Giáo án Sinh học 6 tuần 28, 29

Bài 45: NGUỒN GỐC CÂY TRỒNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - HS xác định đơươợc các dạng cây trồng ngày nay là kết quả của quá trình chọn lọc từ những cây dại do bàn tay con ngươời tiến hành.

 - HS phân biệt đơược sự khác nhau giữa cây trồng và cây dại và giải thích lý do khác nhau.

 - HS nêu đơơược những biện pháp chính nhằm cải tạo cây trồng.

 - HS thấy đơợc khả năng to lớn của con ngơời trong việc cải tạo thực vật.

2. Kỹ năng:

 - Rèn kĩ năng quan sát thực hành.

 - Kỹ năng so sánh cây dại với cây trồng.

3. Thái độ:

 - Giáo dục ý thức yêu thích thiên nhiên.

 

doc13 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1462 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 tuần 28, 29, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG TH TIấN HẢI
Tuần 28	 Ngày soạn: 05/03/2014
Tiết 55	
Bài 42: LỚP HAI LÁ MẦM VÀ LỚP MỘT LÁ MẦM
I. MỤC TIấU:
1. Kiến thức
- HS phân biệt được một số đặc điểm hình thái của cây thuộc lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm (về kiểu rễ, kiểu gân lá, số lượng cánh hoa)
- Căn cứ vào các đặc điểm để có thể nhận dạng nhanh một cây thuộc lớp Hai lá mầm hay Một lá mầm.
2. Kỹ năng
	- Kĩ năng phõn tớch, đối chiếu.
	- Kĩ năng đảm nhận trỏch nhiệm trong nhúm.
	- Kĩ năng trỡnh bày ngắn gọn, xỳc tớch và sỏng tạo.
- Rèn kỹ năng làm việc cá nhân và theo nhóm
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức yêu thích thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên
- Mẫu cây rau muống, đậu, hành, huệ.
- Cây bưởi con, cây bí con (còn lá mầm)
- Tranh ảnh.
2. Học sinh
- Sưu tầm các loại cây: cây rau muống, đậu, hành (có hoa), cây bưởi con, cây mít con, cây ngô.
III. TIẾN TRèNH:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Nờu đặc điểm cơ quan sinh dưỡng, sinh sản của cõy hạt kớn?
- Vỡ sao gọi là cõy hạt kớn?
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
GV yêu cầu HS nhắc lại các kiểu rễ, kiểu gân lá, kết hợp với quan sát tranh.
GV nhấn mạnh: Các các đặc điểm này thường gặp ở các cây Hạt kín.
GV yêu cầu HS quan sát tranh hình 42.1 SGK trao đổi nhóm và hoàn thiện bảng trong SGK trang 137. (GV treo bảng phụ lên bảng cho HS điền).
GV gọi đại diện 1 nhóm lên bảng hoàn thiện vào bảng phụ.
? Vậy có thể căn cứ vào những đặc điểm nào để phân biệt cây Một lá mầm với cây Hai lá mầm?
GV chốt lại các kiến thức trên. Yêu cầu HS đọc mục 1 trong SGK phần ð.
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm bàn. Trả lời câu hỏi: 
? Ngoài những đặc điểm trên còn có đặc điểm nào để phân biệt lớp Một lá mầm và lớp Hai lá mầm?
GV phát phiếu học tập số 1 và yêu cầu các nhóm HS hoàn thiện vào bảng: Phân biệt cây Một lá mầm với cây Hai lá mầm.
GV treo bảng phụ và gọi đại diện 2 nhóm lên hoàn thiện vào bảng.
GV nhận xét và chốt lại kiến thức.
HS chỉ trên tranh trình bày:
- Rễ: rễ cọc, rễ chùm.
- Lá gân hình mạng, song song hay hình cung.
- Hạt có 1 lá mầm hay hai lá mầm.
HS hoạt động nhóm. Quan sát cây và ghi lại các đặc điểm quan sát được vào bảng mẫu.
HS cử đại diện lên báo cáo kết quả.
- Căn cứ vào đặc điểm của: rễ, lá và hoa để phân biệt cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm
HS đọc phần  SGK nhận biết lớp Một lá mầm và Hai lá mầm.
HS chú ý hoạt động và trả lời câu hỏi:
Căn cứ vào số lá mầm của phôi trong hạt.
HS chú ý hoạt động nhóm lớn 5 phút và hoàn thiện nhanh vào phiếu học tập.
HS chú ý theo dõi và nhận xét.
HS chú ý nghe và ghi nhớ.
1. Cây Hai lá mầm và cây Một lá mầm
- Cây Hạt kín được chia thành:
+ Cây Một lá mầm: Phôi của hạt có 1 lá mầm, rễ chùm, lá gân song song, chủ yếu là thân cỏ.
+ Cây Hai lá mầm: Phôi của hạt có 2 lá mầm, rễ cọc, gân lá hình mạng, chủ yếu là thân gỗ.
GV cho HS quan sát các cây của nhóm. Điền vào bảng sau (GV treo phiếu học tập 2):
GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả.
GV treo tranh và yêu cầu chỉ ra:
? Các cây trong tranh thuộc lớp nào?
GV nhận xét và chốt lại đặc điểm chính để phân biệt lớp cây Một lá mầm và lớp cây Hai lá mầm.
HS mỗi nhóm ghi thêm 5 cây và tìm đặc điểm của 5 cây đó vào bảng.
HS cử đại diện các nhóm báo cáo. Các nhóm khác nhận xét vàbổ sung.
HS quan sát tranh và chỉ ra:
- Cây Hai lá mầm: Cải, sim, dâu tây.
- Cây Một lá mầm: Lan, lúa.
HS chú ý nghe và ghi nhớ kiến thức.
2. Đặc điểm phân biệt giữa lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm
Bảng phõn biệt
Đặc điểm phân biệt giữa lớp Hai lá mầm và lớp Một lá mầm
	Lớp Hai lá mầm
- Rễ cọc.
- Gân lá hình mạng.
- Hoa có 5 hoặc 4 cánh.
- Thõn gỗ, cỏ.
- Phụi cú hai lỏ mầm
	Lớp Một lá mầm
 - Rễ chùm.
- Gân lá hình cung hoặc song song.
- Hoa có 6 hoặc 3 cánh.
- Thõn cột, cỏ.
- Phụi cú một lỏ mầm.
3. Củng cố – Luyện tập: 
- GV yêu cầu HS kể một số loại cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm thường gặp.
- Nờu đặc điểm phõn biệt lớp Một lỏ mầm và lớp hai lỏ mầm.
4. Dặn dò:
- Học bài và trả lời câu hỏi trong SGK.
- Đọc mục “Em có biết”
- Ôn lại các bài từ tảo đến hạt kín.
IV. RÚT KINH NGHIỆM - BỔ SUNG:
TRƯỜNG TH TIấN HẢI
Tuần 28 Ngày soạn: 08/03/2014
Tiết 56	 
Bài 43: KHÁI NIỆM SƠ LƯỢC VỀ PHÂN LOẠI THỰC VẬT
I. MỤC TIấU:
1. Kiến thức
	- HS phát biểu được khái niệm phân loại thực vật.
	- Trình bày được tên các bậc phân loại ở thực vật và những đặc điểm chủ yếu của các ngành thực vật đã học.
2. Kỹ năng
	- Vận dụng phân loại của các ngành hạt kín.
 3. Thái độ 
	- Giáo dục ý thức yêu thích thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên
	- Sơ đồ phân loại trang 141 SGK để trống phần đặc điểm.
	- Bảng phụ.	
2. Học sinh
	- Bảng phụ.
III. TIẾN TRèNH:
1. Kiểm tra bài cũ:
- So sỏnh cõy một lỏ mầm và cõy hai lỏ mầm? Cho vớ dụ.
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
GV yêu cầu HS nhắc lại các nhóm thực vật đã học:
? Tại sao không xếp cây rau cải cùng nhóm với tảo?
? Tại sao lại xếp cây thông và trắc bách diệp vào một nhóm?
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 2 phút đọc và hoàn thiện phần ẹ trong SGK.
GV yêu cầu một nhóm đọc tại chỗ, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
? Việc phân loại các nhóm thực vật nhằm mục đích gì?
? Vậy phân loại thực vật là gì?
? Dựa vào sự khác nhau mà thực vật được phân chia thành các nhóm mà chúng ta đã tìm hiểu. Vậy đó là những nhóm nào?
GV nhận xét và chốt kiến thức.
Thực ra trong phân loại thực vật không gọi là nhóm mà chúng được phân chia theo các bậc khác nhau. Đó là những bậc phân loại nào?
? Thực vật Hạt kín được phân loại như thế nào?
GV treo bảng phụ và giới thiệu các bậc phân loại thực vật từ cao đến thấp: 
Ngành - Lớp - Bộ - Họ - Chi - Loài
GV giải thích:
- Ngành là bậc phân loại cao nhất. 
- Loài là bậc phân loại cơ sở. Các cây cùng loài có nhiều điểm giống nhau về hình dạng, cấu tạo
Ví dụ: 
+ Họ Cam: Bưởi, chanh, quất.
+ Họ Mận: Mơ, mận.
GV giải thích thêm: Nhóm không phải là một khái niệm được sử dụng trong phân loại thực vật.
HS nhắc lại kiến thức cũ.
- Vì tảo không có thân, rẽ và lá. Cải đã có thân, rễ và là, có mạch dẫn.
- Vì chúng là thực vật bậc cao, sinh sản bằng hạt nằm trên lá noãn hở (hạt trần).
HS hoàn thiện phần ẹ.
HS đọc kết quả hoạt động của nhóm mình.
- Tiện cho việc nghiên cứu thực vật.
- Tảo - Rêu - Dương xỉ - Hạt trần - Hạt kín.
HS chú ý nghe và ghi nhớ.
- Gồm hai lớp: Lớp Một là mầm và lớp Hai lá mầm.
HS chú ý nghe và ghi nhớ kiến thức.
1. Phân loại thực vật là gì?
Việc tìm hiểu các đặc điểm khác nhau nhiều hay ít của thực vật rồi xếp chúng vào nhóm lớn hay nhỏ theo trật tự nhất định gọi là phân loại thực vật.
2. Các bậc phân loại
Người ta phân chia thực vật thành các bậc phân loại từ cao đến thấp theo trật tự sau:
Ngành - Lớp - Bộ - Họ - Chi - Loài
Loài là bậc phân loại cơ sở.
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 5 phút và ghi lại các ngành thực vật đã học vào bảng phụ.
GV yêu cầu các nhóm nêu đặc điểm nổi bật của từng ngành đó.
GV yêu cầu HS làm Bài tập: GV treo sơ đồ câm. Cho HS gắn các đặc điểm của mỗi ngành sao cho thích hợp.
GV yêu cầu các HS khác nhận xét và bổ sung (nếu cần).
GV chốt lại: Mỗi ngành thực vật có nhiều đặc điểm nhưng khi phân loại chỉ dựa vào những đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt các ngành.
GV yêu cầu HS phân chia các ngành hạt kín thành hai lớp.
GV giúp HS hoàn thiện đáp án.
GV chuẩn kiến thức theo sơ đồ SGK.
HS hoạt động 2 phút hoàn thiện cá nhân và 3 phút thống nhất kết quả vào bảng phụ.
HS chọn các tờ bìa có nội dung thích hợp ghi vào bảng.
HS khác nhận xét và bổ sung.
HS chú ý.
HS tiếp tục phân chia dựa vào kiến thức đã học.
HS chú ý nghe và ghi nhớ kiến thức.
3. Các ngành thực vật
(Nội dung sơ đồ SGK)
3. Củng cố – Luyện tập:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 2 – SGK.
 - Ôn lại tóm tắt đặc điểm chính các ngành thực vật đã học.
 Sơ đồ phân loại thực vật:
 Giới thực vật
Thực vật bậc thấp	Thực vật bậc cao
Chưa có thân, rễ, lá	Đã có thân, rễ và lá.
Sống ở nước là chủ yếu.	Sống ở cạn là chủ yếu.
Các ngành tảo	Rễ giả, lá nhỏ hẹp	 Rễ thật, lá đa dạng
	 Có bảo tử	Môi trường sống đa dạng
	Sống ở nơi ẩm ướt.	
	Ngành Rêu Cú bào tử Có hạt
	 Ngành dương xỉ Có nón Có hoa, quả
	Ngành hạt trần 	Ngành hạt kín
4. Dặn dũ:
	- Học bài và trả lời câu hỏi trong SGK
- Xem trước bài mới và chuẩn bị một số cõy trồng.
IV. RÚT KINH NGHIỆM - BỔ SUNG:
TRƯỜNG TH TIấN HẢI
Tuần 29	 Ngày soạn: 12/03/2014
Tiết 57	 
Bài 45: NGUỒN GỐC CÂY TRỒNG
I. MỤC TIấU:
1. Kiến thức:
	- HS xác định được các dạng cây trồng ngày nay là kết quả của quá trình chọn lọc từ những cây dại do bàn tay con người tiến hành.
	- HS phân biệt được sự khác nhau giữa cây trồng và cây dại và giải thích lý do khác nhau.
	- HS nêu được những biện pháp chính nhằm cải tạo cây trồng.
	- HS thấy đợc khả năng to lớn của con ngời trong việc cải tạo thực vật.
2. Kỹ năng:
	- Rèn kĩ năng quan sát thực hành.
	- Kỹ năng so sánh cây dại với cây trồng.
3. Thái độ:
	- Giáo dục ý thức yêu thích thiên nhiên.
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên
	- Tranh cây cải dại, cải trồng. 
2. Học sinh
	- Chuẩn bị một số cây trồng.
III. TIẾN TRèNH:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Thế nào là phõn loại thực vật? Cỏc bậc phõn loại.
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
? Cây như thế nào thì được gọi là cây trồng ?
GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm 5 phút: 2 phút hoạt động cá nhân và hoàn thiện vào bảng và 3 phút thống nhất lại kết quả vào bảng phụ:
? Hãy kể một vài cây trồng và công dụng của chúng?
GV yêu cầu đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả, các nhóm còn lại trao đổi kết quả cho nhau, cùng nhận xét và đánh giá.
? Vậy con người trồng cây nhằm mục đích gì ?
GV nhận xét và đánh giá.
GV yêu cầu HS đọc thông tin và suy nghĩ:
? Vậy cây trồng hiện nay có nguồn gốc từ đâu?
GV nhận xét và chốt lại kiến thức.
Cây được con ngời trồng và chăm sóc.
HS chú ý hoạt động nhóm theo hướng dẫn của GV.
- Gạo: Lương thực 
- Ngô: Lương thực
- Cải bắp: Thực phẩm. ...
HS báo cáo kết quả, cùng nhận xét và đánh giá kết quả cho nhau.
- Nhằm mục đích phục vụ cho chính con người.
HS chú ý.
HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
HS chú ý nghe và ghi nhớ kiến thức.
1. Cây trồng có nguồn gốc từ đâu?
- Cây trồng có nguồn gốc từ cây hoang dại. Cây trồng là để phục vụ nhu cầu của con người.
GV treo hình 45.1, yêu cầu HS quan sát: Nhận biết cây cải trồng và cây cải dại.
? Cho biết sự khác nhau giữa các bộ phận tương ứng: rễ, thân, lá và hoa của cải dại và cải trồng?
GV yêu cầu HS hoạt động nhóm nhỏ 5 phút: hoàn thiện tiếp một số ví dụ vào bảng - sgk trang 144.
GV yêu cầu HS các nhóm báo cáo, nhận xét và bổ sung.
? Vì sao các bộ phận của cây trồng lại khác nhau nhiều so với cây dại?
GV nhận xét và chốt lại: Do nhu cầu sử dụng các bộ phận khác nhau, con người đã tác động cải tạo các bộ phận đó làm cây trồng khác xa cây dại.
HS quan sát hình 45.1 chú ý các bộ phận của cây cải trồng và cây cải dại:
- Rễ, thân, lá, hoa và quả của cây trồng to hơn rễ, thân, lá, hoa và quả của cây dại
HS chú ý hoạt động nhóm và hoàn thiện bảng.
HS báo cáo kết quả thảo luận, nhận xét và bổ sung nếu cần.
- Khác nhau là do cây trồng có sự tác động của con người.
HS chú ý nghe và kết luận đợc:
- Cây trồng có nhiều loại phong phú.
- Bộ phận được con ngời sử dụng có phẩm chất tốt.
- Cây trồng khác cây dại ở bộ phận mà con người sử dụng.
2. Cây trồng khác cây hoang dại như thế nào?
- Về giỏ trị dinh dưỡng và giỏ trị sử dụng cỏc bộ phận của cõy trồng.
- Về sức sống và khả năng chống chịu.
GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin sgk và trả lời câu hỏi:
? Muốn cải tạo cây trồng cần làm gì ?
GV nhận xét và chốt lại kiến thức.
HS nghiên cứu sgk và trả lời:
- Dựa vào đặc tính di truyền: Cấy, ghép, chọn giống, cải tạo giống, nhân giống
- Chăm sóc tạo điều kiện thuận lợi: Tới nước, bón phân, bắt sâu
HS chú ý nghe và ghi nhớ kiến thức.
3. Muốn cải tạo cây trồng cần phải làm gì ?
- Cải tạo giống.
- Chọn giống.
- Nhõn giống.
- Tạo những điều kiện tốt nhất để cỏc đặc tớnh tốt của giống bọc lộ.
3. Củng cố - Luyện tập:
- Đọc phần ghi nhớ SGK.
- Tại sao cú cõy trồng? Nú cú nguồn gốc từ đõu?
4. Dặn dũ:
- Học bài, trả lời cõu hỏi SGK.
- Xem trước bài mới.
IV. RÚT KINH NGHIỆM - BỔ SUNG:
TRƯỜNG TH TIấN HẢI
Tuần 29	 Ngày soạn: 15/03/2014
Tiết 58	 
Chương IX: VAI TRề CỦA THỰC VẬT
Bài 46: THỰC VẬT GểP PHẦN ĐIỀU HềA KHÍ HẬU
I. MỤC TIấU:
 1. Kiến thức :
 - Giải thích được vì sao thực vật, nhất là thực vật rừng có vai trò quan trọng trong việc giữ cân bằng lượng khí CO2 và O2 trong không khí và do đó góp phần điều hoà khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích.
 3. Thái độ:
 - GD học sinh ý thức bảo vệ đa dạng thực vật thể hiện bằng các hành động cụ thể.
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên.
 - Tranh sơ đồ trao đổi khí hình 46.1 SGK.
 - Su tầm tranh, ảnh về nạn ô nhiễm môi trờng.
 2. Học sinh.
 - Su tầm tranh, ảnh về nạn ô nhiễm môi trờng.
III. TIẾN TRèNH:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Cây trồng bắt nguồn từ đâu? Cây trồng khác với cây dại như thế nào?
- Muốn cải tạo cây trồng cần phải làm gì?
2. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG 
- GV cho HS quan sát tranh vẽ hình 46.1 SGK, chú ý mũi tên chỉ khí hậu CO2 và O2.
- Tìm hiểu: Việc đi điều hoà lợng khí CO2 và O2 đã được thực hiện nh thế nào?
- Nếu không có thực vật thì điều gì sẽ sảy ra?
- Gọi 2 HS trình bày ý kiến, GV bổ sung.
- Nhờ đâu hàm lượng CO2 và O2 trong không khí được ổn định.
- HS hoạt động cá nhân.
+ Quan sát tranh vẽ và trả lời câu hỏi.
Yêu cầu.
+ Lợng và O2 sinh ra trong quang hợp và được sử dụng trong quá trình hô hấp của thực vật, động vật.
+ Ngược lại khí CO2 thải ra trong quá trình hô hấp và đốt cháy được thực vật sử dụng trong quang hợp.
+ Nếu không có thực vật: lượng CO2 tăng và lượng O2 sẽ giảm và sinh vật không tồn tại được.
- HS thảo luận và tự rút ra kết luận 
1. Nhờ đâu hàm lượng khí cácbônic và ôxi trong không khí được ổn định?
Thực vật điều hoà lượng CO2 và O2 trong không khí: Nhờ quỏ trỡnh quang hợp cõy xanh đó tiờu thụ lượng lớn khớ cacbonic do con người, động vật và hoạt động cụng nghiệp thải ra. Nhờ đú mà hàm lượng khí cácbônic và ôxi trong không khí được ổn định và cõn bằng.
- HS nghiên cứu thông tin tr. 146 SGK, đọc bảng so sánh khí hậu ở hai khu vực, thảo luận các nội dung sau:
+ Tại sao trong rừng râm mát còn ở bãi trống nóng và nắng gắt?
+ Tại sao bãi trống khô, gió mạnh còn trong rừng ẩm, gió yếu?
- GV nhận xét, bổ sung.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
- Lợng ma giữa hai nơi A và B khác nhau nh thế nào?
- Nguyên nhân nào khiến khí hậu giữa hai nơi A và B khác nhau?
- Qua bài tập HS tự rút ra kết luận về vai trò của thực vật?
- HS hoạt động theo nhóm.
+ Đọc thông tin và bảng so sánh, thaỏ luận. 
+ Đại diện nhóm phỏt biểu, nhóm khác nhận xét, bổ sung và nêu được.
- Trong rừng, tán lá rậm nên ánh sáng khó lọt xuống dới nên râm mát còn bãi trống không có đặc điểm này.
- Trong rừng cây thoát hơi nớc và cản gió nên rừng ẩm và gió yếu. Còn bãi trống thì ngựơc lại.
- HS tự làm bài tập và đọc kết quả, lớp nhận xét, bổ sung.
Thấy đợc.
+ Lượng mưa cao hơn ở nơi có rừng.
+ Sự có mặt thực vật làm ảnh hưởng đến khí hậu.
2. Thực vật giúp điều hoà khí hậu.
Hoạt động sống của thực vật nhả oxi gúp phần điều hũa khớ cacbonic và oxi, sự thoỏt hơi nước qua lỏ làm mỏt khụng khớ gúp phần điều hũa lượng mưa và điều hũa khớ hậu.
- Yêu cầu HS lấy các ví dụ về hiện tượng ô nhiễm môi trường.
- Hiện tượng ô nhiễm môi trờng là do đâu?
- Từ đó yêu cầu HS suy nghĩ xem có thể dùng biện pháp sinh học nào làm giảm bớt ô hiễm môi trường?
- Qua bài học giáo dục cho HS ý thức bảo vệ sự đa dạng của thực vật, trồng cây ở vườn nhà, vườn trường, phủ xanh đất trống đồi trọc. ..
- HS đa ra các mẩu tin, tranh, ảnh về nạn ô nhiễm môi trờng.
- HS thấy được: Hiện tượng ô nhiễm môi trường không khí là do hoạt động sống của con người.
- HS đọc thông tin và thấy đợc cần trồng nhiều cây xanh.
3. Thực vật làm giảm ô nhiễm môi trường.
 - Lá cây cú thể ngăn bụi và khớ độc giỳp khụng khớ trong sạch.
- Tỏn lỏ cõy hấp thụ lượng lớn khớ cacbonic trong khớ quyển cú tỏc dụng giảm ụ nhiễm và nhiệt độ mụi trường.
 - Một số cây tiết chất diệt vi khuẩn.
4. Củng cố:
 - Nhờ đâu thực vật có khả năng điều hoà lượng khí ôxi và cácbônic trong không khí? Điều này có ý nghĩa gì?
 - Thực vật có vai trò gì đối với việc điều hoà khí hậu.
 - Tại sao người ta lại nói “Rừng cây như  một lá phổi xanh” của con người?
5. Dặn dò.
 - Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
 - Đọc mục “Em có biết”
 - Sưu tầm một số tranh ảnh về hiện tượng lũ lụt, hạn hán.
 IV. RÚT KINH NGHIỆM - BỔ SUNG:
DUYỆT CỦA TCM
	TỔ TRƯỞNG

File đính kèm:

  • docSINH 6.doc
Giáo án liên quan