Giáo án Sinh học 8 tuần 6, 7

Bài 13: MÁU VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ

I. Môc tiªu:

1. Kiến thức:

 - Xác đinh các chức năng mà máu đảm nhiệm liên quan với các thành phần cấu tạo

 - Sự tạo thành nước mô từ máu và chức năng của nước mô. Máu cùng nước mô tạo thành môi trường trong cơ thể

2. Kỹ năng:

 - Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK quan sát tranh ảnh để tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của máu và môi trường trong cơ thể.

 - Kỹ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ nhóm lớp

3. Thái độ:;

 - Giáo dục học sinh biết cách bảo vệ cơ thể tránh mất máu.

 

doc12 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1539 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 8 tuần 6, 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TH TIÊN HẢI 
Tuần 6	Ngày soạn: 16/9/2014
Tiết 11	 
Bài 11: TIẾN HÓA CỦA HỆ VẬN ĐỘNG
VỆ SINH HỆ VẬN ĐỘNG
I. Môc tiªu:
1. Kiến thức:
	- So sánh bộ xương và hệ cơ của người với thú, qua đó nêu rõ những đặc điểm thích nghi với dáng đứng thẳng với đôi bàn tay lao động sáng tạo (có sự phân hóa giữa chi trên và chi dưới).
	- Nêu ý nghĩa của việc rèn luyện và lao động đối với sự phát triển bình thường của hệ cơ xương. Nêu các biện pháp chống cong vẹo cột sống ở HS.
2. Kỹ năng:
	- Kỹ năng so sánh phân biệt, khái quát khi tìm hiểu sự tiến hóa của hệ vận động.
	- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK quan sát tranh ảnh.
	- Kỹ năng giải quyết vấ đề khi xác định cách luyện tập thể thao, lao động vừa sức...
3. Thái độ: 
	- Giáo dục ý thức bảo vệ, giữ gìn hệ vận động để có thân hình cân đối.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: 
 - Tranh H 11.1 đến H 11.5.
	- Tranh vẽ bộ xương người và bộ xương tinh tinh.
2. Học sinh: Đọc trước bài.
III. TIẾN TRÌNH:
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Công của cơ là gì ? Công của cơ được sử dụng vào mục đích gì ? Hãy tính công của cơ khi xách túi gạo 5 kg lên cao 1 m.
- Nguyên nhân sự mỏi cơ ? giải thích ?
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
- GV yêu cầu HS quan sát bộ xương người và tinh tinh từ H 11.1 đến 11.3 và làm bài tập ở bảng 11.
- GV nhận xét đánh giá, đưa ra đáp án.
- Những đặc điểm nào của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng 2 chân ?
- Yêu cầu HS rút ra kết luận.
- HS quan sát các tranh, so sánh sự khác nhau giữa bộ xương người và thú.
- Trao đổi nhóm hoàn thành bảng 11.
- Đại diện nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
I. Sự tiến hoá của bộ xương người so với bộ xương thú
- Bộ xương người cấu tạo hoàn toàn phù hợp với tư thế đứng thẳng và lao động.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát H 11.4, trao đổi nhóm để trả lời câu hỏi :
- Hệ cơ ở người tiến hoá so với hệ cơ thú như thế nào ?
- GV nhận xét, đánh giá giúp HS rút ra kết luận.
- Cá nhân nghiên cứu SGK, quan sát hình vẽ, trao đổi nhóm để thống nhất ý kiến.
- Đại diện các nhóm trình bày, bổ sung.
- Rút ra kết luận.
II Sự tiến hoá của hệ cơ người so với hệ cơ thú
- Cơ nét mặt biểu hiện tình cảm của con người.
- Cơ vận động lưỡi phát triển.
- Cơ tay: phân hoá thành nhiều nhóm cơ nhỏ phụ trách các phần khác nhau: cơ gập duỗi tay, cơ co duỗi các ngón, đặc biệt là cơ ở ngón cái. 
- Cơ chân lớn, khoẻ, có thể gập, duỗi.
- Yêu cầu HS quan sát H 11.5, trao đổi nhóm để trả lời các câu hỏi:
- Để xương và cơ phát triển cân đối, chúng ta cần làm gì?
- Để chống cong vẹo cột sống, trong lao động và học tập cần chú ý những điểm gì ?
- GV nhận xét và giúp HS tự rút ra kết luận.
- Cá nhân quan sát H 11.5
- Liên hệ thực tế, trao đổi nhóm để trả lời.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- Rút ra kết luận.
III.Vệ sinh hệ vận động
Để xương chắc khỏe và hệ cơ phát triển cân đối cần:
+ Chế độ dinh dưỡng hợp lí.
+ Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng.
+ Rèn luyện thân thể và lao động vừa sức.
+ Chống cong, vẹo cột sống cần chú ý: mang vác đều 2 vai, tư thế làm việc, ngồi học ngay ngắn không nghiêng vẹo.
3. Cñng cè – Luyện tập:
- HS làm bài tập trắc nghiệm
Khoanh tròn vào dấu “- ” các đặc điểm chỉ có ở người, không có ở động vật.
- Xương sọ lớn hơn xương mặt	
- Cột sống cong hình cung.
- Lồng ngực nở theo chiều lưng – bụng.	
- Cơ nét mặt phân hoá.	
- Cơ nhai phát triển.	
- Khớp cổ tay kém linh động.
- Khớp chậu- đùi có cấu tạo hình cầu, hố khớp sâu.	
- Xương bàn chân xếp trên một mặt phẳng.	
- Ngón cái nằm đối diện với 4 ngón kia.
4. DÆn dß:
- Học và trả lời câu 1, 2, 3 SGK Tr 39.
- Nhắc HS chuẩn bị thực hành như SGK.
IV. RÚT KINH NGHIỆM - BỔ SUNG:
TRƯỜNG TH TIÊN HẢI
Tuần 6	Ngày soạn: 19/9/2014
Tiết 12	 
Bài 12:Thực hành: TẬP SƠ CỨU VÀ BĂNG BÓ
CHO NGƯỜI GÃY XƯƠNG
I. Môc tiªu:
1. Kiến thức:
	- HS biết cách sơ cứu khi gặp người gãy xương.
	- Biết băng cố định xương bị gãy, cụ thể xương cẳng tay, cẳng chân.
2. Kỹ năng: 
	- Kỹ năng ứng phó với các tình huống để bảo vệ bản thân hay tự sơ cứu, băng bó khi bị gảy xương.
3. Thái độ:
	- Học sinh biết cách băng bó vết thương và có thể vận dụng trong cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Tranh vẽ h 12.1 đến 12.4.
Băng hình sơ cứu và băng bó cố định khi gãy xương (nếu có).
- Học sinh: Mỗi nhóm: 2 nẹp tre (nẹp gỗ) bào nhẵn dài 30-40 cm, rộng: 4-5 cm, dày 0,6-1 cm, 4 cuộn băng y tế dài 2m (cuộn vải), 4 miếng vải sạch kích thích 20x40 cm hoặc gạc y tế.
III. TIẾN TRÌNH:
1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi :
- Nguyên nhân nào dẫn đến gãy xương ?
- Vì sao nói khả năng gãy xương liên quan đến lứa tuổi ?
- Để bảo vệ xương khi tham gia giao thông, em cần chú ý đến điểm gì ?
- Gặp người bị tai nạn giao thông chúng ta có nên nắn chỗ xương gãy không ? Vì sao ?
- GV nhận xét và giúp HS rút ra kết luận.
- HS trao đổi nhóm và nêu được :
+ Do va đập mạnh xảy ra khi bị ngã, tai nạn giao thông...
+ Tuổi càng cao, nguy cơ gãy xương càng tăng vì tỉ lệ chất cốt giao (đảm bảo tính đàn hồi) và chất vô cơ (đảm bảo tính rắn chắc) thay đổi theo hướng tăng dần chất vô cơ. Tuy vậy trẻ em cũng rất hay bị gãy xương do...
+ Thực hiện đúng luật giao thông.
+ Không, vì có thể làm cho đầu xương gãy đụng chạm vào mạch máu và dây thần kinh, có thể làm rách cơ và da.
1. Nguyên nhân gãy xương :
- Gãy xương do nhiều nguyên nhân.
- Khi bị gãy xương phải sơ cứu tại chỗ, không được nắn bóp bừa bãi và chuyển ngay nạn nhân vào cơ sở y tế.
- GV có thể sử dụng băng hình hoặc nhóm HS làm mẫu hoặc cũng có thể dùng tranh H 12.1 => h 12.4 giới thiệu phương pháp sơ cứu và phương pháp băng cố định.
- Yêu cầu các nhóm tiến hành tập băng bó.
- GV quan sát các nhóm tiến hành tập băng bó.
- GV quan sát, uốn nắn, giúp đỡ nhất là nhóm yếu.
- Gọi đại diện từng nhóm lên kiểm tra.
- Em cần làm gì khi tham gia giao thông, lao động, vui chơi để tránh cho mình và người khác không bị gãy xương ?
- Các nhóm HS theo dõi để nắm được các thao tác.
- Từng nhóm tiến hành làm:
Mỗi em tập băng bó cho bạn (giả định gãy xương cẳng tay, cẳng chân).
- Các nhóm phải trình bày được:
+ Thao tác băng bó.
+ Sản phẩm làm được.
- Đảm bảo an toàn giao thông, tránh đùa nghịch vật nhau dẫm chân lên nhau.
2. Tập sơ cứu và băng bó :
Phương pháp sơ cứu :
- Đặt nẹp tre, gỗ vào chỗ xương gãy.
- Lót vải mềm, gấp dày vào chỗ đầu xương.
- Buộc định vị 2 chỗ đầu nẹp và 2 bên chỗ xương gãy.
* Băng bó cố định
- Với xương cẳng tay : dùng băng quấn chặt từ trong ra cổ tay, sau dây đeo vòng tay vào cổ.
- Với xương chân: băng từ cổ chân vào. Nếu là xương đùi thì dùng nẹp tre dài từ sườn đến gót chân và buộc cố định 
3. Cñng cè – Luyện tập:
- GV nhận xét chung giờ thực hành về ưu, nhược điểm.
- Cho điểm nhóm làm tốt : Nhắc nhở nhóm làm chưa đạt yêu cầu.
4. DÆn dß:
- Viết báo cáo tường trình sơ cứu và băng bó khi gãy xương cẳng tay.
- Xem trước bài mới.
IV. RÚT KINH NGHIỆM - BỔ SUNG:
TRƯỜNG TH TIÊN HẢI 
Tuần 7	Ngày soạn: 23/9/2014
Tiết 13	 
Bài 13: MÁU VÀ MÔI TRƯỜNG TRONG CƠ THỂ
I. Môc tiªu:
1. Kiến thức:
	- Xác đinh các chức năng mà máu đảm nhiệm liên quan với các thành phần cấu tạo
	- Sự tạo thành nước mô từ máu và chức năng của nước mô. Máu cùng nước mô tạo thành môi trường trong cơ thể 
2. Kỹ năng: 
	- Kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK quan sát tranh ảnh để tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của máu và môi trường trong cơ thể.
	- Kỹ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ nhóm lớp
3. Thái độ:;
	- Giáo dục học sinh biết cách bảo vệ cơ thể tránh mất máu.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Tranh H 13.1 ; 13.2.
- Học sinh: Đọc trước bài.
III. TIẾN TRÌNH:
1. Kiểm tra bài cũ:
 Không kiểm tra.
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
-Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát H 13.1 và trả lời câu hỏi:-
- Máu gồm những thành phần nào?
- Có những loại tế bào máu nào?
- Yêu cầu HS hoàn thành bài tập điền từ SGK.
- GV giới thiệu các loại bạch cầu (5 loại): Màu sắc của bạch cầu và tiểu cầu trong H 13.1 là so nhuộm màu. Thực tế chúng gần như trong suốt.
- Yêu cầu HS nghiên cứu bảng 13 và trả lời câu hỏi:
- Huyết tương gồm những thành phần nào?
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi phần s SGK
- Khi cơ thể mất nước nhiều (70-80%) do tiêu chảy, lao động nặng ra nhiều mồ hôi... máu có thể lưu thông dễ dàng trong mạch nữa không? Chức năng của nước đối với máu?
- Thành phần chất trong huyết tương gợi ý gì về chức năng của nó?
- GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
- Thành phần của hồng cầu là gì? Nó có đặc tính gì?
- Vì sao máu từ phổi về tim rồi tới tế bào có màu đỏ tươi còn máu từ các tế bào về tim rồi tới phổi có màu đỏ thẫm?
- HS nghiên cứu SGK và tranh, sau đó nêu được kết luận.
 1- huyết tương 
 2- hồng cầu 
 3- tiểu cầu
- HS dựa vào bảng 13 để trả lời :
Sau đó rút ra kết luận.
- HS trao đổi nhóm, bổ sung và nêu được :
+ Cơ thể mất nước, máu sẽ đặc lại, khó lưu thông.
+ HS thảo luận nhóm và nêu được :
+ Hồng cầu có hêmoglôbin có đặc tính kết hợp được với oxi và khí cacbonic.
+ Máu từ phổi về tim mang nhiều O2 nên có màu đỏ tươi. Máu từ các tế bào về tim mang nhiều CO2 nên có màu đỏ thẫm.
I. Máu
1. Tìm hiểu thành phần cấu tạo của máu
 - Máu gồm:
+ Huyết tương : Lỏng trong suốt, màu vàng chiếm 55% thể tích.
+ Tế bào máu: đặc, đỏ thẩm, chiếm 45% gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.
2. Tìm hiểu chức năng của huyết tương và hồng cầu
- Trong huyết tương có nước (90%), các chất dinh dưỡng, hoocmon, kháng thể, muối khoáng, các chất thải...
- Huyết tương có chức năng:
+ Duy trì máu ở thể lỏng để lưu thông dễ dàng.
+ Vận chuyển các chất dinh dưỡng, các chất cần thiết và các chất thải.
- Hồng cầu có Hb có khả năng kết hợp với O2 và CO2 để vận chuyển O2 từ phổi về tim tới tế bàovà vận chuyển CO2 từ tế bào đến tim và tới phổi.
- GV giới thiệu tranh H 13.2 : quan hệ của máu, nước mô, bạch huyết.
- Yêu cầu HS quan sát tranh và thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi :
- Các tế bào cơ, não... của cơ thể có thể trực tiếp trao đổi chất với môi trường ngoài được không ?
- Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua yếu tố nào ?
- Vậy môi trường trong gồm những thành phần nào ?
- Môi trường bên trong có vai trò gì ?
- GV giảng giải về mối quan hệ giữa máu, nước mô và bạch huyết.
- HS trao đổi nhóm và nêu được :
+ Không, vì các tế bào này nằm sâu trong cơ thể, không thể liên hệ trực tiếp với môi trường ngoài.
+ Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể với môi trường ngoài gián thiếp qua máu, nước mô và bạch huyết (môi trường trong cơ thể).
- HS rút ra kết luận.
II. Môi trường trong cơ thể
- Môi trường bên trong gồm ; Máu, nước mô, bạch huyết.
- Môi trường trong giúp tế bào thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài trong quá trình trao đổi chất.
3. Cñng cè – Luyện tập:
- Đọc phần ghi nhớ SGK.
- Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK.
4. DÆn dß:
- Học và trả lời câu 1, 2, 3, 4 SGK.
- Giải thích tại sao các vận động viên trước khi thi đấu có 1 thời gian luyện tập ở vùng núi cao?
- Đọc mục “Em có biết” Tr- 44.
IV. RÚT KINH NGHIỆM - BỔ SUNG:
TRƯỜNG TH TIÊN HẢI 
Tuần 7	Ngày soạn: 26/9/2014
Tiết 14	 
Bài 14: BẠCH CẦU - MIỄN DỊCH
I. Môc tiªu:
	1. Kiến thức:
- Trình bày được khái niệm miễn dịch
- HS trả lời được 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây nhiễm
- Phân biệt đựoc miễn dịch tự nhiên và miễn dịch nhân tạo
	2. Kỹ năng:
- Kỹ năng tìm kiếm, xử lí thông tin khi đọc SGK quan sát tranh tìm hiểu hoạt động chủ yếu của bạch cầu
- Kỹ năng giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ nhóm lớp.
	- Kỹ năng rèn luyện sức khỏe để tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
	3. Thái độ:
- Có ý thức tiêm phòng bệnh dịch
- Giáo dục ý thức bảo vệ cơ thể, rèn luyện cơ thể, tăng khả năng miễn dịch
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Tranh hình 14.1 ®14.3 SGK.
- Học sinh: Đọc trước bài.
III. TIẾN TRÌNH:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Thành phần của máu, vai trò của huyết tương?
- Tế bào hang cầu có gì đặc biệt? Vì sao?
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
- GV nêu câu hỏi:
+ Thế nào là kháng nguyên, kháng thể?
+ Sự tương tác giữa kháng nguyên và kháng thể theo cơ chế nào?
- GV nêu câu hỏi:
+ Vi khuẩn, vi rút, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gặp những hoạt động nào của bạch cầu?
+ Sự thực bào là gì? Những loại bạch cầu nào thường thamgia thực bào?
+ Tế bào B đã chống lại các kháng nguyên bằng cách nào?
+ Tế bào T đã phá huỷ các tế bào cơ thể nhiếm vi khuẩn, vi rút bằng cách nào?
- GV nhận xét phần trao đổi của các nhóm và giảng giải thêm kiến thức như ở thông tin bổ sung để HS có cái nhìn khái quát hơn
- Quay trở lại vấn đề mở bài, em hãy giải thích: Mụn ở tay sưng tấy rồi tự khỏi
- GV liên hệ với căn bệnh thế kỷ AIDS để HS tự giải thích
- HS nghiên cứu thông tin, quan sát hình 14.2 SGK tr.45 tự trả lời câu hỏi ® HS khác bổ sung ® rút ra kết luận
- Cá nhân đọc thông tin, kết hợp quan sát hình 14.1, 14.3, 14.4 tr.45, 46 SGK ® ghi nhớ kiến thức
- Trao đổi nhóm hoàn thành câu trả lời
- Đại diện nhóm trình bày trên tranh ® nhóm khác nhận xét, bổ sung (nhiều nhóm trìn bày)
- HS trình bày lại đầy đủ 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể
- HS vận dụng kiến thức trả lời
+ Do hoạt động của bạch cầu đã tiêu diệt vi khuẩn ở mụn
+ Hạch ở nách đó là bạch cầu được huy động đến
I. Các hoạt động chủ yếu của bạch cầu trong bảo vệ cơ thể chống tác nhân gây nhiễm
- Kháng nguyên là phân tử ngoại lai có khả năng kích thích cơ thể tiết kháng thể
- Kháng thể: Là những phân tử prôtêin do cơ thể tiết ra chống lại kháng nguyên
- Cơ chế: Chìa khoá, ổ khoá
Bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể bằng cách:
- Thực bào: Bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn rồi tiêu hoá
+ LIMPHÔ B: Tiết kháng thể vô hiệu hoá vi khuẩn
+ LIMPHÔ T: Phá huỷ tế bào đã bị nhiễm vi khuẩn bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng
- GV cho một ví dụ: dịch đau mắt đỏ có một số người mắc bệnh, nhiều người không bị mắc. Những người không mắc đó có khả năng miễn dịch với bệnh này?
- GV hỏi:
+ Miễn dịch là gì?
(GV lưu ý: HS thường không chú ý hiện tượng là môi trường xung quanh có mầm bệnh)
- GV nêu câu hỏi:
+ Có những loại miễn dịch nào?
+ Sự khác nhau giữa các loại miễn dịch đó là gì?
- GV giảng giải về vắc xin:
+ Yêu cầu HS liên hệ bản thân và thực tế
+ Em hiểu gì về dịch SARS và dịch cúm do H5N1 gây ra vừa qua?
+ Hiện nay trẻ em đã được tiêm phòng những bệnh nào? và kết quả như thế nào?
- HS nghiên cứu thông tin trong SGK ® ghi nhớ kiến thức
- Trao đổi nhóm thống nhất câu trả lời 
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung
- HS nghiên cứu SGK kết hợp kiến thức thực tế, và các thông tin trên phim ảnh ® trao đổi nhóm ® thống nhất câu trả lời
- Đại diện nhóm trình bày ® nhóm khác bổ sung
- HS đọc kết luận SGK
II. Miễn dịch
- Miễn dịch: Là khả năng không mắc một số bệnh của người dù sống ở môi trường có vi khuẩn gây bệnh
Có 2 loại miễn dịch:
+ Miễn dịch tự nhiên: Khả năng tự chống bệnh của cơ thể (Do kháng thể)
+ Miễn dịch nhân tạo: Tạo cho cơ thể khả năng miẫn dịch bằng vắc xin
3. Cñng cè – Luyện tập:
- Đọc phần ghi nhớ SGK.
- Hướng dẫn trả lời câu hỏi SGK.
4. DÆn dß:
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK
- Đọc mục “ Em có biết?”
- Tìm hiểu về cho máu và truyền máu
IV. RÚT KINH NGHIỆM - BỔ SUNG:
Tiên Hải, ngày .... tháng ....... năm..........
DUYỆT CỦA BGH 	DUYỆT CỦA TCM
 HIỆU TRƯỞNG 	TỔ TRƯỞNG

File đính kèm:

  • docSINH 8.doc