Giáo án Sinh học 7 tuần 13 tiết 26: Đa dạng và vai trò của giáp xác

2) Vai trò của giáp xác.

- Có lợi

 + Thực phẩm: Khô, tươi sống, đông lạnh.

+ làm mắm

+ xuất khẩu

+ Làm thức ăn cho cá

Có hại:

+ Giao thông đường thủy

+ Kí sinh gây hại cho cá

+ Là vật chủ trung gian tryền bệnh

 

doc5 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1352 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 tuần 13 tiết 26: Đa dạng và vai trò của giáp xác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13 Tiết 26: 	ĐA DẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA GIÁP XÁC
I) Mục tiêu
1. Kiến thức
- Tìm hiểu sự đa dạng của lớp giáp xác: Số lượng loài, môi trường sống.( chuẩn)
- Đặc điểm 1 số loài giáp xác điển hình thích nghi với môi trường sống và lối sống khác nhau..( chuẩn)
- Nêu vai trò của giáp xác trong tự nhiên: Quan hệ dinh dưỡng với các loài khác, ảnh hưởng tới giao thông đường thủy.và vai trò đối với đời sống con người
( thực phẩm)( chuẩn)
2. Kỹ năng: 	
- Rèn kĩ năng quan sát tranh, kĩ năng hoạt động nhóm.
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc sgk
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, lớp
- Kĩ năng tham gia trò chơi, xử lí tình huống
3. Thái độ: Có thái độ đúng đắn bảo vệ các giáp xác có lợi
II/Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
 - Dạy học nhóm 
 - Vấn đáp tìm tòi, trình bày 1 phút
III/Trọng tâm: Một số đặc điểm về cấu tạo và lối sống của các đại diện giáp xác thường gặp. Nêu được vai trò thực tiễn của giáp xác.
IV) Đồ dùng dạy học
1) Giáo viên: 
Tranh phóng to H24SGK (1-7) 
Phiếu học tập, bảng phụ ghi nội dung phiếu học tập
Máy chiếu
2) Học sinh: Kẻ sẵn phiếu học tập và bảng tr.81 SGK vào vở, và phiếu học tập về một số giáp xác khác
V/ Hoạt động dạy học
1/ Mở bài: 
a/ hãy nêu khái niệm về lớp giáp xác
Hô hấp bằng mang, có vỏ giáp cứng bao bọc, có hiện tượng lột xác. hầu hết sống ở nước.
 b/Tình huống
Em hãy dự đoán tình huống sau: theo em tình huống nào đúng?
Nhân ngày môi trường thế giới (5/6)tập thể lớp 7A ra biển dọn vệ sinh môi trường biển, thấy chiếc thuyền nhỏ đánh cá vào bờ, trong chiếc thuyền có: mực, cá nục, tôm thẻ, cua biển, tôm bạc, sò huyết:
a/ Bạn Kha nói rằng: những con này đều thuộc lớp giáp xác và dùng làm thức ăn, làm mắm.
b/ Bạn Vương nói rằng: Chỉ có mực, tôm thẻ, cua biển, tôm bạc mới là lớp giáp xác dùng làm thức ăn và xuất khẩu.
c/ Bạn An nói rằng: Chỉ có tôm thẻ, cua biển, tôm bạc mới là lớp giáp xác dùng làm thức ăn và xuất khẩu.
	Để xác định tình huống trên đúng hay sai ta cùng nhau đi tìm hiểu bài đa dạng và vai trò của giáp xác
2/ Bài mới: 
* Hoạt động 1: 	Tìm hiểu một số giáp xác khác 
Mục tiêu: Nêu được các đặc điểm riêng của một số loài giáp xác điển hình, sự phân bố rộng của chúng trong nhiều môi trường khác nhau
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Lớp giáp xác hiện nay có khoảng bao nhiêu loài?→Lớp giáp xác có số lượng loài lớn nhưng trong mục I một số giáp xác khác ta cùng hau tìm hiểu 7 động vật đại diện cho lớp giáp xác.
- GV yêu cầu HS quan sát kĩ H24.1- 7 SGK đọc thông tin dưới hình → hoàn thành phiếu học tập vào bảng phụ.
- GV chốt lại kiến thức 
- HS quan sát hình đọc chú thích SGK tr.79,80.
- Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập
- Đại diện nhóm gắn kết quả thảo luận nhóm mình lên bảng.
- Các nhóm chấm chéo kết quả thảo luận cho nhau(cứ mỗi từ hay cụm từ sai trừ 0,25 đ)
.
1) Một số giáp xác khác 
Lớp giáp xác đa dạng về:
- Số lượng loài
- Cấu tạo cơ thể
- Lối sống và môi trường sống
Đặc điểm 
Đại diện
Kích thước
Cơ quan
di chuyển
Lối sống
Đặc điểm khác
1- Mọt ẩm
Nhỏ
Chân
ở cạn
Thở bằng mang
2- Sun
Nhỏ
Cố định
Sống bám vào vỏ tàu
3- rận nước
Rất nhỏ
Đôi râu lớn 
Sống tự do
Mùa hạ sinh toàn con cái
4- Chân kiến
Rất nhỏ
Chân kiếm
Tự do, kí sinh
kí sinh: phần phụ tiêu giảm
5- Cua đồng
Lớn
Chân bò 
Hang hốc
Phần bụng tiêu giảm
6- Cua nhện
Rất lớn 
Chân bò
đáy biển
Chân dài giống nhện
7- Tôm ở nhờ
Lớn
Chân bò
ẩn vào vỏ ốc
Phần bụng vỏ mỏng, mềm
- GV từ bảng trên cho HS trả lời:
+ Nhận xét sự đa dạng của giáp xác?
+ Trong các đại diện giáp xác trên loài nào có kích thước lớn, loài nào có kích thước nhỏ, số lượng nhiều hay ít?
+ Loài nào có hại, loài nào có lợi và lợi như thế nào?
+ Ở địa phương thường gặp các giáp xác nào và chúng sống ở đâu?
+ Cho ví dụ về động vật thuộc lớp giáp xác.
- GV chiếu hình ảnh về động vật thuộc lớp giáp xác.
Qua bảng 1 ta đã biết động vật có lợi là cua đồng đực, cua nhện, gây hại là chân kiếm kí sinh, rận nước vậy còn động vật nào của lớp giáp xác có lợi như như cua đồng hay không và gây hại như sun và chân kiếm hay không→tìm hiểu phần 2
- HS thảo luận, rút ra nhận xét.
+ Đa dạng 
- Số loài lớn 
- Cấu tạo, lối sống và môi trường rất khác nhau.
- Kích thước lớn: Cua nhện(7 kg,chân dài giống nhện).
- Nhỏ nhất: Rận nước, chân kiếm (2mm)
- Có hại: Mọt ẩm hại cây trồng : sứ. Con sun( bám vào vỏ tàu thuyền làm giảm tốc độ), Chân kiếm sống kí sinh ở da cá 
- Có lợi: Rận nước 
Chân kiếm sống tự do 
Cua đồng đực, Cua nhện 
- Tôm: càng xanh, he, hùm, sú, thẻ....ruốc
- Cua: đồng núi, biển. Ghẹ
- Giáp xác nhỏ
* Hoạt động 2: 	Vai trò thực tiễn.
Mục tiêu: nêu được vai trò của giáp xác trong tự nhiên và đối với việc cung cấp thực phẩm cho con người
- Hãy kể về mặt lợi và mặt hại của giáp xác.
GV yêu cầu HS hội ý trong bàn cho ví dụ về những vai trò của giáp xác bảng 2.( 2 phút)
- GV cho HS chơi trò chơi: “tiếp sức”
Luật chơi: chia thành 2 đội: mỗi đội gồm 6 em( ngồi 6 đầu bàn trong mỗi dãy)
+ Lần lược từng em lên ghi trên bảng phụ về tên động vật tương ứng với từng vai trò của lớp giáp xác( mỗi em ghi 2 tên con vật tương ưng với 2 vai trò).
+ Nhóm nào ghi hết các vai trò của giáp xác và ghi nhiều tên động vật nhất thì thắng cuộc
- Qua sơ đồ đó nói được động vật nào thuộc lớp giáp xác có ở địa phương?
- Chiếu một số hình ảnh về vai trò giáp xác
? Do ích lợi trên mà hiện nay nhiều loài giáp xác bị khai thác quá mức. Điều này sẽ dẫn đến hậu quả gì?
? Chúng ta cần làm gì để hạn chế những nguy cơ đó và phát triển mặt có lợi? 
? Bản thân các em phải làm gì để bảo vệ môi trường biển
?Ở nước ta hiện nay đang phát triển nghề nuôi loại giáp xác nào?cho biết vai trò của nghề đó
- Thức ăn của tôm, cua, rận nước, chân kiếm là gì?
- Vậy giáp xác có vai trò gì đối với môi trường nước? môi trường biển?
- HS kết hợp SGK và hiểu biết của bản thân làm bảng tr.81 SGK
.
- Từ sơ đồ tư duy thể hiện được vai trò của giáp xác..
+ Cạn kiệt nguồn thuỷ hải sản có giá trị.
+ Ảnh hưởng tới nguồn thức ăn của các loài khác trong hệ sinh thái.
+ Mất cân bằng sinh thái. 
+Có kế hoạch nuôi và khai thác hợp lí. 
+ Bảo vệ môi trường sống, chống gây ô nhiêm môi trường. 
- HS tự suy nghĩ trả lời.
-Nhiều vùng nước ta đang phát triển nghề nuôi tôm (ở ven biển là tôm sú, tôm hùm; ở nội địa là tôm càng xanh); nuôi cua có vai trò trong nền kinh tế quốc dân.
- Tảo, vụn hữu cơ, xác động vật, thực vật chết.
- Vai trò của giáp xác trong ao hồ biển là rất lớn, chúng là thức ăn của giai đoạn sơ sinh của tất cả các loài cá(có loài ăn thực vật nhưng giai đoạn sơ sinh phải ăn rận nước). Giáp xác nhỏ còn là thức ăn suốt đời của rất nhiều loài cá kể cả cá voi, làm sạch môi trường nước.
2) Vai trò của giáp xác.
- Có lợi
 + Thực phẩm: Khô, tươi sống, đông lạnh.
+ làm mắm
+ xuất khẩu
+ Làm thức ăn cho cá
Có hại: 
+ Giao thông đường thủy
+ Kí sinh gây hại cho cá
+ Là vật chủ trung gian tryền bệnh
3. củng cố:
1/ Kiểm tra lại điều dự đoán ban đầu xem các em dự đoán có đúng không nếu đúng nhận quà.
Em hãy dự đoán tình huống sau: theo em tình huống nào đúng?
Nhân ngày môi trường thế giới (5/6)tập thể lớp 7A ra biển dọn vệ sinh môi trường biển, thấy chiếc thuyền nhỏ đánh cá vào bờ, trong chiếc thuyền có: mực, cá nục, tôm thẻ, cua biển, tôm bạc, sò huyết:
a/ Bạn Kha nói rằng: những con này đều thuộc lớp giáp xác và dùng để làm thức ăn, làm mắm...
b/ Bạn Vương nói rằng: Chỉ có mực, tôm thẻ, cua biển, tôm bạc mới là lớp giáp xác để làm thức ăn và xuất khẩu..
c/ Bạn An nói rằng: Chỉ có tôm thẻ, cua biển, tôm bạc mới là lớp giáp xác để làm thức ăn và xuất khẩu...
Đáp án đúng câu c
2/ Hãy tìm các cụm từ phù hợp điền vào chỗ trống thay cho các số 1, 2, 3, ... để hoàn chỉnh các câu sau :
Các cụm từ lựa chọn: 
xuất khẩu, thường gặp, thức ăn, thực phẩm, đa dạng
Giáp xác rất ........................., sống ở các môi trường nước, một số ở cạn, số nhỏ kí sinh. Các đại diện ............................. như tôm sông, cua, tôm ở nhờ, rận nước, mọt ẩm ... có tập tính phong phú. Hầu hết giáp xác đều có lợi. Chúng là nguồn ...................... của cá và là ................................ quan trọng của con người, là loại thuỷ sản .................................. hàng đầu của nước ta hiện nay
3/ Hãy nêu sự đa dạng và phong phú của động vật giáp xác ở địa phương. 
(Nếu ở đồng bằng hay miền núi cần chia giáp xác thành 3 loại Nhóm tôm tép, nhóm cua đồng, nhóm giáp xác nhỏ)
 * Cho Hs đọc kết luận sgk
4. Dặn dò:	
 - Học bài, trả lời 1,2,3 câu hỏi SGK (trang 81).
 	- Chuẩn bị tiết sau:
	+ Hoàn thành bảng 1, 2 bài 25 và lệnh tam giác trang 83( về nhà quan sát quá trình bắt mồi và chăng tơ của nhện
	+ Mỗi nhóm mang 1 con nhện vườn

File đính kèm:

  • docBai_24_Da_dang_va_vai_tro_cua_lop_Giap_xac_20150726_104530.doc