Giáo án Sinh học lớp 9 bài 6: Thực hành tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại

I. Gieo 1 đồng kim loại

- Tỉ lệ xuất hiện mặt sấp và ngửa trong các lần gieo đồng kim loại là xấp xỉ 1:1

- Số lần gieo đồng kim loại càng tăng thì tỉ lệ đó càng dẫn tới =1

- Khi cơ thể lai F1 có KG Aa giảm phân cho 2 loại giao tử mang gen A và a với xác suất ngang nhau như khi gieo 1 đồng kim loại.

 

doc3 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 20821 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học lớp 9 bài 6: Thực hành tính xác suất xuất hiện các mặt của đồng kim loại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:3-Tiết PPCT: 6 
THỰC HÀNH: TÍNH XÁC SUẤT XUẤT HIỆN CÁC MẶT CỦA ĐỒNG KIM LOẠI
ND: /9 
1.Mục tiêu:
1.1.Kiến thức:
- HĐ1: HS biết cách tính xác suất xuất hiện các mặt của gieo 1 đồng kim loại, vận dụng kết quả tung đồng KL để giải thích kết quả Menđen 
- HĐ2: HS biết cách tính xác suất xuất hiện các mặt của gieo 2 đồng kim loại, tính tỉ lệ % số lần gặp nhau S và N
1.2.Kỹ năng:
- HĐ1: HS thực hiện được kỹ năng:Thu thập, xử lí thông tin từ SGK, hợp tác.
- HĐ2: HS thực hiện thành thạo kỹ năng:lắng nghe tích cực, tự tin trình bày trước lớp
1.3.Thái độ:
- HĐ1,2: Tính cách: GDHN thống kê toán học là 1 công cụ không thể thiếu trong nghiên cứu sinh học.
2. Nội dung học tập
-Gieo 1 đồng kim loại 
-Gieo 2 đồng kim loại 
3.Chuẩn bị:
3.1.GV: Đồng kim loại
3.2.HS: Gieo đồng kim loại để hoàn thành bảng 6.1, 6.2
4.Tiến trình:
4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện:
9A1.9A2
9A39A4 
4.2.Kiểm tra miệng:
Phát biểu nội dung của qui luật phân li độc lập? Ý nghĩa của biến dị tổ hợp? Cho biết KG Aa, AaBb tạo ra mấy loại giao tử?(10đ)
TL: - Các cặp nhân tố di truyền đã phân li độc lập trong quá trình phát trình phát sinh giao tử
-Là để giải thích nguyên nhân của sự xuất hiện những biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở các loài giao phối
-Loại biến dị tổ hợp này là nguồn nguyên liệu quan trọng trong chọn giống và tiến hóa
*KG Aa tạo ra 2 loại GT A,a; AaBb tạo ra 4 GT AB, Ab,aB,ab.
4.3.Tiến trình bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
 ( 1 phút) Vào bài: 
?Làm thế nào để hiểu được tỉ lệ các loại giao tử, tỉ lệ các KG trong lai 1 cặp tính trạng? Vào bài thực hành
*HĐ1: ( 15 phút) Tìm hiểu gieo 1 đồng kim loại
MT: HS biết cách tính xác suất xuất hiện các mặt của gieo 1 đồng kim loại, vận dụng kết quả tung đồng KL để giải thích kết quả Menđen.
Tiến hành:
-GV: Hướng dẫn HS cách gieo đồng kim loại
*HS: Thực hiện gieo đồng kim loại theo nhóm, lấy 1 đồng kim loại cầm đứng cạnh và thả rơi tự do từ 1 độ cao nhất định. Khi rơi xuống mặt bàn thí mặt trên của đồng kim loại có thể sấp hoặc ngửa, làm tương tự như vậy từ 50 đến 100 lần. QS ghi số lần xuất hiện của từng mặt sấp (S) và ngửa (N) ghi kết quả vào bảng 6.1
?Nhận xét tỉ lệ xuất hiện mặt sấp và ngửa trong các lần gieo?
*HS: Đồng KL mặt sắp và ngửa, mỗi mặt tượng trưng cho 1 GT. Tỉ lệ xuất hiện mặt sấp: mặt ngửa khi gieo đồng kim loại xấp xỉ 1: 1.
 Khi số lần gieo đồng kim loại càng tăng tỉ lệ đó càng dẫn tới bằng 1:1
? Hãy liên hệ kết quả này với tỉ lệ các giao tử được sinh ra từ F1 (Aa)?
*HS: Số lượng 2 loại GT A và a có tỉ lệ ngang nhau 1A,1a
? Công thức tính xác suất?
*HS: P(A)= P(a)=1/2 hay 1A:1a
*HĐ2: ( 19 phút) Tìm hiểu gieo 2 đồng kim loại
MT: HS biết cách tính xác suất xuất hiện các mặt của gieo 2 đồng kim loại, tính tỉ lệ % số lần gặp nhau S và N
Tiến hành
-GV: Cho các nhóm gieo 2 đồng kim loại rồi thống kê kết quả ghi vào bảng 6.2
*HS: Thực hiện theo nhóm lấy 2 đồng kim loại cầm đứng cạnh và thả rơi tự do từ 1 độ cao nhất định khi rơi xuống thì mặt trên của 2 đồng kim loại có thể là 1 trong 3 trường hợp: 2 đồng sấp, 2 đồng ngửa, hoặc 1 S, N gieo 50 đến 75 lần
? Tỉ lệ phần % số lần gặp nhau S và N?
*HS: Xấp xỉ 1:2:1. 
? Hãy liên hệ KG ở F2 trong lai 1 cặp tính trạng và giải thích hiện tượng đó?
*HS: Hai đồng KL tượng trưng cho 2 gen trong 1 KG (SS-AA, NN-aa, SN-Aa)
 Trên số lượng lớn lần gieo, ta có tỉ lệ 1SS:2SN:1NN tương ứng với tỉ lệ các KG ở F2 là xấp xỉ 1AA: 2Aa: 1aa.
 Khi số lần gieo đồng kim loại càng tăng thì tỉ lệ đó càng dần tới 1: 2: 1 hay 1/4: 1/2: 1/4. Sự kết hợp của 4 loại giao tử đực với 4 loại giao tử cái có số lượng như nhau
-GV: Công thức tính xác suất 
 P(AA)=1/2.1/2=1/4; P(Aa)=1/2.1/2=1/4
 P(aA)=1/2.1/2=1/4; P(aa)=1/2.1/2=1/4
à 1/4AA:1/2Aa:1/4aa là tỉ lệ các KG ở F2
 SS SN NN
Liên hệ với việc xác định tỉ lệ các loại giao tử của F1 có KG AaBb ta được: 
P(AB)=P(A).P(B)=1/2.1/2=1/4;P(Ab)=P(A).P(b)=1/2.1/2=1/4 P(aB)=P(a).P(B)=1/2.1/2=1/4; P(ab)= P(a).P(b)=1/2.1/2=1/4
? Tại sao lại có kết quả như vậy?
*HS: Do tỉ lệ của mỗi KH ở F2 bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó
-GV: Về mặt thống kê số lần gieo càng nhiều đảm bảo độ chính xác trong việc xác định xác suất. Vì vậy 1 trong các điều kiện nghiệm đúng của qui luật Menđen là số lượng cá thể thống kê đủ lớnàĐK nghiệm đúng ĐL:
* Điều kiện nghiệm đúng của ĐL1:
- Bố mẹ phải TC về cặp tính trạng đem lai.
-Tính trạng trội phải trội hoàn toàn.
- Số lượng cá thể thu được phải đủ lớn.
* Điều kiện nghiệm đúng của ĐLPLĐL: Các cặp gen qui định các cặp tính trạng phải PLĐL
*GDHN: Thống kê toán học là 1 công cụ không thể thiếu trong nghiên cứu sinh học.
I. Gieo 1 đồng kim loại
- Tỉ lệ xuất hiện mặt sấp và ngửa trong các lần gieo đồng kim loại là xấp xỉ 1:1
- Số lần gieo đồng kim loại càng tăng thì tỉ lệ đó càng dẫn tới =1
- Khi cơ thể lai F1 có KG Aa giảm phân cho 2 loại giao tử mang gen A và a với xác suất ngang nhau như khi gieo 1 đồng kim loại.
 II. Gieo 2 đồng kim loại
- Tỉ lệ xuất hiện các mặt sấp ngửa, mặt sấp và mặt ngửa khi gieo 2 đồng kim loại là xấp xỉ 1:2:1
- Khi số lần gieo đồng kim loại càng tăng thì tỉ lệ càng dẫn tới =1:2:1 hay 1/4:1/2:1/4
- Khi cơ thể lai F2 có 4 KG AA, Aa, Aa, aa với xác suất ngang nhau như khi gieo 2 đồng kim loại.
4.4.Tổng kết:
- GV thu đồng kim loại lại
- HS hoàn thành bảng 6.1,6.2 vào vở BT
4.5. Hướng dẫn HS học tập:
*Đối với bài học này:
- Ôn lại các kiến thức lai 1, 2 cặp tính trạng của Menđen
*Đối với bài học tiếp theo:
- Xem trước các BT và hướng giải các BT đó
5. Phụ lục

File đính kèm:

  • docBai_6_Thuc_hanh_Tinh_xac_suat_xuat_hien_cac_mat_cua_dong_kim_loai_20150726_110223.doc