự suy giảm TN đất, TN sinh vật.
	- Biết được các biện pháp của Nhà nước nhằm bảo vệ TN rừng, đa dạng sinh học và các biện pháp nhằm bảo vệ TN đất.
2. Kĩ năng: 
 	- Phân tích bảng số liệu, khai thác kênh chữ ở sgk và bản đồ TNTN.
 3. Thái độ, hành vi:
	- Vận dụng được một số biện pháp bảo vệ các TN ở địa phương.
 4.Định hướng phát triển năng lực của học sinh:
 - Học sinh nắm được các số liệu,tự học, bản đồ,liên hệ với địa phương, quan sát thực tế....
II: Thiết bị dạy học:
Bản đồ TNTN Việt Nam.
Bản đồ các loại đất
Bản đồ sinh vật Việt Nam và Thế Giới
III: Tiến trình bài học:
1.Kiểm tra bài cũ:
2.Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính
* Hoạt động 1: Cặp/ Nhóm.
Cho học sinh quan sát bản đồ tự nhiên Việt Nam
+ Nhóm 1: 
-Em hãy trình bày hiện trạng suy giảm tài nguyên rừng? 
-Nguyên nhân dẫn tới suy giảm tài nguyên rừng? 
-Học sinh trình bày 
-Giáo viên đánh giá
+ Nhóm 2:
- Em hãy trình bày các biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng ở nước ta?
Học sinh trả lời:
-Giáo viên chốt kiến thức.
-Giáo viên cho học sinh liên hệ với địa phương.
-GV: Em có nhận xét gi về tài nguyên rừng ở địa phương mà em đang sống? Nêu biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng ở địa phương em?
-Học sinh trình bày.
-Giáo viên đánh giá.
+ Nhóm 3: 
-Em hãy nêu hiện trạng đa dạng sinh học? 
-Nguyên nhân dẫn tới suy giảm tài nguyên sinh vật ?
Giáo viên : Em hãytrình bày những tác động của con người trong việc làm giảm đa dạng sinh học?
-Học sinh trình bày
-Giáo viên chốt ý
+Nhóm 4:
-Em hãy trình bày các biện pháp bảo vệ tài nguyên sinh vật?
-Học sinh trình bày
-Giáo viên chốt kiến thức
-Giáo viên: Em hãy kể tên các loài có nguy cơ bị tiệt chủng tiệt chủng? bản thân em làm gì để bảo vệ tài nguyên sinh vật ở địa phương và trên thế giới?
- HS thảo luận, trình bày ý kiến
- GV chốt lại ý chính.
- Em hãy kể tên 5 vường quốc gia ở nước ta?
- hs: Cúc phương, Ba bể,Tam đảo,Bạch mã, Cát tiên,
* Hoạt động 2: Cá nhân/ Cả lớp.
Cho học sinh quan sát bản đồ đất Việt Nam
+ Nêu hiện trạng sử dụng TN đất nước ta?
+ Các biện pháp bảo vệ đất đồi núi và cải tạo đất ở đồng bằng?
- HS đọc sgk và trả lời. 
- GV chốt lại ý chính.
GV: Em hãy nêu hiện trạng sử dụng tài nguyên đất và các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất ở địa phương em và trên thế giới.
* Hoạt động 3: Cả lớp
- Nêu biện pháp sử dụng hợp lý?
- Trình bày hiện trạng sử dụng tài nguyên nước ở việt nam và trên thế giới?
Chúng ta càn phải làm gì để bảo vệ tai nguyên du lịch và tài nguyên khoáng sản?
Giáo viên chốt ý
-Em hãy kể tên các địa danh du lịch nổi tiếng ở nước ta?ở địa phương em có những khu du lịch nào ? bản thân em đã làm gì để bảo vệ những địa danh đó?
- hs: Cát bà, Nha trang, Phong nha kẻ bàng..Núi cốc, ATK..
Giáo viên rút ra nhận xét và tổng kết bài học
1. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật.
a. Tài nguyên rừng.
* Hiện trạng và suy giảm TN rừng:
- Suy giảm diện tích: 1943 là 14,3 triệu ha đạt 43%, năm 2005 12,7 triệu ha đạt 38%.
- Suy giảm chất lượng: 1943: 10 triệu ha rừng giàu chiếm 70%, hiện nay: 70% là rừng nghèo.
* Biện pháp bảo vệ TN rừng.
- Nâng độ che phủ rừng của cả nước lên 45-50%, vùng núi dốc phải đạt 70-80%.
- Những quy định về nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển đối với 3 loại rừng:
+ Rừng phòng hộ: trồng rừng trên đất trống.
+ Rừng đặc dụng: bảo vệ đa dạng sinh học các vườn quốc gia.
+ Rừng sản xuất: nâng cao diện tích, chất lượng và hoàn cảnh rừng.
- Giao quyền sử dụng đất và bảo vệ rừng cho người dân.
- Nhiệm vụ trước mắt đến năm 2010 là trồng 5 triệu ha rừng, nâng độ che phủ lên 43%.
b. Đa dạng sinh học.
* Suy giảm đa dạng sinh vật.
- 500 loài thực vật, 96 loài thú, 57 loài chim đang bị mất dần.
- Nhiều loại có nguy cơ tuyệt chủng.
* Biện pháp:
- Xây dựng và mở rộng hệ thống vườn quốc gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
- Ban hành “ Sách đỏ Việt Nam “.
- Quy định về khai thác gỗ, động vật và thủy sản.
2. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất.
a. Hiện trạng sử dụng tài nguyên đất.
- Hiện trạng năm 2005: 12,7 triệu ha đất có rừng, 9,4 triệu ha đất nông nghiệp (28% ), đất chưa sử dụng: 5,35 triệu ha (5 triệu ha ở miền núi)
- Hiện nay: còn 9,3 triệu ha đất có nguy cơ bị hoang mạc hoá.
b. Các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất. 
- Vùng đồi núi: áp dụng tổng thể các biện pháp như làm ruộng bậc thang, thuỷ lợi...
- Vùng đồng bằng: thâm canh, có biện pháp quản lí chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng hợp lí.
3. Sử dụng và bảo vệ các tài nguyên khác.
- Tài nguyên nước: Tiết kiệm nước và chống ô nhiễm.
- Tài nguyên khoáng sản: quản lý chặt, tránh gây lãng phí và ô nhiễm.
- Tài nguyên du lịch: bảo tồn và phát triển du lịch sinh thái.
3. Củng cố kiến thức
4. Bài tập về nhà.
Rót kinh nghiÖm
6. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập 
	- Giáo viên: Quá trình kiểm tra đánh giá được thực hiện dưới dạng viết, trả lời những câu hỏi tự luận và trắc nghiệm.
	- Học sinh: Các em đã thảo luận đưa ra được những lập luận, ví dụ và bài học kinh nghiệm, nguyên nhân thực trạng và giải pháp về vấn đề tài nguyên thiên nhiên ở nước ta, địa phương và trên thế giới có nhận thức đúng đắn trong việc bảo vệ tài nguyên củaQuốc gia phục vụ đắc lực để phát triển kinh tế, xã hội bền vững trong tương lai.
7. Các sản phẩm của học sinh
	Sau khi kiểm tra đánh giá học sinh, Chúng tôi thấy 100% học sinh đã biết trình bày ý tưởng của mình trong việc giải quyết vấn đề trả lời được câu hỏi nêu ra, các em đã biết tích hợp, liên môn kiến thức khoa học vào để làm bài.
Kết quả đạt được: 
- Loại giỏi: 17 học sinh
- Loại khá: 15 học sinh
- Loại trung bình: 3 học sinh
	Từ kết quả học tập của các em chúng tôi nhận thấy việc tích hợp những kiến khoa học vào môn học nào đó là việc làm hết sức cần thiết có hiệu quả cao đối với học sinh, việc tích hợp kiến thức khoa học giúp các em phát triển một cách toàn diện hơn và giúp cho giáo viên từ sản phẩm này không ngừng trau dồi kiến thức khoa học vào dạy bộ môn địa lý tốt hơn đạt hiệu quả cao hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.

File đính kèm:

  • docxgiao_an_tich_hop.docx