Giáo án Sinh học 9 kì 1 - Trường THCS Trần Cao Vân

Tuần :

Tiết :19 MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG NS:

NG:

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

 - Trình bày được mối quan hệ giữa ARN và Pr thông qua sự hình thành chuỗi a.a

 - Phân tích được mối quan hệ giữa gen ->ARN->Pr->tính trạng

2. Kĩ năng Qs, phân tích hình, thu nhận kiến thức, tự tin khi trình bày trước tổ, nhóm, lớp, lắng nghe tích cực trình bày suy nghĩ ý tưởng hợp tác trong hoạt động nhóm. Tìm kiếm và xử lí thông tin về mối quan hệ giữa ARN và prôtêin.

3. Thái độ Yêu thích bộ môn .

II. ĐDDH

1. GV Tranh hình 19.1,2,3 sgk, mô hình hình thành chuỗi a.a

2. HS Xem bài trước.

 

doc78 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1868 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 9 kì 1 - Trường THCS Trần Cao Vân, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 các Nu trên mạch ADN? ->Vô số cách sắp xếp khác nhau
-> Tính đa dạng ADN thể hiện bởi yếu tố nào? ->Do trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại Nu.
+ ADN có tính đặc trưng cho loài. Tính đặc trưng này thể hiện ở điểm nào? -> Được qui định bởi số lượng, thành phần, trình tự sắp xếp của các Nu
->Chính cấu trúc theo nguên tắc đa phân tạo nên tính đa dạng, đặc thù của ADN
- Tính trạng do gen qui định, gen liên quan đến ADN Sự hiểu biết này giúp ta giải thích như thể nào về nguồn gốc thống nhất của sinh giới cũng như tính đa dạng, đặc thù của các loài sinh vật.
*ADN chủ yếu tập trung trong nhân có khối lượng ổn định, đặc trưng cho loài.
I. Thành phần hoá học phân tử ADN
- Là 1 loại axit nuclêic, tạo từ các nguyên tố: C, H, O, N, P
- Kích thướt: dài hàng trăm µm, khối lượng: hàng chục triệu đvC
- Thuộc loại đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nuclêôtit thuộc 4 loại: A, T, G, X
- ADN của mỗi loài có tính đặc thù và đa dạng: 
+ Tính đặc thù được qui định bởi số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các Nu.
+ Tính đa dạng là do trình tự sắp xếp khác nhau của 4 loại Nu
->Tính đa dạng, đặc thù của ADN là cơ sở cho tính đa dạng, đặc thù của các loài sinh vật.
 HĐ 2. Cấu trúc không gian phân tử ADN
 - Mục tiêu Mô tả được cấu trúc không gian phân tử ADN và chú ý tới nguyên tắc bố sung của các cặp nuclêôtíc.
 - Tiến hành
- Qs hình 15 sgk, n/c TT trả lời câu hỏi:
+ Phân tử ADN có cấu trúc như thế nào? ->Là 1 chuỗi xoắn kép gồm 2 mach song song xoắn đèu quanh 1 trục
+ Các Nu nào liên kết nhau thành từng cặp? -> các Nu giữa 2 mạch liên kết nhau thành từng cặp theo NTBS: A-T,G-X chính nhờ nguyên tắc này tạo nên tính chất bổ sung của 2 mạch đơn:A+T=G+X
- Giả sử trình tự các đơn phân trên 1 đoạn mạch ADN như sau: -A-T-G-X-T-A-X-G-
Thì trình tự đơn phân mạch tương ứng như thế nào?
* Theo NTBS thì khi biết trình tự sắo xếp của Nu trên mạch đơn này có thể suy ra trình tự các Nu trên mạch kia.
+ Theo NTBS có nhận xét gì về số lượng và tỉ lệ của các loại Nu trên phân tử ADN? ->Số Nu A=T, G=X=>A+G=T+X
II. Cấu trúc không gian phân tử AND:
- Là 1 chuỗi xoắn kép, gồm 2 mạch song song xoắn đều quanh 1 trục 
- Mỗi chu kì xoắn cao 34 A, gồm 10 cặp Nu .Các Nu giữa 2 mạch liên kết thành từng cặp theo NTBS: A-T, G-X và ngược lại, chính nguyên tắc này đã tạo nên tính chất bổ sung của 2 mạch đơn 
4. Cúng cố
- Đọc kết luận cuối bài
 - Gợi ý trả lời câu hỏi sgk
Bài tập : Một đoạn ADN có A=20% và bằng 600 Nu. Tính phần trăm và số lượng từng loại Nu còn lại của ADN
Giải : A = T = 20% = 600 Nu
 G = X = 50% - 20% = 30% = (600 . 30) /20 = 900 Nu
5. Dặn dò
- Học và trả lời câu hỏi cuối baì
- Chuẩn bị T16.
IV. Rút kinh nghiệm
Tuần 
Tiết :16
ADN VÀ BẢN CHẤT CỦA GEN
NS : 
NG : 
I. Mục tiêu 
1.Kiến thức 
- Nêu được các nguyên tắc của sự tự nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và 
 nguyên tắc bán bảo toàn .
- Nêu được bản chất hoá học của gen và chức năng của ADN
2. Kĩ năng  Qs, phân tích kênh hình
3. Thái độ  Yêu thích bộ môn 
II.ĐDDH
1. GV Mô hình sơ đồ tự nhân đôi phân tử ADN
 2. HS 4 em 1 bảng phụ
III.HĐDH 
1. Ổn định 
2. KTBC  Cấu tạo hoá học phân tử ADN ? Vì sao ADN đặc thù, đa dạng ?
3. Bài mới, giới thiệu bài 
HĐ 1. ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào ?
- Mục tiêu Nêu được các nguyên tắc của sự tự nhân đôi ADN diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn
- Tiến hành
Hoạt động của GV, HS
Nội dung ghi
- Giới thiệu sơ về không gian, thời gian, diễn biến kết quả sự sao chép ADN.
- Qs hình trả lời câu hỏi :
+ Sự tự nhân đôi ADN diễn ra như thế nào ?
->Diễn ra trên cả 2 mạch ADN. Các NU ở mtrường nội bào kết hợp với các NU ở mạch khuôn theo NTBS 
+ Sự hình thành mạch mới ở ADN con diễn ra như thế nào ?
->Mạch mới của ADN con hình thành dần trên mạch khuôn của ADN mẹ và ngược chiều nhau
+ Có nhận xét gì về cấu tạo giữa 2 ADN con và ADN mẹ ?
->2 ADN con giống nhau và giống ADN mẹ. Trong đó mỗi ADN con có 1 mạch là của ADN mẹ
- Vậy sự sao chép ADN diễn ra theo nguyên tắc nào ? -> NTBS và giữ lại 1 nữa
+ Quá trình nhân đôi diễn ra dưới tác dụng của yếu tố nào ? 
->enzim
I. ADN tự nhân đôi theo những nguyên tắc nào ?
- Qúa trình tự nhân đôi diễn ra ở trong nhân tế bào .
- Qúa trình tự nhân đôi diễn ra như sau : Đầu tiên 2 mạch đơn của ADN tách dần từ đầu này đến đầu kia .
- Các Nu trên mạch đơn liên kết với các Nu tự do trong môi trường nội bào theo NTBS .
- Kết quả : 1 phân tử ADN qua quá trình tự nhân đôi tạo thành 2 phân tử ADN con 
- Nguyên tắc : NTBS và nguyên tắc bán bảo toàn 
HĐ 2. Bản chất của gen 
- Mục tiêu Nêu được bản chất hoá học của gen.
- Tiến hành
- Tìm hiểu sgk trả lời câu hỏi:
+ Bản chất của gen?
*Chú ý: Ngày nay người ta hiểu biét khá sâu về cấu trúc và chức năng của gen đã xác lập được bản đồ phân bố các gen trên NST. Đó là những hiểu biết có ý nghĩa rất lớn trong thực tiễn sản xuất.
II. Bản chất của gen :
- Là 1 đoạn của phân tử ADN
- Gen cấu trúc mang thông tin qui định cấu trúc của 1 loại prôtêin
- Bản chất hoá học của gen là ADN
HĐ 3. Chức năng cuả ADN
- Mục tiêu Nêu được chức năng của ADN.
- Tiến hành
+ ADN là những mạch dài chứa gen mà gen có chức năng DT. Vậy ADN có năng gì?
+ Nhờ đâu ADN thực hiện được chức năng truyền đạt thông tin DT?
->Nhờ khả năng tự nhân đôi theo NTBS và giữ lại 1 nữa, thông tin DT chứa đựng trong ADN được sao chép qua các TB cơ thể
III. Chức năng cuả AND:
- Lưu giữ và truyền đạt thông tin DT
4.Củng cố
- Đọc kết luận cuối bài
- Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi ADN
- Bản chất hoá học chức năng của gen
Bài tập: Một gen có A=T=600Nu; G=X=900Nu. Khi gen tự nhân đôi 1 lần, môi trường nội bào đã cung cấp bao nhiêu Nu mỗi loại
 (Số Nu lấy vào bằng đúng số Nu mỗi loại genA=T=600Nu; G=X=900Nu)
5.Dặn dò
 - Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài 
 - Chuẩn bị T17
IV. Rút kinh nghiệm
Tuần 
Tiết :17
MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ ARN
NS: 
NG: 
I. Mục tiêu
1.Kiến thức
- Mô tả sơ lược cấu tạo ARN 
- Phân biệt được giữa ADN và ARN
- Trình bày được sự tạo thành ARN dựa trên mạch khuôn của gen và diễn ra theo nguyên tắc bổ sung 
 2. Kĩ năng QS, phân tích kênh hình, tư duy lí thuyết
 3. Thái độ Yêu thích bộ môn .
II. ĐDDH
1. GV Mô hình cấu trúc bậc 1 của 1 đoạn phân tử ARN, sơ đồ tổng hợp phân tử ARN.
2. HS Kẻ bảng 17 trang 51
III. HĐDH
1. Ổn định
 2. KTBC NTBS trong phân tử ADN. Vì sao 2 ADN con tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống nhau và giống ADN mẹ?
3. Bài mới, giới thiệu bài 
ARN cũng như ADN thuộc loại axit nuclêit. Vậy ARN có cấu tạo và chức năng ntn?
HĐ1. ARN
- Mục tiêu Mô tả sơ lược cấu tạo ARN, phân biệt được giữa ADN và ARN
- Tiến hành
Hoạt động của GV, HS
Nội dung ghi
- N/c sgk trả lời câu hỏi:
+ Cấu tạo hoá học phân tử ARN?
+ Dựa vào chức năng chia ARN làm mấy loại? Chức năng?
+ So sánh ARN và ADN qua bảng sgk?
->Nhận xét->kết luận về cấu tạo, chức năng phân tử ARN.
 I. ARN:
- Là 1 loại axit nuclêic cấu tạo từ các nguyên tố C, H,O, N, P
- Thuộc loại đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các nuclêôtit thuộc 4 loại: A, U, G, X.
- Dựa vào chức năng chia ARN làm 3 loại:
+ mARN: truyền đạt thông tin qui định cấu trúc prôtêin
+ tARN: vận chuyển a.a tương ứng tới nơi tổng hợp prôtêin
+ rARN: thành phần cấu tạo nên ribôxôm, nơi tổng hợp prôtêin
HĐ 2. ARN được tổng hợp theo nguyên tắc nào?
- Mục tiêu Trình bày được sự tạo thành ARN dựa trên mạch khuôn của gen và diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
- Tiến hành
- Thông bào không gian, thời gian diền biến cơ chế tổng hợp ARN.
- QS mô hình trả lời câu hỏi:
+ Một phân tử ARN được tổng hợp dựa trên 1 hay 2 mạch đơn của gen?
+ Các loại NU nào liên kết nhau thành từng cặp trong quá trình hình thành mạch ARN.
+ Có nhận xét gì về trình tự các loại đơn phân trên ARN so với mỗi mạch đơn của gen.
+ Sự tổng hợp ARN diễn ra theo những nguyên tắc nào?
->BS và khuôn mẫu.Trình tự các Nu trên mạch khuôn qui định trình tự các Nu trên mạch ARN
- Nhận xét->kết luận
II. ARN được tổng hợp theo nguyên tắc nào?
- Nguyên tắc khuôn mẫu: là 1 mạch của gen
- NTBS: A-U; T-A; G-X
=>Do đó trình tự các Nu trên mạch khuôn của gen qui định trình tự các Nu trên mạch ARN.
4. Củng cố 
 - Đọc kết luận cuối bài
 - Cấu tạo phân tử ARN. ARN được tổng hợp dựa trên nguyên tắc nào?
5. Dặn dò
 - Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài
 - Chuẩn bị T18
IV. Rút kinh nghiệm
Tuần 
Tiết :18
PRÔTÊIN
NS: 
NG::
I.Mục tiêu
1. Kiến thức
 - Nêu được thành phần hoá học của prôtêin, cấu trúc không gian của prôtêin .
 - Nêu được 3 chức năng chính của prôtêin: chức năng cấu trúc, xúc tác, điều hoà .
2. Kĩ năng phát triển tư duy lí thuyết
3. Thái độ Yêu thích bộ môn .
II. ĐDDH
1. GV Tranh hình 18 sgk.
2. HS Xem bài trước.
III. HĐDH
1.Ổn định
2.KTBC
- Điểm khác nhau cơ bản trong cấu trúc ADN và ARN?
 - ARN được tổng hợp trên nguyên tắc nào?
3.Bài mới, giới thiệu bài 
Protein là hợp chất hữu cơ được cấu tạo bởi các nguyên tố nào, gồm có mấy bậc cấu trúc, chức năng ra sao?
HĐ 1. Cấu trúc Prôtêin
- Mục tiêu Nêu được thành phần hoá học của prôtêin (nguyên tố cấu tạo, kích thức, khối lượng ), cấu trúc không gian của prôtêin .( nêu đuợc 4 cấu trúc của prôtêin ).
- Tiến hành
Hoạt động của GV, HS
Nội dung ghi
-Y/c n/c sgk trả lời câu hỏi:
+ Cấu trúc của Pr?
+ Nhắc lại tính đa dạng, đặc thù ADN được qui định bởi yếu tố nào ?
->Vậy tính đa dạng, đặc thù của Pr được qui định bởi yếu tố nào ?
+ Đặc điểm cấu trúc nào của Pr đã tạo nên tính đa dạng và đặc thù của nó ?
->Cấu trúc theo nguyên tắc đa phân với hơn 20 loại a.a
+ Tính đặc trưng của Pr được thể hiện qua cấu trúc không gian nào ?
->Bậc 3(cuộn xếp đặc trưng cho từng loại Pr), bậc 4(theo số lượng và số chuỗi a.a)
I. Cấu trúc Prôtêin:
- Là hợp chất hữu cơ gồm 4 nguyên tố C, H,O, N
- Thuộc loại đại phân tử, cấu tạo theo nguyên tắc đa phân mà đơn phân là các a.a hơn 20 loại a.a khácnhau .
- Tính đặcthù thể hiện ở thành phần, số lượng, trình tự sắp xếp các a.a
-Tính đa dạng do sự sắp xếp theo những cách khác nhau của hơn 20 loại a.a
- Mỗi Pr còn đặc trưng bởi cấu trúc không gian, số chuỗi a.a
- Các bậc cấu trúc của phân tử Protêin: SGK
HĐ 2.Chức năng của Protein 
- Mục tiêu  Nêu được 3 chức năng chính của prôtêin : chức năng cấu trúc, chức năng xúc tác, chức năng điều hoà .
- Tiến hành
Đối với tế bào và cơ thể Pr có nhiều chức năng quan trọng
-Tham khảo sgk trả lời câu hỏi :
+ Chức năng của Pr ?
- Nhận xét->kết luận
->Pr đảm nhận mọi chức năng liên quan đến các hoạt động sống của tế bào biểu hiện thành tính trạng của cơ thể
II. Chức năng của Protein :
- Chức năng cấu trúc 
- Chức năng xúc tác 
- Điều hoà các quá trình trao đổi chất  
- Bảo vệ cơ thể, cung cấp năng lượng, vận chuyển 
4. Củng cố 
 - Đọc kết luận sgk
 - Gợi ý trả lời câu hỏi cuối bài
5. Dặn dò 
 - Học bài, làm bài 1, 2, 3, 3 sgk
 - Chuẩn bị T19.
IV. Rút kinh nghiệm 
Tuần :
Tiết :19
MỐI QUAN HỆ GIỮA GEN VÀ TÍNH TRẠNG
NS: 
NG: 
I. Mục tiêu 
1. Kiến thức 
 - Trình bày được mối quan hệ giữa ARN và Pr thông qua sự hình thành chuỗi a.a
 - Phân tích được mối quan hệ giữa gen ->ARN->Pr->tính trạng
2. Kĩ năng  Qs, phân tích hình, thu nhận kiến thức, tự tin khi trình bày trước tổ, nhóm, lớp, lắng nghe tích cực trình bày suy nghĩ ý tưởng hợp tác trong hoạt động nhóm. Tìm kiếm và xử lí thông tin về mối quan hệ giữa ARN và prôtêin.
3. Thái độ  Yêu thích bộ môn .
II. ĐDDH 
1. GV Tranh hình 19.1,2,3 sgk, mô hình hình thành chuỗi a.a
2. HS Xem bài trước.
III. HĐDH 
1. Ổn định 
2. KTBC  Tính đa dạng, đặc thù Pr do yếu tố nào qui định ?
 Vì sao nói Pr có vai trò quan trọng đối với tế bào và cơ thể ?
3. Bài mới, giới thiệu bài
HĐ 1. Mối quan hệ giữa ARN và Pr 
- Mục tiêu Trình bày được mối quan hệ giữa ARN và Pr thông qua sự hình thành chuỗi a.a
- Tiến hành 
Hoạt động của GV, HS
Nội dung ghi
+ Chức năng của gen ?
- Gen mang thông tin qui định cấu trúc Pr ở trong nhân, mà Pr hình thành ở chất tế bào. Vậy giữa gen và Pr phải quan hệ nhau qua 1 vật trung gian nào đó?
->mARN là dạng trung gian có vai trà truyền đạt thông tin về cấu trúc Pr.
- Treo tranh hình 19.1 n/c mục 1 sgk trả lời câu hỏi:
+ Cho biết dạng trung gian và vai trò của nó trong mqh giữa gen và Pr?
- Dựa vào mô hình gv giải thích sự hình thành chuỗi a.a.
-Yêu cầu giải đáp lệnh sgk/57
+ Các loại Nu nào ở mạch mARN và tARN liên kết với nhau? 
->A-U;G-X
+ Tương quan về số lượng giữa a.a và Nu của mARN khi ở ribôxôm?
->3 Nu-1 a.a
+ Vậy sự tạo thành chuỗi a.a dựa trên những nguyên tắc nào?
->NTBS, khuôn mẫu, đồng thời tương quan 3 Nu ứng 1 a.a. Từ đó cho thấy trình tự các Nu trên mARN qui định trình tự các a.a trong Pr.
I. Mối quan hệ giữa ARN và Pr 
- mARN là dạng trung gian trong mqh giữa gen và Pr, có vai trò truyền đạt thông tin về cấu trúc Pr.
-mARN sau khi hình thành rời nhân ra TB chất để tổng hợp chuỗi a.a mà thực chất là xác định trật tự sắp xếp các a.a
- Sự hình thành chuỗi a.a dựa trên nguyên tắc:
+ Khuôn mẫu: mARN
+ NTBS: A-U;G-X
- Tương quan 3 Nu ứng 1 a.a
HĐ 2. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng
- Mục tiêu Phân tích được mqh giữa gen ->ARN->Pr->tính trạng.
- Tiến hành 
- QS hình 19.2,3 sgk giải thích sơ đồ: Gen->Pr->tính trạng
+ Bản chất mqh trong sơ đồ trên là gì?
- HS trả lời
II. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng:
a.Mối quan hệ:
- Gen(đoạn ADN)->mARN->Pr-> tính trạng
- Gen là khuôn mẫu để tổng hợp mARN, mARN là khuôn tổng hợp chuỗi a.a cấu thành Pr, Pr chịu tác động của môi trường biểu hiện thành tính trạng 
b. Bản chất:
- Trình tự các Nu trên ADN qui định trình tự các Nu trong mARN, qua đó ADN qui định trình tự các a.a trong chuỗi a.a cấu thành nên Pr biểu hiện thành tính trạng.
4. Củng cố
 - Đọc kết luận cuối bài
 - Gợi ý trả lời câu hỏi sgk
5. Dặn dò
 - Học bài, làm bài 1,2,3/59. Chuẩn bị T20.
IV. Rút kinh nghiệm
Tuần 
Tiết :20
THỰC HÀNH: QUAN SÁT LẮP RÁP MÔ HÌNH ADN
NS: 
NG:
I. Mục tiêu
1.Kiến thức Học sinh biết cách quan sát và tháo lắp mô hình ADN để nhận biết thành phân cấu tạo 
2.Kĩ năng Qs, phân tích mô hình, thao tác tháo ráp mô hình, hợp tác ứng xử giao tiếp trong nhóm, thu thập và xử lí thông tin khi quan sát để lắp được từng đơn phân Nu trong mô hình phân tử ADN, quản lí thời gian và trách nhiệm được phân công.
3.Thái độ Cẩn thận nghiêm túc.
II.ĐDDH
1. GV Mô hình phân tử ADN.
2. HS Ôn lại bài ADN.
III. HĐDH
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
 - Nêu mối quan hệ giữa gen và ARN, giữa ARN và prôtêin?
 - Nêu bản chất của mối quan hệ giữa gen và tính trạng qua sơ đồ SGK?
3. Bài mới, giới thiệu bài
HĐ 1.Qs mô hình cấu trúc không gian phân tử ADN
+ Mục tiêu HS quan sát được mô hình ADN 
+ Tiến hành
- Chia nhóm hs, cho các nhóm lần lượt thay thế qs mô hình phân tử ADN
* Chú ý qs rút ra các nhận xét về vị trí tương đối của 2 mạch Nu sự bắt cặp của các Nu, số cặp Nu trên
 mỗi vòng xoắn
- Các nhóm thảo luận-> nhận xét về cấu trúc phân tử ADN
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả các nhóm nhận xét, bổ sung
- Học sinh nêu được:
+ Số cặp Nu trong mỗi chu kì xoắn là 10 cặp
+ Số Nu giữa 2 mạch liên kết nhau thành từng cặp theo NTBS
HĐ 2. Lắp ráp mô hình cấu trúc không gian phân tử ADN
+ Mục tiêu HS lắp được mô hình ADN.
+ Tiến hành
- Cho các nhóm thay nhau ráp.
- Gv hướng dẫn: Nên lắp 1 mạch hoàn chỉnh rồi lắp mạch còn lại.Có thể bắt đầu từ dưới lên hay từ 
 trên xuống. Khi lắp mạch 2 chú ý Nu.
- Dưới sự hướng dẫn của gv, hs lắp được mô hình phân tử ADN.
- Khi lắp mạch 1 chưa cần chú ý trình tự các Nu chỉ cần chú ý chiều cong của đoạn.
- Khi lắp mạch 2 cần chú trình tự sắp xếp các Nu tương ứng trình tự các Nu trên mạch1.
- Khi lắp song cần kiểm tra: chiều xoắn của 2 mạch, khoản cách giữa 2 mạch, số cặp Nu mỗi vòng 
 xoắn, sự bắt cặp của các Nu theo NTBS.
4. Củng cố
 - Gọi hs vừa chỉ trên tranh vừa mô tả cấu trúc không gian phân tử ADN.
 - Vẽ mô hình phân tử ADN qs đuợc
5. Dặn dò Ôn bài tiết sau kiểm tra 
IV. Rút kinh nghiệm
Tuần 
Tiết :21
KIỂM TRA 1 TIẾT
NS: 
NG: 
I. Mục tiêu
1. Kiến thức Củng cố, khắc sâu kiến thức đã học
2. Kĩ năng Tổng hợp kiến thức, cẩn thận, chính xác khi trình bày bài 
3. Thái độ Trung thực trong kiểm tra
II. Chuẩn bị
1.GV thiết lập ma trân, ra đề
2.HS ôn bài 
III. Hoạt động dạy và học
1. Ổn định
2. Phát đề
3. HS làm bài
4. Thu bài
5. Dặn dò
THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG BÀI KIỂM TRA 1 TIẾT 
LỚP 
ĐIỂM
Tổng số
0 ® 2
3® 4
5® 6
7 ® 8
9 ® 10
TB­
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
9/1
9/3
9/4
HỌ VÀ TÊN :  ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT 
LỚP : 9/. MÔN : SINH HỌC – KHỐI 9 
 Thời gian kiểm tra : ngày .tháng ..năm 2010
ĐIỂM : 
Lời phê của cô giáo :
I- TRẮC NGHIỆM ( 3điểm )
A- Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu phương án mà em cho là đúng :
1/ Khi lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về 1 cặp tính trạng tưong phản thì :
a/ F 1 phân li tính trạng theo tỷ lệ 3 trội : 1 lặn b/ F2 phân li tính trạng theo tỷ lệ 3 trội : 1 lặn 
c/ F2 phân li tính trạng theo tỷ lệ 1 trội : 1 lặn 紛 d/ Cả a, b và c đều đúng .
2/ Thế nào là trội không hoàn toàn ?
a/ Kiểu hình của F1 biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mự .
b/ F2 có tỷ lệ kiểu hình 1 trội : 2 trung gian : 1 lặn .
c/ F2 có tỷ lệ kiểu hình 3 trội : 1 lặn 
d/ Cả a và b đều đúng .
3/ Nhiễm sắc thể giới tính có ở những loại tế bào nào ?
a/ Tế bào sinh dưỡng b/ Tế bào sinh dục; c/ Tế bào phôi ; d/ Cả a, b và c đều đúng .
4/ Nguyên phân xảy ra ở loại tế bào nào ?
a/ Tế bào sinh dưỡng b/ Tế bào sinh dục c/ Tế bào phôi ; d/ Cả a, b và c đều đúng . 
B- Đánh dấu X vào ô đúng trong bảng dưới đây :
Nội dung
ADN
ARN
1- Nuclêôtit có 4 loại : A,U,G,X 
2- Nuclêôtit có 4 loại : A,T,G,X 
3- Có 1 mạch đơn 
4- Có 2 mạch đơn 
5 – Một chu kì xoán gồm 10 cặp Nuclêôtit 
6 – Cấu tạo từ các nguyên tố : C,H,O,N,P 
7 – Là mạch mã gốc 
8- Là mạch mã sao 
II-TỰ LUẬN ( 7 điểm ) 
Câu 1 : (2đ) Gỉa sử trình tự các đơn phân trên 1 đoạn mạch ADN như sau :
 - A – T – G – G – X – T – A – G – 
a/ Trình tự các đơn phân trên 1 đoạn mạch tương ứng sẽ như thế nào ?
b/ Xác định trình tự các đơn phân đoạn mạch ARN được tổng hợp từ đoạn mạch ADN ở câu a 
Câu 2 (2đ) Trình bày mối liên hệ qua sơ đồ  :
Gen ( 1 đoạn phân tử ADN) (1) m ARN ( 2 ) Prôtêin (3) Tính trạng 
. Câu 3 : (3đ) Trình bày chức năng của prôtêin ? Cho ví dụ minh hoạ  mỗi chức năng ?
BÀI LÀM :
. ĐÁP ÁN ĐỀ :
I- TRẮC NGHIỆM ( 3điểm ) Mỗi phương án đúng được 0,25đ 
 A- 1- b , 2- d, 3- d , 4- a
B - Phân tử ADN có : 2,4,5,6,7 - Phân tử ARN có : 1,3,6,8 ( mỗi phương án đúng được 0,25đ , riêng phương án 6 ( cả 2 đều có được 0,25đ) 
II- TỰ LUẬN ( 7 điểm ) 
Câu 1 : (2đ) 
a/ Trình tự các đơn phân trên đoạn mạch ADN tương ứng là : (1đ)
Mạch 1 : - A – T – G – G – X – T – A – G – 
Mạch tương ứng : - T - A –X ---X – G --A—T –X ---
b/ Xác định trình tự các đơn phân của đoạn mạch ARN được tổng hợp từ mạch oqr câu a là (1đ)
 Mạch ADN - T - A –X ---X – G --A—T –X ---
 Mạch ARN : - A – U - G – G -X - U - A – G 
Câu 2 : (2đ) 
ADN là khuôn mẫu để tổng hợp ARN (0,75đ)
ARN là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi axit amin của prôtêin (0,75đ)
Prôtêin biểu hiện ra bên ngoài thành tính trạng (0,5đ)
 Câu 3 : (3đ) Chức năng của prôtêin :
 a/ Chức năng cấu trúc (0,5đ ) – Chó ví dụ minh hoạ : có nhièu ví dụ ( đúng mỗi ví dụ được 0,5đ )
 Ví dụ : Histon là loại prôtêin tham gia vào cấu trúc NST
 b/ Chức năng xúc tác các quá trình trao đổi chất (0,5đ)
 Ví dụ : Ở khoang miệng có enzim pôlymeraza biến đổi tinh bột chín thành đường man tôzơ (0,5đ)
c/ Chức năng đảm bảo các quá trình trao đổi chất (0,5đ)
Ví dụ : hoocmon in su lin tham gia vào điều hoà lượng đường trong máu (05đ)
Tuần 
Tiết :22
BIẾN DỊ
ĐỘT BIẾN GEN
NS: 
NG: 
I.Mục tiêu
1. Kiến thức Trình bày được khái niệm biến dị : Xác định 2 laọi biến dị: biến dị di truyền và thường biến . Viết được sơ đồ các loại biến dị .
 - Trình bày được khái niệm gen và kể được các dạng đột biến gen .
 - Nguyên nhân phát sinh đột biến gen .
 - Nêu được tính chất biểu hiện và vai trò của đột biến gen

File đính kèm:

  • docsinh 9 2015.doc