Giáo án Sinh học 7 - Bài 16: Thực hành mổ và quan sát giun đất (tiếp theo)

Tiểu kết:

- Giun đốt có khoảng trên 9000 loài như vắt, đỉa, róm biển, giun đỏ Sống ở các môi trường: đất ẩm, nước, lá cây t có thể sống tự do, định cư hay chui rúc.

 Ngành giun đốt rất đa dạng về số lượng loài, lối sống, môi trường sống.

- Lợi ích: Làm thức ăn cho động vật, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, màu mỡ.

- Tác hại: Hút máu người và động vật, gây bệnh.

 

doc5 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 6727 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 7 - Bài 16: Thực hành mổ và quan sát giun đất (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 08	Ngày soạn: 04/10/2014
Tiết 15 	 	Ngày dạy: 07/10/2014
BÀI 16: THỰC HÀNH
MỔ VÀ QUAN SÁT GIUN ĐẤT (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
- Nhận biết được cấu tạo trong (một số nội quan) của giun đất.
- Trình bày được các vai trò của giun đất trong việc cải tạo đất nông nghiệp
2. Kĩ năng:
- Kỹ năng mổ động vật không xương sống (Mổ mặt lưng trong môi trường ngập nước)
- Biết quan sát mẫu vật thu thập kiến thức
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tự giác, kiên trì và tinh thần hợp tác trong giờ học thực hành.
- Có ý thức bảo vệ động vật có ích
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
1. Giáo viên:
- Bộ đồ mổ ( 4 bộ), kính lúp, cồn loãng, nước sạch
- Tranh câm H16.2, H16.3 SGK 
2. Học sinh:
- Chuẩn bị : mỗi nhóm 2 con giun đất có kích thước lớn.
- Giấy lau.
- Nghiên cứu kỹ thông tin bài giun đất ( phần cấu tạo trong).
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: 
Lớp 7A1: vắng: ....	Lớp 7A2: vắng...	Lớp 7A3: vắng....	Lớp 7A4: vắng... 
2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày các bước mổ giun đất?
3. Hoạt động dạy học:
*Mở bài: Chúng ta đã tìm hiểu cấu tạo ngoài của giun đất thông qua quan sát và bên ngoài và xác định 1 số bộ phận bên ngoài, hôm nay tiến hành mổ giun đất để nghiên cứu cấu tạo bên trong của giun đất.
Hoạt động 1: Thực hành mổ giun đất.
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
- GV chia nhóm, phát dụng cụ cho các nhóm
- GV yêu cầu HS xử lí mẫu bằng cồn loãng và tiến hành mổ giun đất lần lượt theo các bước H16.2.
- GV kiểm tra sản phẩm của các nhóm bằng cách:
+ Gọi 1 nhóm mổ đẹp đúng trình bày thao tác mổ.
+ 1 nhóm mổ chưa đúng trình bày thao tác mổ.
- Vì sao mổ chưa đúng hay nát các nội quan?
- GV giảng: mổ động vật không xương sống chú ý:
+ Mổ mặt lưng, nhẹ tay đường kéo ngắn, lách nội quan từ từ, ngâm vào nước.
+ Cắm ghim nghiêng 450
+ Ở giun đất có thể xoang chứa dịch liên quan đến việc di chuyển của giun đất.
- HS thành lập nhóm. Đại diện nhóm lên nhận dụng cụ mổ
- HS xử lí mẫu. Cử 1 đại diện mổ, thành viên khác giữ, lau dịch cho sạch mẫu.
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả.
- Nhóm khác theo dõi, góp ý cho nhóm mổ chưa đúng.
- Nhóm mổ sai tiến hành mổ lại cho đúng (nếu có)
Hoạt động 2: Quan sát cấu tạo trong
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV hướng dẫn HS quan sát trên mẫu vật: tìm thể xoang của giun đất
+ Nêu đặc điểm thể xoang của giun đất?
- GV nhận xét, phân tich thêm vai trò thể xoang: giúp giun đất điều chỉnh cơ thể trong quá trình vận chuyển, là nơi nhận chất bài tiết của cơ thể để thải ra ngoàiàthể xoang chính thức
- Hướng dẫn HS tiếp tục quan sát mẫu, tìm hệ tuần hoàn.
- Đối chiếu mẫu vật với H15.5 SGK , xác định các thành phần của hệ tuần hoàn
- Tại sao da giun đất có màu phớt hồng? Khi cuốc phải giun đất ta thấy có dịch lỏng màu đỏ chảy ra, đó là chất gì?
- Lưu ý cho HS: Giun đất có HTH kín, vòng hầu có vai trò như tim (tim đơn giản), máu màu đỏ, chứa nhân Fe
 - Yêu cầu HS dùng kéo nhọn tách nhẹ nội quan.
+ Dựa vào hình 16.3A nhận biết các bộ phận của hệ tiêu hoá.
+ Cho HS đọc TTSGK mục IV dinh dưỡng và mục em có biết, cho biết: Giun đất dinh dưỡng như thế nào?
Lợi ích của giun đất đối với đất trồng trọt như thế nào?
à Giáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích
+ sự trao đổi khí của giun đất được thực hiện như thế nào?
+ Vì sao mưa nhiều giun đất lại chui lên mặt đất?
- Dựa vào hình 16.3B SGK, quan sát bộ phận sinh dục.
- Gạt ống tiêu hoá sang bên để quan sát hệ thần kinh màu trắng ở bụng.
- Hoàn thành chú thích ở hình 16B và 16C SGK.
- GV kiểm tra bằng cách gọi đại diện nhóm lên bảng chú thích vào tranh câm.
- HS quan sát mẫu vật của nhóm. Sử dụng kính lúp tìm được thể xoang. Đối chiếu với TTSGK, trả lời câu hỏi
- HS lắng nghe, biết được vai trò của thể xoangà điểm tiến hóa của giun đất so với các ngành giun đã học
- HS quan sát mẫu, xác định hệ tuần hoàn
- Máu mầu đỏ, dưới da là hệ thống mao mạch dày đặc. Dịch lỏng màu đỏ là máu giun đất
- Trong nhóm:
+ Một HS thao tác gỡ nội quan.
+ HS khác đối chiếu với SGK để xác định các hệ cơ quan.
+ HS trả lời
+ Nêu được những lợi ích của giun đất nhờ hoạt động đào đất,dinh dưỡng, bài tiết của giun đất.
+ Qua da
+ Mưa nhiều, đất bị ẩm ướt, không khí trong đất ít khiến giun bị ngạt thởà chui lên mặt đất
- Ghi chú thích vào hình vẽ.
- Đại diện các nhóm lên chữa bài, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Tiểu kết:
- Cấu tạo trong:
+ Có khoang cơ thể chính thức, chứa dịch: thể xoang
+ Hệ tiêu hoá: phân hoá rõ: lỗ miệng " hầu " thực quản " diều, dạ dày cơ (mề) " ruột tịt " hậu môn.
+ Hệ tuần hoàn: Mạch lưng, mạch bụng, vòng hầu (tim đơn giản), tuần hoàn kín.
+ Hệ thần kinh: chuỗi hạch thần kinh, dây thần kinh.
+ hô hấp: qua da
- Dinh dưỡng: Giun đất ăn vụn thực vật và mùn đất thải ra một loại đất xốp (phân giun)àlàm đất tơi xốp, tăng độ màu mỡ cho đất, giúp cây trồng STPT tốt
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
1. Củng cố:
- Nhận xét giờ, đánh giá điểm cho 1-2 nhóm làm việc tốt và kết quả đúng đẹp. Nhắc nhở các nhóm làm chưa tích cực 
- Nêu điểm khác biệt của giun đốt với giun tròn
- Cho HS thu dọn vệ sinh
2. Dặn dò:
- Viết thu hoạch theo yêu cầu hướng dẫn ở SGK.
- Sưu tầm các câu tục ngữ, câu ví nói về vai trò của giun đất đối với sản xuất nông nghiệp
- Kẻ bảng 1 SGK trang 60 vào vở bài tập
* RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………........
Tuần 08	Ngày soạn: 05/10/2014
Tiết 16 	Ngày dạy: 10/10/2014
BÀI 17: MỘT SỐ GIUN ĐỐT KHÁC
VÀ ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH GIUN ĐỐT
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: Mở rộng hiểu biết về các Giun đốt (Giun đỏ, đỉa, rươi, vắt...) từ đó thấy được tính đa dạng của ngành này.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ động vật.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. Giáo viên:
- Tranh phóng to H17.1 – H17.3 SGK
- Một số hình ảnh và thông tin về một số đại diện khác của giun đốt
2. Học sinh:Kẻ bảng 1 SGK trang 60 vào vở bài tập
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: 
Lớp 7A1: vắng: ....	Lớp 7A2: vắng...	Lớp 7A3: vắng....	Lớp 7A4: vắng... 
2. Kiểm tra bài cũ: Trình bày đặc điểm cấu tạo trong của Giun đất?
- kiểm tra bài thu hoạch của HS
3. Hoạt động dạy học:
*Mở bài: Ngành giun đốt rất phong phú với khoảng 9 nghìn loài, sống ở nước mặn, nước ngọt, trong bùn, trong đất. Một số giun đốt sống ở cạn và kí sinh.
Hoạt động 1: Một số giun đốt thường gặp
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh
- GV cho HS quan sát tranh hình giun đỏ, rươi, róm biển 
- yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK trang 59, trao đổi nhóm hoàn thành bảng 1.
- GV kẻ bảng 1 để HS chữa bài.
- GV nhận xét, chốt đáp án.
- GV yêu cầu HS quan sát kết quả của bảng tự rút ra kết luận về sự đa dạng của giun đốt về số loài, lối sống, môi trường sống.
- Để thích nghi với lối sống và môi trường sống khác nhau thì cơ thể chúng đã biến đổi như thế nào?
vd: giun đất sống chui rúc trong đất.
GV hướng dẫn HS quan sát, phân tích
à Giun đốt có vai trò gì trong tự nhiên và đời sống? -> từ đó rút ra kết luận.
- Biết được lợi ích của chúng vậy ta phải làm gì để bảo vệ chúng àgiáo dục ý thức bảo vệ động vật có ích
- Cá nhân HS tự quan sát tranh hình, đọc thông tin SGK, trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến và hoàn thành nội dung bảng 1.
- Yêu cầu:
+ Chỉ ra được lối sống của các đại diện giun đốt.
+ 1 số cấu tạo phù hợp với lối sống.
- Đại diện các nhóm lên bảng ghi kết quả ở từng nội dung. Nhóm khác theo dõi, nhận xét và bổ sung.
- HS rút ra kết luận.
- Đại diện một nhóm HS trình bày -> HS khác bổ sung.
- HS quan sát hình kết hợp phân tích TTSGK đưa ra câu trả lời
lưu ý: Giun đất có cơ thể hình giun, đốt phần đầu có thành cơ phát triển, chi bên tiêu giảm, da trơn. Vòng tơ, cơ dọc, cơ vòng phát triển giúp giun thích nghi với đời sống trong đất
- HS trả lời
- Có ý thức bảo vệ, phát triển loài có lợi, triệt tiêu loài có hại
Bảng 1: Đa dạng của ngành giun đốt
STT
 Đa dạng
Đại diện
Môi trường sống
Lối sống
1
Giun đất
- Đất ẩm
- Chui rúc.
2
Đỉa
- Nước ngọt, mặn, nước lợ.
- Kí sinh ngoài.
3
Rươi
- Nước lợ.
- Tự do.
4
Giun đỏ
- Nước ngọt.
- Định cư.
5
Vắt
- Đất, lá cây.
- Tự do.
6
Róm biển
- Nước mặn.
- Tự do.
Tiểu kết:
- Giun đốt có khoảng trên 9000 loài như vắt, đỉa, róm biển, giun đỏ… Sống ở các môi trường: đất ẩm, nước, lá cây…t có thể sống tự do, định cư hay chui rúc. 
à Ngành giun đốt rất đa dạng về số lượng loài, lối sống, môi trường sống..
- Lợi ích: Làm thức ăn cho động vật, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, màu mỡ.
- Tác hại: Hút máu người và động vật, gây bệnh.
IV. CỦNG CỐ, DẶN DÒ.
1. Củng cố:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Trình bày sự đa dạng của ngành giun đốt?
+ Vai trò của giun đất ở địa phương em?
2. Dặn dò:
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Làm thí nghiệm như bài tập 4 SGK trang 61.
- Ôn tập kiến thức chuẩn bị kiểm tra.
* RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………........

File đính kèm:

  • docgiao an sinh 7 tuan 8.doc