Giáo án Sinh học 6 - Tuần 32 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Văn Hậu

Gv: Yêu cầu học sinh đọc thông tin sgk thảo luận trả lời câu hỏi

H:Tại sao nói TV ở Việt nam có tính đa dạng cao?

Hs: Về số lượng loài, môi trường sống

H: Cho VD thực vật có giá trị về kinh tế và khoa học?

Hs: trả lời

H: Rút ra kết luận

Gv: Nhận xét chốt lại

Gv: Yêu cầu hs đọc thông tin sgk trả lời câu hỏi

H: Ở Việt Nam trung bình mỗi năm bị tàn phá từ 100000- 200000 ha rừng nhiệt đới. Theo em những nguyên nhân nào dẫn tới sự suy giảm tính đa dạng của thực vật đó:

a. Chặt phá rừng làm rẫy d. Cháy rừng

b. Chặt phá rừng buôn bán e. Lũ lụt

c.Khoanh nuôi rừng f. Chặt cây làm nhà

Đáp án: a, b, d

 H: Nguyên nhân nào dẫn đến sự suy giảm tính đa dạng cao của TV ở Việt nam và hậu quả?

Hs: trả lời

Gv: Treo H49.1+ 49.2 sgk quan sát trả lời câu hỏi

H: Thế nào là thực vật quý hiếm?

Hs: Những loài TV có giá trị và xu hướng ngày càng ít đi do sự khai thác quá mức

H: Hãy kể tên một vài cây quý hiếm mà em biết?

Hs: Trả lời

H: Em hãy cho biết tình hình người dân vào rừng chặt cây lấy gỗ hoặc lấy các lâm sản?

Hs: Trả lời

Gv: Nhận xét chốt lại

 

doc7 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 580 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Tuần 32 - Năm học 2014-2015 - Nguyễn Văn Hậu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:12/4/2014	Ngày dạy: 14-19/4/2014
Tuần 32	Tiết PPCT: 61
BẢO VỆ SỰ ĐA DẠNG CỦA THỰC VẬT
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:	
 - Giải thích được sự khai thác quá mức dẫn đến tàn phá và suy giảm đa dạng sinh vật.
 - Nêu các ví dụ về vai trò của cây xanh đối với đời sống con người và nền kinh tế
2. Kỹ năng:	
Rèn kĩ năng trả lời câu hỏi theo biểu bảng.
Kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ:
Có ý thức thể hiện bằng hành động cụ thể bảo vệ cây có ích, bài trừ cây có hại.
II. Phương pháp:
 Trực quan + vấn đáp + thảo luận nhóm
III. Phương tiện:
Gv : - Tranh vẽ 1- 2 cây TV quý hiếm
 - Sưu tầm một số mẫu tin hoặc hình ảnh về các nội dung của bài học 
Hs: Sưu tầm tranh ảnh
IV. Tiến trình lên lớp:
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS
2/ Kiểm tra bài cũ:
 H: con người sử dụng TV để phục vụ đời sống hàng ngày của mình như thế nào?
 H. Hút thuốc lá và thuốc phiện có hại như thế nào đến sức khoẻ?
3/ Giảng bài mới:
Vào bài: Mỗi loài trong giới TV đều có những nét đặc trưng về hình dạng, cấu tạo, kích thước, nơi sốngTập hợp tất cả các loài TV với các đặc trưng của chúng tạo thành sự đa dạng của giới TV
Hiện nay có một thực trạng là tính đa dạng của TV đang bị suy giảm do tác động của con người. Vì vậy cần phải bảo vệ sự đa dạng của TV.
GV: Ghi tên bài lên bảng
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1 : Tìm hiểu sự đa dạng của thực vật
GV : Yêu cầu HS đọc sgk
H : Hãy kể tên những thực vật mà em biết ?
Hs : Trả lời
Hs : Chúng thuộc ngành nào sống ở đâu ?
Hs : Trả lời
H: Thế nào là tính đa dạng của TV?
HS phải thấy được là: sự phong phú về loài, cá thể trong loài, môi trường sống
Gv: Nhận xét chốt lại
GV nhấn mạnh : Thường chỉ cần số lượng loài là đủ nhưng thật ra tính đa dạng còn được biểu hiện ở chất lượng, tình trạng loài, số lượng cá thể trong loài, sự đa dạng cũng như chất lượng môi trường sống của loài
1.Đa dạng của TV là gì ? 
Đa dạng của thực vật được biểu hiện bằng số lượng loài và cá thể của loài trong các môi trường sống tự nhiên
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự đa dạng của thực vật ở Việt Nam
Gv: Yêu cầu học sinh đọc thông tin sgk thảo luận trả lời câu hỏi
H:Tại sao nói TV ở Việt nam có tính đa dạng cao?
Hs: Về số lượng loài, môi trường sống
H: Cho VD thực vật có giá trị về kinh tế và khoa học?
Hs: trả lời
H: Rút ra kết luận
Gv: Nhận xét chốt lại
Gv: Yêu cầu hs đọc thông tin sgk trả lời câu hỏi
H: Ở Việt Nam trung bình mỗi năm bị tàn phá từ 100000- 200000 ha rừng nhiệt đới. Theo em những nguyên nhân nào dẫn tới sự suy giảm tính đa dạng của thực vật đó:
a. Chặt phá rừng làm rẫy d. Cháy rừng
b. Chặt phá rừng buôn bán e. Lũ lụt
c.Khoanh nuôi rừng f. Chặt cây làm nhà
Đáp án: a, b, d
 H: Nguyên nhân nào dẫn đến sự suy giảm tính đa dạng cao của TV ở Việt nam và hậu quả?
Hs: trả lời
Gv: Treo H49.1+ 49.2 sgk quan sát trả lời câu hỏi
H: Thế nào là thực vật quý hiếm?
Hs: Những loài TV có giá trị và xu hướng ngày càng ít đi do sự khai thác quá mức
H: Hãy kể tên một vài cây quý hiếm mà em biết?
Hs: Trả lời
H: Em hãy cho biết tình hình người dân vào rừng chặt cây lấy gỗ hoặc lấy các lâm sản?
Hs: Trả lời
Gv: Nhận xét chốt lại
2.Tính đa dạng của TV ở Việt nam
a.Việt nam có tính đa dạng cao về TV 
Việt Nam có sự đa dạng về thực vật khá cao trong đó nhiều loài có giá trị cao về kinh tế
b.Sự suy giảm tính đa dạng của TV ở Việt Nam
- Nguyên nhân: SGK
 - Hậu quả: SGK
 KL: TV quyù hieám laø nhöõng loaøi TV coù giaù trò veà maët naøy hay maët khaùc vaø coù xu höôùng ngaøy caøng ít ñi do bò khai thaùc quaù möùc
Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự đa dạng của thực vật
Gv: Yêu cầu hs đọc thông tin sgk trả lời câu hỏi
H: Vì sao phải bảo vệ sự đa dạng của thực vật?
Hs: Do nhiều cây có giá trị kinh tế khai thác bừa bãi
H: Liên hệ bản thân có thể làm gì trong việc bảo vệ thực vật ở địa phương?
Hs: Tham gia trồng cây bảo vệ cây cối
H: Rút ra kết luận
H: Cần phải làm gì để bảo vệ sự đa dạng của thực vật?
Hs: Ngăn chặn phá rừng, hạn chế khai thác, xây dựng các vườn thực vật
Gv: nhận xét chốt lại
3.Caùc bieän phaùp baûo veä söï ña daïng cuûa TV
- Ngăn chặn phá rừng.
- Hạn chế việc khai thác bừa bãi các loài thực vật quý hiếm.
- Xây dựng các vườn thực vật, khu bảo tồn
- Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài thực vật quý hiếm.
 - Tuyên truyền giáo dục cho nhân dân cùng tham gia bảo vệ rừng.
4/Củng cố:
 Hs: Đọc phần ghi nhớ sgk.
 - GV: đa dạng của thực vật là gì?
- GV: nguyên nhân nào khiến ho đa dạng thực vật ở Việt Nam bị giảm sút?
5/ Hướng dẫn học ở nhà:
- Trả lời câu hỏi và bài tập SGK/tr159
- Đọc phần “Em có biết”
- Chuẩn bị: nghiên cứu bài 50
V. Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:12/4/2014	Ngày dạy: 14-19/4/2014
Tuần 32	Tiết PPCT: 62
 Chương X : VI KHUẨN - NẤM - ĐỊA Y
VI KHUẨN
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:	
	Mô tả vi khuẩn là sinh vật nhỏ bé tế bào chưa có nhân, phân bố rộng rãi. sinh sản chủ yếu bằng cách nhân đôi.
	Nêu được vi khuẩn có lợi cho sự phân hủy chất hữu cơ, góp phần hình thành mùn, dàu hỏa, than đá, góp phần lên men, tổng hợp vitamin, chất kháng sinh.
2. Kỹ năng:	
Rèn kĩ năng quan sát, phân tích.
3. Thái độ:
 Giáo dục lòng yêu thích môn học.
II. Phương pháp:
	Trực quan + hỏi đáp + thảo luận
III. Phương tiện:
GV : Tranh vẽ phóng to các dạng vi khuẩn
Tư liệu tham khảo về phân bố của vi khuẩn trong tự nhiên
Tranh phóng to H50.2,3 sgk
 HS : Xem trước bài ở nhà
IV. Tiến trình lên lớp:
1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS
2/ Kiểm tra bài cũ:
H: Nguyên nhân gì khiến cho đa dạng TV ở VN bị giảm sút ?
H: Thế nào là TV quý hiếm? Cần phải làm gì để bảo vệ đa dạng TV ở Việt nam ?
3/ Giảng bài mới:
Vào bài: Trong tự nhiên có những sinh vật hết sức nhỏ bé mà bằng mắt ta không thể nhìn thấy được, nhưng chúng lại có vai trò rất quan trọng đối với đời sống và sức khoẻ con người. Chúng chiếm số lượng lớn và ở khắp mọi nơi quanh ta, đó là các VSV, trong đó có vi khuẩn và vi rút.
GV: Ghi tên bài lên bảng
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1 : Tìm hiểu hình dạng kích thước cấu tạo của vi khuẩn
Gv : Treo H51.1 sgk hs đọc thông tin sgk trả lời câu hỏi
H : Vi khuẩn có những hình dạng nào ?
Hs : Hình tròn, hình ngoằn ngèo
Gv : Vi khuẩn có nhiều hình dạng khác nhau(hình cầu, hình que, hình dấu phẩy, hình xoắn) sống thành tập đoàn liên kết với nhau như một đơn vị sống độc lập
Gv : Gợi ý vi khuẩn có kích thước rất nhỏ phải quan sát kính hiển vi có độ phóng đại lớn, vi khuẩn có roi nên di chuyển được
H : Nêu cấu tạo tế bào vi khuẩn ?
Hs : Vách tế bào, chất tế bào, chưa có nhân hoàn chỉnh
H : So sánh với tế bào thực vật ?
Hs : Không có diệp lục và chưa có nhân
H : Rút ra kết luận
Gv : Nhận xét chốt lại VK có kích thước nhỏ không thể nhìn thấy bằng mắt thường, hình dạng khác nhau cấu tạo rất đơn giản một tế bào cơ thể đơn bào bên ngoài một lớp màng bọc, trong có chất nguyên sinh và có nhân, không chứa hạt diệp lục
1. Hình dạng, kích thước và cấu tạo của vi khuẩn 
KL: Vi khuẩn là những loài sinh vật rất nhỏ bé, đơn bào (đứng riêng lẻ hay tập hợp thành từng đám, từng chuỗi), nhiều hình dạng (cầu, que, dấu phẩy, xoắn)
Tế bào cấu tạo đơn giản (không có thể màu với chất diệp lục, chưa có nhân hoàn chỉnh)
Hoạt động 2 : Tìm hiểu về cách dinh dưỡng
Gv: Yêu cầu hs đọc thông tin sgk thảo luận trả lời câu hỏi
H: Vi khuẩn không có chất diệp lục, vậy chúng sống bằng cách nào ?
Hs: Sống dị dưỡng chủ yếu, tự dưỡng một số ít, sống bằng cách hữu cơ có sẵn ở thực vật
H: Phân biệt hoại sinh và kí sinh khác nhau như như thế nào? cho VD?
Hs: Hoại sinh sống bằng chất hữu cơ có sẵn trong các ĐV, TV đang phân hủy, ký sinh sống nhờ trên cơ thể sống khác. VD: VK gây thiếu 0xi, thiếu thức ăn hoại sinh còn vi khuẩn gây bệnh ký sinh
Hs: Rút ta kết luậng gì?
H: Vi khuẩn có di chuyển được không ?
Hs: Chỉ một số loài có roi thì mới di chuyển được 
2. Cách dinh dưỡng
KL: Cách dinh dưỡng :
Hầu hết sống dị dưỡng theo kiểu hoại sinh hay kí sinh
Một số có khả năng tự dưỡng
Hoạt động 3: Tìm hiểu về phân bố và số lượng
Gv: Yêu cầu hs đọc thông tin sgk thảo luận trả lời câu hỏi
H: Có nhận xét sự phân bố vi khuẩn trong tự nhiên?
Hs: Tự nhiên nơi nào cũng có VK( Đất, nước, không khí và trong cơ thể sinh vật) 
H: Tại sao uống nước không đun sôi có thể mắc bệnh tả ?
 Hs:Vi khuẩn tồn tại trong nước 
H: Tại sao phân hữu cơ bón vào đất lâu ngày lại hoá thành mùn rồi thành muối khoáng ?
Hs:Vi khuẩn tồn tại trong đất
H: Tại sao nói chuyện thường xuyên với người bị bệnh lao phổi lại có thể bị lây bệnh ?
Hs: Vi khuẩn tồn tại trong không khí
Gv: Nhận xét chốt lại VK sinh sản bằng cách phân đôi điều kiện thuận lợi chúng sinh sản rất nhanh khi điều kiện thuận lợi thì khó khăn về thức ăn và nhiệt độ
Gv: Mở rộng
 Cánh đồng thường:trăm triệu
1g đất Giàu hữu cơ: 6-8 tỉ vi khuẩn 
 Sa mạc:vài vạn vi khuẩn
 Nước bẩn: hàng vạn- chục vạn
1cm3 K0 khí thành phố: vạn- chục vạn
 K0 khí ở rừng: ít
3. Phân bố và số lượng. 
Trong tự nhiên hầu như nơi nào cũng có vi khuẩn (trong đất, trong nước, trong không khí và trong cơ thể người hay các sinh vật khác) và thường tồn tại với số lượng lớn
Hoạt động 4: Tìm hiểu về vai trò của vi khuẩn
Gv: Treo H50.2 sgk thảo luận trả lời câu hỏi
Hs: Làm bài tập điền vào chổ trống 
Hs: Nhận xét bổ sung
Gv: Nhận xét chốt lại ( VK, muối khoáng, chất hữu cơ)
H: Vi khuẩn có vai trò gì trong tự nhiên và trong đời sống con người?
Hs: Trong tự nhiên phân hủy chất hữu cơ để cây sử dụng góp phần hình thành than đá, dầu lửa, trong đời sống vi khuẩn cố định đạm cho đất, VK lên men, vai trò công nghệ sinh học
H: Nêu VD vì sao dưa, cà ngâm vào nước muối sau vài ngày hóa chua?
Hs: Trả lời
H: Vậy rút ra kết luận gì?
H: VK Sinh sản và có lối sống như thế nào? Vì sao chúng có thể tồn tại trong một số điều kiện môi trường bất lợi?
Hs: sinh sản phân đôi thành hai TB VK mới gặp đk thuận lợi phân đôi rất nhanh, ánh sáng mặt trời làm chết VK
Gv: Nhận xét chốt lại.
Gv: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK thảo luận trả lời câu hỏi
H: Hãy kể tên một vài bệnh do vi khuẩn gây ra:
Hs: Bệnh tả
H: Các loại thức ăn để lâu ngày dễ bị ôi thiu ? Vì sao? Muốn thức ăn không bị ôi thiu phải làm thế nào?
Hs: Do VK hoại sinh làm hỏng thức ăn, muốn giữ thức ăn ngăn ngừa VK sinh sản bằng cách giữ lạnh, phơi khô, ướp muối
H: Có những VK có cả hai tác dụng có ích và có hại như VK phân hủy chất hữu cơ có hại và có lợi ntn?
Hs: Hại làm hỏng thực phẩm, lợi phân hủy các động vật, thực vật
H: Vậy rút ra kết luận gì?
H: VK có tác dụng trong đời sống con người ntn?
Gv: Nhận xét chốt lại
4. Vai trò của vi khuẩn
 a. Vi khuẩn có ích
- VK có vai trò trong thiên nhiên và trong đời sống con người
- Chúng phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng do đó đảm bảo nguồn vật chất trong tự nhiên
- VK góp phần hình thành than đá dầu lủa, nhiều VK có ích được ứng dụng trong công nghiệp và nông nghiệp
b. Vi khuẩn có hại
- VK có hại gây bệnh cho người, vật nuôi, cây trồng và gây hiện tượng thối rữa làm hỏng thức ăn ô nhiễm môi trường
Hoạt động 5: Tìm hiểu về sơ lược vi rút
Gv: Giới thiệu thông tin khái quát về các đặc điểm của vi rút 
H: Hãy kể tên một vài bệnh do vi rút gây ra ?
Hs: Cúm gà, sốt do vi rút ở người, người nhiễm HIV? 
H: Vậy rút ra kết luận gì?
Gv: Nhận xét chốt lại.
5. Sơ lược về vi rút:
- Vi rút rất nhỏ chưa có cấu tạo tế bào sống, ký sinh bắt buộc và thường gây bệnh cho vật chủ
4/Củng cố:
 Hs: Đọc phần ghi nhớ sgk, phần “Em có biết”.
 Gọi 2 HS đọc KL đóng khung cuối bài
Gọi 2 HS trả lời 2 câu hỏi cuối sgk
Hãy hoàn thành phiếu học tập sau
Đặc điểm
Cơ thể vi khuẩn
Kích thước
Rất nhỏ, Ko thể quan sát bằng mắt thường
Cấu tạo 
Đơn giản, cơ thể chỉ là một tế bào: không thể màu và diệp lục, chưa có nhân hoàn chỉnh
Dinh dưỡng
Phần lớn sống dị dưỡng theo kiểu hoại sinh hoặc kí sinh
Sinh sản
Theo hình thức phân đôi tế bào
Phân bố 
Rộng rãi trong tự nhiên: đất, nước, không khí, trên các cơ thể sinh vật khác
5/ Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài
- Trả lời câu hỏi và bài tập SGK/tr164
- Đọc phần “Em có biết”
- Chuẩn bị: nghiên cứu bài 51
V. Rút kinh nghiệm
	 Tân Phú, ngày tháng năm 2014
	DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
	 ( kí ghi rõ họ tên)

File đính kèm:

  • doctuần 32.doc