Giáo án Sinh học 8 năm 2010

Chẳng hạn khi trời nóng, cơ thể phản ứng lại bằng dãn các mao mạch dưới da, tiết mồ hôi để tăng sự thoát nhiệt giữ cho thân nhiệt được bình thường. Ngược lại, khi trời lạnh thì mạch co, da săn lại (sởn gai ốc) để giảm sự thoát nhiệt. Đồng thời tăng sinh nhiệt bằng rung cơ (run).

ở người, ngoài các phản xạ tự nhiên (PXKĐK) cần biết sử dụng các phương tiện kĩ thuật hỗ trợ ( PXCĐK) như sử dụng quạt máy, máy điều hòa nhiệt, lò sưởi.

Câu 3:

Sự điều hòa các quá trình sinh lý diễn ra bình thường tùy nhu cầu của cơ thể trong từng lúc, ở từng nơi nhờ cơ chế điều hòa và phối hợp hoạt động của cá phân hệ giao cảm, đối giao cảm và hoạt động của các tuyến nội tiết dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh

Chẳng hạn khi lao động nhịp tim tăng, thở gấp, người nóng bừng, mồ hôi toát đầm đìa., laucs nghỉ mọi hoạt động dần trở lại bình thường.

 

doc153 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 1336 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 8 năm 2010, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin, quan sát H 32.1 và trả lời câu hỏi:
- Sự chuyển hoá vật chất và năng lượng ở tế bào gồm những quá trình nào?
- Phân biệt trao đổi chất ở tế bào với sự chuyển hoá vật chất và năng lượng?
- Năng lượng giải phóng trong tế bào được sử dụng vào những hoạt động nào?
- Tỉ lệ giữa đồng hoá và dị hoá trong cơ thể ở những độ tuổi và trạng thái khác nhau thay đổi như thế nào?
- HS nghiên cứu thông tin quan sát H 32.1 và trả lời.
- Trao đổi chất là biểu hiện bên ngoài của quá trình chuyển hoá vật vhất và năng lượng xảy ra bên trong tế bào.
- Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào gồm 2 quá trình:
	+ Đồng hoá (SGK).
	+ Dị hoá (SGK).
- Đồng hoá và dị hoá là 2 mặt đối lập nhưng thống nhất.
- Tỉ lệ giữa đồng hoá và dị hoá ở cơ thể khác nhau, phụ thuộc vào độ tuổi , giới tính và trạng thái cơ thể.
Bảng so sánh đồng hoá và dị hoá
Đồng hoá
Dị hoá
- Tổng hợp các chất
- Tích luỹ năng lượng
- Xảy ra trong tế bào.
- Phân giải các chất
- Giải phóng năng lượng.
- Xảy ra trong tế bào.
Hoạt động 2: CHUYểN HOÁ CƠ BẢN
Mục tiêu: HS nắm được lúc nghỉ ngơi cơ thể cũng tiêu dùng năng lượng và cách xác định chuyển hoá cơ bản.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Cơ thể ở trạng thái “nghỉ ngơi” có tiêu dùng năng lượng không? Tại sao?
- GV : Năng lượng tiêu dùng khi cơ thể nghỉ ngơi gọi là gì? Nêu khái niệm chuyển hoá cơ bản? đơn vị và ý nghĩa?
- HS vận dụng kiến thức đã học và nêu được:
- Chuyển hoá cơ bản là năng lượng tiêu dùng khi cơ thể hoàn toàn nghỉ ngơi.
- Đơn vị: kJ/h/kg.
- Ý nghĩa: căn cứ vào chuyển hoá cơ bản để xác định tình trạng sức khoẻ, bệnh lí.
Hoạt động 3: ĐIỀU HOÀ SỰ CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở CẤP ĐỘ CƠ THỂ VỚI TRAO ĐỔI CHẤT Ở CẤP ĐỘ TẾ BÀO
Mục tiêu: HS nắm được sự điều hoà chuyển hoá vật chất và năng lượng là nhờ cơ chế thần kinh và thể dịch.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Yêu cầu HS đọc thông tin mục III và trả lời câu hỏi:
- Có những hình thức nào điều hoà sự chuyển hoá vật chất và năng lượng?
- HS nghiên cứu thông tin và trả lời.
- Điều hoà bằng thần kinh.
+ Ở não có các trung khu điều khiển sự trao đổi chất (trực tiếp). Thần kinh điều hoà thông qua tim, mạch (gián tiếp).Điều hòa bằng cơ chế thể dịch: do các hoocmon của tuyến nội tiết tiết vào máu.
4. Kiểm tra, đánh giá
Trả lời câu hỏi SGK
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK.
	- Làm bài tập 2, 3, 4 vào vở.
Tuần 17	Ngày soạn: 10 – 12 - 10
Tiết 34	Ngày dạy: 11 – 12 - 10
Bài 33: THÂN NHIỆT
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
- HS nắm được khái niệm thân nhiệt và các cơ chế điều hoà thân nhiệt.
- Giải thích được cơ sở khoa học và vận dụng vào đời sống các biện pháp chống nóng, lạnh, đề phòng cảm nóng, lạnh.
B. CHUẨN BỊ.
- Sưu tầm 1 số tranh ảnh về bảo vệ môi trường sinh thái góp phần điều hoà không khí như trồng cây xanh,xây hồ nước ở khu dân cư.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Chuyển hoá là gì? Chuyển hoá gồm các quá trình nào? Vì sao nói chuyển hoá vật chất và năng lượng là đặc trưng cơ bản của cơ thể sống?
- Giải thích mối quan hệ qua lại giữa đồng hoá và dị hoá?
3. Bài mới
	VB: ? Năng lượng sản sinh trong quá trình dị hoá được cơ thể sử dụng như thế nào? 
- GV: Nhiệt được dị hoá giải phóng bù vào phần đã mất tức là thực hiện điều hoà thân nhiệt. Vậy thân nhiệt là gì? cơ thể có những biện pháp nào để điều hoà thân nhiệt?
Hoạt động 1: THÂN NHIỆT
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi:
- Thân nhiệt là gì?
ở người khoẻ mạnh, khi trời nóng và khi trời lạnh nhiệt độ cơ thể là bao nhiêu? Thay đổi như thế nào?
- Sự ổn định thân nhiệt do đâu?
- Cá nhân HS nghiên cứu thông mục I trả lời các câu hỏi:
- Thân nhiệt là nhiệt độ của cơ thể.
- Thân nhiệt luôn ổn định là 37oC là do sự cân bằng giữa sinh nhiệt và toả nhiệt.
Hoạt động 2: SỰ ĐIỀU HOÀ THÂN NHIỆT
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin và trả lời câu hỏi:
- Bộ phận nào của cơ thể tham gia vào sự điều hoà thân nhiệt?
- Nhiệt của cơ thể sinh ra đã đi đâu và để làm gì?
- Khi lao động nặng, cơ thể có những phương thức toả nhiệt nào?
- Vì sao mùa hè, da người ta hồng hào, còn mùa đông rét da tái hoặc sởn gai ốc?
- Khi trời nóng, độ ẩm không khí cao, không thoáng gió (oi bức) cơ thể có phản ứng gì và có cảm giác như thế nào?
- Từ những ý kiến trên, hãy rút ra kết luận về vai trò của da trong sự điều hoà thân nhiệt?
- HS dựa vào thông tin SGK thảo luận nhóm và nêu được: 
1. Vai trò của da trong điều hoà thân nhiệt
- Da là cơ quan đóng vai trò quan trọng nhất trong sự điều hoà thân nhiệt. Cơ chế:
+ Khi trời nóng và khi lao động nặng mao mạch ở dưới da dãn ra giúp toả nhiệt nhanh, tăng tiết mồ hôi, giải phóng nhiệt cho cơ thể.
+ Khi trời rét mao mạch ở dưới da co lại, cơ chân lông co để giảm sự thoát nhiệt. Trời quá lạnh cơ co dãn liên tục gây phản xạ run để tăng sinh nhiệt.
2. Vai trò của hệ thần kinh trong sự điều hoà thân nhiệt
- Mọi hoạt động điều hoà thân nhiệt của da đều là phản xạ dưới sự điều khiển của hệ thần kinh.
Hoạt động 3: PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG NÓNG LẠNH
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:
- Chế độ ăn uống mùa hè và mùa đông khác nhau như thế nào?
- Mùa hè cần làm gì để chống nóng?
- Vì sao nói rèn luyện thân thể cũng là biện pháp phòng chống nóng lạnh?
- Việc xây dựng nhà, công sở cần lưu ý yếu tố nào để chống nóng, lạnh?
- HS liên hệ thực tế thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi.
- Chế độ ăn uống phù hợp với từng mùa.
- Mùa hè: đội mũ nón khi ra đường. Lao động, mồ hôi ra không nên tắm ngay, không ngồi nơi gió lộng, không bật quạt mạnh quá.
- Mùa đông: giữ ấm cổ, tay chân, ngực.
- Rèn luyện TDTT hợp lí để tăng sức chịu đựng cho cơ thể.
- Trồng nhiều cây xanh quanh nhà và nơi công cộng.
4. Kiểm tra, đánh giá
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
? Thân nhiệt là gì? Tại sao thân nhiệt luôn ổn định?
? Trình bày co chế điều hoà thân nhiệt khi trời nóng, lạnh?
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
	- Đọc “Em có biết”.
	- Đọc trước bài 35.
Tuần 18	Ngày soạn: 16 – 12 - 10
Tiết 35	Ngày dạy: 17 – 12 - 10
Bài 35: ÔN TẬP HỌC KÌ I
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
- HS hệ thống hoá kiến thức học kì I.
- HS nắm sâu, nắm chắc kiến thức đã học.
- Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn.
B. CHUẨN BỊ.
- Tranh ảnh có liên quan.
- Máy chiếu, phim trong (nếu có).
- Các nhóm với nội dung đã phân công (1 tờ giấy khổ to).
C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Tổ chức
2. Kiểm tra
3.Bài học 
Hoạt động 1: HỆ THỐNG HOÁ KIẾN THỨC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV chia lớp thành 6 nhóm. Phân công mỗi nhóm làm 1 bảng.
- Các nhóm tiến hành thảo luận nội dung trong bảng (cá nhân phải hoàn thành bảng của mình ở nhà)
Bảng 35. 1: Khái quát về cơ thể người
Cấp độ tổ chức
Đặc điểm đặc trưng
Cấu tạo
Vai trò
Tế bào
- Gồm: màng, tế bào chất với các bào quan chủ yếu (ti thể, lưới nội chất, bộ máy Gôngi..) và nhân.
- Là đơn vị cấu tạo và chức năng của cơ thể.
Mô
- Tập hợp các tế bào chuyên hoá có cấu trúc giống nhau.
- Tham gia cấu tạo nên các cơ quan.
Cơ quan
- Được cấu tạo nên bởi các mô khác nhau.
- Tham gia cấu tạo và thực hiện chức năng nhất định của hệ cơ quan.
Hệ cơ quan
- Gồm các cơ quan có mối quan hệ về chức năng.
- Thực hiện chức năng nhất định của cơ thể.
Bảng 35. 2: Sự vận động của cơ thể
Hệ cơ quan thực hiện vận động
Đặc điểm cấu tạo
 đặc trưng
Chức năng
Vai trò chung
Bộ xương
- Gồm nhiều xương liên kết với nhau qua các khớp.
- Có tính chất cứng rắn và đàn hồi.
Tạo bộ khung cơ thể
+ Bảo vệ 
+ Nơi bám của cơ
- Giúp cơ thể hoạt động để thích ứng với môi trường.
Hệ cơ
- Tế bào cơ dài
- Có khả năng co dãn
- Cơ co dãn giúp cơ quan hoạt động.
Bảng 35. 3: Tuần hoàn máu
Cơ quan
Đặc điểm cấu tạo đặc trưng
Chức năng
Vai trò chung
Tim
- Có van nhĩ thất và van động mạch.
- Co bóp theo chu kì gồm 3 pha.
- Bơm máu liên tục theo 1 chiều từ tâm nhĩ vào tâm thất và từ tâm thất vào động mạch.
- Giúp máu tuần hoàn liên tục theo 1 chiều trong cơ thể, mước mô cũng liên tục được đổi mới, bạch huyết cũng liên tục được lưu thông.
Hệ mạch
- Gồm động mạch, mao mạch và tĩnh mạch.
- Dẫn máu từ tim đi khắp cơ thể và từ khắp cơ thể về tim.
Bảng 35. 4: Hô hấp
Các giai đoạn chủ yếu trong hô hấp
Cơ chế
Vai trò
Riêng
Chung
Thở
Hoạt động phối hợp của lồng ngực và các cơ hô hấp.
Giúp không khí trong phổi thường xuyên đổi mới.
Cung cấp oxi cho các tế bào cơ thể và thải khí cacbonic ra ngoài cơ thể.
Trao đổi khí 
ở phổi
- Các khí (O2; CO2) khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
- Tăng nồng độ O2 và giảm nồng độ khí CO2 trong máu.
Trao đổi khí 
ở tế bào
- Cung cấp O2 cho tế bào và nhận CO2 do tế bào thải ra.
Bảng 35. 5: Tiêu hoá
Hoạt 
động
Loại 
 chất
Cơ quan 
Khoang miệng
Thực quản
Dạ dày
Ruột non
Ruột già
Tiêu hoá
Gluxit
Lipit
Prôtêin
x
x
x
x
x
Hấp thụ
Đường
Axit béo và glixêrin
Axit amin
x
x
x
Hoạt động 2: CÂU HỎI ÔN TẬP
Mục tiêu: HS nắm được sự điều hoà chuyển hoá vật chất và năng lượng là nhờ cơ chế thần kinh và thể dịch.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Yêu cầu HS thảo luận và trả lời 3 câu hỏi SGK trang 112.
- GV nhận xét và giúp HS hoàn thiện kiến thức.
- HS thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời. 
Đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
4. Kiểm tra, đánh giá
- GV nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của từng nhóm.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và hoàn thiện nội dung ôn tập.
- Chuẩn bị để giờ sau kiểm tra học kì I.
Tuần 19	 Ngày soạn: 23 – 12 - 10
Tiết 36	 Ngày dạy: 24 – 12 - 10
KIỂM TRA HỌC KÌ I
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
- Kiểm tra kiến thức trong chương trình học kì I, đánh giá năng lực nhận thức của HS, thấy được những mặt tốt, những mặt yếu kém của HS giúp GV uốn nắn kịp thời, điều chỉnh quá trình dạy và họcđể giúp HS đạt kết quả tốt.
- Phát huy tính tự giác của HS trong quá trình làm bài.
II. ĐỀ BÀI
PHẦN TRẮC NGHIỆM(3Đ)
Hãy chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây
Câu 1: ….. có vai trò trong biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cho cơ thể .
a. Hệ vận động	b. Hệ tuần hoàn	c. Hệ tiêu hóa	d.Hệ hô hấp
Câu 2: Loại thức ăn biến đổi về mặt lý học và hóa học ở ruột non là:
a. Prôtêin	b.Gluxit	c.Lipit	d.Cả a,b,c.
Câu 3: Sự trao đổi khí ở phổi là :
a.Sự trao đổi khí giữa máu và phế nang	b. Sự trao đổi khí giữa máu và tế bào
c. Thay đổi thể tích lồng ngực	d. Cả a,b và c.
Câu 4: Người có nhóm máu AB không truyền cho nhóm máu O, A, B vì:
a. Nhóm máu AB hồng cầu có cả A và B. b. Nhóm máu AB ít người có. 
c. Nhóm máu AB huyết tương không có kháng thể. d. Cả a, b, c đúng.
Câu 5: Chức năng tiếp nhận và trả lời kích thích là mô:
a. Biểu bì	b. Thần kinh	c. Liên kết	d.Cơ	
Câu 6:Giúp điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào là chức năng của:
a. Màng sinh chất	b. Chất tế bào	c. Nhân	d. Nhân con
II. PHẦN TỰ LUẬN(7Đ).
Câu 1: Những cơ quan nào trong hệ hô hấp có vai trò làm ấm, làm ẩm và bảo vệ phổi? Giải thích? (3.5đ)
Câu 2: Nêu khái niệm, và mối quan hệ giữa đồng hóa và dị hóa? Giải thích vì sao đồng hóa và dị hóa là hai quá trình ngược nhau nhưng không thể tách rời?(3.5đ)
ĐÁP ÁN
I.TRẮC NGHIỆM: Mỗi câu đúng 0,5đ
Câu 1: C	Câu 2: D
Câu 3: A	Câu 4: A 
Câu 5: B	 Câu 6: C
II. TỰ LUẬN:(7điểm)
Câu 1:
Những cơ quan có tác dụng làm ấm không khí là mũi nhờ lớp mao mạch dày đặc.
Những cơ quan có tác dụng làm ẩm không khí khi đi vào phổi là:
+ Mũi có lớp niêm mạc tiết chất nhầy.
+ Khí quản nhờ có lớp niêm mạc tiết chất nhầy.
Những cơ quan có tác dụng bảo vệ phổi
+ Mũi có nhiều lông mũi giúp cản bụi
+ Họng có tuyến amiđan và tuyến V.A chứa nhiều tế bào limphô 
+ Thanh quản có nắp thanh quản đậy kín đường hô hấp không cho dị vật rơi vào đường dẫn
 khí.
+ Khí quản có nhiều lông rung chuyển động liên tục đẩy vật lạ ra khỏi đường dẫn khí.
Câu 2:
- Đồng hóa là quá trình tổng hợp từ các chất đơn giản thành các chất phức tạp đặc trưng cho cơ thể và tích lũy năng lượng.
- Dị hóa là quá trình phân giải từ các chất phức tạp thành các sản phẩm đơn giản cho cơ thể và giải phóng năng lượng.
- Đồng hóa và dị hóa là 2 quá trình đối lập, mâu thuẫn nhau nhưng thống nhất không thể tách rời.
- Đồng hóa cung cấp các chất dinh dưỡng để dị hóa phân giải tạo năng lượng cần thiết.
- Dị hóa cung cấp năng lượng để đồng hóa tổng hợp các chất cung cấp cho dị hóa phân giải.
- Nếu một quá trình bị ngưng trệ thì quá trình còn lại cung ngưng trệ.
Tuần 20	Ngày soạn: 13 – 1 - 11
Tiết 37	Ngày dạy: 14 – 1 - 11
Bài 34: VITAMIN VÀ MUỐI KHOÁNG
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
- HS nắm được vai trò của vitamin và muối khoáng.
- Vận dụng những hiểu biết về vitamin và muối khoáng trong lập khẩu phần ăn và xây dựng chế độ ăn uống hợp lí.
B. CHUẨN BỊ.
- Tranh ảnh về một nhóm thức ăn chứa vitamin và muối khoáng.
- Tranh trẻ em bị thiếu vitamin D, còi xương, bước cổ do thiếu muối iốt.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- KT câu 1. 2. 3 SGK.
3. Bài mới
	VB: ? Kể tên các chất dinh dưỡng được hấp thụ vào cơ thể?
	Vai trò của các chất đó?
	- GV: Vitamin và muối khoáng không tạo năng lượng cho cơ thể, vậy nó có vai trò gì với cơ thể?
Hoạt động 1: VITAMIN
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Yêu cầu đọc thông tin mục I SGK và hoàn thành bài tập SGK:
- Vitamin là gì? nó có vai trò gì đối với cơ thể?
- Thực đơn trong bữa ăn cần phối hợp như thế nào để có đủ vitamin
- Lưu ý HS: 2 nhóm vitamin tan trong dầu tan trong nước => cần chế biến thức ăn cho phù hợp.
- HS nghiên cứu thông mục I SGK hoàn thành bài tập theo nhóm.
- HS trình bày kết quả nhận xét:- kết quả đúng :1,3,5,6 
- Vitamin là hợp chất hữu cơ có trong thức ăn với một liều lượng nhỏ nhưng rất cần thiết.
+ Vitamin tham gia thành phần cấu trúc của nhiều enzim khác nhau => đảm bảo các hoạt động sinh lí bình thường của cơ thể. Người và động vật không có khả năng tự tổng hợp vitamin mà phải lấy vitamin từ thức ăn.
- Có 2 nhóm vitamin: vitamin tan trong dầu và vitamin tan trong nước.
- Trong khẩu phần ăn hàng ngày cần phối hợp các loại thức ăn để cung cấp đủ vitamin cho cơ thể.
Hoạt động 2: MUỐI KHOÁNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- Yêu cầu HS nghiên cứu bảng 34.2 và trả lời câu hỏi:
- Muối khoáng có vai trò gì với cơ thể?
- Vì sao thiếu vitamin D trẻ em sẽ mắc bệnh còi xương?
- Vì sao nhà nước vận động nhân dân dùng muối iốt?
- Trong khẩu phần ăn hàng ngày cần cung cấp những loại thực phẩm nào và chế biến như thế nào để bảo đảm đủ vitamin và muối khoáng cho cơ thể?
- HS dựa vào thông tin SGK + bảng 34.2, thảo luận nhóm và nêu được:
- Muối khoáng là thành phần quan trọng của tế bào đảm bảo cân bằng áp suất thẩm thấu và lực trương tế bào, tham gia vào thành phần cấu tạo enzim đảm bảo quá trình trao đổi chất và năng lượng.
- Khẩu phần ăn cần:
+ Cung cấp đủ lượng thịt (hoặc trứng, sữa và rau quả tươi)
+ Cung cấp muối hoặc nước chấm vừa phải, nên dùng muối iốt.
+ Trẻ em cần tăng cường muối Ca (sữa, nước xương hầm...) 
+ Chế biến hợp lí để chống mất vitamin khi nấu ăn.
4. Kiểm tra, đánh giá
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK – Tr 110.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK. Làm bài tập 3,4.
	- Đọc “Em có biết”.
Câu 3: Trong tro của cỏ tranh có 1 số muối khoáng, tuy không nhiều, chủ yếu là muối K, vì vậy việc ăn tro cỏ tranh chỉ là biện pháp tạm thời chứ không thể thay thế muối ăn hàng ngày.
Câu 4: Sắt cần cho sự tạo thành hồng cầu và tham gia quá trình chuyển hoá vì vậy bà mẹ mang thai cần được bổ sung chất sắt để thai phát triển tốt, người mẹ khoẻ mạnh.
Tuần 20	Ngày soạn: 14 – 1 - 11
Tiết 38	Ngày dạy: 15 – 1 - 11
Bài 36: TIÊU CHUẨN ĂN UỐNG
NGUYÊN TẮC LẬP KHẨU PHẦN
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
- Nêu được nguyên nhân của sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở các đối tượng khác nhau.
- Phân biệt được giá trị dinh dưỡng có ở các loại thực phẩm chính.
- Xác định được cơ sở và nguyên tắc xác định khẩu phần.
B. CHUẨN BỊ.
- Tranh ảnh các nhóm thực phẩm chính.
- Bảng phụ lục ghi giá trị dinh dưỡng của 1 số loại thức ăn.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Vitamin có vai trò gì đối với hoạt động sinh lí của cơ thể? Hãy kể những điều em biết về vitamin và vai trò của các loại vitamin đó?
- Bài tập 3, 4 ( Tr - 110).
3. Bài mới
	VB: Các chất dinh dưỡng (thức ăn) cung cấp cho cơ thể theo tiêu chuẩn quy định gọi là tiêu chuẩn ăn uống. Dựa vào cơ sở khoa học nào để đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lí. Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài mới.
Hoạt động 1: NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA CƠ THỂ
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV yêu cầu HS đọc bảng mục I:và trả lời câu hỏi :
- Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em, người trưởng thành, người già khác nhau như thế nào? Vì sao có sự khác nhau đó ? 
- Sự khác nhau về nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi cơ thể phụ thuộc vào yếu tố nào?
- GV tổng kết lại nội dung thảo luận.
- Vì sao trẻ em suy dinh dưỡng ở các nước đang phát triển chiếm tỉ lệ cao? 
- HS tự thu nhận thông tin => thảo luận nhóm, nêu được:
+ Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em cao hơn người trưởng thành vì ngoài năng lượng tiêu hao do các hoạt động còn cần tích luỹ cho cơ thể phát triển. Người già nhu cầu dinh dưỡng thấp vì sư vận động cơ thể ít.
- Nhu cầu dinh dưỡng của từng người không giống nhau và phụ thuộc vào các yếu tố:Giới tính : nam > nữ. Lứa tuổi: trẻ em > người già.Dạng hoạt động lao động : Lao động nặng > lao động nhẹ Trạng thái cơ thể: Người kích thước lớn nhu cầu dinh dưỡng > người có kích thước nhỏ. Người ốm cần nhiều chất dinh dưỡng hơn người khoẻ.
Hoạt động 2: GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG CỦA THỨC ĂN
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin mục II SGK và trả lời câu hỏi:
- Giá trị dinh dưỡng của thức ăn biểu hiện như thế nào?
- GV treo tranh các nhóm thực phẩm – Yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập:
- GVnhận xét
- Sự phối hợp các loại thức ăn trong bữa ăn có ý nghĩa gì?
- Nghiên cứu bảng và trả lời 
- Giá trị dinh dưỡng của thức ăn biểu hiện :
+ Thành phần các chất hữu cơ. 
+ Năng lượng chứa trong nó.
- Tỉ lệ các chất hữu cơ chứa trong thực phẩm không giống nhau nên cần phối hợp các loại thức ăn trong bữa ăn để cung cấp đủ cho nhu cầu cơ thể đồng thời giúp ăn ngon hơn => hấp thụ tốt hơn.	
Hoạt động 3: KHẨU PHẦN VÀ NGUYÊN TẮC LẬP KHẨU PHẦN
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV yêu cầu HS đọc SGK.
?-Khẩu phần là gì ?
- Yêu cầu HS thảo luận :
- Khẩu phần ăn uống của người mới ốm khỏi có gì khác người bình thường?
- Vì sao trong khẩu phần ăn uống nên tăng cường rau quả tươi?
- Để xây dựng khẩu phần ăn uống hợp lí cần dựa trên căn cứ nào?
- GV chốt lại kiến thức.
- Vì sao những người ăn chay vẫn khoẻ mạnh?
- HS nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm và nêu được :
- Khẩu phần là lượng thức ăn cần cung cấp cho cơ thể trong 1 ngày.
- Nguyên tắc lập khẩu phần :
+ Đảm bảo đủ lượng thức ăn phù hợp nhu cầu từng đối tượng.
+ Đảm bảo cân đối thành phần các chất hữu cơ, cung cấp đủ muối khoáng vitamin .
+ Đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể.
4. Kiểm tra - đánh giá
Trả lời câu hỏi SGK
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
	- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
	- Đọc mục “Em có biết”.
	- Xem trước bài 37, kẻ sẵn các bảng vào giấy.
Tuần 21	Ngày soạn: 20 – 1 - 11
Tiết 39	Ngày dạy: 21 – 1 - 11
Bài 37: THỰC HÀNH
PHÂN TÍCH MỘT KHẨU PHẦN CHO TRƯỚC
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
- HS nắm được các bước lập khẩu phần dựa trên các nguyên tắc thành lập khẩu phần.
- Đánh giá được định mức đáp ứng của một khẩu phần mẫu và dựa vào đó xây dựng khẩu phần hợp lí cho bản thân.
B. CHUẨN BỊ.
- HS chép bảng 37.1; 37.2 và 37.3 ra giấy.
- Phóng to các bảng 37.1; 37.2 và 37.3 SGK.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.
1. Tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Kiểm tra câu 1, 2 SGK.
3. Bài mới
	VB: ? Nêu nguyên tắc lập khẩu phần. Vận dụng nguyên tắc lập khẩu phần để xây dựng khẩu phầ

File đính kèm:

  • docgiao an sinh 8.doc
Giáo án liên quan