Giáo án Sinh học 6 tiết 59: Bảo vệ sự đa dạng của thực vật

- Việt Nam có tính đa dạng về thực vật cao, trong đó nhiều loài có giá trị kinh tế và khoa học

- Hiện nay tính đa dạng của thực vật bị suy giảm nghiêm trọng.

- Nguyên nhân do: Nhiều loài cây có giá trị bị khai thác bừa bãi

 Sự tàn phá lan tràn rừng để phục vụ đời sống con người

- Hậu quả : + Môi trường sống bị thu hẹp

 + Nhiều loài cây bị giảm đáng kể về số lượng, nhiều loài trở nên hiếm dần thậm chí 1 số loài cây có nguy cơ bị diệt vong

 

doc4 trang | Chia sẻ: dung89st | Lượt xem: 1359 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 tiết 59: Bảo vệ sự đa dạng của thực vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 31	 Ngày soạn: 27/03/2015
Tiết 59	 Ngày dạy: 31/03/2015
Bài 49: BẢO VỆ SỰ ĐA DẠNG CỦA THỰC VẬT 
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.
1. Kiến thức: 
- Giải thích được sự khai thác quá mức dẫn đến tàn phá và suy giảm đa dạng sinh vật
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, khái quát, hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ tài nguyên thực vật nói chuung và bảo vệ thực vật ở địa phương
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC.
1. Giáo viên: Tranh ảnh về 1 số thực vật 
2. Học sinh: Học bài và chuẩn bị bài
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP.
1. Ổn định tổ chức, kiểm tra sĩ số:
6A4:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu vai trò của thực vật đối với đời sống con người ? 
- Nêu một vài thực vật có hại đối với con người ?
3. Hoạt động dạy và học:
Mở bài: Mỗi loài trong giới thực vật đều có những nét đặc trưng về hình dạng, cấu tạo, kích thước, nơi sống  tập hợp tất cả các loài thực vật với các đặc trưng của chúng tạo thành sự đa dạng của giới thực vật. Hiện nay có một thực trạng là tính đa dạng của thực vật đang bị suy giảm do tác động của con người. Vì vậy cần phải làm gì để bảo vệ sự đa dạng của thực vật. 
Hoạt động 1 : Tìm hiểu sự đa dạng của thực vật.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 - GV nêu câu hỏi:
+ Kể tên một số thực vật và nơi sống của chúng mà em biết ?
+ Chúng thuộc vào ngành nào ? Sống ở đâu ? 
+ Thực vật trong tự nhiêu có nhiều không ? ta có kể hết được không ? 
- GV: đó thể hiện tính đa dạng của thực vật 
+ Vậy sự đa dạng được thể hiện như thế nào ?
- GV cho HS đọc thông tin trong SGK 
- HS suy nghĩ và nêu được:
+ Kể tên và nơi sống các loài thực vật
+ Xếp vào các ngành 
+ Nhiều, ta không thể kể hết 
- HS theo dõi. 
+ Sự đa dạng của thực vật được thể hiện sự phong phú về số lượng loài, cá thể của loài, môi trường sống 
Tiểu kết : Sự đa dạng của thực vật được thể hiện sự phong phú về số lượng loài, cá thể của loài, môi trường sống 
Hoạt động 2: Tìm hiểu tình hình đa dạng thực vật ở Việt Nam.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 - GV cho HS đọc thông tin mục 1 phần II trả lời câu hỏi :
+ Vì sao nói Việt Nam có tính đa dạng cao về thực vật ?
+ Nêu 1 số loài thực vật có giá trị kinh tế cao? 
- GV thông báo : Mỗi năm Việt Nam bị tàn phá từ 10000 – 20000 ha rừng
-> Em có nhận xét gì về sự tàn phá rừng của nước ta ? vậy có hại gì không ?
- GV cho HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
+ Nêu các nguyên nhân gây ra sự suy giảm tính đa dạng của thực vật ?
+ Nêu hậu quả của việc làm đó ?
- Gọi HS trả lời câu hỏi, nhận xét và chốt ý kiến 
- HS đọc thông tin trong SGK. Nêu được:
+ Vì đa dạng, phong phú về số loài và môi trường sống 
+ Cà phê, cao su, lúa  
- HS chú ý lắng nghe.
-> Rừng bị tàn phá 1 cách nặng nề. Có ảnh hưởng đến thực vật 
- HS làm trả lời câu hỏi vào giấy :
+ Nêu các nguyên nhân gây ra sự suy giảm của thực vật 
+ Nhiều loài có khả năng bị tuyệt chủng 
- Đại diện 1 – 2 học sinh trả lời. ghi kết luận 
Tiểu kết :
- Việt Nam có tính đa dạng về thực vật cao, trong đó nhiều loài có giá trị kinh tế và khoa học
- Hiện nay tính đa dạng của thực vật bị suy giảm nghiêm trọng.
- Nguyên nhân do: Nhiều loài cây có giá trị bị khai thác bừa bãi 
 Sự tàn phá lan tràn rừng để phục vụ đời sống con người 
- Hậu quả : + Môi trường sống bị thu hẹp 
 + Nhiều loài cây bị giảm đáng kể về số lượng, nhiều loài trở nên hiếm dần thậm chí 1 số loài cây có nguy cơ bị diệt vong 
Hoạt động 3: Các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
- GV nêu câu hỏi:
+ Vì sao phải bảo vệ thực vật ?
+ Có những biện pháp nào để bảo vệ thực vật ? 
- GV gọi một số HS trả lời.
- GV: Biện pháp để bảo vệ thực vật ở địa phương ?
- HS suy nghĩ, nêu được:
+ Do nhiều cây bị khai thác bừa bãi 
+ Như tiểu kết
- Một vài HS trình bày, lớp nhận xét bổ xung.
+ HS tự liên hệ
Tiểu kết :
- Ngăn chặn phá rừng 
- Hạn chế khai thác bừa bãi các thực vật quí hiếm 
- Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia, khu bảo tồn 
- Cấm buôn bán và xuất khẩu các loài thực vật quí hiếm 
- Tuyên truyền giáo dục trong nhân dân để cùng bảo vệ rừng 
IV. CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 
1. Củng cố : HS đọc ghi nhớ SGK. Trả lời câu hỏi:
+ Nguyên nhân gì khiến cho đa dạng thực vật ở Việt Nam bị giảm sút ? 
+ Cần làm gì để bảo vệ sự đa dạng của thực vật ?
2. Dặn dò: - Nhắc nhở học sinh chuẩn bị bài 50: Vi khuẩn
 - Nhắc nhở học sinh đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe gắn máy
V. RÚT KINH NGHIỆM.	
.
.

File đính kèm:

  • docsinh_6__tuan_31__tiet_59_20150726_121030.doc