Giáo án Tăng buổi Tuần 8 Lớp 2 - Trường TH Xuân Hoà

TOÁN:

ÔN TẬP VỀ BẢNG CHIA 7

I. MỤC TIÊU

- Củng cố về bảng chia 7 vừa học, giúp HS nắm và nhớ được bảng chia

- Vận dụng vào làm các bài toán có liên quan với mưc độ nâng cao( tùy thuộc vào từng đối tượng HS).

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1.Củng cố về bảng chia 7

- GV YCHS nhắc lại bảng chia 7 (nhiều em)

- Lớp và GVNX, KL.

- GV nhắc lại và viết một số phép tính trên bảng lớp, YCHS đọc kết quả để giúp HS củng cố lại kiến thức.

 

doc10 trang | Chia sẻ: dungnc89 | Lượt xem: 683 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Tăng buổi Tuần 8 Lớp 2 - Trường TH Xuân Hoà, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8	 
Thứ hai ngày 17 tháng 10 năm 2011
Toán:
 ôn tập về cách tính độ dài các đoạn thẳng và đường gấp khúc
I. mục tiêu
- HSYK: Nhớ lại các bảng cộng, trừ đã học và áp dụng vào làm một số bài toán liên quan.
- HSTB: Nhớ lại cách tính độ dài các đoạn thẳng và độ dài đường gấp khúc
- HSKG: Vẽ và nêu được tên đỉnh và 2 cạnh của các góc. Tính được độ dài đường gấp khúc với các số đo lớn.
II. Đồ dùng dạy học 
 	-HS: Vở BT, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học 
 * Ôn tập bảng cộng, trừ cho HSYK
 	-GV gọi một em nhắc lại tên những bảng cộng, trừ đã học sau đó YCHS đọc lại các bảng cộng trừ ấy.
- Gọi HSNX, GVKL.
- YC một số em lên bảng đọc thuộc lòng bảng cộng, trừ ( nhiều em )
- GV tiếp tục KT bằng cách gọi một HS bất kì và YCHS ấy nêu kết quả của một hay nhiều phép tính trong bảng cộng, trừ do GVYC.
* HDHS TB thực hành làm một số bài tập về tính độ dài đoạn thẳng và đường gấp khúc.
 - GVYCHS lấy vở và cho HS một số hình vẽ các đoạn thẳng với các số đo cho trước rồi cho HS làm và KT kết quả.
-HSKG : Viết một số bài toán về tính đọ dài đường gấp khúc với nhiều đoạn thẳng và số đo lớn lên bảng và YCHS làm vào vở. 
- Số HS làm và sau đó đổi vở KT chéo lẫn nhau.
- HD và YCHS vẽ 1 số góc đã học và nêu tên đỉnh và các cạnh tạo thành góc đó
- Gọi HS NX bài làm của bạn, lớp bổ sung và GVKL.
* Củng cố, dặn dò.
Tập đọc
 I.mục tiêu
 - HDHS tiếp tục ôn luyện về tập đọc cho HS yếu kém : Ghép vần, đánh vần.
 - Đọc rành mạch và diễn cảm một đoạn văn, bài văn đã học (HS khá giỏi)
 II. đồ dùng dạy học
GV: Bảng lớp viết sẵn bảng chữ cái và một số vần cơ bản.
HS: SGK TV3 Tập một.
 III. Các hoạt động dạy học
 1.HDHS yếu kém tập ghép vần 
 - GVYC HS đứng tại chỗ đọc bảng chữ cái và một số vần mà GV viết trên bảng.
 - GV viết một số tiếng theo mức độ từ dễ đến khó và YCHS đọc.
 - GV viết lên bảng một câu văn ngắn và HDHS ngồi tại chỗ đánh vần
 2.HDHS khá giỏi tập đọc rành mạch và diễn cảm một đoạn văn đã học.
 - Chia nhóm đôi và YCHS các nhóm chọn một đoạn văn đã học và thảo luận về cách đọc diễn cảm được đoạn văn ấy.
 - Các nhóm ngồi tại chỗ luyện đọc sau đó các nhóm thi đọc trước lớp.
 - GVHD HS NX theo các gợi ý tương tự như trong các giờ Tập đọc
 - GV NX , KL và cho điểm đối với từng cặp.
 3. Củng cố, dặn dò
 - Nhắc HS về nhà tiếp tục luyện đọc
Tập Viết :ôn tập
 viết lại một số câu ứng dụng trong các bài tập viết đã học
I.mục tiêu
 -HS nhớ và luyện viết lại một số câu ứng dụng trong các bài Tập viết đã học trong 3 tuần 7,8,9.
 -HS viết đúng các chữ hoa đã được ôn tập có trong các câu ứng dụng đó.
 -HS khá giỏi viết và trình bày đẹp các câu ứng dụng ấy. 
II. đồ dùng dạy học
 - GV: Bảng con
 - HS: Bảng con, vở Tập viết
III. Các hoạt động dạy học
 1.HDHS luyện viết lại các chữ cái đã tậpviết trong 3 tuần (7,8,9) 
 GV đọc lần lượt các chữ hoa : E, Ê, G,và YCHS viết bảng con các chữ này.
 - Gọi HS NX, GVKL và sửa sai.
 - YCHS nhớ và nhắc lại các câu ứng dụng đã học từ tuần 7 đến tuần 9
 2.HDHS viết lại các câu úng dụng đã học.
 - GVYC HS nhắc lại một số điều cần nhớ về cách trình bày chính tả đối với từng trường hợp câu ứng dụng cụ thể.
 - HS nêu ý kiến. GVNX bổ sung.
 - GV cho HS viết lần lượt từng câu ứng dụng vào vở ô li.
 - GV cho HS đổi vở và KT chéo kết quả của nhau rồi nêu NX.
 - GV thu một số vở ,chấm điểm và NX chung
 3. Củng cố, dặn dò
 - Dặn HS về nhà viết lại cho đẹp các câu ứng dụng vừa học.
Thứ ba ngày 18 tháng 10 năm 2011
Toán:
 ôn tập về cách xác định góc vuông, góc không vuông
I. mục tiêu
- Giúp HS nhớ và đọc lại được cách dùng Ê ke để xác định góc vuông, góc không vuông.
- Vẽ và nêu được tên đỉnh và 2 cạnh của các góc đã cho hoặc do mình tự vẽ.
II. Đồ dùng dạy học 
 	-HS: Vở BT, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học 
 * Ôn tập bảng chia
 	-GV gọi một em nhắc lại tên những bảng chia 7 
- Gọi HSNX, GVKL.
- YC một số em lên bảng đọc thuộc lòng bảng chia ( nhiều em )
- GV tiếp tục KT bằng cách gọi một HS bất kì và YCHS ấy nêu kết quả của một hay nhiều phép tính trong bảng chia 7 do GVYC.
* Thực hành làm một số bài tập.
 - GVYCHS lấy bảng con và đọc lần lượt một số phép tính cho HS làm và KT kết quả.
- Viết một số phép tính( dạng tổng hợp nâng cao) lên bảng và YCHS làm trên bảng lớp.
 21: 7 + 34 35:7+87 56: 7 - 8 28: 7+99 42:7+ 89
- Số HS dưới lớp làm vào vở và sau đó đổi vở KT chéo lẫn nhau.
* Bài toán: Một lớp học có 35 HS xếp hàng, mỗi hàng có 7 em. Hỏi lớp đó xếp được mấy hàng?
- Gọi HS nêu YC bài toán và xác định tóm tắt.
- 1HS khá nêu cách giải sau đó gọi 1 em làm bảng lớp còn cả lớp làm vào vở của mình.
- Gọi HS NX bài làm của bạn, lớp bổ sung và GVKL.
* Củng cố, dặn dò.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp
Kể chuyện về tấm gương bạn tốt
1. Mục tiêu hoạt động 
- HS biết sưu tầm những tấm gương người bạn tốt
-Giáo dục HS tấm lòng nhân hậu, biết quan tâm đến người khác.
2. Quy mô hoạt động 
- Hoạt động theo quy mô lớp.
3. Tài liệu và phương tiện
- Các mẫu chuyện sưu tầm qua sách báo,mạng internet về gương những người bạn tốt.
- ảnh, hoặc đoạn phim tư liệu minh họa ( nếu có điều kiện).
4. Các bước tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị 
 Trước 2 tuần GV phổ biến:
Qua thực tế ở lớp ở trường, qua GVCN hay các nguồn thông tinqua sách, báo, mạng internet...các em hãy sưu tầm tấm gương một người bạn tốt để thi đọc(hoặc kể ) trước cả lớp.
- Tiêu chí chấm thi : 
+ Giọng kể rõ ràng, truyền cảm, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ...khi kể: Loại A
+ Giọng kể chưa rõ ràng, chưa thể hiện cử chỉ, nét mặt, điệu bộ... khi kể: Loại B
- Các giải thưởng cho cá nhân kể chuyện hay.
- Trước 1 ngày , GV nắm danh sách HS xung phong kể chuyện để sắp xếp chương trình.
- Chọn( cử) người dẫn chương trình.
- Mỗi tổ tập từ 1-2 tiết mục văn nghệ.
Bước 2: HS kể chuyện
- Người dẫn chương trình bắt nhịp cho cả lớp hát tập thể và trình bày vài tiết mục văn nghệ khởi động buổi sinh hoạt.
- Người dẫn chương trình tuyên bố lí do, thông qua chương tringf.
- Tiến hành kể chuyện:
+ Lần lượt HS kể chuyện theo thứ tự của chương trình.
+ Sau khi bạn kể, người dẫn chương trình( hoặc GVCN ) điều khiển cả lớp đánh giá, xếp loại cho người vừa kể, người dãn chương trình viết kết quả lên bảng.
+ GV đặt câu hỏi cho cả lớp cùng trao đổi về nội dung câu chuyện.
- Văn nghệ xen kẽ.
Bước 3 : Nhận xét - đánh giá
- Người dẫn chương trình đọc kết quả cho cả lớp bình chọn. Mời GV lên phát biểu và trao phần thưởng( nếu có).
- GV phát biểu, khen ngợi HS , bằng giọng kể rõ ràng, truyền cảm,kết hợp với cử chỉ, điệu bộ, đã cho cả lớp nghe những câu chuyện xúc động về tình bạn. Nhắc nhở HS học tạp những tấm lòng nhân hậu, thương yêu và quan tâm đến bạn bè các bạn trong câu chuyện, bằng hành động hãy giúp đỡ các bạn trong lớp, trong trường khi bạn gặp khó khăn.
- Tuyên bố kết thúc cuộc thi.
Thứ tư ngày 19 tháng 10 năm 2011
Tập đọc
Luyện đọc lại và học thuộc lòng bài Tiếng ru
I-Mục tiêu 
1.Rèn kỹ năng đọc thành tiếng:
	-Đọc đúng các từ ngữ: làm mật yêu hoa, thân lúa, núi cao.
	-Nghỉ hơi đúng giữa các dòng thơ; nghỉ hơi sau mỗi khổ thơ dài hơn sau mỗi dòng, mỗi câu thơ, biết đọc bài thơ với giọng tình cảm, tha thiết.
2.Rèn kỹ năng đọc hiểu:
	-Hiểu điều bài thơ muốn nói với em:Con người sống giữa cộng đồng phải yêu thương anh em, bạn bè, đồng chí.
 - HTL bài thơ.
II. các hoạt động dạy học
1.Luyện đọc:
a.Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ.
b.Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
	-Đọc câu thơ (2 dòng thơ) học sinh nối tiếp nhau đọc.
	-Đọc từng khổ thơ trước lớp.	
	+Học sinh nối tiếp nhau đọc 3 khổ thơ.
	-Đọc từng khổ trong nhóm.
	-Cả lớp đọc đồng thanh bài thơ.
2.HTL bài thơ:
	-Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ.
	-Hướng dẫn đọc thuộc lòng tại lớp từng khổ thơ, cả bài thơ.
	-Thi đọc thuộc lòng trước lớp khổ thơ, bài thơ.
3.Củng cố dặn dò.
	-Một học sinh nhắc lại điều bài thơ muốn nói.
	-Giáo viên nhận xét tiết học, yêu cầu học sinh tiếp tục học thuộc lòng bài thơ ở nhà.
Tập viết (tiết 8)
ôn chữ hoa: g 
I.Mục đích yêu cầu .
 -Viết đúng chữ hoa G,C,Kh mỗi chữ 1 dòng,viết đúng tên riêng Gò Công 1dòng,và câu ứng dụng 1 dòng bằng chữ cỡ nhỏ.
II. Chuẩn bị - Mẫu chữ viết hoa G và từ Gò Công 
	 - Tên riêng và câu ứng dụng 
III.Các hoạt động dạy học .
A.Bài cũ (4’) - Kiểm tra bài viết ở nhà của hs 
	 -Yêu cầu hs nhắc lại từ ,câu ứng dụng viết tuần trước . 
B.Bài mới -Giới thiệu bài:(1’) 
HĐ của thầy
HĐ1: (6’ ) HD hs viết trên bảng con 
a.Quan sát nêu quy trình.
-Cho hs quan sát mẫu chữ G, C K 
-GV viêt mẫu từng chữ và nêu quy trình viết 
b.Viết bảng. 
-T sửa lỗi cho hs . 
HĐ2:( 5’)HD hs viết từ ứng dụng 
-a.Giới thiệu từ ứng dụng
b. Quan sát nhận xét.
-Từ ứng dụng có mấy chữ ?
-Vì sao phải viết hoa?
Các chữ cách nhau bằng bao nhiêu?
c.Viết bảng 
Sửa lỗi cho hs .
HĐ3:(6’) HD viết câu ứng dụng:
a.Giới thiệu câu ứng dụng: 
b.Quan sát nhận xét.
Độ cao các con chữ như thế nào ?
-Khi viết các con chữ trong từng chữ phải viết như thế nào?
c.Viết bảng.
-Sửa lỗi cho hs .
HĐ4:(12’) HD viết bài vào vở.
- HD hs cách trình bày.
-Quan sát hướng dẫn hs viết đúng đẹp.
-Chấm bài, nhận xét.
HĐ của trò
-Nêu chữ hoa có trong bài: G , K, C.
-Nêu các nét của chữ, đơn vị chữ ,quy trình viết .
-2 hs viết bảng,lớp viết bảng con G,K, C
-Đọc từ ứng dụng: Gò Công.
-2 chữ: Gò- Công.
-Tên riêng.
-Cách nhau bằng một chữ o
-1 hs viết ,lớp viết bảng con .Gò Công.
-Đọc câu :Khôn ngoan đối đáp bề ngoài....Đá nhau.
-Các con chữ:K, h, g cao 2,5 đv,còn lại cao một đv
-Viết liền mạch.
-Một hs viết bảng,lớp viết vào giấy nháp: Khôn,Gà.
-Viết bài vào vở.
 C. Củng cố -Dặn dò:(3') - Nhận xét tiết học .
 -Về nhà luyện viết bài ở nhà .
Toán:
ôn tập về bảng chia 7
I. mục tiêu
- Củng cố về bảng chia 7 vừa học, giúp HS nắm và nhớ được bảng chia
- Vận dụng vào làm các bài toán có liên quan với mưc độ nâng cao( tùy thuộc vào từng đối tượng HS).
II. Các hoạt động dạy học
1.Củng cố về bảng chia 7
- GV YCHS nhắc lại bảng chia 7 (nhiều em)
- Lớp và GVNX, KL.
- GV nhắc lại và viết một số phép tính trên bảng lớp, YCHS đọc kết quả để giúp HS củng cố lại kiến thức.
2. Bài tập thực hành
 1. GV viết một số bài toán dạng từ dễ đến khó cho các đối tượng HS lên bảng lớp rồi gọi 1 số HS lên làm. lớp làm vào vở nháp.
 - HS dưới lớp làm vào vở rồi đổi vở KT chéo và NX kết quả lẫn nhau.
 * GV tiếp tục cho HS làm một số bài tương tự trên bảng con và NX.
2. Ra một số bài toán dạng nâng cao
 Bạn Hoa có 55 viên bi, Hoa cho Mai 6 viên bi rồi bỏ đều số bi còn lại vào 7 hộp. Hỏi mỗi hộp có bao nhiêu viên bi?
 - HDHS xác định YC và hướng giải bài toán. HS làm bài vào vở ô li.
 - HD HSNX kết quả bài làm của bạn, HS khác bổ sung.GVKL.
3. Củng cố, dặn dò.
Thứ năm ngày 20 tháng 10 năm 2011
Toán
 ôn tập các bảng chia đã học
I. mục tiêu
-Giúp HS nhớ và đọc lại được các bảng chia đã học ở lớp 2 và đầu lớp 3
-Vận dụng bảng chia vào làm tính và giải một số bài toán có liên quan
II. Đồ dùng dạy học 
 	-HS: Vở BT, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học 
 * Ôn tập bảng chia
 	-GV gọi một em nhắc lại tên những bảng chia đã học ở L2 và L3
- Gọi HSNX, GVKL.
-YC một số em lên bảng đọc thuộc lòng các bảng chia (HS đọc được càng nhiều bảng chia thì càng tốt ).
-GV tiếp tục KT bằng cách gọi một HS bất kì và YCHS ấy nêu kết quả của một hay nhiều phép tính trong một hay nhiều bảng chia do GVYC.
* Thực hành làm một số bài tập.
GVYCHS lấy bảng con và đọc lần lượt một số phép tính cho HS làm và KT kết quả.
- Viết một số phép tính( dạng tổng hợp nâng cao) lên bảng và YCHS làm trên bảng lớp.
 36 :6 + 34 21:3+87 60: 6 - 8 28: 7+99
- Số HS dưới lớp làm vào vở và sau đó đổi vở KT chéo lẫn nhau.
* Bài toán: Một lớp học có 28 HS xếp hàng, mỗi hàng có 7 em. Hỏi lớp đó xếp được mấy hàng?
- Gọi HS nêu YC bài toán và xác định tóm tắt.
- 1HS khá nêu cách giải sau đó gọi 1 em làm bảng lớp còn cả lớp làm vào vở của mình.
- Gọi HS NX bài làm của bạn, lớp bổ sung và GVKL.
* Củng cố, dặn dò.
Chính tả
Nghe - viết: Các em nhỏ và cụ già
I-Mục đích yêu cầu 
	Rèn kỹ năng chính tả:
	-Nghe- viết chính xác, trình bày đúng 2 đoạn của truyện “Các em nhỏ và cụ già”.
	-Làm đúng các bài tập chính tả tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng r/d/gi hoặc có vần uôn, uông theo nghĩa đã cho.
II-Đồ dùng dạy học 
	Bảng phụ viết nội dung bài 2a.
III-Các hoạt động dạy học
 1.Giới thiệu bài:
	Giáo viên nêu MĐ yêu câu của tiết học.
 2.Hướng dẫn học sinh nghe - viết:
a.Hướng dẫn chuẩn bị.
	-Giáo viên đọc diễn cảm đoạn 2 của truyện Các em nhỏ và cụ già.
	-Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm nội dung đoạn viết.
	-Hướng dẫn học sinh nhận xét chính tả.
	+Đoạn văn trên có mấy câu (Không kể tên bài)
	+Những chữ nào trong đoạn viết hoa?
	+Lời của các bạn được đánh dấu bằng những dấu gì?
	-Học sinh tập viết chữ ghi tiếng khó hoặc dễ lẫn: xảy ra, lộ rõ, ven đường, đám trẻ, 
b.Học sinh nghe giáo viên đọc viết bài vào vở.
* Chấm chữa bài.
3.Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả.
	-Giáo viên chọn bài 2a.
	-Cả lớp đọc yêu câu của bài, làm bài cá nhân vào bảng con.
	-Cả lớp nhận xét.
4.Củng cố dặn dò
	Giáo viên nhắc những học sinh viết bài chính tả còn mắc lỗi về nhà viết lại.
Tập Viết
 Tập viết các phụ âm đầu và dấu thanh dễ lẫn
I.mục tiêu
 -HS nhớ và luyện viết lại các chữ hoa đã viết trong các tuần học trước và viết lại một số phụ âm đầu mà các em thường viết sai như: tr, ch, s, x
 -HS viết đúng các tiếng, từ có phụ âm đầu dễ lẫn như trên và các tiếng có dấu thanh mà các em thường mắc lỗi: thanh hỏi, thanh ngã
 -HS khá giỏi viết và trình bày đẹp được một đoạn văn (khoảng 8 câu). 
II. đồ dùng dạy học
 - GV: Bảng con
 - HS: Bảng con, vở tập viết
III. Các hoạt động dạy học
 1.HDHS ôn luyện viết lại các chữ hoa đã học trong các tiết tập viết.
 -YC một vài HS nhắc lại tên những chữ hoa đã hoc trong 4 tuần qua
 - Gọi HS khác NX, GVKL
 - Lần lượt cho HS viết lại các chữ cái đó vào bảng con. Lớp và GV NX, sửa sai cho các em.
 - YCHS viết các chữ cái ấy vào vở ô li (Mỗi chữ viết 2 dòng). GV theo dõi, KT và giúp đỡ những em yếu.
 2.HDHS viết một số tiếng, từ có phụ âm đầu và dấu thanh dễ lẫn.
 - HDHS khá gỏi tìm ra các tiếng có phụ âm đầu và dấu thanh dễ lẫn mà nhiều bạn trong lớp thường mắc phải.
 - HS nêu ý kiến. GVNX bổ sung.
 - GV chọn và đọc cho HS viết lần lượt một số từ chứa phụ âm đầu và dấu thanh dễ lẫn: vào ra, lên lớp, đi lại, đi ngủ
-GV thu một số bảng con điển hình, gọi HSNX, GVKL và cho HS xem bảng mẫu viết đúng và đẹp của GV.
-YCHS viết các từ ấy vào vở của mình sau đó cho HS đổi vở KT chéo và NX,GVKT lại và chấm vở một số em.
 3. Củng cố, dặn dò
 - Dặn HS về nhà viết lại cho đẹp các chữ cái và từ vừa học.
Thứ sáu ngày 21 tháng 10 năm 2011
 Toán
ôn tập về bảng chia 6
I. mục tiêu
-Củng cố về bảng nhân 7, giúp HS thuộc lòng toàn bộ bảng nhân và áp dụng bảng nhân vào tính toán.
II. Đồ dùng dạy học
-HS: Bảng con
III. Các hoạt động dạy học
1. Ôn lại bảng nhân 7
- GV gọi HS lên bảng đọc bảng nhân 7(nhiều em).
- GV đọc một số phép nhân trong bảng nhân 7 rồi YCHS làm trên bảng con, GV và HS NX,KL. 
2. Thực hành làm một số bài tập
Bài 1.Tính nhẩm:
 -GV gọi HS đứng tại chỗ và đọc một hoặc vài phép tính bất kì trong bảng chia 7 rồi YCHS đọc nhanh kết quả. 
Bài 2. Tính:
 7x4+47 7x5-29 7x9-58 7x2+96 7x7-29 
- Gọi HS lên làm trên bảng lớp. Lớp làm vào vở .
- HS và GV NX,KL. 
*Bài toán: Mỗi cuộn vải có 7 mét. Hỏi 8 cuộn vải như thế có tất cả bao nhiêu mét vải?
- HDHS tìm hiểu đề bài và cách giải.
- Gọi một em làm bảng lớp,cả lớp làm vào vở.
- HDHS NX, bổ sung.GVKL.
* Củng cố, dặn dò.
- Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bảng nhân 7.
Tập Viết:
 viết đúng tiếng, từ chứa chữ cái và các phụ âm đầu dễ lẫn
I.mục tiêu
 -HS nhớ và luyện viết lại một số tiếng, từ chứa phụ âm đầu mà các em thường viết sai như:tr, ch, ngh, gh, k, c...
 -HS viết đúng các tiếng, từ có phụ âm đầu dễ lẫn như trên và các tiếng có dấu thanh mà các em thường mắc lỗi: thanh hỏi, thanh nặng
 -HS khá giỏi viết và trình bày đẹp được một đoạn văn (khoảng10 câu). 
II. đồ dùng dạy học
 - GV: Bảng con
 - HS: Bảng con, vở tập viết
III. Các hoạt động dạy học
 1.HDHS luyện viết lại các phụ âm đầu mà các em dễ lẫn 
 -YC một vài HS khá giỏi nhắc lại những phụ âm đầu mà nhiều bạn trong lớp thường mắc phải.
 - Gọi HS khác NX, GVKL
 - Lần lượt cho HS viết lại các chữ cái đó vào bảng con. Lớp và GV NX, sửa sai cho các em.
 - YCHS viết các chữ cái ấy vào vở ô li (Mỗi chữ viết 2 dòng). GV theo dõi, KT và giúp đỡ những em yếu.
 2.HDHS viết một số tiếng, từ có phụ âm đầu và dấu thanh dễ lẫn.
 - HDHS khá gỏi tìm ra các tiếng có phụ âm đầu và dấu thanh dễ lẫn mà nhiều bạn trong lớp thường mắc phải.
 - HS nêu ý kiến. GVNX bổ sung.
 - GV chọn và đọc cho HS viết lần lượt một số từ chứa phụ âm đầu và dấu thanh dễ lẫn: trang trọng, làm việc, lựa chọn, chạy nhảy, trả lời, xứng đáng,
-GV thu một số bảng con điển hình, gọi HSNX, GVKL và cho HS xem bảng mẫu viết đúng và đẹp của GV.
-YCHS viết các tiếng, các từ ấy vào vở của mình sau đó cho HS đổi vở KT chéo và NX,GVKT lại và chấm vở một số em.
 3. Củng cố, dặn dò
 - Dặn HS về nhà viết lại cho đẹp các chữ cái và từ vừa học.
*******************************************

File đính kèm:

  • docTB T8.doc