Giáo án Sinh học 9 tuần 20 đến 22

Bài 38. THỰC HÀNH: TẬP DƯỢT THAO TÁC GIAO PHẤN

I. MỤC TIÊU:

 Học xong bài này, học sinh phải:

 1. Kiến thức:

 - Nắm được các thao tác giao phấn ở cây tự thụ phấn và cây giao phấn: lúa, ngô, cà chua, bầu, bí,.

 - Củng cố kiến thức lí thuyết về lai giống.

 2. Kỹ năng:

 - Rèn kỹ năng thực hành.

 - Kỹ năng hoạt động nhóm.

 3. Thái độ:

 Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, ham thích nghiên cứu khoa học.

II. CHUẨN BỊ:

 

doc25 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 2056 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 9 tuần 20 đến 22, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụng củng cố và duy trì 1 số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần, thuận lợi cho sự đánh giá KG từng dòng, phát hiện gen xấu để loại bỏ khỏi quần thể.
III. Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết trong chọn giống
- Củng cố và duy trì 1 số tính trạng mong muốn
- Tạo dòng thuần
3. Củng cố - Luyện tập:
 - Hiện tượng giao phối gần là gì?
 - Nguyên nhân của hiện tượng thoái hoá: con cháu có sức sống kém dần, nhiều bệnh tật?
 - Vai trò của phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận giống?
 4. Dặn dò:
 - Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi SGK/101:
 Câu 1: Tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật dẫn đến hiện tượng thoái hóa là do các gen lặn có hại chuyển từ trạng thái dị hợp sang trạng thái đồng hợp gây hại.
 Câu 2: Phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần có tác dụng củng cố và duy trì 1 số tính trạng mong muốn, tạo dòng thuần, thuận lợi cho sự đánh giá KG từng dòng, phát hiện gen xấu để loại bỏ khỏi quần thể.
 - Chuẩn bị bài mới:
 + Tìm hiểu ưu thế lai, giống ngô có năng suất cao.
 + Sưu tầm hiện tượng ưu thế lai trên sách, báo.
IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:
TRƯỜNG TH TIÊN HẢI
Tuần 21	 Ngày soạn: 30/12/2013
Tiết 41	
Bài 35: ƯU THẾ LAI
 I. MỤC TIÊU:
 Học xong bài này HS phải:
 1. Kiến thức:
 - Trình bày được khái niệm ưu thế lai, cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai, lí do không thể dùng ưu thế lai F1 để nhân giống, các biện pháp duy trì ưu thế lai.
 - Trình bày được các phương pháp thường dùng để tạo ưu thế lai.
 - Hiểu và trình bày được khái niệm lai kinh tế và phương pháp dùng để tạo cơ thể lai kinh tế ở nước ta.
 2. Kỹ năng:
 - Quan sát tìm tòi
 - Giải thích, tổng hợp, khái quát hiện tượng.
 3. Thái độ:
 Giáo dục ý thức tìm tòi, trân trọng thành tựu khoa học
II. CHUẨN BỊ:
 1. Chuẩn bị của GV:
 - Tranh hình 35 SGK/102.
 - Tranh 1 số giống động vật: bò, lợn, dê, kết quả của phép lai kinh tế (tranh ĐDDH).
 2. Chuẩn bị của HS: 
 - Trả lời trước lệnh SGK/102.
 - Sưu tầm 1 số ảnh động vật lai kinh tế.
III. TIẾN TRÌNH:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 - Nguyên nhân của hiện tượng thoái hóa và giao phối gần? Vai trò của 2 hiện tượng này trong chọn giống.
 2. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Đưa vấn đề: 
So sánh cây và bắp ngô ở 2 dòng tự thụ phấn với cây và bắp ngô ở cơ thể F1 trong hình 35 SGK/102.
- Yêu cầu cá nhân trình bày, lớp bổ sung. 
- nhận xét và dẫn dắt: Hiện tượng trên gọi là ưu thế lai.
- Yêu cầu nhóm 2 HS thực hiện lệnh SGK/102: 
+ Ưu thế lai là gì?
+ Cho ví dụ về ưu thế lai ở thực vật và động vật. 
- Chốt lại kiến thức.
- Quan sát kỹ hình 35 SGK và chú ý:
+ Chiều cao thân cây ngô: cây F1 cao hơn.
+ Chiều dài bắp, số lượng hạt: bắp ngô F1 dài hơn, nhiều hạt hơn.
- nhận xét: Thân và bắp ngô ở cơ thể lai F1 có nhiều đặc điểm trội hơn so với cây bố mẹ.
- Nghiên cứu thông tin SGK và kết hợp với nội dung vừa so sánh - khái quát thành khái niệm: 
Hiện tượng cơ thể lai F1 khỏe hơn, sinh trưởng nhanh , phát triển mạnh, chống chịu tốt, các tính trạng hình thái và năng suất cao hơn trung bình giữa 2 bố mẹ hoặc vượt trội hơn cả 2 bố mẹ được gọi là ưu thế lai.
Ví dụ: Cà chua hồng VN lai với cà chua Ba lan, gà Đông Cảo lai với gà Ri, vịt lai với ngan,
I. Hiện tương ưu thế lai
Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa 2 bố mẹ hoặc vượt trội cả 2 bố mẹ.
- Gợi ý HS:
 Các dòng thuần có cùng kiểu gen không? Tại sao?
- Yêu cầu nhóm 2 HS thực hiện lệnh SGK/103:
+ Tại sao khi lai hai dòng thuần, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất?
+ Tại sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở thế hệ F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ?
+ Muốn duy trì ưu thế lai người ta đã làm gì?
- Hoàn thiện kiến thức.
- Dựa vào những hiểu biết về dòng thuần, nêu được: 
Các dòng thuần có cùng kiểu gen, vì đây là kết quả của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn hoặc giao phối cận huyết ở động vật.
- Nghiên cứu SGK/102,103; trao đổi và thống nhất câu trả lời:
+ Khi lai hai dòng thuần, ưu thế lai biểu hiện rõ nhất vì hầu hết các cặp gen ở trạng thái dị hợp (xuất hiện nhiều gen trội).
+ Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1 sau đó ưu thế lai giảm dần qua các thế hệ vì có hiện tượng phân li tạo các cặp gen đồng hợp, vì vậy số cặp gen dị hợp giảm đi (hiện tượng thoái hoá).
+ Muốn duy trì ưu thế lai người ta sử dụng nhân giống vô tính như: giâm, chiết, ghép, vi nhân giống,
II. Nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai (cơ sở di truyền)
Sự tập trung các gen trội có lợi ở cơ thể lai F1. 
1.Giới thiệu: người ta có thể tạo ưu thế lai ở cây trồng và vật nuôi.
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và nêu câu hỏi:
+ Con người đã tiến hành tạo ưu thế lai ở cây trồng bằng phương pháp nào?
+ Nêu ví dụ cụ thể?
+ Giải thích thêm về lai khác dòng và lai khác thứ?
2. Cho HS nghiên cứu SGK và nêu câu hỏi:
+ Con người đã tiến hành tạo ưu thế lai ở vật nuôi bằng phương pháp nào? 
+ Tại sao không dùng con lai kinh tế để làm giống?
- Mở rộng: Ở nước ta, người ta thực hiện dưới hình thức nào?
- Tiếp thu thông tin.
- Nghiên cứu SGK và tư liệu sưu tầm được, trao đổi nhóm 2 HS để trả lời:
+ Người ta dùng phương pháp lai khác dòng.
+ Tạo ngô lai F1 năng suất cao hơn từ 25 -30% so với giống tốt nhất đang được sử dụng trong sản xuất.
Lúa lai F1 cho năng suất tăng từ 20 – 40% so với các giống lúa thuần tốt nhất.
+ Lai khác dòng: tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho chúng giao phấn với nhau. Lai khác thứ: lai giữa 2 thứ hoặc tổng hợp nhiều thứ của cùng một loài.
Nghiên cứu SGK/103 và nêu được:
+ Tạo ưu thế lai ở vật nuôi bằng phép lai kinh tế: Cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm.
+ Không dùng con lai kinh tế để nhân giống vì thế hệ tiếp theo có sự phân li dẫn đến sự gặp nhau của các gen lặn gây hại. 
- Ở nước ta sử dụng con cái thuộc giống trong nước lai với con đực cao sản thuộc giống thuần nhập nội. 
Áp dụng kĩ thuật giữ tinh đông lạnh, thụ tinh nhân tạo và kĩ thuật kích thích nhiều trứng cùng rụng một lúc để thụ tinh.
III. Các phương pháp tạo ưu thế lai
1. Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng
Người ta chủ yếu dùng phương pháp lai khác dòng: tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho chúng giao phấn với nhau.
2. Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi
Chủ yếu người ta dùng phép lai kinh tế: cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc hai dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sảm phẩm. 
 3. Củng cố – Luyện tập: 
 Hoàn thành bảng: (đáp án in nghiêng)
Đặc điểm
Ưu thế lai
Thoái hoá
Sức sống
Khoẻ hơn
Kém hơn
Sinh trưởng
Nhanh hơn
Chậm hơn
Phát triển
Mạnh hơn
Yếu hơn
Năng suất
Cao hơn 
Thấp hơn
Chống chịu
Tốt hơn
Nhiều bệnh hơn
Nguyên nhân
Dị hợp gen trội có lợi
Đồng hợp gen lặn gây hại
 4. Dặn dò:
 - Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi và bài tập SGK/104:
 Câu 1: Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có sức sống cao hơn, sinh trưởng nhanh hơn, phát triển mạnh hơn, chống chịu tốt hơn, các tính trạng năng suất cao hơn trung bình giữa 2 bố mẹ hoặc vượt trội cả 2 bố mẹ.
 Cơ sở di truyền học: tập trung nhiều gen trội có lợi ở thể dị hợp. 
 Không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống vì nếu nhân giống thì ở đời sau , qua phân li, sẽ xuất hiện các kiểu gen đồng hợp về các gen lặn có hại, ưu thế lai giảm. 
 Muốn duy trì ưu thế lai phải dùng những biện pháp nhân giống vô tính: giâm, chiết, ghép, vi nhân giống,
 Câu 2: Trong chọn giống cây trồng, người ta dùng phương pháp lai khác dòng và lai khác thứ để tạo ưu thế lai. Phương pháp lai khác dòng được sử dụng phổ biến hơn.
 Câu 3: Phép lai kinh tế là phép lai giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng cơ thể lai F1 để làm sản phẩm, không dùng làm giống.
 Ở nước ta hiện nay, phổ biến là dùng con cái thuộc giống trong nước lai với con đực cao sản thuộc giống nhập nội. Ví dụ: Lợn cái Ỉ Móng Cái x Lợn đực Đại Bạch.
 - Chuẩn bị bài mới: 
 + Nghiên cứu trước hình 36.1, 36.2 SGK/105,106.
 + Trả lời câu hỏi: Chọn lọc hàng loạt 1 lần và 2 lần khác nhau như thế nào?
IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:
TRƯỜNG TH TIÊN HẢI
Tuần 21	 Ngày soạn: 31/12/2013
Tiết 42	
Bài 38. THỰC HÀNH: TẬP DƯỢT THAO TÁC GIAO PHẤN
I. MỤC TIÊU:
 Học xong bài này, học sinh phải:
 1. Kiến thức: 
 - Nắm được các thao tác giao phấn ở cây tự thụ phấn và cây giao phấn: lúa, ngô, cà chua, bầu, bí,...
 - Củng cố kiến thức lí thuyết về lai giống.
 2. Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng thực hành.
 - Kỹ năng hoạt động nhóm.
 3. Thái độ:
 Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, ham thích nghiên cứu khoa học.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Chuẩn bị của GV:
 - Tranh mô tả các thao tác lai giống lúa (cà chua, ngô, bầu, bí, mướp,...) (Hình 38 SGK/112)
 - Dụng cụ thực hành: kéo, kẹp nhỏ, bao cách li, ghim, chậu, vại để trồng cây, cọc cắm, nhãn ghi công thức lai.
 - Cây ở giai đoạn trổ hoa của hai giống lúa (hoặc cà chua, ngô, đậu,...) định lai với nhau khác nhau về một số tính trạng: chiều cao cây, màu sắc hoa, màu sắc và hình dạng quả và hạt,...
 2. Chuẩn bị của HS: 
 - Hai giống lúa (ngô, bầu, bí, mướp, cà chua,...) có cùng thời gian sinh trưởng nhưng khác nhau rõ rệt về chiều cao cây, màu sắc, kích thước hạt,...
 - Nghiên cứu trước các thao tác lai giống trang 112.
 - Ôn lại các kiến thức về cấu tạo hoa, sự nở hoa.
III. TIẾN TRÌNH:
1. Kiểm tra bài cũ:
 Thành tựu nổi bật nhất ở Việt Nam trong công tác chọn giống cây trồng, vật nuôi là ở lĩnh vực nào?
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
- Sử dụng tranh mô tả các thao tác lai các giống lúa (hình 38 SGK/112) bằng phương pháp cắt vỏ trấu: 
- Mô tả các bước giao phấn ở lúa?
 - Giáo viên biểu diễn các kĩ năng cho HS quan sát.
- Gợi ý HS: 
- Tại sao chỉ cắt 1/4 vỏ trấu? 
- Vì sao cắt vỏ trấu lúc 3 – 5 giờ chiều là tốt nhất?
- Nếu quá ít hoa nở và tung phấn thì làm cách nào?
- Tiến hành thụ phấn tốt nhất vào thời gian nào trong ngày?
- Quan sát tranh, trao đổi theo nhóm để nắm các kĩ năng cần trong giao phấn cho cây lúa:
1. Cắt vỏ trấu để lộ rõ nhị đực.
2. Dùng kẹp (dùi mũi nhọn) để rút bỏ nhị đực.
3. Bao bông lúa bằng giấy kính mờ (ghi ngày tháng, tên người thực hiện).
4. Bỏ bao, nhẹ tay nâng bông lúa chưa cắt nhị lắc nhẹ lên bông lúa đã khử nhị.
5. Bao bông lúa bằng giấy kính mờ và buộc thẻ ghi ngày tháng, người thực hiện, công thức lai.
- Quan sát cách thực hiện, ghi nhớ để thao tác cho đúng.
- Suy nghĩ và nêu được:
- Chỉ cắt 1/4 vỏ trấu để không cắt đứt nhị vì khi bị cắt đứt, hạt phấn già sẽ rơi vào vòi nhuỵ gây ra tự thụ phấn.
- Khi khử đực, cắt vỏ trấu vào lúc 3-5 giờ chiều hôm trước, lúc đó vỏ trấu héo, mềm, không bị rách; không làm vỡ vàsót bao phấn.
- Khi thụ phấn: dùng bông lúa có hoa đang tung phấn để rũ phấn vào nhuỵ của hoa đã khử đực. Nếu quá ít hoa nở và tung phấn thì rũ phấn các hoa thuộc các khóm khác nhau vào đĩa thuỷ tinh, rồi dùng que bông chấm vào phấn và rũ lên hoa đã khử đực. -- Tiến hành tốt nhất vào lúc 8 – 10 giờ sáng (sau ngày khử đực) vì hoa nở vào thời điểm này.
I. Thao tác giao phấn
- Cắt vỏ trấu để lộ rõ nhị đực.
- Dùng kẹp (dùi mũi nhọn) để rút bỏ nhị đực.
- Bao bông lúa bằng giấy kính mờ (ghi ngày tháng, tên người thực hiện).
- Bỏ bao, nhẹ tay nâng bông lúa chưa cắt nhị lắc nhẹ lên bông lúa đã khử nhị.
- Bao bông lúa bằng giấy kính mờ và buộc thẻ ghi ngày tháng, người thực hiện, công thức lai.
 - Kiểm tra các chậu trồng lúa dùng làm cây mẹ (cây A) của các nhóm: Cây đã khử nhị. 
- Biểu diễn kĩ năng giao phấn để HS quan sát.
- Theo dõi các nhóm thực hành để bổ sung, giúp đỡ khi cần.
- Nhóm trưởng trình bày chậu lúa A (đã tiến hành từ chiều hôm trước với sự trợ giúp của GV) và lúa B của nhóm.
- Quan sát các thao tác mẫu của GV, ghi nhớ: chọn cây lúa làm cây bố (lúa B) có hoa nở để rũ vào nhuỵ của hoa đã khử đực (lúa A) sau khi bỏ bao cách li.
- Các nhóm tiến hành thao tác giao phấn trên mẫu thật: cắt vỏ trấu, khử nhị, lấy phấn, thụ phấn, bao cách li bông lúa và gắn nhãn.
II. Tập dượt thao tác giao phấn
 3. Củng cố - Luyện tập: (có thể tiến hành trong lúc HS thực hành)
 - Nhận xét, dánh giá giờ thực hành.
 - Kiểm tra HS thao tác kĩ năng giao phấn kết hợp phát vấn để kiểm tra kết quả. 
 4. Dặn dò: 
 - Bài tập về nhà: Theo dõi tiếp sự phát triển tạo thành hạt của ngô, cà chua, bầu, bí, mướp, đậu,...)
 - Chuẩn bị bài mới:
 + Ôn lại bài 37. Thành tựu chọn giống ở Việt Nam.
 + Mỗi nhóm chuẩn bị tranh ảnh bài 39/114: sưu tầm tranh, ảnh về giống bò, lợn, gà, vịt, ngan, cà chua, lúa, ngô,... có năng suất nổi tiếng ở Việt Nam và trên thế giới.
 + Kẻ bảng 39/115 SGK và bảng tương tự đối với cây trồng.
IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:
TRƯỜNG TH TIÊN HẢI
Tuần 22 	Ngày soạn: 06/01/2014
Tiết 43 	
Bài 39. THỰC HÀNH: TÌM HIỂU THÀNH TỰU
CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG
I. MỤC TIÊU:
 Học xong bài này, học sinh phải:
 1. Kiến thức: 
 - Biết cách sưu tầm tài liệu.
 - Biết cách trưng bày tư liệu theo các chủ đề.
 - Biết cách phân tích, so sánh và báo cáo những điều rút ra từ tư liệu (tranh ảnh minh hoạ và sách báo).
 2. Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng phân tích, tổng hợp, trình bày tư liệu.
 - Kỹ năng hoạt động nhóm.
 3. Thái độ:
 Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, sưu tầm tài liệu.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Chuẩn bị của GV:
 - Tranh ảnh, sách báo để tìm hiểu thành tựu chọn giống cây trồng và vật nuôi.
 2. Chuẩn bị của HS: 
 - Tư liệu theo SGK/114.
 - Kẻ bảng 39/115 SGK và bảng tương tự đối với cây trồng.
III. TIẾN TRÌNH:
1. Kiểm tra bài cũ: Khơng kiểm tra
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
 - Chia lớp thành 4 nhóm: Yêu cầu tìm hiểu về chọn giống ở cây trồng và vật nuôi:
- Hãy sắp xếp tranh ảnh theo các chủ đề: thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng.
- Ghi nhận xét vào bảng 39 và bảng tự kẻ.
- Quan sát, giúp đỡ các nhóm hoàn thành công việc.
- Nhóm trưởng kiểm tra sự chuẩn bị của nhóm mình và tiến hành theo yêu cầu.
+ Các nhóm sử dụng tranh, ảnh trong bộ tranh thực hành và tranh ảnh sưu tầm được để trình bày: dán tranh (sưu tầm) vào giấy khổ to theo logic của chủ đề và chuẩn bị nội dung.
+ Nhóm thống nhất ý kiến và hoàn thành bảng.
I. Tìm hiểu thành tựu chọn giống vật nuôi và cây trồng
 - Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.
- Nhận xét và đánh giá kết quả của các nhóm.
- Tổng hợp, bổ sung kiến thức vào 2 bảng kẻ sẵn.
- Mỗi nhóm tiến hành báo cáo:
+ Treo tranh của nhóm.
+ Đại diện thuyết minh.
+ nội dung phù hợp với tranh dán.
- Các nhóm khác theo dõi, nhận xét và có thể đưa ra câu hỏi để nhóm trình bày trả lời (hoặc nhóm khác trả lời thay).
II. Báo cáo thu hoạch: 
3. Củng cố – Luyện tập:
 GV nhận xét và cho điểm nhóm. 
Bảng 39 SGK/115. Các tính trạng nổi bật và hướng sử dụng của một số giống vật nuôi
STT
Tên giống
Hướng sử dụng
Tính trạng nổi bật
1
Các giống bò
- Bò sữa Hà Lan
- Bò Sind
- Lấy sữa
- Lấy thịt
- Cho nhiều sữa, tỉ lệ bơ cao
- Có khả năng chịu nóng
2
Các giống lợn
- Ỉ Móng Cái
- Bớc sai
- Lấy con giống
- Lấy thịt
- Phát dục sớm, đẻ nhiều con, nhiều nạc, tăng trọng nhanh.
3
Các giống gà
- Gà Rốt ri
- Gà Hồ Đông Cảo
- Gà chọi
- Gà Tam Hoàng
- Lấy thịt và trứng
- Lấy thịt và trứng
- Để chọi
- Lấy thịt và trứng
- Tăng trọng nhanh
- Chân cao, dáng thon
- Đẻ nhiều trứng.
4
Các giống vịt
- vịt cỏ
- vịt Bầu bến
- vịt Kaki Cambell
- vịt super meat
- Lấy thịt và trứng
- Lấy thịt và trứng
- Lấy trứng
- Lấy thịt 
- Dễ thích nghi
- Tăng trọng nhanh
- Đẻ nhiều trứng
5
Các giống cá trong và ngoài nước
- cá rô phi đơn tính
- cá chép lai
- cá chim trắng
Lấy thịt
- Dễ thích nghi
- Tăng trọng nhanh
Các tính trạng nổi bật và hướng sử dụng của một số giống cây trồng
Stt
Tên giống
Tính trạng nổi bật
1
Các giống lúa
- KML39, DT33, VLD95-19,...
- Tám thơm đột biến
- DT17
- DR2
- CR203
- Gạo cho cơm dẻo và ngon
- Gạo có mùi thơm
- Hạt gạo dài, trong, cho cơm dẻo, năng suất cao.
- Độ đồng đều rất cao, chịu khô và hạn tốt
- Kháng rầy, năng suất cao
2
Các giống ngô
- ngô lai LVN10
- ngô lai LVN4
- ngô lai LVN20
- Chịu hạn, chống đổ, kháng sâu bệnh, 8-12 tấn/ha.
- Khả năng thích ứng rộng, 8-10 tấn/ha.
- Chống đổ tốt, thích hợp trên chân đất lầy thụt, 6-8 tấn/ha.
3
Các giống cà chua
- cà chua hồng lan
- cà chua P375
- Thích hợp cho vùng thâm canh
 4. Dặn dò: 
 - Yêu cầu HS viết thu hoạch theo nội dung thực hành.
 - Chuẩn bị bài mới:
 + Kẻ sẵn và điền bảng 41.1,2 SGK/119.
 + Trả lời lệnh SGK/120.
IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:
TRƯỜNG TH TIÊN HẢI
Tuần 22	Ngày soạn: 07/01/2014
Tiết 44 	
SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
CHƯƠNG I : SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
Bài 41: MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
I. MỤC TIÊU:
 Học xong bài này, học sinh phải:
 1. Kiến thức: 
 - Phát biểu được khái niệm chung về môi trường sống, các loại môi trường sống của sinh vật.
 - Phân biệt được các nhân tố sinh thái vô sinh, nhân tố sinh thái hữu sinh.
 - Trình bày được khái niệm về giới hạn sinh thái.
 2. Kỹ năng:
 - Rèn kỹ năng quan sát, tư duy lôgic, khái quát hoá, giải thích thực tế.
 - Kỹ năng hoạt động nhóm.
 3. Thái độ:
 Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Chuẩn bị của GV:
 - Tranh hình 41.1, 41.2 SGK/118, 120.
 - Đọc thông tin bổ sung SGV/132 - 134.
 - Bảng 41.1. Môi trường sống của sinh vật
STT
Tên sinh vật
Môi trường sống
1
Cây hoa hồng
Đất - không khí
2
Cá chép
Nước
3
Sán lá gan
Sinh vật
4
Con chó
Đất - không khí
5
Chim én
Đất - không khí
6
Người
Đất - không khí
7
Giun đất
Trong đất
8
Sâu ăn lá
Sinh vật
...
....
....
 - Bảng 41.2. Bảng điền các nhân tố sinh thái theo từng nhóm
Nhân tố vô sinh
Nhân tố hữu sinh

File đính kèm:

  • docSINH 9.doc