Giáo án Sinh học 8 - Trường THCS An Tường

I. MỤC TIÊU

 1. Kiến thức:

 - HS nêu rõ mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của môn học.

 - HS xác định được vị trí của con người trong tự nhiên.

 - HS nêu được các phương pháp học tập đặc thù của môn học.

 2.Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát, phân tích.

 3.Thái độ:Yêu thích bộ môn.

II.CHUẨN BỊ:

 1. Thầy: Hình 1.1 3 SGK.

 - Bảng phụ, phiếu học tập.

 2. Trò: Đọc và nghiên cứu SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1.Tổ chức: (1') 8a

 

doc183 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1319 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 8 - Trường THCS An Tường, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ồm các quá trình nào?
? Vì sao nói đồng hoá và dị hoá là 2 mặt đối lập nhưng thống nhất?
? Vì sao nói chuyển hoá vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của sự sống?
5. Dặn dò:
- Học bài.
- Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 sgk.
- Đọc trước bài 33: Thân nhiệt.
14’
10’
10’
5’
1’
I. Chuyển hoá vật chất và năng lượng:
-Trao đổi chất là biểu hiện bên ngoài của quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng.
-Chuyển hoá vật chất và năng lượng gồm 2 mặt đối lập nhưng thống nhất nhau là đồng hoá và dị hoá.
+Đồng hoá là quá trình tổng hợp các chất và tích luỹ năng lượng.
+Dị hoá là quá trình phân giải các chất và giải phóng năng lượng.
-Tỉ lệ đồng hoá và dị hoá ở những cơ thể và trạng thái khác nhau là khác nhau.
II. Chuyển hoá cơ bản:
-Chuyển hoá cơ bản là năng lượng tiêu dùng khi cơ thể ở trạng thái hoàn toàn “nghỉ ngơi”.
-ý nghĩa: Xác định được tình trạng sức khoẻ, tình trạng bệnh lý.
III. Điều hoà sự chuyển hoá vật chất và năng lượng:
-Sự chuyển hoá vật chất và năng lượng được điều hoà bằng 2 cơ chế: Thần kinh (não bộ) và thể dịch (hoócmôn).
* Ghi nhớ: Sgk.
	 Tiết 34, Bài 33: 
Ngày giảng:8A1:...........................	 
8B1.......................... 
 	 thân nhiệt 
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
- Hs trình bày được khái niệm thân nhiệt và các cơ chế điều hoà thân nhiệt.
- Hs giải thích được cơ sở khoa học và vận dụng được vào đời sống các biện pháp chống nóng, lạnh, đề phòng cảm nóng, cảm lạnh.
2.Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng phân tích và tổng hợp kiến thức.
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm.
3.Thái độ:
- Có ý thức giữ gìn bảo vệ thân thể.
II. Chẩn bị:
1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Bảng phụ, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc và nghiên cứu sgk.
III.Hoạt động dạy học:
1.ổn định tổ chức: (1’)
8A1:.........................................................8B1:............................................................................
2. Kiểm tra: ( 4')
? Trình bày quá trình chuyển hoá vật chất và năng lượng?
* Đáp án:
( Nội dung tiết 32 )
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
*Hoạt động 1:
 Gv yêu cầu Hs đọc thông tin mục I và cho biết:
? Người ta đo thân nhiệt như thế nào và để làm gì?
? Nhiệt độ cơ thể ở người khoẻ mạnh khi trời nóng và khi trời lạnh là bao nhiêu và thay đổi như thế nào?
? Vậy thân nhiệt là gì?
 HS nghiên cứu trả lời.
 -> Rút ra kết luận.
* Hoạt động 2:
 Gv yêu cầu Hs nghiên cứu và trả lời các câu hỏi sau:
? Mọi hoạt động của cơ thể đều sinh nhiệt. Vậy nhiệt do hoạt động của cơ thể sinh ra đã đi đâu và để làm gì?
? Khi lao động nặng, cơ thể có những phương thức toả nhiệt nào?
? Vì sao vào mùa hè, da người ta hồng hào, còn mùa đông, nhất là khi trời rét, da thường tái hoặc sởn gai ốc?
? Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió (trời oi bức), cơ thể ta có những phản ứng gì và cảm giác như thế nào?
? Từ những ý kiến trả lời trên hãy rút ra kết luận về vai trò của da trong sự điều hoà thân nhiệt?
 Hs nghiên cứu trả lời.
 -> Rút ra kết luận.
 Gv giải thích về cấu tạo của lông mao liên quan đến hiện tượng sởn gai ốc.
 Gv yêu cầu Hs đọc thông tin mục II2 và cho biết:
? Tại sao khi tức giận mặt nóng đỏ lên?
? Nêu vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hoà thân nhiệt?
 Hs nghiên cứu trả lời.
-> Rút ra kết luận.
* Hoạt động 3:
 Gv chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục III và thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:
? Chế độ ăn uống mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào?
? Vào mùa hè chúng ta cần làm gì để chống nóng?
? Để chống rét, chúng ta cần phải làm gì?
? Vì sao nói: Rèn luyện thân thể cũng là một biệt pháp chống nóng, lạnh?
? Việc xây nhà ở, công sở ... cần lưu ý những yếu tố nào để góp phần chống nóng, chống lạnh?
? Trồng cây xanh có phải là một biện pháp chống nóng không? Tại sao?
 Hs các nhóm đọc thông tin, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.
 Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
 Gv nhận xét, rút ra kết luận.
-> Rút ra kết luận. 
 Gv yêu cầu Hs liên hệ và giải thích câu: “mùa nóng chóng khát, trời mát chóng đói”?
 Hs giải thích.
8’
11’
15’
I. Thân nhiệt:
-Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể.
-Thân nhiệt luôn ổn định 37oC là do sự cân bằng giữa sinh nhiệt và toả nhiệt.
II. Sự điều hoà thân nhiệt:
1. Vai trò của da trong sự điều hoà thân nhiệt:
-Da có vai trò quan trọng nhất trong điều hoà thân nhiệt.
-Cơ chế:
+Khi trời nóng hoặc lao động nặng: Mao mạch ở da dãn -> toả nhiệt và tăng tiết mồ hôi.
+Khi trời rét: Mao mạch ở da co lại, cơ chân lông co để giảm sự toả nhiệt. Ngoài ra khi trời lạnh quá còn có hiện tượng run để sinh nhiệt.
2. Vai trò của hệ thần kinh trong điều hoà thân nhiệt:
Mọi hoạt động điều hoà thân nhiệt đều là phản xạ dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
III. Phương pháp phòng chống nóng, lạnh:
-Rèn luyện thân thể để tăng khả năng chịu đựng của cơ thể.
-Nơi ở và nơi làm việc phải phù hợp cho mùa nóng và mùa lạnh.
-Mùa hè phải đội nón mũ khi đi đường, lao động; Không chơi thể thao ngoài trời nắng và nhiệt độ không khí cao.
-Mùa đông cần giữ ấm thân thể, ăn thức ăn nóng, nhiều mỡ. 
-Trồng cây xanh quanh nhà, nơi công cộng.
4. Củng cố: ( 4')
- Hệ thống lại nội dung kiến thức.
- Hs đọc ghi nhớ sgk.
- Hs đọc phần em có biết?
? Thân nhiệt là gì? Tại sao thân nhiệt luôn ổn định?
? Hãy giải thích câu: “Rét run cầm cập”?
? Nêu vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hoà thân nhiệt?
? Để phòng chống cảm nóng, cảm lạnh, trong lao động và sinh hoạt cần chú ý những điểm gì?
5. Dặn dò: (1')
- Học bài.
- Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 sgk.
- Đọc trước bài 35: Ôn tập học kì I.
Tiết 35, Bài 35:
Ngày giảng:8A:........................	 
8B:........................
 ôn tập học kì i 
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
- Hs hệ thống hoá được các kiến thức đã học trong học kì I.
- Hs nắm chắc các kiến thức cơ bản đã học.
- Hs có khả năng vận dụng các kiến thức đã học.
2.Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng phân tích và tổng hợp kiến thức.
- Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm.
3.Thái độ:
- Yêu thích bộ môn.
II. Chẩn bị:
1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Bảng phụ, phiếu học tập.
2. Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc và nghiên cứu sgk.
III.Hoạt động dạy học:
1.ổn định tổ chức: (1’)
8A1:.........................................................8B1:............................................................................
2. Kiểm tra: (4')
? Nêu các phương pháp phòng chống nóng lạnh?
Đáp án:
( Nội dung tiết 32 )
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
*Hoạt động 1:
 Gv chia lớp thành 6 nhóm và yêu cầu các nhóm dựa vào kiến thức đã học, thảo luận nhóm và hoàn thành bảng kiến thức của mình. Cụ thể:
-Nhóm 1: Bảng 35.1: Khái quát về cơ thể người.
-Nhóm 2: Bảng 35.2: Sự vận động của cơ thể.
-Nhóm 3: Bảng 35.3: Tuần hoàn.
-Nhóm 4: Bảng 35.4: Hô hấp.
-Nhóm 5: Bảng 35.5: Tiêu hoá.
-Nhóm 6: Bảng 35.6: Trao đổi chất và chuyển hoá.
 Hs cá nhân trong các nhóm tiến hành thu thập thông tin, thống nhất ý kiến để hoàn thành bảng kiến thức của mình.
 Lần lượt các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
 Gv nhận xét, đưa ra đáp án.
 Gv nhắc lại toàn bộ nội dung kiến thức cần nắm trong học kì I.
 -> Rút ra kết luận.
* Hoạt động 2:
 Gv yêu cầu Hs nghiên cứu và trả lời các câu hỏi sau:
? Hãy chứng minh rằng tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của sự sống?
? Trình bày mối liên hệ về chức năng giữa các hệ cơ quan đã học (bộ xương, hệ cơ, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hoá)?
? Các hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá đã tham gia vào hoạt động trao đổi chất và chuyển hoá như thế nào?
 Hs nghiên cứu trả lời.
 -> Rút ra kết luận.
25’
10’
I. Hệ thống hoá kiến thức:
-Khái quát về cơ thể người: Tế bào, mô, cơ quan và hệ cơ quan.
-Sự vận động của cơ thể: Bộ xương và hệ cơ.
-Tuần hoàn: Tim và hệ mạch.
-Hô hấp: Thở bằng phổi.
-Tiêu hoá:
+ống tiêu hoá gồm: Miệng, hầu thực quản, dạ dày, ruột (ruột non, ruột già), hậu môn.
+Tuyến tiêu hoá gồm: Tuyến nước bọt, tuyến gan, tuyến tuỵ, tuyến vị, tuyến ruột.
-Trao đổi chất: Lấy chất dinh dưỡng và thải cặn bã.
-Chuyển hoá: 
+Đồng hoá: Tổng hợp các chất và tĩnh luỹ năng lượng.
+Dị hoá: Phân giải các chất và giải phóng năng lượng.
II. Câu hỏi ôn tập:
-Tế bào là đơn vị cấu trúc, vì: Mọi cơ quan của cơ thể người đều được cấu tạo từ các tế bào.
-Tế bào là đơn vị chức năng, vì: Nó tham gia vào hoạt động chức năng của các cơ quan.
-Bộ xương làm khung, là nơi bám của các cơ, bảo vệ các hệ cơ quan. Hệ cơ giúp xương cử động. Hệ tuần hoàn vận chuyển máu, giúp trao đổi chất. Hệ hô hấp lấy ôxi cung cấp cho các cơ quan và thải khí CO2. Hệ tiêu hoá biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng cung cấp cho các hệ cơ quan. Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã.
-Hệ tuần hoàn tham gia vận chuyển các chất: Mang O2 từ hệ hô hấp và các chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hoá đến tế bào, mang các sản phẩm thải từ tế bào đi tới hệ hô hấp và bài tiết.
-Hệ hô hấp giúp các tế bào trao đổi khí: O2 cung cấp cho các tế bào và thải khí CO2 ra khỏi cơ thể.
-Hệ tiêu hoá biến đổi thức ăn thành các chất dinh dưỡng cung cấp cho các tế bào.
4. Củng cố: (4')
- Hệ thống lại nội dung kiến thức.
? Nêu vai trò của hệ cơ xương trong sự vận động của cơ thể?
? So sánh đặc điểm cấu tạo của tế bào thực vật và tế bào của người?
? Nêu vai trò của sự tuần hoàn máu trong cơ thể?
? Hô hấp có liên quan như thế nào tới các hoạt động sống của tế bào và cơ thể?
? Nêu lợi ích của việc trồng cây xanh trong việc bảo vệ hệ hô hấp?
5. Dặn dò: (1')
- Học bài.
- Ôn toàn bộ nội dung kiến thức các chương I, II, III, IV, V, VI.
- Chuẩn bị thi học kì I.
Ngày soạn: 20/12	 Tiết 36:
Ngày giảng:8A:	 
8B: thi học kỳ i
8C: 
I.Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức:
- Học sinh hiểu được những kiến thức cơ bản về các hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá.
- Qua bài này đánh giá được chất lượng của học sinh.
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng ghi nhớ, tái hiện kiến thức.
3.Thái độ:
-Nghiêm túc, trung thực trong giờ.
II- Thiết lập ma trận 2 chiều :
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng 
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
TNKQ
TNTL
Tuần hoàn
3
 (1,5)
1 
 (2,0)
1
 (0,5)
5
 (4,0)
Hô hấp
1
 (0,5)
2
 (1,0)
1 
(2,0)
4
 (3,5)
Tiêu hoá
1
 (1,0)
1 
 (1,5)
2
 (2,5)
Tổng
5
 (2,5)
4
 (5,0)
2
 (2,5)
11
 (10)
III- Câu hỏi:	Phần I: TNKQ
Câu 1: Khoanh tròn vào đầu ý trả lời đúng nhất trong các câu sau:
1. Thành phần chính của máu gồm:
 A, Huyết tương	 	B, Tiểu cầu	 
 C, Tế bào máu, huyết tương	 	D, Hồng cầu
2. ở người, nhóm máu AB có thể truyền cho nhóm máu nào sau đây:
 A, Nhóm máu A	 	B, Nhóm máu B	
 C, Nhóm máu O	 	 D, Nhóm máu AB
3. Hồng cầu vận chuyển:
A, CO2 và O2	B, Nước	 	C, O2	 	D, CO2
4. Thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng từng lượng nhỏ theo sự:
 A, Lực đẩy của tim	B, Đóng mở của môn vị
 C, Co bóp của cơ ruột	 	D, Co bóp của các cơ vòng thực quản
5. Bệnh nào dưới đây gây tổn thương hệ hô hấp:
 A, Viêm phổi	B, Viêm phế quản
 C, Lao phổi	D, Cả A, B và C
Câu 2: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
1. Hệ tuần hoàn máu gồm tim và ............................ tạo thành vòng tuần hoàn lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.
2. Sự hấp thụ các chất dinh dưỡng diễn ra chủ yếu ở .................
Câu 3: Ghép các câu ở cột (A) với câu ở cột (B) sao cho phù hợp:
Các bộ phận (A)
Kết quả
Các bộ phận (B)
1, Tá tràng là đoạn đầu của ruột non
2, Ruột non rất dài
1-
2-
A, Là phần dài nhất của ống tiêu hoá
B, Là nơi đổ của dịch tuỵ và dịch mật
C, Phân bố tới từng lông ruột
Phần II: TNTL
Câu 1: Hãy phân tích 3 hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể của bạch cầu?
Câu 2: Trong cuộc sống hàng ngày em đã có những thói quen ăn uống nào mang tính khoa học và những thói quen ăn uống nào không mang tính khoa học?
Câu 3: Không khí khi con người hít vào và thở ra có sự khác nhau như thế nào về thành phần khí cácbonic và khí ôxi?
IV-Đáp án và thang điểm:
Phần I: TNKQ (4,5 điểm)
Câu 1: Khoanh tròn vào phương án đúng nhất: (Mỗi ý đúng 0,5 điểm)
Câu 
1
2
3
4
5
Đáp án
C
D
A
B
D
Câu 2 ( 1 điểm): Từ cần điền là : 1. Hệ mạch; 	2. Ruột non.
Câu 3 ( 1 điểm): 1- B;	2 - A.
Phần II: TNTL (5,5 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Ba hàng rào bảo vệ cơ thể của bạch cầu là:
- Sự thực bào: Bạch cầu hình thành chân giả bắt và nuốt vi khuẩn rồi tiêu hoá (Bạch cầu trung tính và đại thực bào thực hiện).
- Limphô B: Tiết kháng thể để vô hiệu hoá vi khuẩn.
- Limphô T: Phá huỷ tế bào đã bị nhiễm vi khuẩn bằng cách nhận diện và tiếp xúc với chúng.
Câu 2( 1,5 điểm) : 
* Thói quen ăn uống mang tính khoa học:
- Ăn đúng giờ, đúng bữa.
- Ăn thức ăn hợp khẩu vị, ăn trong bầu không khí vui vẻ.
- Khẩu phẩn ăn hợp lý, ăn đúng cách.
- Sau khi ăn cần có thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
* Thói quen ăn uống không mang tính khoa học:
- Ăn không đúng giờ, đúng bữa, không đúng cách.
- Khẩu phần ăn không hợp lý.
- Sau khi ăn không cần nghỉ ngơi...
Câu 3(2 điểm): 
- Trong thành phần không khí khi con người hít vào chứa hàm lượng khí O2 nhiều hơn hàm lượng khí CO2.
- Còn thành phần không khí khi con người thở ra lại chứa hàm lượng khí CO2 nhiều hơn hàm lượng khí O2.
Ngày soạn:	2/1	 Tiết 37, Bài 34: 
Ngày giảng:8A:	 
 8B: vitamin và muối khoáng 
 8C: 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hs trình bày được vai trò của vitamin và muối khoáng.
- Hs vận dụng những hiểu biết về vitamin và muối khoáng trong việc xây dựng khẩu phần ăn hợp lý và chế biến thức ăn.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, vận dụng.
- Rèn luyện kỹ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
3. Thái độ:
 - Giáo dục ý thức vệ sinh thực phẩm, biết cách phối hợp chế biến thức ăn khoa học.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
- Tranh ảnh một số nhóm thức ăn chứa vitamin và muối khoáng.
- Tranh ảnh trẻ em bị còi xương do thiếu vitamin D, người biếu cổ do thiếu Iốt.
2.Học sinh:
- Đọc và nghiên cứu sgk.
III. Hoạt động dạy và học:
1.ổn định tổ chức: (1’)
8A:	8B:	 	 8C:
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
2. Kiểm tra:
( Không kiểm tra )
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: 
 Gv yêu cầu Hs đọc thông tin mục I, hoàn thành bài tập sau: Hãy đánh dấu (X) vào những câu đúng trong những câu dưới đây:
-Vitamin có nhiều ở thịt, rau, quả tươi 
-Vitamin cung cấp cho cơ thể một nguồn năng lượng 
-Vitamin là hợp chất hữu cơ có trong thứ ăn với một liều lượng nhỏ, nhưng cần thiết cho sự sống 
-Vitamin là một loại muối đặc biệt làm cho thức ăn ngon hơn 
-Vitamin là thành phần cấu trúc của nhiều enzim tham gia các phản ứng chuyển hoá năng lượng của cơ thể 
-Cơ thể người và động vật không thể tổng hợp được vitamin mà phải lấy từ thức ăn 
 Hs đọc thông tin và làm bài tập.
 Một Hs trình bày, Hs khác nhận xét bổ sung.
 Gv nhận xét, đưa ra đáp án đúng: 1, 3, 5, 6.
Hs: nghiên cứu thông tin tiếp theo của mục I và bảng 34.1. Cho biết:
? Thực đơn trong bữa ăn cần được phối hợp như thế nào để cung cấp đủ vitamin và muối khoáng cho cơ thể?
Giáo viên nhận xét, giảng thêm.
Rút ra kết luận.
 * Hoạt động 2:
 Gv chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục II và quan sát bảng 34.2, thảo luận nhóm hoàn để trả lời các câu hỏi sau:
? Vì sao nếu thiếu VTM D, trẻ sẽ bị mắc bệnh còi xương?
? Vì sao nhà nước vận động nhân dân sử dụng muối iốt?
? Trong khẩu phần ăn hàng ngày cần được cung cấp những loại thực phẩm nào? Và chế biến như thế nào để đảm bảo đủ VTM và muối khoáng cho cơ thể?
Hs đọc thông tin, quan sát bảng, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi.
 Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ xung.
Gv nhận xét, đưa ra đáp án.
-> Rút ra kết luận.
4. Củng cố:
- Hệ thống lại nội dung kiến thức.
- Học sinh đọc ghi nhớ sgk.
- Hs đọc phần em có biết?
? VTM là gì? VTM có nguồn gốc từ đâu?
? VTM có vai trò gì với hoạt động sinh lý của cơ thể?
? Kể những điều em biết về VTM và vai trò của các loại VTM đó?
? Vì sao cần bổ xung chất Sắt cho các bà mẹ khi mang thai?
5. Dặn dò:
- Học bài.
- Trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 sgk.
- Đọc trước bài 36: Tiêu chuẩn ăn uống và nguyên tắc lập khẩu phần.
5’
15’
16’
5’
1’
I.Vitamin: 
-VTM là một hợp chất hoá học đơn giản là thành phần cấu trúc của nhiều emzym -> đảm bảo cho sự hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể.
- Con người không tự tổng hợp được VTM mà phải lấy từ thức ăn.
- Phối hợp các loại thức ăn để cung cấp đủ VTM cho cơ thể.
II. Muối khoáng:
- Muối khoáng là thành phần quan trọng của tế bào tham gia vào hệ emzym, đảm bảo quá trình trao đổi chất và năng lượng.
- Khẩu phần ăn cần phối hợp nhiều loại thức ăn, sử dụng muối Iốt, chế biến hợp lý. Trẻ em nên tăng cường muối Canxi.
* Ghi nhớ: sgk.
Ngày soạn:	3/1	 Tiết 38, Bài 36: 
Ngày giảng:8A:	 
 8B: tiêu chuẩn ăn uống. 
 8C: nguyên tắc lập khẩu phần 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Hs nêu được nguyên nhân của sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở những đối tượng khác nhau.
- Hs phân biệt được giá trị dinh dưỡng khác nhau ở các loại thực phẩm chính.
- Hs xác định được những nguyên tắc thành lập khẩu phần ăn.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, vận dụng.
- Rèn luyện kỹ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm.
3. Thái độ:
 - Biết cách phối hợp chế biến thức ăn khoa học.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên:
- Bảng phụ, phiếu học tập.
2.Học sinh:
- Đọc và nghiên cứu sgk.
III. Hoạt động dạy và học:
1.ổn định tổ chức: (1’)
8A:	8B:	 	 8C:
Hoạt động của thầy và trò
Tg
Nội dung
2. Kiểm tra:
? VTM là gì? VTM có nguồn gốc từ đâu?
? VTM có vai trò gì với hoạt động sinh lý của cơ thể?
3. Bài mới: 
* Hoạt động 1: 
 Gv yêu cầu Hs đọc thông tin mục I, quan sát bảng 36.1: Tỉ lệ % trẻ em Việt Nam (dưới 5 tuổi) bị suy dinh dưỡng qua các năm và cho biết: 
? Nhu cầu dinh của trẻ em, người trưởng thành, người già khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó?
? Vì sao trẻ em bị suy dinh dưỡng ở những nước đang phát triển thường chiếm tỉ lệ cao?
? Sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi cơ thể phụ thuộc vào những yếu tố nào?
 Hs đọc thông tin mục I và quan sát bảng để trả lời câu hỏi.
-> Rút ra kết luận.
 * Hoạt động 2:
 Gv chia lớp thành 4 nhóm, yêu cầu các nhóm đọc thông tin mục II và thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau:
? Những loại thực phẩm nào giàu chất đường bột (gluxit)?
? Những loại thực phẩm nào giàu chất béo (lipit)?
? Những loại thực phẩm nào giàu chất đạm (prôtêin)?
? Sự phối hợp các loại thức ăn trong bữa ăn có ý nghĩa gì?
 Hs đọc thông tin, thảo luận nhóm và trả lời các câu hỏi.
 Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ xung.
Gv nhận xét, đưa ra đáp án.
-> Rút ra kết luận.
* Hoạt động 3:
 Gv yêu cầu Hs nghiên cứu và trả lời các câu hỏi sau:
? Khẩu phần là gì?
? Khẩu phần ăn uống của người mới khỏi ốm có gì khác với người bình thường? Tại sao?
? Vì sao trong khẩu phần ăn uống nên tăng cường rau, hoa quả tươi?
? Để xây dựng một khẩu phần ăn uống hợp lý cần dựa trên những căn cứ nào?
 Hs nghiên cứu trả lời.
-> Rút ra kết luận.
4. Củng cố:
- Hệ thống lại nội dung kiến thức.
- Học sinh đọc ghi nhớ sgk.
- Hs đọc phần em có biết?
? Vì sao nhu cầu dinh dưỡng của từng người lại khác nhau?
? Giá trị dinh dưỡng trong thức ăn được biểu hiện như thế nào?
? Khẩu phần là gì?
? Nêu các nguyên tắc lập khẩu phần?
5. Dặn dò:
- Học bài.
- Trả lời câu hỏi 1, 2 sgk.
- Đọc trước bài 37: Thực hành: Phân tích một khẩu phần ăn cho trước.
5’
10’
13’
10’
5’
1’
Đáp án:
( Nội dung tiết 37 )
I. Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể: 
-Nhu cầu dinh dưỡng của từng người không giống nhau. Nó phụ thuộc vào các yếu tố: Giới tính, lứa tuổi, trạng thái sinh lý, lao động.
II. Giá trị dinh dưỡng của thức ăn:
-Giá trị dinh dưỡng của thức ăn biểu hiện ở:
+Thành phần các chất dinh dưỡng.
+Năng lượng chứa trong nó.
-Cần phối hợp các loại thức ăn để cung cấp đủ cho nhu cầu của cơ thể.
III. Khẩu phần và nguyên tắc lập khẩu phần:
-Khẩu phần là lượng thức ăn cung cấp cho cơ thể trong một ngày.
-Nguyên tắc lập khẩu phần:
+Đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp với nhu cầu của từng người.
+Đảm bảo cân đối thành phần các chất hữu cơ, cung cấp đủ muối khoáng và vitamin.
+Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.
* Ghi nhớ: sgk.
Ngày soạn:	5/1	 Tiết 39, Bài 37: 
Ngày giảng:8A:	 
 8B: thực hành : phân tích 
 8C: mộ

File đính kèm:

  • docGiao an sinh 8(1).doc