Giáo án Sinh học 6 - Năm học 2011-2012

I/ MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Lựa chọn được cách thiết kế 1 thí nghiệm chứng minh cho kết luận : Phần lớn nước do rễ hút vào cây đã được lá cây thải ra ngoài bằng sự thoát hơi nước hoặc cấu tạo lỗ khí phù hợp chức năng thoát hơi nước.

- Nêu được ý nghĩa quan trọng của sự thoát hơi nước qua lá.

- Nắm được những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá.

- Giải thích được ý nghĩa của một số biện pháp kĩ thuật trong trồng trọt.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng so sánh, nhận biết kết quả thí nghiệm tìm ra kiến thức.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.

II/ CHUẨN BỊ

1.Chuẩn bị của giáo viên:

- Tranh vẽ phóng to hình 24.1 – 24.3 SGK.

2.Chuẩn bị của học sinh:

- Xem lại bài Cấu tạo trong của phiến lá.

- Đọc trước bài ở nhà.

II/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh

2. Kiểm tra bài cũ:

 - Muốn chứng minh được cây có hô hấp, ta phải làm những thí nghiệm nào?

 - Hô hấp là gì? Vì sao hô hấp có ý nghĩa quan trọng đối với cây?

 3. Bài mới : PHẦN LỚN NƯỚC VÀO CÂY ĐI ĐÂU?

 Giới thiệu bài: Chúng ta biết cây cần dùng nước để quang hợp và sử dụng cho một số hoạt động khác nên hàng ngày rễ phải hút rất nhiều nước. Nhưng theo nghiên cứu của các nhà khoa học cây chỉ giữ lại một phần nhỏ. Còn phần lớn nước đã đi đâu?

 

doc196 trang | Chia sẻ: hoanphung96 | Lượt xem: 802 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Sinh học 6 - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(Nếu còn thời gian ) cho hoạt động, GV gọi 2 học sinh lên bảng, nhặt riêng hoa đơn tính, hoa lưỡng tính.
- HS để mẫu lên bàn.
- Mỗi nhóm HS quan sát hoa của nhóm mình -> hoàn thành cột 2, 3, 4 vào vở
- Cả lớp thảo luận kết quả:
+ Nhóm 1 gồm những hoa đủ 2 bộ phận sinh sản chủ yếu
+ Nhóm 2 gồm những hoa thiếu 1 trong 2 bộ phận.
 - HS hoàn thành bài tập điền từ dưới bảng SGK tr.97
- HS hoàn thành nốt bảng
- HS sửa lỗi -> hoàn thành bảng vào tập.
- HS trả lời:
1. Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu có thể chia hoa thành 2 nhóm: hoa lưỡng tính và hoa đơn tính.
2. Hoa lưỡng tính: có đủ nhị và nhụy
 Hoa đơn tính: chỉ có nhị là hoa đực hoặc chỉ có nhụy là hoa cái
- HS ghi bài.
 Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu có thể chia hoa thành 2 nhóm:
- Hoa lưỡng tính: có đủ nhị và nhụy
- Hoa đơn tính: chỉ có nhị là hoa đực hoặc chỉ có nhụy là hoa cái
Hoạt động 2. Phân chia các nhóm hoa dựa vào cách xếp hoa trên cây
Mục tiêu : Phân biệt được hai cách xếp hoa trên cây, biết được ý nghĩa sinh học của cách xếp hoa thành cụm.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV gọi HS đọc thông tin mục q SGK tr. 97.
- GV cho HS liên hệ thực tế nêu được một số ví dụ khác về hoa mọc đơn độc, hoa mọc thành cụm.
- GV có thể bổ sung thêm:
+ Hoa mọc đơn độc: sen, súng, ổi, ớt, bí, bầu, khổ hoa, lạc tiên, sứ,
+ Hoa mọc thành cụm: phượng, ngâu, huệ, mẫu đơn, so đũa, chôm chôm, nhãn, xoài, điệp,
- GV cho HS ghi bài.
- HS đọc to thông tin mục q SGK tr. 97.
- HS liên hệ thực tế nêu được một số ví dụ khác về hoa mọc đơn độc, hoa mọc thành cụm.
- HS lắng nghe, tự ghi nhận
- HS ghi bài
 Căn cứ vào cách xếp hoa trên cây có thể chia hoa thành 2 nhóm:
- Hoa mọc đơn độc: sen, súng, ổi, ớt, bí, bầu, khổ hoa,
- Hoa mọc thành cụm: phượng, ngâu, huệ, mẫu đơn, so đũa, chôm chôm, nhãn, xoài, điệp,
Củng cố
Sử dụng câu hỏi 1, 2, 3 SGK
	Trả lời câu 3 SGK tr. 98: Những hoa nhỏ thành mọc thành cụm, có tác dụng thu hút sâu bọ. Sâu bọ có thể phát hiện ra chúng từ xa và bay đến hút mật hoặc lấy phấn hoa rồi lại sang hoa khác nên có thể giúp cho nhiều hoa được thụ phấn, quả sẽ đậu được nhiều
5. Dặn dò.
- Học bài và trả lời câu hỏi cuối sách.
- Sưu tầm hoa, tranh hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
IV. Rút kinh nghiệm.
Tuần 17	Ngày soạn: 03/11/2011
Tiết 34	Ngày dạy: 
ÔN TẬP HỌC KỲ I
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Củng cố những kiến thức đã học: Về đặc điểm cấu tạo của lá, hiện tượng quang hợp và hô hấp của cây xanh, các hình thức sinh sản sinh dưỡng trong tự nhiên và do con người, về cấu tạo và chức năng của hoa ...
- Theo dõi sự tiếp thu kiến thức của học sinh.
- Sửa chữa những thiếu sót.
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng tư duy, làm việc độc lập.
3. Thái độ:
- Ý thức nghiêm túc học tập và kiểm tra. 
II/ CHUẨN BỊ
	1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Kiến thức trọng tâm cần ôn tập cho học sinh.
2.Chuẩn bị của học sinh:
- Chuẩn bị hệ thống kiến thức trước ở nhà.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới : 	
Giới thiệu bài: Để củng cố toàn bộ những kiến thức mà các em đã được tìm hiểu trong các chương mà chúng ta đã học và cũng là chuẩn bị tốt cho bài kiểm tra học kỳ xắp tới ta tiến hành ôn tập:
Hoạt động 1. Nhắc lại kiến thức đã học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Gv: Đặt hệ thống câu hỏi và tiến hành ôn tập qua hệ thống câu hỏi:
1. Hãy nêu các bộ phận của lá? Có mấy loại lá? Có mấy kiểu xếp lá trên thân và cành. Cho ví dụ.
2. Lá có đặc điểm bên ngoài và cách xắp xếp trên cây ntn giúp nó nhận được nhiều ánh sáng?
3. Cấu tạo trong của phiến lá gồm những thành phần nào?
4. Lỗ khí có chức năng gì? Đặc điểm nào phù hợp với chức năng đó. 
5. Lá cây cần sử dụng nguyên liệu nào để chế tạo tinh bột? Lấy nguyên liệu từ đâu?
- Viết sơ đồ hiện tượng quang hợp.
6. Hiện tượng quang hợp đã cung cấp chất khí nào để duy trì sự sống? Cần làm gì để môi trường trong lành?
7. Diệp lục của cây xanh có tác dụng gì? 
8. Hãy nêu những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp và sự thoát hơi nước?
9. Không có as thì không có sự sống trên trái đất, đúng không?vì sao?
10. Giải thích vì sao trong những ngày nắng nóng, ta ngồi dưới gốc cây thấy mát mẻ, dể chịu?
11. Hô hấp là gì?vì sao HH có ý nghĩa quan trọng đối với cây?
- Sơ đồ HH:
12.Cây hô hấp như thề nào?
13. Bộ phận thực hiện sự thoát hơi nước ở cây? Vì sao thoát hơi nước có ý nghĩa đv cây?
hưu cơ trong cây.
14. Có những loại lá biến dạng nào? Kể tên 1 vài lá biến dạng?
- Lông hút có cấu tạo là gì?
15. Phân biệt giâm cành và chiết cành khác nhau ở điểm nào? Cho ví dụ những loại cây người ta thường giâm cành, chiết cành.
16. Muốn củ khoai lang không mọc mầm thì phải cất giữ như thế nào? Người ta thường trồng khoai lang bằng cách nào? Tại sao không trồng bằng củ?
17. Hãy kể tên 2 cây cỏ dại sinh sản bằng thân rễ? Muốn diệt cỏ dại người ta phải làm thế nào? Vì sao phải làm như vậy?
18. Kể tên các hình thức SS sinh dưỡng do người? 
1. Gồm: Cuống lá, phiến lá, gân lá.
- Có 2 loại lá: Lá đơn, lá kép. VD: Lá đơn: Mồng tơi, mít, nhản, ngô, cam ...
 Lá kép: Hoa hồng, phượng, me, khế ...
- Có 3 kiểu xếp lá: Mọc cách, đối, vòng. VD:
(HS: Tìm ví dụ)
2. – ĐĐ bên ngoài Lá gồm có: Cuống lá, phiến lá, trên phiến lá có nhiều gân lá. 
- Phiến lá có màu lục, là phần rộng nhất của lá giúp hứng nhiều a/s.
- Lá xếp so le với nhau để nhận được nhiều a/s.
3. Gồm: Biểu bì, thịt lá, gân lá.
4. Chức năng: Thoát hơi nước và trao đổi khí với MT.
- ĐĐ: do có thể tự đóng mở lỗ khí.
5. – Nguyên liệu: Nước và khí cacbonic. Lấy từ môi trường
- Sơ đồ: SGK tr 72.
6. Khí Oxi. Cần trồng và bảo vệ cây xanh.
7. Là nơi xãy ra quá trình quang hợp của cây xanh.
8. - Ảnh hưởng QH: A/s, nước, nhiệt độ, hàm lượng cacbonic.
- Ảnh hưởng thoát hơi nước: A/s, nhiệt độ, độ ẩm không khí và gió.
9. Điều đó đúng.
- Vì: Tất cả các SV trên trái đất, kể cả con người đều sống nhờ vào khí oxi và chất hữu cơ do cây xanh tạo ra. Mà cây xanh cần a/s để quang hợp.
10. – Do có a/s nên lá cây quang hợp nhả ra khí oxi nên dễ thở.
- Trời nắng nóng lá cây thoát hơi nước mạnh nên cảm thấy mát mẻ.
11. HH là quá trình cây lấy khí oxi để phân giải chất hữu cơ tạo ra năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của cây và thải ra khí cacbonic và hơi nước
- Sơ đồ: SGK.
12. Tất cả các bộ phận của cây đều hô hấp và HH suốt ngày đêm.
13. – Các lỗ khí của lá.
- Vì tạo ra sức hút làm cho nước + MK hòa tan vận chuyển từ rễ lên lá. + Làm lá đc dịu mát.
14. 6 loại lá biến dạng SGK.
-VD là bắt mồi: Cây bèo đất, nắp ấm...
- VD lá biến thành vảy: Riềng, dong ta, gừng ...
15. – Giâm cành: (nêu ĐN) VD: mía, khoai mì, khoai lang ....
- Chiết cành: (nêu ĐN) VD: cam, xoài, mít ....
16. – Bảo quản nơi khô ráo.
- Trồng khoai lang bằng dây sau khi thu hoạch, chọn những dây bánh tẻ cắt thành từng đoạn ngắn có cả chồi rồi giâm xuống đất. – Để tiết kiệm và có thời gian thu hoạch ngắn (rút ngắn thời gian thu hoạch).
17. – Cỏ tranh, cỏ gấu.
- Phải nhặt bỏ toàn bộ phần thân rễ ngầm dưới đất.
- Vì khả năng sinh sản bằng thân rễ của cỏ dại, chỉ cần sót lại một mấu thân rễ củng có thể mọc chồi và phát triển thành cây mới rất nhanh.
18. Giâm cành, chiết cành, ghép cây (ghép mắt, ghép chồi), nhân giống vo tính.
I/ Chương IV: LÁ.
- Cấu tạo TBTV.
- Sự phân chia TB
II/ Chương II: Rễ.
- Các loại rễ
- Các miền của rễ.
- Sự hút nước và MK của rễ.
- Biến dạng của rễ.
II/Chương III: Thân
- Cấu tạo ngoài của thân.
- Thân dài ra, to ra do đâu.
- Cấu tạo trong thân non.
- Vận chuyển các chất trong thân.
- Biến dạng của thân.
4. Củng cố. 
- Nhận xét kết quả ôn tập của HS. Tốt và chưa tốt
5. Dặn dò:
- Học bài chuẩn bị kiểm tra 45 phút. 
- Soạn bài 19
IV. Rút kinh nghiệm:
Duyệt của tổ chuyên môn
Tuần 18	Ngày soạn: 03/11/2011
Tiết 35	Ngày dạy: 
KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU.
Đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của các em trong học kì I.
Rèn luyện kĩ năng làm bài, vận dụng bài học vào thực tế.
Có thái độ nghiệm túc, trung thực trong kiểm tra.
II. CHUẨN BỊ.
GV. Đề kiểm tra HKI
HS. Ôn lại các kiến thức đã học.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
Ổn định lớp.
Kiểm tra.
Đề.
	4. Dặn dò.
Mẫu vật: hoa tự thụ phấn, hoa thụ phấn nhờ sâu bọ (hoa mướp, hoa ngô,)
Đọc trước bài 30.
IV. RÚT KINH NGHIỆM. 
LỚP
SS
G
K
TB
Y
K
6A1
6A2
6A3
6A4
6A5
Tuần 18	Ngày soạn: 03/11/2011
Tiết 36	Ngày dạy: 
Bài 30: THỤ PHẤN 
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Phát biểu được khái niệm thụ phấn
- Kể được những đặc điểm chính của hoa tự thụ phấn, phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn.
-	Nhận biết những đặc điểm chính của hoa thích hợp với lối thụ phấn nhờ sâu bọ.
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát mẫu vật, tranh vẽ.
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
-	Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên
II/ CHUẨN BỊ
	1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh ảnh liên quan tới bài học.
-	Mẫu vật: hoa tự thụ phấn, hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
2.Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc bài trước ở nhà.
-	Mẫu vật: hoa tự thụ phấn, hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
-	Tranh ảnh về hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Dựa vào bộ phận sinh sản chủ yếu có thể chia hoa thành mấy nhóm? Thế nào là hoa lưỡng tính? Thế nào là hoa đơn tính?
 - Căn cứ vào cách xếp hoa trên cây có thể chia hoa thành mấy nhóm? Cho ví dụ. 
 3. Bài mới : THỤ PHẤN 
Giới thiệu bài: Để duy trì nòi giống thì ở thực vật có những hiện tượng gì phù hợp với chức năng sinh sản chủ yếu của hoa, bài học hôm nay ta sẽ tìm hiểu.
Hoạt động 1. Hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hiện tượng thụ phấn
- GV giảng giải về hiện tượng thụ phấn: Sự thụ phấn là bắt đầu của quá trình sinh sản hữu tính ở cây có hoa. Có sự tiếp xúc giữa hạt phấn và đầu nhụy thì hoa mới thực hiện được chức năng sinh sản, sự tiếp xúc đó gọi là hiện tượng thụ phấn.
- GV yêu cầu HS đọc to thông tin mục q SGK tr.99
 Vậy hạt phấn có thể tiếp xúc với nhụy hoa bằng những cách nào? 
b. Hoa tự thụ phấn:
- Hướng dẫn HS quan sát hình 30.1 SGK tr.99 để trả lời câu hỏi:
1. Thế nào là hoa tự thụ phấn?
2. Hoa tự thụ phấn có những đặc điểm nào?
- GV chốt ý -> cho HS ghi bài
c. Hoa giao phấn:
- GV cho HS đọc to thông tin -> thảo luận nhóm, trả lời CH
1. Thế nào là hoa giao phấn?
2. Hoa giao phấn có những đặc điểm nào?
3. Hiện tượng giao phấn của hoa thực hiện nhờ những yếu tố nào?
- GV nhận xét -> cho HS ghi bài.
- HS lắng nghe
- HS đọc to thông tin mục q SGK tr.99
- HS quan sát hình 30.1 SGK tr.99 -> trả lời câu hỏi đạt:
1. Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó gọi là hoa tự thụ phấn
2. Đặc điểm hoa tự thụ phấn:
- Hoa lưỡng tính
- Nhị và nhụy chín cùng một lúc
- HS đọc to thông tin -> thảo luận nhóm, trả lời CH đạt:
1. Hoa giao phấn là hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác.
2. Là hoa đơn tính hoặc lưỡng tính có nhị và nhụy không chín cùng một lúc.
3. Hoa giao phấn thực hiện được nhờ nhiều yếu tố: sâu bọ, gió, người,
- HS ghi bài.
1. Hiện tượng thụ phấn
 Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
a. Hoa tự thụ phấn:
 Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó gọi là hoa tự thụ phấn
 Đặc điểm hoa tự thụ phấn:
- Hoa lưỡng tính
- Nhị và nhụy chín cùng một lúc.
b. Hoa giao phấn:
 Đặc điểm hoa giao phấn:
- Là hoa đơn tính hoặc lưỡng tính có nhị và nhụy không chín cùng một lúc.
- Hoa giao phấn thực hiện được nhờ nhiều yếu tố: sâu bọ, gió, người, 
Hoạt động 2. Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Hướng dẫn HS quan sát mẫu vật và tranh vẽ để trả lời 4 câu hỏi mục 6SGK tr.100
1. Hoa có đặc điểm gì dễ hấp dẫn sâu bọ?
2. Tràng hoa có đặc điểm gì làm cho sâu bọ muốn lấy mật hoặc lấy phấn thường phải chui vào trong hoa?
3. Nhị hoa có đặc điểm gì làm cho sâu bọ khi đến lấy mật hoặc phấn hoa thường mang theo hạt phấn sang hoa khác? 
4. Nhụy hoa có đặc điểm gì làm cho sâu bọ khi đến lấy mật hoặc phấn hoa thì hạt phấn của hoa khác thường bị dính vào đầu nhụy?
- Cho HS xem thêm một số tranh ảnh hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
- GV yêu cầu HS nhắc lại các đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
- GV nhận xét -> cho HS ghi bài
- HS quan sát mẫu vật và tranh vẽ -> trả lời 4 câu hỏi mục 6SGK tr.100 đạt:
1. Hoa thường có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm
2. Đĩa mật nằm ở đáy hoa 
3. Hạt phấn to, dính, có gai
4. Đầu nhụy thường có chất dính
- HS xem thêm một số tranh ảnh hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
- HS nhắc lại các đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
- HS ghi bài
- Hoa thường có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm
- Đĩa mật nằm ở đáy hoa 
- Hạt phấn to, dính, có gai.
- Đầu nhụy thường có chất dính
4. Củng cố. 
 	Sử dụng câu hỏi 1, 2, 3 SGK
	Trả lời câu 4 SGK tr.100: Các hoa nở về đêm như hoa nhài, hoa quỳnh, hoa dạ hương thường có màu trắng có tác dụng làm cho hoa nổi bật trong đêm tối khiến sâu bọ dễ nhận ra.
	Những hoa này thường có mùi thơm rất đặc biệt cũng có tác dụng kích thích sâu bọ tìm đến dù chúng chưa nhận ra hoa.
5. Dặn dò:
-	Học bài và trả lời câu hỏi cuối sách.
-	Chuẩn bị cây ngô có hoa, hoa bí ngô, bông, que.
IV. Rút kinh nghiệm:
Duyệt của tổ chuyên môn
Tuần 20	Ngày soạn: 22/12/2011
Tiết 37	Ngày dạy: 
Bài 30: THỤ PHẤN ( Tiếp theo)
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Giải thích được tác dụng của những đặc điểm ở hoa thụ phấn nhờ gió. So sánh với thụ phấn nhờ sâu bọ.
- Hiểu được hiện tượng giao phấn.
- Biết được vai trò của con người trong quá trình thụ phấn của hoa góp phần nâng cao năng suất.
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát tranh ảnh, áp dụng kiến thức vào thực tế sản xuất.
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn, ý thức bảo vệ thiên nhiên
II/ CHUẨN BỊ
	1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh ảnh liên quan tới bài học.
- Mẫu vật: hoa tự thụ phấn, hoa thụ phấn nhờ gió.
2.Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc bài trước ở nhà.
- Mẫu vật: hoa tự thụ phấn, hoa thụ phấn nhờ gió: Hoa ngô.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Thế nào là hiện tượng thụ phấn? Tự thụ phấn? Hiện tượng tự thụ phấn thường gặp ở loại hoa nào?
 - Thế nào là hoa giao phấn? Hiện tượng giao phấn thường gặp ở loại hoa nào? 
 3. Bài mới : THỤ PHẤN 
Giới thiệu bài: 
 Phát triển bài: Ngoài thụ phấn nhờ sâu bọ còn có thụ phấn nhờ gió và do con người. Hôm nay ta sẽ tìm hiểu thêm về 2 hình thức thụ phấn này.
Hoạt động 1. Đặc điểm cua hoa thụ phấn nhờ gió
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV: Hướng dẫn HS QS mẫu vật và hình 30.3, 30.4 Và đọc TT SGK trang 101 thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Nhận xét vị trí của hoa ngô đực và hoa ngô cái?Vị trí đó có t/d gì trong TP nhờ gió?
+ Những đặc điểm đó có lợi gì cho việc thụ phấn nhờ gió?
- GV: Y/c các nhóm trả lời, nhận xét, bổ xung.
- GV: Y/c các nhóm tiếp tục thảo luận so sánh thụ phấn nhờ gió và TP nhờ sâu bọ?
- GV: Gọi đại diện nhóm TL, nhóm khác nhận xét.
- GV: Vậy hoa thụ phấn nhờ gió có những ĐĐ nào?
- GV: Nhận xét – hoàn chỉnh kiến thức.
- HS QS mẫu vật và hình 30.3, 30.4. Nghiên cứu TT SGK - Thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Hoa đực ở trên: T/d dễ tung hạt phấn. Hoa cái ở dưới dễ hứng hạt phấn.
+ Giúp gió thổi hạt phấn di xa. Đầu nhụy dài có nhiều lông giúp giữ hạt phấn.
- Đại diện trả lời, nhóm khác bổ xung.
- Nhóm thảo luận: Trả lời.
+ Hoa TP nhờ sâu bọ có bao hoa phát triển, cánh hoa có màu sắc sặc sở, hương thơm Nhị hoa ngắn, hạt phấn to, có gai Nhụy ngắn, đầu nhụy có chất dính.
+ Hoa thụ phấn nhờ gió: Bao hoa tiêu giảm nhị hoa có chỉ nhị dài, hạt phấn nhỏ, nhẹ Vòi nhụy dài, đầu nhụy có lông.
 - HS: Nhóm TL, nhóm khác bổ xung.
- HS: TL câu hỏi.
- Hoa thường tập trung ở ngọn cây.
- Bao hoa thường tiêu giảm.
- Chỉ nhị dài, bao phấn treo lũng lẳng. Hạt phấn rất nhiều, nhỏ và nhẹ.
- Đầu nhụy dài, có nhiều lông.
Hoạt động 2. Ứng dụng kiến thức về thụ phấn.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Y/c HS đọc TT SGK Tr 101 mục 4. Trả lời câu hỏi:
+ Con người đã làm gì để tạo điều kiện cho hoa thụ phấn?
+ Con người chủ động thụ phấn cho hoa nhằm mục đích gì?
- GV: chỉ định 1, 2 HS trả lời câu hỏi và y/c HS khác nhận xét.
- GV: kết luận.
HS: Đọc TT.
+ Con người đã chủ động thụ phấn cho hoa.
+ Tạo ra các giống lai mới có phẩm chất tốt, năng suất cao.
- HS: trả lời câu hỏi – nhận xét câu trả lời.
- HS: nghe ghi bài.
- Con người có thể chủ động giúp hoa giao phấn để làm tăng sản lượng quả và hạt, tạo được những giống lai mới có phẩm chất tốt và năng suất cao.
4. Củng cố. 
 	- Hoa thụ phấn nhờ gió có đặc điểm gì?
	- Con người chủ động thụ phấn cho hoa nhằm mục đích gì?
5. Dặn dò:
	- Học bài, trả lời các câu hỏi cuối SGK.
	- Đọc em có biết.
	- Xem bài tiếp theo, vẽ hình 31.1 vào vở học.
IV. Rút kinh nghiệm:
Tuần 20	Ngày soạn: 22/12/2011
Tiết 38	Ngày dạy: 
Bài 31. THỤ TINH, KẾT HẠT VÀ TẠO QUẢ 
I/ MỤC TIÊU
- HS hiểu được thụ tinh là gì? Phân biệt được thụ phấn và thụ tinh, thấy được mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh.
- Nhận biết được dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính. 
- Xác định được sự biến đổi các bộ phận của hoa và thành quả và hạt sau khi thụ tinh.
- Kĩ năng: Tham gia hoạt động theo nhóm, hoạt động độc lập Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức để ứng dụng kiến thức trong thực tiễn.
- Giáo dục học sinh ý thức chăm sóc, trồng, bảo vệ cây xanh.
II/ CHUẨN BỊ.
	- GV: Tranh phóng to hình 31.1.
	- HS: Xem trước bài ở nhà, vẽ hình 31.1 vào vở học.
II/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Hoa thụ phấn nhờ gió có đặc điểm gì?
 - Trong những trường hợp nào thì thụ phấn nhờ người là cần thiết? 
 	Trả lời: + Khi sự thụ phấn nhờ sâu bọ và nhờ gió gặp khó khăn
+ Khi muốn tăng khả năng cho quả và hạt, người ta chủ động thụ phấn cho hoa hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho hoa giao phấn
+ Khi muốn tạo ra những giống lai mới theo ý muốn, con người đã chủ động thực hiện giao phấn giữa những giống cây khác nhau để kết hợp được nhiều đặc tính tốt vào giống mới
 	 3. Bài mới : THỤ TINH, KẾT HẠT VÀ TẠO QUẢ 
Tiếp theo thụ phấn là hiện tượng thụ tinh để dẫn đến kết hạt và tạo quả.
Hoạt động 1. Hiện tượng nảy mầm của hạt phấn.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV hướng dẫn HS quan sát hình 31.1.
- Gọi HS đọc to thông tin mục q SGK tr.103
- GV yêu cầu HS mô tả lại hiện tượng nảy mầm của hạt phấn?
- GV chốt lại kiến thức.
- HS quan sát hình 31.1 theo sự hướng dẫn của GV
- HS đọc to thông tin mục q SGK tr.103.
- HS mô tả lại hiện tượng nảy mầm của hạt phấn kết hợp chỉ tranh.
- HS ghi bài
1. Hiện tượng nảy mầm của hạt phấn.
 Sau khi thụ phấn, trên đầu nhụy có rất nhiều hạt phấn. mỗi hạt phấn hút chất nhày ở đầu nhụy trương lên và nảy mầm thành một ống phấn. TBSD đực được chuyển đến đầu ống phấn.
Hoạt động 2. Thụ tinh
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS tiếp tục quan sát hình 31.1, đọc thông tin mục 
q SGK tr.103
- GV hướng dẫn HS khai thác thông tin bằng cách đặt câu hỏi:
1. Sự thụ tinh xảy ra tại bộ phận nào của hoa?
2. Sự thụ tinh là gì?
3. Tại sao nói sự thụ tinh là dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính?
- GV nhận xét -> chốt lại ý chính và nhấn mạnh: sự sinh sản có sự tham gia của tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái trong thụ tinh gọi là sinh sản hữu tính.
- GV mở rộng: Thụ phấn có quan hệ gì với thụ tinh?
- HS quan sát hình 31.1, đọc thông tin mục q SGK tr.103
- HS thảo luận, trả lời đạt:
1. Sự thụ tinh xảy ra ở noãn.
2. Sự thụ tinh là sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử.
3. Vì sự thụ tinh có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái
- HS lắng nghe và ghi bài.
- HS trả lời đạt: Muốn có hiện tượng thụ tinh phải có hiện tượng thụ phấn nhưng hạt phấn phải được nảy mầm. Vậy thụ phấn là điều kiện cần cho thụ tinh xảy ra.
2. Thụ tinh.
 Thụ tinh là quá trình kết hợp giữa TBSD đực và TBSD cái tạo thành hợp tử.
 Sinh sản có hiện tượng thụ tinh là sinh sản hữu tính.
Hoạt động 3. Kết hạt và tạo quả
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV yêu cầu HS đọc thông tin mục q SGK tr.103 -> trả lời câu hỏi:
1. Hạt d

File đính kèm:

  • docGIAO_AN_SINH_6.doc