Giáo án Tập đọc 3 Tuần 19

BỘ ĐỘI VỀ LÀNG

I. MỤC TIÊU:

1. Đọc thành tiếng:

- Đọc đúng các từ, tiếng khó: rộn ràng, lớp lớp, bịn rịn, làng.

- Ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ và giữa các khổ thơ.

- Đọc trôi chảy và bước đầu biết đọc bài thơ với giọng vui vẻ, tình cảm.

2. Đọc hiểu

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: bịn rin, đơn sơ

- Hiểu được nội dung của bài thơ: Bài thơ nói lên tình cảm quân dân thắm thiết trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

 

doc10 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 872 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc 3 Tuần 19, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19 Thứ . / ./../ 200.
Tập đọc - Kể chuyện
Hai bà trưng
I. Mục tiêu:
 A. Tập đọc
1. Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ, tiếng khó hoặc dễ lẫn: dân làng, ruộng nương, săn thú lạ, thuồng luồng.
- Ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa cụm từ.
- Đọc trôi chảy toàn bài, biết thay đổi giọng đọc cho phù hợp với nội dung của từng đoạn truyện.
2. Đọc hiểu
- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: giặc ngoại xâm, đô hộ, oán hận ngút trời, Mê Linh, Luy Lâu, trẩy quân, đồ tang, giáp phục, phấn kích hành quân, khởi nghĩa
- Hiểu nội dung câu chuyện: Câu chuyện ca ngợi tinh thần anh dũng, bất khuất đấu tranh chống giặc ngoại xâm của hai bà trưng và nhân dân ta.
B. Kể chuyện
a. Dựa vào trí nhớ và tranh minh họa, kể lại được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện. Khi kể biết kết hợp cử chỉ, nét mặt và giọng điệu phù hợp với diễn biến nội dung câu chuyện.
b. Biết tập trung theo dõi lời kể và nhận xét được lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa bài TĐ và kể chuyện
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần HD luyện đọc
- Bản đồ hành chính VN ( hoặc vùng Bắc Bộ )
III. Phương pháp:
- Trực quan, đàm thoại, nêu vấn đề, thực hành, luyện tập.
IV. Các hoạt động dạy học
1. ổn định tổ chức: - Hát
2. Bài mới: Mở đầu.
a. Giới thiệu bài: chủ điểm
- GV giới thiệu khái quát nội dung chương trình phân môn TĐ học kì II
- Y/ cầu hs mở SGK đọc tên các chủ điểm của CT.
- GV: Đất nước VN ta đã có hơn 4000 năm lịch sử. Để giữ gìn được non sông gấm vóc tươi đẹp, tự do như ngày nay, bao đời cha ông ta đã chiến đấu anh dũng để bảo vệ đất nước. Chủ điểm bảo vệ Tổ quốc mở đầu chương trình học kì II sẽ giúp các em hiểu thêm về lòng yêu nước nồng nàn của DT ta, ý chí đánh giặc kiên cường, bất khuất của cha ông ta.
b. Giới thiệu bài:
- Treo tranh minh họa bài TĐ và hỏi hs: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Em cảm nhận được điều gì qua bức tranh minh họa này?
- Bài TĐ hôm nay sẽ giúp các em thêm hiểu về Hai Bà Trưng, hai vị anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.
- Ghi tên bài lên bảng
c. Luyện đọc
- Đọc mẫu: giọng to, rõ ràng, mạnh mẽ.
- HD luyện đọc
* Đọc từng câu:
- GV ghi từ khó lên bảng.
- GV theo dõi nhận xét.
* Đọc từng đoạn
- Giải nghĩa từ khó
- GV theo dõi, nhận xét
- Hướng dẫn lđ theo nhóm 
- Chia thành nhóm 4
- Y/c hs đọc ĐT đoạn 3
d. HD tìm hiểu bài: 
- Y/c hs đọc lại cả bài.
- Y/c hs đọc thầm đoạn 1 và nêu những tội ác của giặc ngoại xâm đối với dân tộc ta.
- Câu văn nào trong đoạn 1 cho thấy nd ta rất căm thù giặc?
- Em hiểu thế nào là oán hận ngút trời?
- Giặc ngoại xâm đô hộ nước tatìm hiểu đoạn 2.
- Hai Bà Trưng có tài và có chí lớn ntn?
- Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp đ3 để biết cuộc khởi nghĩa diễn ra ntn?
- Vì sao Hai Bà Trưng khởi nghĩa?
- Chuyện gì xảy ra trước lúc trẩy quân?
- Lúc ấy nữ tướng Trưng Trắc đã nói gì?
- Theo em vì sao việc nữ tướng ra trận mặc áo giáp phục thật đẹp lại có thể làm cho dân chúng phán kích còn quân giặc thì kinh hồn?
- Hãy tìm những chi tiết nói lên khí thế của đoàn quân khởi nghĩa?
- Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà trưng đạt kết quả ntn?
- Vì sao bao đời nay nd ta tôn kinh Hai Bà Trưng?
đ. Luyện đọc lại
- GV đọc mẫu đoạn 3.
- Y/c hs tự chọn đọc 1 đoạn mà em thích.
- Y/ cầu 3 - 4 hs đọc trước lớp đoạn mình thích và TL vì sao?
- Tuyên dương học sinh đọc tốt.
- HS cả lớp đọc thầm, 1 hs đọc thành tiếng tên của các chủ điểm.
- Bức tranh vẽ cảnh Hai Bà Trưng ra trận
- Hs xung phong phát biểu ý kiến:
VD: Khí thế của quân ta thật anh dũng/ Hai Bà Trưng thật oai phong.
- Hs theo dõi.
- Mỗi hs đọc 1 câu nối tiếp nhau.
- Hs đọc thầm - CN - ĐT
- Hs đọc nối tiếp câu lần 2
- 4 hs đọc nối tiếp 4 đoạn. Chú ý đọc đúng câu:
Không!// Ta sẽ mặc giáp phục thật đẹp/ để dân chúng thấy thêm phấn khích,/ còn giặc trông thấy thì kinh hồn.//
- Đọc ngắt đúng dấu phẩy ở các câu trong bài.
- Hs đọc chú giải SGK.
- 4 Hs đọc nối tiếp đoạn lần 2.
- Hs đọc nhóm 4, mỗi hs 1 đoạn nối tiếp hs nghe và chỉnh sửa lỗi cho nhau.
- Hs đọc ĐT đoạn 3.
- 1 hs đọc thành tiếng, lớp đọc thầm.
- Hs tiếp nối nhau trả lời, mỗi hs chỉ cần nêu 1 ý: Chúng chém giết dân lành, cướp hết ruộng nương màu mỡ. Chúng bắt dân ta lên rừng săn thú lạ, xuống biển mò ngọc trai, bao người bị thiệt mạng vì hổ báo, cá sấu, thuồng luồng.
- Câu: Lòng dân oán hận ngút trời, chỉ chờ dịp vùng lên đánh đuổi quân xâm lược.
- Là lòng oán hận rất nhiều, chồng chất cao đến tận trời xanh.
- 1 hs đọc đoạn 2, lớp đọc thầm.
- Hai Bà Trưng rất giỏi võ nghệ và nuôi chí lớn giành lại non sông.
- 1 hs đọc đoạn 3, lớp đọc thầm.
- 2 hs ngồi cạnh nhau thảo luận sau đó đại diện TL: Vì Hai Bà Trưng yêu nước, thương dân, căm thù giặc giết hại dân và giết cả ông Thi Sách là chồng bà Trưng Trắc.
- Có người xin nữ chủ tướng cho mặc đồ tang.
- Không! ta sẽ mặc giáp phục thật đẹp để dân chúng thêm phấn kích, còn giặc trông thấy thì kinh hồn.
- Vì áo giáp phục sẽ làm cho chủ tướng thêm oai phong, lẫm liệt, làm cho người dân cảm thấy vui vẻ, phấn chấn tin vào chủ trương còn giặc thì sợ hãi.
- Từng cặp TL: Hai Bà trưng mặc áo giáp phục thật đẹp bước lên bành VN. Đoàn quân rùng rùng lên đường. Giáo lao, cung nỏ, khiên mộc cuồn cuộn tràn theo bằng voi ẩn hiện của Hai Bà trưng. Tiếng trống đồng dội lên, đập vào sườn đồi, theo suốt đường hành quân.
- Thành trì của giặc lần lượt sụp đổ.
Tô Định ôm đầu chạy về nước. Đất nước ta sạch bóng quân thù.
- HS thảo luận cặp đôi: Vì Hai bà trưng là người lãnh đạo nhân dân ta giải phóng đất nước, là hai vị nữ anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước ta.
- Hs theo dõi.
- HS tự luyện đọc
- 3, 4 hs đọc đoạn mình thích, lớp theo dõi nhận xét
Kể chuyện
1. Giới thiệu
- Treo tranh minh họa
2. HD kể chuyện
- HD đoạn 1
- Y/c hs quan sát kĩ tranh 1 và hỏi: Bức tranh 1 vẽ những gì?
- Dựa vào nd tranh minh họa và nd đ1, Y/c hs kể lại 
- Y/c hs tiếp tục quan sát các tranh còn lại và tự tập kể 1 đoạn trong truyện
- Gọi 3 hs nối tiếp kể các đoạn 2,3,4 của truyện
- Nhận xét phần KC của hs.
- Gọi 1 hs kể lại toàn bài
- hs quan sát tranh và đọc y/c
- hs nhìn tranh TLCH:
+ Vẽ 1 đoàn người, đàn ông cởi trần đóng khố, đàn bà quấn áo và đang phải khuân vác rất nặng nhọc, 1 số tên lính tay lăm lăm gươm, giáo, roi đang giám sát đoàn người làm việc, có tên vung roi đánh người.
- 1 hs kể trước lớp, lớp theo dõi nhận xét
- Tự kể chuyện
- 3 hs lần lượt kể, lớp theo dõi nx
- 1 hs kể toàn bài
3. Củng cố dặn dò:
- Tổng kết bài, về nhà kể lại câu chuyện cho gđ nghe.
- CB bài sau.
Tập đọc Thứ 4 / 19/ 01/ 2006
Bộ đội về làng
I. Mục tiêu:
1. Đọc thành tiếng:
- Đọc đúng các từ, tiếng khó: rộn ràng, lớp lớp, bịn rịn, làng.
- Ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ và giữa các khổ thơ.
- Đọc trôi chảy và bước đầu biết đọc bài thơ với giọng vui vẻ, tình cảm.
2. Đọc hiểu
- Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài: bịn rin, đơn sơ
- Hiểu được nội dung của bài thơ: Bài thơ nói lên tình cảm quân dân thắm thiết trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.
3. Học thuộc lòng bài thơ 
II. đồ dùng dạy học
- Tranh minh họa bài tập đọc
- Bảng phụ ghi sẵn nd bài thơ và nd các từ ngữ cần chú ý đọc.
III. Phương pháp:
- Trực quan, đàm thoại, nêu vấn đề, thực hành, luyện tập.
ÿÿÿÿÿÿÿÿchú lính ngốc cứ tưởng rằng tốc độ chạy nhanh hay chậm phụ thuộc vào số lượng cẳng ngựa và người cùng chạy, số cẳng càng lớn thì tốc độ chạy càng cao.
- Dặn HS về nhà tập kể lại chuyện và chuẩn bị bài sau.
Bốn cẳng và sáu cẳng.
Có chú lính được quan sai đi công việc gấp. Thầy cai cấp ngựa cho chú để đi cho nhanh.
Chú lính dắt ngựa ra đường nhưng không cưỡi mà cứ đánh ngựa rồi cắm cổ chạy theo. Người đi đường lấy làm lạ bèn hỏi :
- Sao chú không cưỡi ngựa để chạy cho mau ?
Chú lính vừa thở hổn hển vừa trả lời :
- Anh hỏi hay thật ! Bốn cẳng lại chạy nhanh hơn sáu cẳng được à!
	( Theo truyện cười dân gian Việt Nam )
Thứ/./ 200
Tiết 6
I - Mục tiêu
- Kiểm tra học thuộc lòng ( Yêu cầu như ở tiết 5 ).
- Rèn kĩ năng chính tả : Viết chính xác, đẹp bài thơ Sao Mai.
II - Đồ dùng dạy - học.
Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 34.
III. Phương pháp:
- Trực quan, đàm thoại, nêu vấn đề, thực hành, luyện tập.
Iv - Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
1. giới thiệu bài
- Nêu mục tiêu tiết học và ghi bài.
2. kiểm tra học thuộc lòng.
- Tiến hành tương tự như tiết 5.
 3. Viết chính tả.
a, Tìm hiểu nội dung bài thơ.
- GV đọc bài thơ 1 lần.
- Giải thích : Sao Mai tức là Sao Kim, có màu sáng xanh, thường thấy vào lúc sáng sớm nên có tên là Sao Mai. Ngôi sao này mọc vào buổi tối nên có tên là Sao Hôm.
- Hỏi : Ngôi sao Mai trong bài thơ chăm chỉ như thế nào ?
b, Hướng dẫn trình bày.
- Bài thơ có mấy khổ ? Ta nên trình bày như thế nào cho đẹp.
-Những chư nàotrong bàiphải viết hoa ?
c, Hướng dẫn viết từ khó.
- Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi viết chính tả.
- Yêu cầu HS đọc và viết các từ vừa tìm được.
- Chỉnh sửa lỗi cho HS.
d, Viết chính tả.
e, Soát lỗi.
g, Chấm bài.
- Thu hết bài để chấm.
- Theo dõi sau đó 2 HS đọc lại.
- Khi bé ngủ dậy thì thấy sao Mai đã mọc, gà gáy canh tư, mẹ xay lúa, sao nhòm qua cửa sổ, mặt trời dậy, bạn bè đi chơi hết mà sao vẫn làm bài mải miết.
- Bài thơ có 4 khổ thơ, giữa 2 khổ thơ để cách 1 dòng và chữ đầu dòng thơ viết lùi vào 3 ô.
- Những chữ đầu dòng thơ và tên riêng : Mai.
+ Các từ : Chăm chỉ, choàng trở dậy, ngoài cửa, ửng hồng, mải miết.
- 1 HS đọc cho 3 HS viết bảng lớp. HS dưới lớp viết vào vở nháp.
- Dùng bút chì, đổi vở cho nhau để 
4. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc lòng bài thơ Sao Mai và chuẩn bị bài sau.
 Thứ/./ 200
Tiết 7
I - Mục tiêu
- Kiểm tra họcthuộc lòng ( Yêu cầu như tiết 5 )
- Củng cố và hệ thống hóa vốn từ theo chủ điểm : Lễ hội, Thể thao, Ngôi nhà chung, Bầu trời và mặt đất.
II - Đồ dùng dạy - Học.
- Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc có yêu cầu học thuộc lòng từ tuần 19 đến tuần 34.
- 8 tờ phiếu khổ to như ở tiết 2.
III. Phương pháp:
- Trực quan, đàm thoại, nêu vấn đề, thực hành, luyện tập.
III - Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
1. Giới thiệu bài
- Nếu mục tiêu tiết học và viết tên bài.
2. Kiểm tra học thuộc lòng.
- Tiến hành tương tự như tiết 5.
3. củng cố và hệ thống vốn từ.
Bài 2.
- Tiến hành tương tự như ở tiết 2.
Lời giải :
Lễ hội
- Tên một số lễ hội : Đền Hùng, Đền Gióng, Chử Đồng Tử, Kiếp Bạc, Cổ Loa, Chùa Keo.
- Tên một số hội : Phủ Giầy, Chùa Hương, Lim, bơi trải, chọi trâu, đua voi, đua thuyền, thả chim, hội khỏe Phù Đổng.
Thể thao
- Từ ngữ chỉ hoạt động thể thao : vận động viên, cầu thủ, đấu thủ, trọng tài, huấn luyện viên,.
- Từ ngữ chỉ các môn thể thao : bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bóng ném, bóng bầu dục, bóng bàn, bắn súng, 
Ngôi nhà chung
- Tên nước Đông nam á : In - đo - nê - xi -a, Thái lan, Phi -lip - pin, Lao, Ma- lai -xi -a, Xin- ga -po, Brunay, cam -pu- chia, Mi an ma, Đông ti- mo, Việt nam.
- Tên một số nước ngoài vùng Đông nam á : Trung Quốc, Nhật Bản, Triều tiên, Hàn quốc, Nga, Anh, Pháp, Mĩ, Đức,.
Bầu trời và mặt đất
- Từ ngữ chỉ các hiện tượng thiên nhiên : mưa, gió, nắng, hạn hán, lũ lụt, gió xoáy, gió lốc,
- Từ ngữ chỉ hoạt động của con người làm giàu, làm đẹp thiên nhiên : xây dựng nhà cửa, trồng cây, đắp đê, đào kênh, trồng rừng
4. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS ghi nhớ các từ vừa tìm được và chuẩn bị tiết 8,9.
Tiết 8
- Kiểm tra đọc hiểu, luyện từ và câu.
- GV thực hiện theo hướng dẫn kiểm tra của nhà trường.
Tiết 9
- Kiểm tra chính tả, tập làm văn.
- GV thực hiện theo hướng dẫn kiểm tra của nhà trường.

File đính kèm:

  • doctap doc k2.doc