Giáo án Sinh học 7 tuần 32, 33

Bài 60: ĐỘNG VẬT QUÝ HIẾM

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được những tiêu chí của một động vật quí hiếm.

- Nêu được tiêu chí của các cấp độ đe dọa tuyệt chủng.

- Nêu được những ví dụ cụ thể của một số động vật qi hiếm ở cấp độ tuyệt chủng.

2. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng phân tích kênh hình.

- Xác định các cấp độ đe dọa tuyệt chủng của một số động vật quí hiếm.

3. Thái độ:

Có thái độ và hành động bảo vệ các loài động vật quí hiếm.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giao viên: Tranh các hình trong bài có liên quan đến bài học (nếu co).

2. Học sinh: Xem nội dung bài trước ở nhà, tranh ảnh, mẫu vật ( nếu có).

 

doc12 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1550 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 tuần 32, 33, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TH TIÊN HẢI
Tuần 32	Ngày soạn: 02/4/ 2014 
Tiết 63	
Bài 58: ĐA DẠNG SINH HỌC (tt)
I. MỤC TIÊU
	1. Kiến thức:
- HS thấy được đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa cao hơn ở đới lạnh và hoang mạc đới nóng
- HS chỉ ra được những lợi ích của đa dạng sinh học trong đời sống, nguy cơ suy giảm và các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học.
2. Kĩ năng
Phân tích, tổng hợp, suy luận , thảo luận nhóm
3. Thái độ
Giáo dục ý thức bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ tài nguyên đất nước
II. CHUẨN BỊ:
	1. Giáo viên
	Tư liệu về đa dạng sinh học
	2. Học sinh
	Nghiên cứu bài trước ở nhà
III. TIẾN TRÌNH:
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Nêu đặc điểm thích nghi về cấu tạo và tập tính của ĐV đới lạnh và hoang mạc đới nóng. Giải thích ?
- Khí hậu đới lạnh và đới nóng ảnh hưởng đến số lượng ĐV như thế nào? Giải thích ?
 2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, nội dung bảng SGK và theo dõi ví dụ : trong 1 ao thả cá 
VD: nhiều loài cá sống trong ao: Loài tìm thức ăn ở tầng mặt (cá mè,) 
1 số sống ở tầng đáy như: lươn ,..
 thảo luận nhóm trả lời câu hỏi:
+ Đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa như thế nào ?
+ Vì sao trên đồng ruộng gặp 7 loài cùng sống mà không hề cạnh tranh với nhau ?
+ Vì sao nhiều loài cá lại sống được trong 1 ao ?
+ Tại sao số lượng loài phan bố ở 1 nơi lại có thể rất nhiều ?
Theo dõi HS hoạt động và báo cáo. 
GV nhận xét, đánh giá và xác nhận các câu trả lời đúng
GV hỏi tiếp
+ Vì sao số loài ĐV ở môi trường nhiệt đới gió mùa nhiều hơn với đới nóng và đới lạnh ?
GV yêu cầu HS rút ra kết luận
Cá nhân đọc thông tin SGK ghi nhớ kiến thức về các loài rắn
Theo dõi VD của GV: lưu ý các tầng nươc khác nhau trong ao. Trao đỏi nhóm trả lời các câu hỏi
+ Đa dạng thể hiện ở số loài rất nhiều
+ Các loài cùng sống tận dụng nguồn thức ăn
+ Chuyên hoá thchs nghi với ĐK sống
HS NỘI dungtheo nhóm ,cử đại diện báo cáo -> các nhóm khác nhận xét bổ sung
1 vài HS phát biểu
+ Do ĐV thích nghi được với khí hậu ổn định 
Tự rút ra kết luận
I. ĐA DẠNG SINH HỌC Ở MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA
 - Sự đa dạng sinh học của ĐV nhiệt đới gió mùa rất phong phú
 - Số lượng loài nhiều do chúng thích nghi với ĐK sống
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:
- Sự đa dạng sinh học mang lại lợi ích gì về thực phẩm, dược phẩm,?
GV theo dõi và gợi ý giúp HS đa ra đáp án đúng
GV hỏi thêm:
+ Trong giai đoạn hiện nay đa dạng sinh học có giá trị gì đối với sự tăng trưởng knh tế của đất nước ?
GV cung cấp thêm:
+ Đa dạng sinh học là ĐK đảm bảo phát triển bền vững của môi trường và hình thành khu du lịch
+ Cơ sở hình thành các hệ sinh thái bảo đảm sự chu chuyển ôxi , giảm xói mòn.
+ Tạo cơ sở vật chất để khai thác nguyên liệu.
Yêu cầu HS rút ra kết luận 
GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:
- Sự đa dạng sinh học mang lại lợi ích gì về thực phẩm, dược phẩm,?
GV theo dõi và gợi ý giúp HS đa ra đáp án đúng
GV hỏi thêm:
+ Trong giai đoạn hiện nay đa dạng sinh học có giá trị gì đối với sự tăng trưởng knh tế của đất nước ?
GV cung cấp thêm:
+ Đa dạng sinh học là ĐK đảm bảo phát triển bền vững của môi trường và hình thành khu du lịch
+ Cơ sở hình thành các hệ sinh thái bảo đảm sự chu chuyển ôxi , giảm xói mòn.
+ Tạo cơ sở vật chất để khai thác nguyên liệu.
Yêu cầu HS rút ra kết luận
Cá nhân nghiên cứu thonng tin SGK , ghi nhớ kiến thức. Vai HS phát biểu -> HS khác nhận xét bổ sung
+ Cung cấp thực phẩm: nguồn dinh dưỡng chủ yếu của con người
+ Dược phẩm: 1 số bộ phận của ĐV có giá trị : xương, mật,
+ Trong nông nghiệp: cung cấp phân bón, sức kéo,..
+ Giá trị khác: Làm cảnh , đò mĩ nghệ, làm giống ,
+ Giá trị xuất khẩu mang lại lợi nhuận cao và uy tính trên thị trường thế giới.
VD: cá basa, Tôm hùm, tôm càng xanh, 
HS theo dõi và mở rộng thêm hiểu biết
Tự rút ra kết luận
Yêu câu HS 
* Nghiên cứu SGK, kết hợp với sự hiểu biết
* Trả lời câu hỏi:
+ Nguyên nhân nào dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam và thế giới?
+ Chúng ta cần có những biện pháp nào bảo vệ đa dạng sinh học ?
+ Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học dựa trên cơ sở nào ?
GV yêu cầu HS liên hệ thực tế:
+ Hiện nay chúng ta đã và đang làm gì để bảo vệ đa dạng sinh học ?
HS tự rút ra kết luận
Cá nhân nghiên cứu thông tin SGK và trả lời câu hỏi, vài HS phát biểu -> HS khác nhận xét bổ sung
Nêu được:
+ Ý thức của người dân : đốt rừng, làm nương, săn bắn bưa bãi,
+ Nhu cầu phát triển xã hội : xây dựng đô thị, nuôi thuỷ sản
+ Biện pháp : giáo dục tuyên truyền bảo vệ ĐV , Cấm săn bắn, chống ô nhiễm,..
+ Cơ sở khoa học: ĐV sống cần có môi trường gắn liền với thực vật, mùa sinh sản cá thể tăng
Hs nêu được:
+ Nghiêm cấm bắt ĐV quí hiếm
+ Xây dựng khu bảo tồn
+ Nhân nuôi ĐV cxó giá trị
III . NGUY CƠ SUY GIẢM VÀ VIỆC BẢO VỆ ĐA DẠNG SINH HỌC.
- Nguy cơ suy giảm là do : Nạn phá rừng, di dân, xây dựng đô thị, săn bắt, buôn bán động vật hoang dại,...
- Biện pháp : nghiêm cấm khai thác rừng bừa bãi, ... Thuần hóa, lai tạo giống để tăng độ đa dạng sinh học và độ đa dạng về loài.
3. Củng cố - Luyện tập : 
- Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ SGK. 
- Trả lời câu hỏi cuối bài.
- Đọc phần em có biết.
 4. Dặn dò :
- Về nhà xem lại bài học.
- Chuẩn bị cho bài tiếp theo bài 59.
IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:
TRƯỜNG TH TIÊN HẢI
Tuần 32	Ngày soạn: 03/4/ 2014 
Tiết 64	
Bài 59: ĐẤU TRANH SINH HỌC
 I. MỤC TIÊU:
	1. Kiến thức:
	- HS nêu được khái niệm đấu tranh sinh học.
	- Thấy được các biện pháp chính trong đấu tranh sinh học là sử dụng các loại thiên địch
	- Nêu được những ưu nhược điểm của biện pháp đấu tranh sinh học
	2. Kĩ năng:
	Quan sát , so sánh, tổng hợp, hoạt động nhóm
	3. Thái độ :
	Giáo dục ý thức bảo vệ ĐV, môi trường
 II. CHUẨN BỊ:
 1.Giáo viên:
	+ Tranh hình 59.1 SGK.
	+Tư liệu về đấu tranh sinh học
 2. Học sinh	
	+ Phiếu học tập
	+ Nghiên cứu bài trước
 III. TIẾN TRÌNH:
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học?
 2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
Gv cho HS nghiên cứu SGK , trả lời câu hỏi 
+ Thế nào là đấu tranh sinh học ?
+ Cho ví dụ về đấu tranh sinh học.
GV bổ sung thêm về kiến thức để hoàn thiện khái niệm đấu tranh sinh học
GV giải thích SV tiêu diệt SV gây hại gọi là thiên địch
- GV nêu các biện pháp đấu tranh sinh học
Cá nhân tự nghiên cứu SGK Trang 192 -> trả lời
+Dùng SV tiêu diệt SV gây hại 
VD: Mèo ăn chuột
HS tự rút ra kết luận
I. THẾ NÀO LÀ BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH SINH HỌC?
 Đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng SV hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các SV gây hại.
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát hình 59.1 và hoàn thành PHT
- Theo dõi HS hoạt động và gợi ý giúp HS đưa ra đáp án đúng
- Cho HS báo cáo, GV nhận xét và xác nhận đáp án đúng
- GV tổng kết ý kiên đúng và yêu cầu HS tự rút ra kết luận
Cá nhân tự đọc thông tin , ghi nhớ kiến thức. Trao đổi nhóm hoàn thành PHT cử đại diện báo cáo. Các nhóm khác nhận xét bổ sung Nêu được
- Thiên địch tiêu diệt SV có hại là phổ biến
- Thiên địch gián tiếp để ấu trùng tiêu diệt trứng
- Gây bệnh cho SV gây hại :
II . BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH SINH HỌC.
1/ Sử dụng thiên địch .
a/ Sử dụng thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại.
-Gia cầm tiêu diệt sâu bọ cua ốc.
- Cá cờ tiêu diệt ấu trùng sâu bọ.
- Cóc, chim sẻ, thằn lằn tiêu diệt sâu bọ.
- Mèo, rắn, diều hâu tiêu diệt chuột.
b/ Sử dụng những thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sâu hại.
-Ong mắt đỏ tiêu diệt trứng sâu sám.
- Loài bướm đêm nhập từ Achentian tiêu diệt cây xương rồng.
2/ Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm cho sv gây hại.
VK Myôma và VK calixi tiêu diệt thỏ.
3/ Gây vô sinh diệt ĐV gây hại.
Tuyệt sản ruồi đực, ruồi cái không sinh đẻ được.
GV: Quan sát nội dung bài cũng như phần thông tin trong SGK trả lời câu hỏi :
Ưu điểm của biện pháp đấu tranh sinh học là gì ?
GV: gọi HS trả lời.
GV: Trình bày những hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học ?
HS đọc thông tin trong SGK và trả lời câu hỏi.
HS trả lời.
HS trả lời GV nhận xét như nội dung.
III . ƯU ĐIỂM VÀ NHỮNG HẠN CHẾ CỦA NHỮNG BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH SINH HỌC.
1/ Ưu điểm :
- Tiêu diệt sinh vật gây hại.
- Tránh ô nhiễm môi trường.
2/ Hạn chế:
- Chỉ có hiệu quả ở những nơi có khí hậu ổn định.
- Thiên địch không diệt được triệt để sinh vật gây hại.
3. Củng cố – Luyện tập: 
- Gọi 1 HS đọc phần ghi nhớ SGK. 
- Trả lời câu hỏi cuối bài.
- Đọc phần em có biết.
 4. Dặn dò:
 - Về nhà xem lại bài học.
- Chuẩn bị cho bài tiếp theo bài 60.
 IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:
TRƯỜNG TH TIÊN HẢI
Tuần 33	Ngày soạn: 09/4/ 2014 
Tiết 65	
Bài 60: ĐỘNG VẬT QUÝ HIẾM
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được những tiêu chí của một động vật quí hiếm.
- Nêu được tiêu chí của các cấp độ đe dọa tuyệt chủng.
- Nêu được những ví dụ cụ thể của một số động vật qúi hiếm ở cấp độ tuyệt chủng.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích kênh hình.
- Xác định các cấp độ đe dọa tuyệt chủng của một số động vật quí hiếm.
3. Thái độ:
Cĩ thái độ và hành động bảo vệ các lồi động vật quí hiếm.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giaĩ viên: Tranh các hình trong bài có liên quan đến bài học (nếu co)ù.
2. Học sinh: Xem nội dung bài trước ở nhà, tranh ảnh, mẫu vật ( nếu có).
 III. TIẾN TRÌNH:
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Các biện pháp đấu tranh sinh học?
 - Nêu ưu và nhược điểm của biện pháp đấu tranh sinh học?
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
- Động vật rất đa dạng phong phú. Trong đó có những loài xếp vào động vật quí hiếm.
- Thế nào là động vật quí hiếm ?
- Hãy kể tên một vài động vật quí hiếm mà em biết ?
- Gọi HS trả lời.
- Em hãy cho biết điều kiện nào để xếp vào động vật quí hiếm ?
- Thông báo thêm cho HS về ĐV quí hiếm như: Phượng hoàng đất, sói đỏ, bướm, phượng các đuôi nheo,...
- Ở địa phương em có những loài động vật quí hiếm nào ?
HS nghe.
HS đọc thông tin SGK và trả lời.
HS kể ra.
HS trả lời. GV nhận xét như nôi dung.
HS liên hệ và trả lời.
HS rút ra kết luận.
 I. THẾ NÀO LÀ ĐỘNG VẬT QUÍ HIẾM ?
- ĐV quí hiếm là những động vật có giá trị nhiều mặt như: Thực phẩm, được liệu, mĩ nghệ, nguyên liệu công nghiệp, làm cảnh, khoa học, xuất khẩu,... đồng thời nó phải là đv hiện đang có số loài giảm sút trong tự nhiên.
- Việc phân hạng đv quí hiếm dựa vào mức độ đe dọa sự tuyệt chủng của loài được biểu thị cụ thể bằng những cấp độ:
+ Rất nguy cấp (CR).
+ Nguy cấp (EN)
+ Sẽ nguy cấp (VU)
+ Ít nguy cấp ( LR).
- Yêu cầu HS đọc thông tin.
- Yêu cầu HS tiến hành thảo luận nhóm.
- Có thể treo tranh ảnh bảng con lên nếu có.
- Gọi đại diện nhóm trình bày phần thảo luận.
- Qua phần thảo luận cho biết:
1/ ĐV quí hiếm có giá trị gì ?
2/ Em có nhận xét gì về cấp độ đe dọa tuyệt chủng của đv quí hiếm ?
3/ Em có nhận xét gì về cấp độ đe dọa tuyệt chủng của đv quí hiếm ở Việt Nam ?
HS HS đọc thông tin.
HS tiến hành thảo luận nhóm để hoàn thành bảng SGK.
HS đại diện nhóm trả lời. Đáp án SGV trng 223.
1/Đáp án STK trng 246.
2/ STK trng 247.
3/ Như nội dung.
II. VÍ DỤ MINH HỌA CÁC CẤP ĐỘ TUYỆT CHỦNG CỦA ĐỘNG VẬT QUÍ HIẾM Ở VIỆT NAM.
Cấp độ tuyệt chủng của động vật quí hiếm ở việt Nam được biểu thị:
+ Rất nguy cấp: Ốc xà cừ, hưu xạ,...
+ Nguy cấp: Rùa núi vàng, tôm hùm đá,...
+ Ít nguy cấp: Gà lôi trắng, sóc đỏ, khỉ vàng,...
+ Sẽ nguy cấp: Cà cuống, cá ngựa gai,...
GV: Vì sao phải bảo vệ động vật quí hiếm ở Việt Nam ?
GV: Cần có những biển pháp gì để bảo vệ động vật quí hiếm ?
GV: Là học sinh để góp phần bảo vệ động vật quí hiếm chúng ta phải làm gì ?
HS trả lời GV nhận xét.
HS trả lời GV nhận xét như nội dung bài.
HS tự liên hệ thực tế trả lời.
III. BẢO VỆ ĐỘNG VẬT QUÍ HIẾM:
Các biện pháp bảo vệ động vật quí hiếm:
+Bảo vệ môi trường sống.
+ Cấm săn bắn, buôn bán, giữ trái phép động vật quí hiếm.
+ Chăn nuôi, chăm sóc đầy đủ.
+ Xây dựng khu dự trữ thiên nhiên.
3. Củng cố – Luyện tập: 
- Trả lời câu hỏi cuối bài.
- Đọc phần em có biết và làm bài tập trắc nghiệm.
 4. Dặn dò:
- Về nhà xem lại bài học.
- Chuẩn bị cho bài tiếp theo bài 61 + 62.
IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:
TRƯỜNG TH TIÊN HẢI
Tuần 33, 34	Ngày soạn: 10/4/ 2014 
Tiết 66, 67	
Bài 61- 62: TÌM HIỂU MỘT SỐ ĐỘNG VẬT CÓ TẦM QUAN
TRỌNG TRONG KINH TẾ Ở ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Khái quát được tiến hóa của giới động vật từ đơn bào đến đa bào, từ bậc thấp đến bậc cao.
- Giải thích được hiện tượng thứ sinh với môi trường nước.
- Hiểu được tầm quan trọng của động vật.
- HS hiểu thông tin từ sách báo, thực tiễn sản xuất ở địa phương để bổ sung một số kiến thức về động vật.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, thảo luận nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức học tập.
II. CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh các hình trong bài có liên quan đến bài học nếu có.
- HS: Xem nội dung bài trước ở nhà, tranh ảnh, mẫu vật nếu có.
III. TIẾN TRÌNH:
1. Kiểm tra bài cũ:
 - Thế nào ĐV quý hiếm? Cho ví dụ một số ĐV quý hiếm.
 - Các biện pháp bảo vệ ĐV quý hiếm?
2. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
- Có thể yêu cầu HS tìm một số giống nuôi có tầm quan trọng trong kinh tế ở địa phương ?
- Có thể hướng dẫn HS thảo luận theo nhóm để tìm ra nội dung.
- Có thể cho biết tên động vật cụ thể, địa điểm, cách nuôi, giá trị kinh tế ( nghề nuơi cá, ốc)
- Cho các nhĩm tiến hành thảo luận.
- Yêu cầu trình bày báo cáo.
- Nhận xét, bổ sung.
HS liên hệ thức tề ở gia đình và nơi ở.
HS có thể tiến hành theo nhóm.
HS qua nguồn thông tin có được địa điểm, điều kiện sống.
- Thảo luận nhĩm.
- Báo cáo kết quả
- Nhận xét, bổ sung.
 1. Đối tượng:
Một số loài động vật có tầm quan trọng trong kinh tế ở địa phương ( các giống gia súc, gia cầm, vật nuôi ở địa phương....)
2. Nội dung:
-Tập tính sinh học, điều kiện sống,...
- Cách nuôi,....
- Cách nuơi dưỡng,...
- Cách chăm sĩc,...
- Ý nghĩa kinh tế,....
3. Phương pháp:
-Thu thập thông tin từ sách báo,....
- Thu thập thông tin từ cơ sở sản xuất ở địa phương hoặc gia đình mình.
4. Báo cáo của từng nhĩm:
3. Củng cố - Luyện tập:
- Nhận xét nội dung của bài thu hoạch.
- Cho điểm nếu cần.
- Nhận xét về sự chuẩn bị, cách ghi chép.
- Nhận xét về ý thức học tập.
- Đánh giá kết quả chung.
4. Dặn dị:
 Chuẩn bị cho bài tiếp theo bài 63 ôn tập chuẩn bị thi học kỳ II.
IV. RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG:
DUYỆT CỦA TCM
TỔ TRƯỞNG

File đính kèm:

  • docsINH 7.doc
Giáo án liên quan