Giáo án Sinh học 6 - Tiết: 16 - Bài 14: Thân dài ra do đâu?

- Hs quan sát tranh

-Hs chỉ trên tranh các bộ phận của rễ

+ Giống nhau: Có cấu tạo từ tế bào, gồm các bộ phận vỏ (biểu bì, thịt vỏ), trụ giữa (bó mạch, ruột)

+ Khác nhau: miền hút của rễ: có lông hút ở biểu bì

- Hs báo cáo câu trả lời của nhóm và các nhóm khác nhận xét bổ sung

doc6 trang | Chia sẻ: tuongvi | Lượt xem: 3731 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Tiết: 16 - Bài 14: Thân dài ra do đâu?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 8	Ngày soạn: 04/10/2014
Tiết : 16	Ngày dạy: 07/10/2014
BÀI 14: THÂN DÀI RA DO ĐÂU ? 
I / MỤC TIÊU:
1. Kiến thức 
 - Trình bày được thân mọc dài ra do có sự phân chia của mô phân sinh (ngọn và lóng ở một số loài).
 - Biết vận dụng cơ sở khoa học của việc bấm ngọn, tỉa cành để gải thích 1 số hiện tượng trong thực tế sản xuất. 
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng tiến hành thí nghiệm, quan sát, so sánh 
3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích thực vật, bảo vệ thực vật 
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC
 1/ Chuẩn bị của giáo viên: Thí nghiệm 1 đã làm trước ở nhà1 tuần
 2/ Chuẩn bị của học sinh : Báo cáo thí nghiệm làm trước ở nhà 
 III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 
1/ Ổn định lớp: 6A1……………………………………………………………………………………………………………………………………………
 6A2……………………………………………………………………………………………………………………………………………
2/ Kiểm tra bài cũ
+ Thân cây gồm những bộ phận nào?
+ Sự khác nhau giữa chồi hoa và chồi lá?
3/ Các hoạt động dạy và học
a. Giới thiệu bài: Các loại cây trồng thường dài ra (cao lên) rất nhanh (VD cây bí ngô…) hoặc chậm (Vd cây đa ……). Vậy cây dài ra là ở đâu? Vì sao một số cây người ta thường ngắùt ngọn, một số cây lại không ngắt ngọn?
b. Phát triển bài
Hoạt động 1 : TÌM HIỂU SỰ DÀI RA CỦA THÂN 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- Kiểm tra sự chuẩn bị của Hs đó là bản báo cáo thí nghiệm SGK đã làm ở nhà 
- Gọi Hs lên báo cáo kết quả thí nghiệm 
- Gv ghi nhanh kết quả thí nghiệm lên bảng 
- Yêu cầu Hs thảo luận nhóm trả lời câu hỏi 
 + Thân dài ra do đâu ?
 - Gv giảng giải: Ờ ngọn cây có mô phân sinh ngọn nêu có thể phân chia làm cho thân dài ra. Khi bấm ngọn cây không cao được, chất dinh dưỡng tập trung cho chồi lá và chồi hoa phát triển. Chỉ tỉa cành bị sâu, cành xấu đối với cây lấy gỗ 
+ Vì sao phần ngọn làm thân dài ra được ? 
- Hs trình bày kết quả thí nghiệm ơ nhà cho Gv xem 
- Đại diện các nhóm báo cáo câu trả lời kết quả thí nghiệm của nhóm mình 
- Các nhóm tổ chức thảo luận trả lời câu hỏi 
+ Thân dài ra do phần ngọn 
- Hs nghe Gv giảng giải về sự dài ra của thân 
- Hs liên hệ với thực tiễn về sự tỉa cành và ngắt ngọn ở một số cây 
+ Sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn
Tiểu kết :
 - Thân dài ra do phần ngọn, lóng. Do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn 
Hoạt động 2: GIẢI THÍCH NHỮNG HIỆN TƯỢNG THỰC TẾ 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
- YC Hs đọc thông tin SGK, thảo luận nhóm trả lời CH SGK 
- Gv gọi đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận của nhóm 
- Cho các nhóm khác nhận xét và bổ sung 
+ Những loài cây nào ta thường bấm ngọn ?
+ Đối với nhưng cây nào ta tỉa cành ?
+ Khi ta ngắt ngọn nhằm mục đích gì ?
- HS nghiên cứu thông tin, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi trong SGK 
-Đại diện các nhóm báo cáo câu trả lời của nhóm mình 
-Các nhóm khác nhận xét bổ sung 
+Những cây dùng để lấy ngọn hay lấy lá 
+Những cây tỉa cành: cây dùng để lấy gỗ, sợi 
+ Để các cành bên phát triển. 
Tiểu kết: 
 Để tăng năng suất cây trồng , người ta thường bấm ngọn hay tỉa cành 
 + Bấm ngọn với những cây lấy quả , hật , thân 
 + Tỉa cành đối với những cây lấy gỗ hay lấy sợi 
V/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 
1/ Củng cố: YC HS đọc ghi nhớ SGK
 * Hãy khoanh tròn vào những câu trả lời đúng 
Câu 1 : Những cây nào sau đây được bấm ngọn ? 
 a. Rau muống d. Rau cải 
 b. Đu đủ e. Oåi 
 c . Hoa hồng g . Mứơp
Câu 2 : Những cây nào sau đây không được ngắt ngọn ?
 a. Mây d. Bí ngô 
 b. Xà cừ e. Mía 
 c. Mồng tơi 
2/ Dặn dò: - Làm bài tập trang 47 
 - Giải ô chữ và đọc mục “ Em có biết ”
 - Ôân lại bài “ Cấu tạo miền hút của rễ ”. Đọc bài mới
V/ RÚT KINH NGHIỆM:
Tuần: 9	Ngày soạn: 11/10/2014
Tiết: 17	Ngày dạy: 13/10/2014
BÀI 15: CẤU TẠO TRONG CỦA THÂN NON 
I / MỤC TIÊU:
1. Kiến thức 
 - Trình bày được cấu tạo sơ cấp của thân non: gồm vỏ và trụ giữa
 - So sánh cấu tạo trong của thân non và miền hút của rễ
2. Kĩ năng : - Rèn luyện kĩ năng 1 quan sát, so sánh, vẽ hình sơ đồ cấu tạo của thân non 
 - Rèn kĩ năng thảo luận nhóm 
3. Thái độ: Có tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ thiên nhiên, thực vật 
II/ PHƯƠNG TIỆN DẠY VÀ HỌC
 1/ Chuẩn bị của giáo viên: Mô hình: cấu tạo trong của thân non
 2/ Chuẩn bị của học sinh: Xem lại bài “ Cấu tạo trong của rễ ”
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
1/ Ổn định lớp: 6A1……………………………………………………………………………………………………………………………………………
 6A2……………………………………………………………………………………………………………………………………………
2/ Kiểm tra 15 phút
2.1 Mục đích kiểm tra
2.1.1 Kiến thức:
- Phân biệt được đặc điểm của thực vật có hoa và thực vật không có hoa
- Kể tên các bộ phận cấu tạo của tế bào thực vật
- Nêu sơ lược sự lớn lên và phân chia tế bào, ý nghĩa của nó đối với sự lớn lên của thực vật
2.1.2 Đối tượng: HS trung bình
2.1.3 Hình thức kiểm tra: Trắc nghiệm
2.1.4 Đề bài
Câu 1: Trong những nhóm cây sau đây, những nhóm cây nào gờm toàn cây có hoa:
a. Cây táo, cây rêu, cây mít, cây đào;	
b. Cây ngơ, cây lúa, cây tỏi, cây đậu xanh;
c. cây rau bợ, cây cà chua, cây dưa chuợt, cây bí đỏ;
d. Cây bưởi, cây xoài, cây dương xỉ, cây ởi.
Câu 2: Cây mỡi ngày mợt lớn lên nhờ:
a. Các tế bào lớn lên làm gia tăng kích thước;
b. Sớ lượng các tế bào nhiều thêm vì mỡi tế bào trưởng thành phân chia thành 2 tế bào con;
c. Tế bào lớn lên và phân chia;
d. Tế bào có kích thước nhất định.
Câu 3: Tế bào nào có khả năng phân chia
a. Tế bào non;
b. Tế bào ở mơ phân sinh;
c. Tế bào già;
d. Tế bào ở lá già.
Câu 4: Điểm khác nhau cơ bản của thực vật với động vật là:
a. Thực vật sống khắp nơi trên trái đất, phản ứng chậm với các chất kích thích môi trường;
b. Thực vật tự tổng hợp chất hữu cơ, phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài, phần lớn không có khả năng di chuyển;
c. Thực vật rất đa dạng và phong phú, phần lớn không có khả năng di chuyển;
d. Thực vật rất đa dạng và phong phú, sống khắp nơi trên trái đất.
Câu 5: Cây có rễ cọc là cây có:
a. Nhiều rễ con mọc ra từ 1 rễ cái;
b. Nhiều rễ con mọc ra từ gốc thân;
c. Nhiều rễ con mọc ra từ nhiều rễ cái
d. Chưa có rễ cái không có rễ con.
Câu 6: Nhóm gồm toàn cây có rễ chùm là:
a. Cây lúa, cây hành, cây ngô, cây đậu;
b. Cây tre, cây lúa mì, cây tỏi, cây táo;
c. Cây mía, cây cà chua, cây lạc, cây nhãn;
d. Cây trúc, cây lúa, cây ngô, cây tỏi.
Câu 7: Tại sao nói miền hút là phần quan trọng nhất của rễ?
a. Gồm hai phần: vỏ và trụ giữa;	 
b. Có mạch gỗ, mạch rây vận chuyển các chất;
c. Có ruột chứa chất dự trư;õ 
d. Có nhiều lông hút có chức năng hút nước và muối khoáng.
Câu 8. Rễ củ có chức năng:
a. Giúp cây leo lên;
b. Hút chất dinh dưỡng của cây chủ;
c. Chứa chất dinh dưỡng cho cây ra hoa, tạo quả;
d. Giúp cây hô hấp trong không khí.
Câu 9: Cây mướp có dạng thân nào?
a. Thân đứng;
b. Thân cột;
c. Thân leo;
d. Thân bò.
Câu 10: Tế bào thực vật gồm những thành phần chính nào?
a. Màng, chất nguyên sinh, nhân;
b. Vách tế bào, không bào, ty thể;
c. Nhân, không bào, diệp lục;
d. Màng, bộ máy gongi, ty thể.
2.3 Đáp án:
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
3/ Các hoạt động dạy và học
Giới thiệu bài: Thân non của tất cả các loại cây là phần ở ngọn thân và ngọn cành. Thân non thường có màu xanh lục. Cấu tạo trong của thân non như thế nào? Cấu tạo trong của thân non có những điểm gì giống và khác cấu tạo của rễ?
Phát triển bài
Hoạt động 1: TÌM HIỂU CẤU TẠO TRONG CỦA THÂN NON
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
a/ Xác định các bộ phận của thân 
 - Yêu cầu HS quan sát h15.1, làm việc cá nhân tìm ra các bộ phận của thân non 
 - Hs lên trình bày cấu tạo của thân trên mô hình 
b/ Tìm hiểu cấu tạo phù hợp với chức năng của các bộ phận thân non 
- Gv treo tranh, bảng phụ. Yêu cầu HS thảo luận nhóm 
- Gọi đại diện các nhóm lên báo cáo bài làm của mình vào bảng phụ 
- Hs quan sát hình 15.1 xác định các bộ phận của thân 
- 1- 2 HS trình bày, HS khác nhận xét bổ sung
- Hs các nhóm quan sát bảng . Thảo luận nhóm hoàn 
- Đại diện 1->2 nhóm lên viết vào bảng phụ 
-Nhóm khác nghe và bổ sung 
 Tiểu kết : 
Các bộ phận của thân
Chức năng của từng bộ phận
 Biểu bì 
Vỏ 
 Thịt vỏ 
Bảo vệ bộ phận bên trong 
Dự trữ chất dinh dưỡng 
Tham gia quang hợp 
 Bó mạch 
Trụ giữa 
 Ruột
Vận chuyển chất hữu cơ
Vận chuyển nước và muối khoáng 
Chứa chất dự trữ 
Hoạt động 2: SO SÁNH CẤU TẠO TRONG CỦA THÂN NON VÀ MIỀN HÚT CỦA RỄ
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
-Gv treo tranh hình 15.1và 10.1
-Hs chỉ các bộ phận của thân và của rễ
+ So sánh cấu tạo trong của rễ và của thân non ?
-Gv gọi Hs báo cáo sự so sánh của nhóm mình, các nhóm khác bổ sung 
- Hs quan sát tranh 
-Hs chỉ trên tranh các bộ phận của rễ 
+ Giống nhau: Có cấu tạo từ tế bào, gồm các bộ phận vỏ (biểu bì, thịt vỏ), trụ giữa (bó mạch, ruột)
+ Khác nhau: miền hút của rễ: có lông hút ở biểu bì
- Hs báo cáo câu trả lời của nhóm và các nhóm khác nhận xét bổ sung 
Tiểu kết: + Giống nhau: Có cấu tạo từ tế bào, gồm các bộ phận vỏ (biểu bì, thịt vỏ), trụ giữa (bó mạch, ruột)
 + Khác nhau: miền hút của rễ: có lông hút ở biểu bì.
V/ CỦNG CỐ – DẶN DÒ: 
1/ Củng cố: - YC HS đọc ghi nhớ SGK. Vẽ sơ đồ cấu tạo của thân non.
 - Nêu sự khác nhau về cấu tạo trong của rễ và thân non ?
2/ Dặn dò 
 - Về học bài và xem bài mới 
 - Đọc phần ghi nhớ và chuẩn bị mỗi nhóm 1 thớt gỗ.
V/ RÚT KINH NGHIỆM:
	`	

File đính kèm:

  • docSH 6 tiet 16 17 2014 2015.doc