Giáo án Sinh học 9 tuần 28, 29

CHƯƠNG III: CON NGƯỜI, DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG

Bài 53: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG

I. MỤC TIÊU:

 Học xong bài này, học sinh phải:

 1. Kiến thức:

 - Chỉ ra được hoạt động của con người làm thay đổi thiên nhiên như thế nào.

 - Từ đó ý thức được trách nhiệm cần phải bảo về môi trường sống cho chính mình và cho các thế hệ sau.

 2. Kỹ năng:

 - Hoạt động nhóm.

 - Thu thập thông tin từ sách báo.

 - Khái quát hoá kiến thức.

 3. Thái độ:

 Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.

 

doc12 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1669 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 9 tuần 28, 29, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TH TIÊN HẢI
Tuần 28	Ngày soạn: 04/03/2014
Tiết 55	
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức:
- Biết được ưu thế lai là gì? 
- Giải thích được tại sao khơng dùng con lai F1 để làm giống?
- Mơi trường của sinh vật. Giới hạn sinh thái.
- Ánh sáng ảnh hưởng tới động vật.
- Giải thích một số hiện tượng về đặc tính sinh lý và tập tính của sinh vật dưới tác động của các nhân tố sinh thái.
- Những đặc trưng của quần thể.
- Phân biệt quần thể với quần xã sinh vật.
- Khái niệm về hệ sinh thái.
- Lưới thức ăn.
Kĩ năng: Rèn kĩ năng tái hiện kiến thức đã học. 
Thái đợ: Giáo dục tính cẩn thận, trình bày khoa học
II. MA TRẬN:
 Cấp độ
Chủ đề 
Nhận biết
Thơng hiểu
Vận dụng
Cộng
 Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. Ứng dụng của di truyền học
Nêu được khái niệm ưu thế lai hoặc thối hĩa giống.
 Giải thích nguyên nhân của thối hố giống hoặc giải thích vì sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1.
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ 
Số câu 1
Số điểm 1
10%
Số câu 1
Số điểm 1
10%
Số câu 2
Số điểm 2
20%
2. Sinh vật và mơi trường
Nêu được khái niệm mơi trường.
 Nêu được ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên đời sống sinh vật.
- Giải thích được VD về giới hạn sinh thái.
- Giải thích một số hiện tượng về đặc điểm sinh lý và tập tính của sinh vật.
Số câu 
Số điểm 
Tỉ lệ 
Số câu 1
Số điểm 2
20%
Số câu 1
Số điểm 2
20%
Số câu 2
Số điểm 4
40%
3. Hệ sinh thái
Nêu được một số đặc trưng của quần thể; nêu được khái niệm hệ sinh thái.
Phân biệt quần thể sinh vật với quần xã sinh vật 
Lập 2 sơ đồ chuỗi thức ăn.
Số câu 
Số điểm 
 Tỉ lệ %
Số câu 1
Số điểm 1
10%
Số câu 1
Số điểm 1
10%
Số câu 1
Số điểm 2
20%
Số câu 3
Số điểm 4
40%
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
Số câu 3
Số điểm 4
40%
Số câu 3
Số điểm 4
40%
Số câu 1
Số điểm 2
20%
Số câu 7
Số điểm 10
100%
III. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Đề kiểm tra.
- Học sinh: Ơn lại kiến thức.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Kiểm tra:
Đề:
Câu 1: 1 điểm
Ưu thế lai là gì? 
Câu 2: 1 điểm
Tại sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1 sau đĩ giảm dần qua các thế hệ?
Câu 3: 2 điểm
Mơi trường là gì ? Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật như thế nào?
Câu 4: 2 điểm
- Hãy giải thích đồ thị về giới hạn sinh thái nhiệt độ của lồi cây xương rồng ở sa mạc?
Mức độ sinh trưởng
 0 320C 560C t0
- Vào mùa đơng giá lạnh cây thường rụng lá và động vật cĩ tập tính ngủ đơng cĩ ý‎ nghĩa gì? 
Câu 5: 1 điểm
 Quần thể sinh vật cĩ những đặc trưng cơ bản nào? Hệ sinh thái là gì?
Câu 6: 1 điểm
Quần xã sinh vật khác với quần thể sinh vật như thế nào?
Câu 7: 2 điểm
Giả sử một quần xã sinh vật gồm các lồi sinh vật sau: Cỏ, chim ưng, bị, hổ, chim sâu, sâu, vi sinh vật. Hãy lập 2 chuỗi thức ăn trong quần xã sinh vật trên?
Đáp án:
Câu
Đáp án
Điểm
Câu 1
- Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa 2 bố mẹ hoặc vượt trội cả 2 bố mẹ.
1đ
Câu 2
 Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1 sau đĩ giảm dần qua các thế hệ vì cĩ hiện tượng phân li tạo các cặp gen đồng hợp vì vậy số cặp gen dị hợp giảm đi.
1đ
Câu 3
- Mơi trường là nơi sinh sống của sinh vật, bao gồm tất cả những gì bao quanh chúng.
- Ánh sáng tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật và định hướng di chuyển trong không gian.
- Ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng và sinh sản của động vật.
- Có nhóm động vật ưa sáng (trâu, bò, dê, cừu, gà, ...) và nhóm động vật ưa tối (vạc, diệc, dơi, sếu, thỏ, cú mèo, ...)
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 4
- Lồi xương rồng sa mạc cĩ giới hạn nhiệt độ từ 0oC đến + 56oC, nếu > 0oC và + 56oC < thì cây sẽ chết, trong đĩ điểm cực thuận là + 32oC. 
- Vào mùa đơng giá lạnh cây thường rụng lá làm giảm điện tích tiếp xúc với khơng khí lạnh và giảm bớt sự thốt hơi nước.
+ Động vật cĩ tập tính ngủ đơng giúp chúng tồn tại. 
1đ
0,5đ
0,5đ
Câu 5
- Quần thể sinh vật cĩ những đặc trưng cơ bản: tỉ lệ giới tính; thành phần nhĩm tuổi và mật độ quần thể.
- Hệ sinh thái là bao gồm quần xã sinh vật và khu vực sống của quần xã (sinh cảnh).
0,5đ
0,5đ
Câu 6
- Quần thể sinh vật bao gồm các cá thể cùng loài, sống trong một khu vực nhất định, ở một thời điểm nhất định, có khả năng sinh sản tạo thành những thế hệ mới.
- Quần xã sinh vật là tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau.
0,5đ
0,5đ
Câu 7
Chuỗi thức ăn:
- CỏỊbịỊhổỊvi sinh vật
- CỏỊsâu Ịchim sâuỊchim ưngỊvi sinh vật
1đ
1đ
3. Củng cố - Luyện tập:
- Thu bài kiểm tra.
- Nhận xét tiết kiểm tra.
4. Dặn dị:
- Đọc trước bài thực hành.
- Chuẩn bị dụng cụ cho tiết thực hành.
V. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:
TRƯỜNG TH TIÊN HẢI
Tuần 28, 29 	Ngày soạn: 05/03/2014
Tiết 56, 57 	 
Bài 51- 52: THỰC HÀNH: HỆ SINH THÁI
I. MỤC TIÊU:
 Học xong bài này, học sinh phải:
 1. Kiến thức: 
 Nêu được các thành phần của hệ sinh thái và một chuỗi thức ăn.
 2. Kỹ năng:
 - Kĩ năng thu thập và xử lí thơng tin.
 - Kĩ năng hợp tác trong nhĩm và kĩ năng giao tiếp.
 - Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm được phân cơng.
 - Quan sát 
 - Thu thập vật mẫu.
 - Nghiên cứu khoa học.
 3. Thái độ:
 Yêu thiên nhiên và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Chuẩn bị của GV:
 - Kính lúp.
 - Vợt bắt côn trùng.
 - Dụng cụ đào đất nhỏ.
 2. Chuẩn bị của HS: 
 - Kẻ sẵn các bảng 51.1, 51.2, 51.3 và 51.4 SGK/155, 156 vào vở. Các nhóm trưởng kẻ thêm mỗi bảng vào giấy A3.
 - Đem túi nilon thu nhặt mẫu sinh vật.
 - Giấy, bút chì.
III. TIẾN TRÌNH:
1. Kiểm tra bài cũ: Khơng kiểm tra
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
Yêu cầu HS quan sát ao cá tự nhiên và điền vào bảng 51.1 SGK/154.
Hướng dẫn HS đếm số lượng cá thể từng loài và so sánh để tìm ra loài có nhiều cá thể và có ít cá thể " điền vào bảng 51.2 và 51.3 SGK/155.
Quan sát kỹ ao cá trước trường theo nhóm, thảo luận và điền vào bảng 51.1 SGK/154 về kết quả điều tra các thành phần của hệ sinh thái ao hồ (HST nước đứng).
Tiến hành quan sát theo hướng dẫn và đếm số lượng các sinh vật trong khu vực thực hành " ghi vào bảng 51.2 và 51.3 SGK/155 tên các loài có nhiều cá thể nhất, loài nhiều cá thể, loài ít cá thể (dưới 10) và loài rất ít cá thể.
1. Hệ sinh thái
Bảng 51.1 SGK/154
Bảng 51.2, 51.3 SGK/155
Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm để thực hiện lệnh SGK/156. 
Gợi ý để HS nhớ lại các kiến thức đã học trong phần thực vật ở lớp 6 và phần động vật ở lớp 7, cùng những kiến thức thực tế để điền vào bảng.
* Lưu ý HS: Nếu số lượng động vật quan sát thấy ít thì không cần điền hết nội dung của bảng. 
Thảo luận theo nhóm để thống nhất kết quả điền vào bảng 51.4 SGK/156 các thành phần sinh vật trong hệ sinh thái.
2. Chuỗi thức ăn
Bảng 51.4 SGK/156
3. Củng cố – Luyện tập:
 - Tổ chức thảo luận chung cả lớp: Đề nghị mỗi nhóm trình bày kết quả làm việc của nhóm mình; các nhóm khác nêu ý kiến nhận xét, bổ sung.
 - Nêu nhận xét tinh thần, thái độ làm việc và đánh giá kết quả thực hành.
 - Thu lại các dụng cụ thực hành của các nhóm.
 4. Dặn dò:
 Hoàn thành các bảng 51.1, 51.2, 51.3 và 51.4 SGK/155, 156.	
IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:
TRƯỜNG TH TIÊN HẢI
Tuần 29	Ngày soạn: 12/03/2014
Tiết 58	
CHƯƠNG III: CON NGƯỜI, DÂN SỐ VÀ MÔI TRƯỜNG
Bài 53: TÁC ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG
I. MỤC TIÊU:
 Học xong bài này, học sinh phải:
 1. Kiến thức: 
 - Chỉ ra được hoạt động của con người làm thay đổi thiên nhiên như thế nào.
 - Từ đó ý thức được trách nhiệm cần phải bảo về môi trường sống cho chính mình và cho các thế hệ sau.
 2. Kỹ năng:
 - Hoạt động nhóm. 
 - Thu thập thông tin từ sách báo.
 - Khái quát hoá kiến thức.
 3. Thái độ:
 Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Chuẩn bị của GV:
 - Tranh hình 53.1, 53.2, 53.3 SGK/157, 158.
 - Tư liệu về môi trường, hoạt động của con người tác động đến môi trường.
 - Bảng phụ.
 2. Chuẩn bị của HS: 
 - Điều ước bảng 53.1 SGK/159.
 - Trả lời câu hỏi: Hãy nêu đặc điểm tác động của con người tới môi trường trong từng thời kì phát triển xã hội.
 III. TIẾN TRÌNH:
1. Kiểm tra bài cũ: Khơng kiểm tra
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
- Yêu cầu HS quan sát hình SGK, kết hợp SGK " trả lời câu hỏi sau:
Hãy nêu đặc điểm tác động của con người tới môi trường trong từng thời kì phát triển xã hội. Cụ thể: 
- Thời kì nguyên thuỷ con người có những hoạt động nào ảnh hưởng xấu đến môi trường? Cho ví dụ minh hoạ.
- Xã hội nông nghiệp, hoạt động nào của con người có tác động xấu đến môi trường? Ví dụ minh hoạ.
- Xã hội công nghiệp: Con người cải tạo và tác động đến môi trường như thế nào? Ví dụ.
" Bổ sung, hoàn chỉnh kiến thức.
Quan sát các hình 53.1, 53.2, 53.3 SGK/157, 158, nghiên cứu thông tin SGK và cử đại diện trình bày kết quả, nhận xét, bổ sung:
- Con người thời kì nguyên thuỷ sống hoà đồng với thiên nhiên: săn bắt động vật và hái lượm cây rừng nhưng khi tìm ra lửa họ nấu ăn, sưởi ấm, săn thú " làm cháy nhiều cánh rừng rộng lớn: Trung Âu, Đông Phi, Nam Mĩ, Đông Nam Á. 
- Trong xã hội nông nghiệp: trồng trọt và chăn nuôi " chặt phá, đốt rừng nguyên sinh để lấy đất canh tác và chăn thả gia súc...
- Trong xã hội công nghiệp: đô thị hoá ngày càng mạnh và nhanh đã phá mất nhiều cánh rừng và đất trồng trọt " suy giảm hệ sinh thái rừng và tài nguyên sinh vật gây mất cân bằng sinh thái; rác thải ảnh hưởng tới chu trình chuyển hoá vật chất; khai thác cạn kiệt một số tài nguyên.
Mặt khác, con người cũng có những tác động góp phần cải tạo môi trường, lai tạo và nhân giống đối với nhiều vật nuôi và cây trồng quý...
I. Tác động của con người tới môi trường qua các thời kì phát triển của xã hội:
- Thời kì nguyên thuỷ: gây cháy rừng.
- Xã hội nông nghiệp: rừng trở thành khu dân cư và sản xuất nông nghiệp.
- Xã hội công nghiệp: đô thị hoá, rác thải và cạn kiệt một số tài nguyên.
Cho HS nghiên cứu nội dung SGK/159 và yêu cầu các nhóm thực hiện lệnh SGK/ 159 trong 3’ " báo cáo, bổ sung: 
- Chọn một hoặc một số nội dung thích hợp ở cột bên phải (kí hiệu bằng a, b, c ...) ứng với mỗi hoạt động của con người ở cột bên trái (kí hiệu 1, 2, 3 ...) gây ra sự phá huỷ môi trường tự nhiên ở bảng dưới đây (bảng 53.1. SGK/159) và ghi vào cột “Ghi kết quả”.
- Hoạt động chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Theo em, đó là những hậu quả gì?
" Nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh kiến thức bằng đáp án chuẩn.
Tự nghiên cứu thông tin, thảo luận nhóm để thống nhất kết quả " cử đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung:
- Kết quả ghi bảng 53.1 SGK/159:
1: a.
2: a, h 
3: tất cả
4: - e
5: - e
6: - e
7: tất cả.
- Hậu quả của hoạt động chặt phá rừng bừa bãi và gây cháy rừng:
+ Nhiều cây rừng bị mất đi, gây xói mòn đất.
+ Nước mưa chảy tràn trên bề mặt không bị cây rừng ngăn cản nên dễ xảy ra lũ lụt nhất là lũ quét, gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của nhân dân và gây ô nhiễm.
+ Lượng nước thấm xuống các tầng đất sâu giảm nên lượng nước ngầm giảm.
+ Mất rừng làm cho khí hậu thay đổi, lượng mưa giảm.
+ Mất nhiều loài sinh vật và nơi ở của các loài sinh vật làm giảm đa dạng sinh học (khi chuỗi và lưới thức ăn trở nên nghèo nàn tính ổn định của hệ sinh thái giảm) dễ gây nên mất cân bằng sinh thái.
II. Tác động của con người làm suy thoái môi trường tự nhiên
- Làm mất các loài sinh vật, làm suy giảm các hệ sinh thái hoang dã, gây mất cân bằng sinh thái.
- Phá huỷ thảm thực vật gây xói mòn và thoái hoá đất, ô nhiễm môi trường, hạn hán, lụt lội, lũ quét ... 
- Cho HS tự nghiên cứu SGK/159, yêu cầu trả lời câu hỏi:
Con người đã và đang có những biện pháp gì để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên?
- Yêu cầu HS thực hiện lệnh SGK/160:
Hãy nêu những biện pháp bảo vệ môi trường tự nhiên khác mà em biết?
- HS làm việc cá nhân tìm hiểu thông tin và nêu được:
Những biện pháp chính:
+ Hạn chế phát triển dân số quá nhanh.
+ Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên.
+ Bảo vệ các loài sinh vật 
+ Phục hồi và trồng rừng mới
+ Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm
+ Cải tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao.
- Nêu các biện pháp cải tạo môi trường ở địa phương: 
+ Thực hiện 3 giảm - 3 tăng, IPM trong trồng lúa, cải tạo đất bạc màu: 2 lúa - 1 màu, bảo vệ nguồn nước, ...
III. Vai trò của con người trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên
Con người đã và đang nỗ lực để bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên bằng các biện pháp:
- Hạn chế tăng nhanh dân số.
- Sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên.
- Bảo vệ các loài sinh vật 
- Phục hồi và trồng rừng mới
- Kiểm soát và giảm thiểu các nguồn chất thải gây ô nhiễm
- Cải tạo nhiều giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao.
3. Củng cố – Luyện tập:
 - Tác động lớn nhất của con người tới môi trường tự nhiên là gì?
 - Biện pháp nào của con người bảo vệ và cải tạo môi trường tự nhiên?
 4. Dặn dò:
 - Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi và bài tập SGK/160:
 - Những hoạt động nào của con người gây ô nhiễm môi trường?
 - Sưu tầm các tư liệu về ô nhiễm môi trường trên sách báo.
IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:
DUYỆT CỦA TCM
TỔ TRƯỞNG

File đính kèm:

  • docSINH 9 CHƯA.doc