Giáo án thực tập giảng dạy GDCD 11 - Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa (Tiết 3) - Năm học 2015-2016 - Trần Thị Mỹ

Hoạt động 1: GV hướng dẫn cho HS điểm a mục 3.

- GV nêu vấn đề: Tháng 8 năm 1943, khi còn trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, ở phần cuối tập Nhật kí trong tù, lần đầu tiên Hồ Chí Minh đưa ra định nghĩa về văn hoá:

“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh họat hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.”

- GV đặt câu hỏi: Vậy từ định nghĩa đó các em hiểu văn hóa là gì?

Giáo viên+ GV nhận xét và kết luận: Văn hóa là những sảm phẩm vật chất hoặc tinh thần do con người tạo ra.

+ GV cho HS xem một số hình ảnh làm ví dụ:

- Những di sản văn hóa vật thể: Thành nhà Hồ, Hoàng Thành Thăng Long, Thánh địa Mỹ Sơn

- Những di sản văn hóa phi vật thể: Nhã nhạc cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên, Ca Trù .

+ GV đặt câu hỏi: Theo các em, trong giai đoạn hiện nay văn hoá có nhiệm vụ gì?

+ GV nhận xét và hỏi tiếp: Theo các em, nền văn hóa tiên tiến là gì? Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là gì?

+ GV nhận xét và giải thích thêm:

- Nền văn hóa tiên tiến là nền văn hóa phải thể hiện được tinh thần yêu nước và tiến bộ phù hợp với sự phát triển của thế giới.

 - Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa phải thể hiện sức sống và bản lĩnh của dân tộc: Lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân –gia đình –làng xã – Tổ quốc

=>Đó là xây dựng một nền văn hóa bằng cách chắt lọc nền văn hóa truyền thống , hễ cái nào cổ hủ lạc hậu thì bỏ đi, chỉ để lại những văn hóa truyền thống tốt đẹp đầy tính nhân văn để biểu trưng cho dân tộc và tiếp thu những cái tân tiến của nền văn hóa phương tây hay các nước phương đông thích hợp với truyền thống dân tộc mình , không chạy theo hoàn toàn văn hóa ấy. Tức là tiếp thu có chọn lọc.

Ví dụ: Một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là thành kính, tôn thờ Tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo, biết ơn tới những người đã sinh thành, dưỡng dục cho mình.

+ GV giải thích tiếp: Các hoạt động văn hóa cần hướng vào việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật, làm cho văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào mọi lĩnh vực và quan hệ con người. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đào tạo, phát triển, sử dụng đội ngũ cán bộ văn hóa phải được thực hiện đồng bộ, mang tính chiến lược lâu dài

+ GV chuyển ý: Vậy để cho văn hóa phát huy được các vai trò trên thì Đảng và Nhà nước ta đã đề ra các phương hướng nào thì cô và các em sẽ cùng tìm hiểu điểm b.

 

docx16 trang | Chia sẻ: xuannguyen98 | Lượt xem: 2633 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án thực tập giảng dạy GDCD 11 - Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa (Tiết 3) - Năm học 2015-2016 - Trần Thị Mỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT TỈNH BÌNH ĐỊNH 
TRƯỜNG THPT AN NHƠN 1
________________
Họ tên GV hướng dẫn: Nguyễn Thị Hoàng Nga 	 Tổ chuyên môn: Tổ Sử - GDCD- GDQP
Họ tên sinh viên: Trần Thị Mỹ	 Môn dạy: Giáo dục công dân
SV của trường: Đại học Quy Nhơn	 Năm học: 2015 – 2016
Ngày soạn: 20/03/2016	 Thứ/ngày lên lớp: 30/03/2016
Tiết dạy: Tiết 1	 Lớp dạy: 11A4
BÀI DẠY: BÀI 13: 
CHÍNH SÁCH GIÁO DỤC
VÀ ĐÀO TẠO, KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, VĂN HOÁ (Tiết 3).
I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC.
Học xong tiết 3 bài 13 này học sinh cần nắm được:
1. Về kiến thức.
- Nêu được nhiệm vụ, phương hướng cơ bản để phát triển văn hóa ở nước ta hiện nay.
- Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa của Nhà nước.
2. Về kỹ năng:
- Biết tham gia tuyên truyền và thực hiện chính sách văn hóa phù hợp với khả năng của bản thân.
- Biết đánh giá một số hiện tượng gần gũi trong cuộc sống liên quan đến chính sách văn hóa của Nhà nước.
3. Về thái độ:
- Tin tưởng, ủng hộ chính sách văn hóa của Nhà nước.
- Có ý thức phê phán những việc làm vi phạm chính sách văn hóa của Nhà nước.
III. CHUẨN BỊ.
1. Chuẩn bị của giáo viên.
- Đọc sách giáo viên, sách giáo khoa, tài liệu liên quan đến bài học.
- Soạn giáo án
- Chuẩn bị tranh ảnh, liên quan đến bài học.
2. Chuẩn bị của học sinh.
- Học bài và làm bài cũ ở nhà.
- Tìm hiểu trước bài mới.
IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
1. Ổn định tình hình lớp: (1 phút)
 - Sĩ số: 32; Vắng: (Phép hay không phép)
 - Tác phong học sinh.
 - Vệ sinh lớp học.
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút).
* GV đặt câu hỏi: Theo em khoa học và công nghệ có nhiệm vụ như thế nào trong sự nghiệp CNH –HĐH đất nước?
Em hãy lấy một ví dụ về việc áp dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất mà em biết. 
* HS trả lời: Nhiệm vụ của khoa học và công nghệ:
+ Giải đáp kịp thời những vấn đề lý luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra.
 + Cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
+ Đổi mới nâng cao trình độ công nghệ trong nền kinh tế.
+ Nâng cao trình độ quản l‎ý, hiệu quả của hoạt động khoa học và công nghệ. 
Ví dụ: Sử dụng máy cày, gặt trong sản xuất nông nghệp hay là Sản xuất cây giống bằng phương pháp nuôi cấy mô.
3. Bài mới:
 *Giới thiệu bài mới:
 Trong xã hội ngày nay khi mà trình độ khoa học và công nghệ ngày càng nâng cao với nhiều phát minh mới ra đời, bên cạnh những tích cực thì tồn tại nhiều tiêu cực ảnh hưởng đến đất nước ta đặc biệt là ảnh hưởng đến các phong tục tập quản, văn hóa của người Việt. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng việc xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến nhưng cũng mang đậm đà bản sắc dân tộc, xác định văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Vậy để thực hiện được mục tiêu trên Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra phương hướng phát triển văn hóa như thế nào? Cô cùng các em sẽ cùng tìm hiểu tiếp Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa ( tiết 3)
Thời lượng
Hoạt động của Thầy(GV)
Hoạt động của Trò (HS)
Nội dung bài học
Hoạt động 1: GV hướng dẫn cho HS điểm a mục 3.
- GV nêu vấn đề: Tháng 8 năm 1943, khi còn trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, ở phần cuối tập Nhật kí trong tù, lần đầu tiên Hồ Chí Minh đưa ra định nghĩa về văn hoá:
“Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh họat hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa.”
- GV đặt câu hỏi: Vậy từ định nghĩa đó các em hiểu văn hóa là gì?
Giáo viên+ GV nhận xét và kết luận: Văn hóa là những sảm phẩm vật chất hoặc tinh thần do con người tạo ra.
+ GV cho HS xem một số hình ảnh làm ví dụ:
- Những di sản văn hóa vật thể: Thành nhà Hồ, Hoàng Thành Thăng Long, Thánh địa Mỹ Sơn
- Những di sản văn hóa phi vật thể: Nhã nhạc cung đình Huế, Cồng chiêng Tây Nguyên, Ca Trù..
+ GV đặt câu hỏi: Theo các em, trong giai đoạn hiện nay văn hoá có nhiệm vụ gì?
+ GV nhận xét và hỏi tiếp: Theo các em, nền văn hóa tiên tiến là gì? Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là gì?
+ GV nhận xét và giải thích thêm:
- Nền văn hóa tiên tiến là nền văn hóa phải thể hiện được tinh thần yêu nước và tiến bộ phù hợp với sự phát triển của thế giới. 
 - Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là nền văn hóa phải thể hiện sức sống và bản lĩnh của dân tộc: Lòng yêu nước nồng nàn, ý chí tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân –gia đình –làng xã – Tổ quốc
=>Đó là xây dựng một nền văn hóa bằng cách chắt lọc nền văn hóa truyền thống , hễ cái nào cổ hủ lạc hậu thì bỏ đi, chỉ để lại những văn hóa truyền thống tốt đẹp đầy tính nhân văn để biểu trưng cho dân tộc và tiếp thu những cái tân tiến của nền văn hóa phương tây hay các nước phương đông thích hợp với truyền thống dân tộc mình , không chạy theo hoàn toàn văn hóa ấy. Tức là tiếp thu có chọn lọc.
Ví dụ: Một trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là thành kính, tôn thờ Tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo, biết ơn tới những người đã sinh thành, dưỡng dục cho mình.
+ GV giải thích tiếp: Các hoạt động văn hóa cần hướng vào việc xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, ý thức công dân, tuân thủ pháp luật, làm cho văn hóa trở thành nhân tố thúc đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào mọi lĩnh vực và quan hệ con người. Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đào tạo, phát triển, sử dụng đội ngũ cán bộ văn hóa phải được thực hiện đồng bộ, mang tính chiến lược lâu dài
+ GV chuyển ý: Vậy để cho văn hóa phát huy được các vai trò trên thì Đảng và Nhà nước ta đã đề ra các phương hướng nào thì cô và các em sẽ cùng tìm hiểu điểm b.
Hoạt động 1: Hoạt động chung (tập thể)và cá nhân
HS trả lời câu hỏi và lắng nghe câu trả lời, nhận xét
HS trả lời câu hỏi và đóng góp ý kiến
3. Chính sách văn hóa.
a, Nhiệm vụ của văn hóa.
+ Xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực, sáng tạo.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu điểm b mục 3.
+ GV: Chia lớp thành 4 nhóm để thảo luận về những phương hướng:
Câu hỏi thảo luận:
Nhóm 1: Tại sao phải làm cho chủ nghĩa Mác – Lênin và tu tuởng HCM giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân?
+ GV nhận xét và giải thích thêm: Theo HCM: “văn hóa có vai trò to lớn trong đời sống của mỗi quốc gia dân tộc. Văn hóa là mục tiêu động lực của cách mạng, là linh hồn, bản sắc dân tộc, nó mang tâm hồn diện mạo dân tộc, là một mặt hợp thành toàn bộ đời sống xã hội”. Như vậy tư tưởng HCM về văn hóa mãi mãi là ánh sáng soi đường cho dân tộc ta trong quá trình xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội.
Ví dụ: - Tăng cường giáo dục tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân (qua truyền hình, sách, báo).
- Đưa bộ môn khoa học Mác – Lên-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh vào giảng dạy trong nhà trường.
- Tổ chức các phong trào tuyên truyền như tổ chức cuộc thi kể chuyện tấm gương đạo đức HCM.
Nhóm 2: Chúng ta cần phải làm gì để phát huy các truyền thống tốt đẹp của dân tộc?
+ GV nhận xét, giải thích và cho HS xem một số hình ảnh về truyền thống văn hóa nước ta: 
 Cần phải kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc vì đó là tài sản vô giá, góp phần tích cực vào sự phát triển của mỗi cá nhân và cả dân tộc. Nếu không kế thừa và phát huy thì toàn bộ truyền thống tốt đẹp của dân tộc sẽ mất đi, dân tộc đó sẽ không có bản sắc, không có truyền thống, từ từ đẫn đến hủy diệt, suy vong.
Ví dụ: - Khôi phục các lễ hội truyền thống dân gian. 
- Đưa vào danh mục bảo tồn những giá trị văn hóa có nguy cơ bị mai một.
 - Tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa . -> Góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Việt Nam.
Nhóm 3: Khi giao lưu, hội nhập với thế giới chúng ta sẽ tiếp thu cái gì? Loại bỏ cái gì? hay là tiếp thu hết?
+ GV nhận xét và giải thích thêm: Chúng ta cần tiếp thu những giá trị tốt đẹp nhất của văn hóa các dân tộc khác trên thế giới; phù hợp với tư tưởng, cảm quan, phong hóa của dân tộc mình nhằm làm giàu văn hóa dân tộc mình. Việc tiếp thu tinh hoa văn hóa chính là sự giáo lưu, giáo tiếp đa dạng, sự cọ sát, tiếp biến, hòa nhập các nền văn hóa ở những gì rất riêng, không trộn lẫn, không hòa tan. Chúng ta đã từng giao lưu, từng bị ảnh hưởng của nhiều nền văn hóa, nhiều trung tâm văn hóa rất lớn như văn hóa Ấn Độ, Trung Hoa, Pháp, MỹSong văn hóa dân tộc Việt không bị đồng hóa, không bị nuốt vào hay hòa tan, ngược lại còn tự làm giàu mình bằng những cái hay, cái đẹp tạo nên văn hóa Việt độc đáo, đầy bản sắc.
 Mặc dù phải chịu đựng ách cai trị tàn bạo và chính sách đồng hoá khốc liệt của các triều đại phong kiến phương Bắc hơn một ngàn năm, nhưng người Việt đã biết tiếp thu, học hỏi những yếu tố tiến bộ trong văn hoá Hán, tạo nên những chuyển biến to lớn trong nền kinh tế, xã hội, văn hoá: Tiếp thu kĩ thuật bón phân Bắc của người Trung Quốc, phát triển giống cây trồng nhằm đa canh hóa và mở rộng lúa hai vụ ; cư dân Âu Lạc đã sản xuất được loại gốm tráng men nửa sành nửa sứ; Tiếp thu văn hóa phật giáo, bà la môn
Nhóm 4: Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc?
+ GV nhận xét và giải thích thêm: Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc là nói đến lòng tự hào, ý thức tự tôn dân tộc. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc không chỉ nhấn mạnh những nét đặc sắc của dân tộc mà còn là giữ gìn những giá trị thuộc về dân tộc đó. Đồng thời việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc chỉ có thể thực hiện được trên cơ sở ý thức tự giác của cả cộng đồng dân tộc, của mọi người, mọi gia đình. Đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói, văn hóa phải "đi sâu vào tâm lý quốc dân" để từ đó "văn hóa soi đường cho quốc dân đi".
Ví dụ: Để nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân bằng cách: phát triển các dịch vụ, chương trình giải trí như truyền hình, mạng Internet, sách, báo
+ GV chốt ý: Bản sắc văn hóa Việt Nam là tố chất được hợp luyện cùng chiều với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Bản sắc đó không phải là một hằng số, là những giá trị bất biến, mà có những giá trị mới được hình thành, bồi tụ trong quá trình hội nhập, tiếp biến giữa các nền văn hóa. Thực hiện những phương hướng cơ bản trên chúng ta sẽ từng bước xây dựng một Việt Nam vững mạnh và phát triển.
Hoạt động 2 : Hoạt động nhóm.( 4 tổ)
b, Phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Làm cho chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng HCM giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân.
+ Kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hoá của dân tộc.
+ Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
+ Nâng cao sự hiểu biết và mức hưởng thụ văn hoá, phát huy tiềm năng sáng tạo văn hoá của nhân dân.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tìm hiểu trách nhiệm của công dân đối với chính sách văn hóa.
+ GV đặt câu hỏi: Theo em công dân phải có trách nhiệm gì đối với chính sách văn hóa?
+ GV nhận xét và hỏi tiếp: Là học sinh thì các em có trách nhiệm gì với các chính sách văn hóa?
+ GV nhận xét và tổng kết: Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa là những lĩnh vực gắn liền với sự phát triển của đất nước thực hiện tốt các chính sách này sẽ giúp nước ta ngày càng phát triển, sánh vai với cường quốc nam châu nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa của dân tộc.
* Trách nhiệm của công dân đối với chính sách văn hoá
- Tin tưởng, chấp hành chính sách của Đảng và nhà nước.
- Thường xuyên nâng cao trình độ học vấn, coi trọng việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
- Trau dồi đạo đức, chiếm lĩnh khoa học, kỹ thuật hiện đại.
- Có quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh, biết phê phán thói hư tật xấu trong xã hội.
4. Củng cố kiến thức toàn bài: Bằng sơ đồ
5. Dặn dò học sinh: (1 phút).
- Học bài cũ, trả lời các câu hỏi còn lại trong SGK trang 109.
- Tìm hiểu trước bài 14: Chính sách quốc phòng và an ninh.
V. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG.
VI. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.
 Ngày 20 tháng 03 năm 2016 Ngày 20 tháng 03 năm 2016
DUYỆT GIÁO ÁN CỦA GV HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC TẬP 
Nguyễn Thị Hoàng Nga Trần Thị mỹ

File đính kèm:

  • docxBai_13_Chinh_sach_giao_duc_va_dao_tao_khoa_hoc_va_cong_nghe_van_hoa.docx