Giáo án Sinh học 6 - Tuần 4 - Năm học 2015-2016

I.MỤC TIÊU

1.Kiến thức:

 Nêu được đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm.

 Phân biệt được sự khác nhau giữa rễ cọc với rễ chùm.

 Nhận biết rễ cọc, rễ chùm trên cây cụ thể.

2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, vẽ hình, hoạt động nhóm.

3.Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, ý thức bảo vệ thực vật.

II.CHUẨN BỊ

- GV: + Vật mẫu: cây có rễ cọc như: cam, bưởi, đậu, và cây có rễ chùm: lúa, cỏ

 + Tranh vẽ phóng to Hình 9.1, 9.3 trang 29 – 30 sgk. (Rễ cọc, rễ chùm; Các miền của rễ). Các mảnh tờ bìa cứng ghi: miền trưởng thành, miền hút, miền sinh trưởng, miền chóp rễ.

 - HS: Xem trước bài ở nhà

III.CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1.Ổn định lớp

2.Kiểm tra bài cũ:

Quá trình phân bào diển ra như thế nào ? tế bào ở đâu có khả năng phân chia ?

 Quá trình phân bào: hình thành 2 nhân; chất tế bào phân chia, vách tế bào ngăn đôi tế bào cũ  2 tế bào mới. Tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia

3.Nội dung bài mới:

 Mở bài: Rễ cây giúp cây đứng vững trên mặt đất, giúp cây hút nước và muối khoáng. Các loại rễ có giống nhau không ? mỗi rễ cây có những miền nào ?

 

doc4 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 649 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Tuần 4 - Năm học 2015-2016, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Tiết thứ: 7	Tuần: 4	 	 
BÀI 8: SỰ LỚN LÊN VÀ PHÂN CHIA CỦA TẾ BÀO
I.MỤC TIÊU 
Kiến thức: 
	- Trả lời được: tế bào lớn lên như thế nào ? tế bào phân chia ra sao ? 
	- Phân tích được ý nghĩa sự lớn lên và phân chia của tế bào. 
	- Phân tích được cây lớn lên nhờ các tế bào mô phân sinh lớn lên và phân chia. 
Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, so sánh. 
Thái độ: Giáo dục tư tưởng khoa học biện chứng cho hs. 
II.CHUẨN BỊ
- GV: Tranh vẽ phóng to Hình 8.1 – 8.2 trang 27 sgk. 
- HS: Xem trước bài ở nhà
III.CÁC BƯỚC LÊN LỚP
 1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu cấu tạo tế bào thực vật ?
- Tế bào thực vật có kích thước và hình dạng như thế nào ? Mô là gì ? Cho ví dụ minh họa ? 
 3. Nội dung bài mới
 Mở bài: Chúng ta đã biết cơ thể thực vật do các cơ quan tạo nên, mỗi cơ quan do nhiều mô, mỗi mô có nhiều tế bào tạo nên (Sơ đồ: Cơ thể thực vật ¬ cơ quan (CQSD, CQSS) ¬ mô ¬ tế bào). Vậy cơ thể thực vật lớn lên do tế bào lớn lên và phân chia. 
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự lớn lên của tế bào
Mục tiêu: mô tả được sự lớn lên của tế bào nhờ sự trao đổi chất. 
Hoạt động của thầy
Hđ của trò
Nội dung ghi bảng
Treo Tranh vẽ ph.to h.8.1 hướng dẫn học sinh quan sát , Yêu cầu học sinh hs đọc thông tin ô vuông 1 ; thảo luận nhóm trong 5’
 + Tế bào lớn lên như thế nào ? 
 + Nhờ đâu mà tế bào lớn lên được ? 
Bổ sung hoàn chỉnh nội dung. 
Quan sát tranh, cá nhân đọc thông tin, đại diện pbiểu, nhóm khác bổ sung: tb non lớn dần thành tbào trưởng thành nhờ TĐC. 
I. Sự lớn lên của tế bào: 
+ Tăng về kích thước.
+ Điều kiện lớn lên: Có sự trao đổi chất .
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự phân chia của tế bào.
Mục tiêu: hs trình bày được sự phân chia tế bào ở mô phân sinh làm cho rễ, thân, lá của thực vật lớn lên.
Hoạt động của thầy
Hđ của trò
Nội dung ghi bảng
Treo Tranh vẽ phóng to hình 8.2; h.dẫn học sinh quan sát . 
Yêu cầu học sinh đọc thông tin ô vuông và thảo luận nhóm: 
 + T.bào ph.chia như thế nào ? 
 + Các tế bào ở bộ phận nào có khả năng phân chia ? 
 + Các cơ quan của thực vật như: rễ, thân, lálớn lên bằng cách nào ? 
Yêu cầu đại diện nhóm phát biểu, bổ sung. 
Bổ sung hoàn chỉnh nội dung. 
Cá nhân đọc thông tin sgk, quan sát tranh vẽ phóng to; thảo luận nhóm; đại diện pbiểu, nhóm khác bổ sung. 
Quan sát, nghe gv thông báo về quá trình phân bào. 
II. Sự phân chia tế bào: 
-Các thành phần tham gia :
+Vách tế bào.
+Màng sinh chất.
+Chất tế bào. 
+Nhân.
-Quá trình phân chia :
+Phân chia nhân 
+Phân chia chất tế bào
+Hình thành vách ngăn 
-Kết quả PC : Từ 1 tế bào thành 2 tế bào con .
*Ý nghĩa : Tăng số lượng và kích thước àGiúp cây sinh trưởng và phát triển .
4.Củng cố 
- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 1, 2 trang 28 sgk. 
 5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
- Học bài cũ.
- Chuẩn bị bộ rễ cây lúa, đậu, cải, (rữa sạch)
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
	...
Ngày soạn: 
Tiết thứ: 8	Tuần: 4	 	 
CHƯƠNG 2: RỄ
BÀI 9: CÁC LOẠI RỄ, CÁC MIỀN CỦA RỄ
I.MỤC TIÊU 
1.Kiến thức: 
Nêu được đặc điểm của rễ cọc và rễ chùm. 
Phân biệt được sự khác nhau giữa rễ cọc với rễ chùm. 
Nhận biết rễ cọc, rễ chùm trên cây cụ thể. 
2.Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, vẽ hình, hoạt động nhóm. 
3.Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn, ý thức bảo vệ thực vật. 
II.CHUẨN BỊ 
- GV: + Vật mẫu: cây có rễ cọc như: cam, bưởi, đậu, và cây có rễ chùm: lúa, cỏ
 	 + Tranh vẽ phóng to Hình 9.1, 9.3 trang 29 – 30 sgk. (Rễ cọc, rễ chùm; Các miền của rễ). Các mảnh tờ bìa cứng ghi: miền trưởng thành, miền hút, miền sinh trưởng, miền chóp rễ. 
	- HS: Xem trước bài ở nhà
III.CÁC BƯỚC LÊN LỚP 
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ: 
Quá trình phân bào diển ra như thế nào ? tế bào ở đâu có khả năng phân chia ? 
 Quá trình phân bào: hình thành 2 nhân; chất tế bào phân chia, vách tế bào ngăn đôi tế bào cũ ® 2 tế bào mới. Tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia
3.Nội dung bài mới:
 Mở bài: Rễ cây giúp cây đứng vững trên mặt đất, giúp cây hút nước và muối khoáng. Các loại rễ có giống nhau không ? mỗi rễ cây có những miền nào ? 
Hoạt động 1: Tìm hiểu các loại rễ.
Mục tiêu: phân biệt và cho ví dụ được các cây có rễ cọc và rễ chùm. 
Hoạt động của thầy
Hđ của trò
Nội dung ghi bảng
 K. tra các nhóm ch.bị rễ cây. 
Treo Tranh vẽ ph.to hình 9.1
 + Thử phân loại các cây đem theo thành 2 nhóm ? 
 + Đối chiếu với hình vẽ thử phân chúng thành 2 nhóm A và nhóm B ? 
 + Lấy một cây ở mỗi nhóm ra quan sát và ghi lại đặc điểm của mỗi loại rễ ? 
Kiểm tra sự phân loại của các nhóm hs. 
học sinh hoạt động cá nhân hoàn thành bài tập điền từ trang 29, 30. 
 Các nhóm đem cây đã chuẩn bị ra quan sát, hoàn thành 3 câu hỏi theo hướng dẩn. 
Gv kiểm tra xong tiếp tục thảo luận nhóm hàn thành bài tập điền từ. Đại diện pbiểu, nhóm khác bổ sung. 
Rút ra kết luận rễ cọc -chùm. 
I. Các loại rễ: có 2 loại: 
 Rễ cọc: gồm rễ cái và các rễ con. Ví dụ: cây bưởi, đậu, cải, 
Rễ chùm: gồm nhiều rễ con mọc từ gốc thân. Ví dụ: lúa, ngô, tre,  
* Vẽ sơ đồ rễ cọc và rễ chùm: 
 Rễ cọc Rễ chùm 
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng các miền của rễ.
Mục tiêu: kể tên được 4 miền của rễ và nêu được chức năng từng miền. : 
Hoạt động của thầy
Hđ của trò
Nội dung
 Treo tranh vẽ phóng to hình 9.3 “ Các miền của rễ ”. Yêu cầu h.sinh đọc thông tin mục 2. 
Hãy dáng tên các miền của rễ vào những chổ cho phù hợp trên tranh ? 
Nêu chức năng các miền của rễ ? 
Bổ sung hoàn chỉnh nội dung. 
Quan sát tranh, đọc thông tin, trao đổi nhóm, đại diện lên dáng các mảnh bìa lên tranh, 
Nhóm khác bổ sung. 
II. Các miền của rễ: có 4 miền: 
Miền trưởng thành: có chức năng dẩn truyền, 
 Miền hút: hấp thụ nước và muối khoáng, 
Miền sinh trưởng: làm cho rễ dài ra, 
Miền chóp rễ: che chở cho đầu rễ. 
4.Củng cố
- Yêu cầu học sinh hoàn thành bài 1: đại diện pbiểu, nhóm khác bổ sung. 
 5. Hướng dẫn HS tự học, làm bài tập và soạn bài mới ở nhà.
- Đọc mục « Em có biết » và xem trước nội dung bài tiếp theo. 
IV. RÚT KINH NGHIỆM: 
	.		.		.
Ký duyệt tuần 4
Ngày .. tháng  năm .
Tổ trưởng

File đính kèm:

  • docGA Sinh 6-Tuan 4.doc
Giáo án liên quan