Giáo án Tập đọc 3: Bàn tay cô giáo -Nguyễn Trọng Hoàn-

I.Kiểm tra bài cũ

- Gọi học sinh lên bảng đọc theo đoạn bài “ ông tổ nghề thêu”

-Nhận xét, đánh giá.

II.Bài mới

1.Giới thiệu bài

-Cho học sinh quan sát tranh

Hỏi: Bức tranh này vẽ những gì?

-Vậy để thấy bàn tay khéo léo của cô giáo làm ra những điều kì diệu như thế nào thì trong tiết tập đọc hôm nay chúng ta cùng đọc và tìm hiểu bài: “ Bàn tay cô giáo”.

-Ghi tên bài lên bảng.

 

docx5 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 5324 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tập đọc 3: Bàn tay cô giáo -Nguyễn Trọng Hoàn-, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 GIÁO ÁN
 Môn : Tập đọc
 Bài : Bàn tay cô giáo
 NS : Nguyễn Thị Phương
 Ngày soạn : 27/01/2015
 Lớp : 3B
 Trường : Tiểu học Tiên Phương
Thứ ba ngày 27 tháng 1 năm 2015
Tập đọc
Bàn tay cô giáo
 -Nguyễn Trọng Hoàn-
A.Mục tiêu
 1.Kiến thức:
 -Hiểu nghĩa của các từ ngữ trong bài : phô
 -Hiểu được nội dung bài thơ: Bài thơ ca ngợi sự khéo léo của bàn tay cô giáo đã làm ra biết bao điều kì diệu cho học sinh, qua đó cũng thể hiện sự khâm phục, quý mến của học sinh đối với cô giáo.
 2.Kĩ năng:
 -Đọc đúng các từ, tiếng khó,dễ lẫn, dễ phát â, sai: thoắt cái, mềm mại, nắng tỏa, dập dềnh, sóng lượn, rì rào, điều lạ.
 -Ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ sau mỗi dòng thơ và giữa các dòng thơ.
 -Đọc trôi chảy được toàn bài, bước đầu biết đọc bài với giọng thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú, khâm phục.
 - Học thuộc lòng bài thơ.
 3.Thái độ:
 -Học sinh có ý thức học tập nghiêm túc, tích cực xây dựng bài.
B.Đồ dùng dạy-học
 1.Giáo viên:
 -Tranh minh họa bài tập đọc
 -Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc.
C.Các hoạt động dạy-học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I.Kiểm tra bài cũ
- Gọi học sinh lên bảng đọc theo đoạn bài “ ông tổ nghề thêu”
-Nhận xét, đánh giá.
II.Bài mới
1.Giới thiệu bài
-Cho học sinh quan sát tranh 
Hỏi: Bức tranh này vẽ những gì?
-Vậy để thấy bàn tay khéo léo của cô giáo làm ra những điều kì diệu như thế nào thì trong tiết tập đọc hôm nay chúng ta cùng đọc và tìm hiểu bài: “ Bàn tay cô giáo”.
-Ghi tên bài lên bảng.
2.Bài mới
a.Đọc mẫu
-Đọc toàn bài một lượt với giọng thể hiện sự ngạc nhiên, thích thú đầy khâm phục của học sinh trước những gì bàn tay cô giáo làm được.Nhấn giọng ở các từ ngữ đặc tả sự khéo léo, nhanh nhẹn, nhiệm màu của bàn tay cô giáo: thoắt cái, xinh quá, mềm mại, rất nhanh, điều lạ, bàn tay
b.Hướng dẫn học sinh luyện đọc và kết hợp giải nghĩa từ.
* Đọc từng dòng thơ
-yêu cầu học sinh nối tiếp nhau đọc bài, mỗi em đọc 2 dòng thơ.
-Theo dõi học sinh đọc bài và sửa lỗi phát âm cho những học sinh phát âm sai.Đọc mẫu xá từ học sinh phát âm sai và yêu cầu học sinh vừa mắc lỗi đọc lại.
*Đọc từng khổ thơ kết hợp giải nghĩa từ.
-yêu cầu 5 học sinh tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ của bài.
-Kết hợp nhắc nhở các em ngắt hơi đúng,nhấn giọng từ gữ biểu cảm và thể hiện tình cảm qua giọng đọc.
-Yêu cầu học sinh lên bảng gạch một gạch (/) vào những chỗ ngắt giọng, gạch hai gạch (//) vào những chỗ nghỉ hơi dài.
-Hướng dẫn học sinh ngắt giọng lại những câu thơ ngắt giọng sai, sau đó cho học sinh luyện ngắt giọng.
+ từ “Phô” trong câu thơ “Mặt trời đã phô” có nghĩa là gì?
+Em hãy đặt câu với từ này.
+Yêu cầu 5 học sinh tiếp nối nhau đọc 5 khổ thơ trong bài lần 2.
*Luyện đọc theo nhóm
-chia học sinh thành nhóm nhỏ mỗi nhóm 5 học sinh yêu cầu luyện đọc theo nhóm.
-Yêu cầu 2 nhóm bất kì đọc bài trước lớp.
-Nhận xét,tuyên dương.
c.Tìm hiểu bài
-gọi 1 học sinh đọc lại toàn bài .
-Lần lượt nêu các câu hỏi cho học sinh trả lời để hiểu nội dung bài thơ.
+Từ mỗi tờ giấy,cô giáo đã làm ra những gì?
+Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi trả lời câu hỏi: Em thấy bức tranh của cô giáo thế nào?Em hãy tả lại bức tranh đó bằng lời của mình.
Gọi đại diện nhóm phát biểu, yêu cầu có đủ ba sự vật của bức tranh, mà bài thơ đã nêu.
+Yêu cầu học sinh đọc thầm hai câu thơ cuối bài,trả lời câu hỏi 3 trong SGK.
-Nhận xét,tuyên dương.
d, Học thuộc lòng bài thơ
-Yêu cầu học sinh đọc toàn bài 
-Yêu cầu học sinh tự nhẩm để học thuộc lòng bài thơ.
-Hướng dẫn học sinh học thuộc lòng tại lớp theo từng khổ,cả bài thơ theo cách xóa dần chữ,chỉ giữ lại những từ ngữ đầu dọng thơ.
-Tổ chức cho học sinh thi đọc tiếp nối bài thơ: Mỗi tổ cử 5 bạn tham gia thi,mỗi bạn đọc 1 khổ thơ ,lần lượt đọc từ đầu đến cuối bài thơ.Tổ nào đọc đúng, nhanh hay nhất là tổ thắng cuộc.
-Gọi học sinh đọc thuộc lòng được cả bài thơ.
-Nhận xét, đánh giá.
3,Củng cố, dặn dò
-Nhận xét tiết học,tuyên dương những học sinh tích cực trong giờ, học thuộc bài nhanh, nhắc nhở những học sinh chưa chú ý trong giờ học.
-Dặn dò học sinh về nhà học lại cho thuộc bài thơ và chuẩn bị sau.
-4 học sinh tiếp nối nhau đọc theo từng đoạn.
-nhận xét.
-Quan sát tranh, trả lời : Bức tranh vẽ cảnh cô giáo đang gấp,cắt,dán tranh xung quanh là các bạn học sinh đang chăm chú xem cô giáo làm tranh.
-Chú ý lắng nghe.
-Theo dõi giáo viên đọc mẫu và đọc thầm theo.
-Đọc tiếp nối theo dãy
-Cả lớp theo dõi bạn đọc.
-Phát hiện và tìm từ khó đọc: thoắt cái, mềm mại, dập dềnh,mầu nhiệm, điều lạ.
-Học sinh mắc lỗi đọc lại theo mẫu các tiếng,từ ngữ này.
-Đọc bài theo yêu cầu.
-1 học sinh thực hiện yêu cầu,cả lớp theo dõi và nhận xét đúng sai về cách ngắt giọng của các bạn.
-5-7 học sinh luyện ngắt giọng cá nhân các câu thơ:
Một tờ giấy trắng/
Cô gấp cong cong//
Thoắt cái đã xong/
Chiếc thuyền xinh quá!//
Một tờ giấy đỏ /
Mềm mại tay cô//
Mặt trời đã phô/
Nhiều tia nắng tỏa//
Thêm tờ xanh nữa/
Cô cắt rất nhanh//
Mặt nước dập dềnh/
Quanh thuyền sóng lượn.//
Như phép màu nhiệm/
Hiện trước mắt em.//
Biển biếc bình minh/
Rì rào sóng vỗ//
Biết bao điều lạ/
Từ bàn tay cô.//
-1 học sinh trả lời :
Phô là bày ra,để lộ ra.
-3 học sinh đặt câu:
Ví dụ:Tý cười phô hai chiếc răng mới nhú trông thật đáng yêu.
-5 học sinh đọc bài,cả lớp theo dõi và nhận xét phần đọc bài của từng bạn.
-Mỗi học sinh chọn đọc một khổ thơ trước nhóm,các bạn trong nhóm theo dõi và chỉnh sửa cho nhau.
-Các nhóm đọc bài theo yêu cầu trước lớp.
-Nhận xét các bạn đọc
-Lắng nghe
-1 học sinh đọc trước lớp,cả lớp đọc thầm.
-Nghe câu hỏi của giáo viên và trả lời.
+3 học sinh trả lời, mỗi học sinh một ý: từ một tờ giấy trắng,thoắt cái cô đã gấp xong một chiếc thuyền cong cong xinh xắn,Từ một tờ giấy đỏ, bàn tay mềm mại của cô đã làm ra mặt trời với những tia nắng tỏa,Thêm một tờ giấy xanh bàn tay cô cắt thật nhanh vậy là mặt nước dập dềnh với những con sóng lượn quanh mặt thuyền hiện ra trước mắt.
-2 học sinh ngồi cạnh nhau tả cho nhau nghe về bức tranh của cô giáo.
Đại diện nhóm phát biểu:
Cảnh biển biếc lúc bình minh thật đẹp.Những con thuyền cong cong xinh xắn dập dềnh trên mặt biển mênh mông.Mặt trời đang lên phô những tia nắng đỏ.
-2 học sinh trả lời;các học sinh khác theo dõi nhận xét,bổ sung: Bàn tay cô giáo rất khéo léo.Bàn tay cô giáo tạo nên bao điều lạ.
-Đọc theo yêu cầu
-Tự học thuộc lòng.
-Học sinh học thuộc lòng theo hướng dẫn.
-các tổ thi đọc,đồng thời nhận xét cho nhau,kết hợp với giáo viên để chọn tổ đọc hay nhất.
-2-3 học sinh đọc thuộc lòng cả bài thơ.
-Nhận xét bạn đọc.
-Chú ý lắng nghe
-Thực hiện yêu cầu.

File đính kèm:

  • docxTuan_21_Ban_tay_co_giao.docx
Giáo án liên quan